|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- KINH TẠNG
-
KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ
PHẦN MƯỜI MỘT
Chỗ này làm cho chúng
ta sáng thêm về ý nghĩa đạo tràng. Thường thường nói đạo tràng
là cái gì? Chữ tràng là trường, là chỗ, là nơi mà mình tụ hội
lại để nghe kinh, để học đạo, để tụng, để ngồi thiền... chỗ đó
thường gọi là đạo tràng phải không? đạo tràng là nơi tụ hội để
học đạo, để tu thì gọi đó là đạo tràng. Thường nếu mình nghe nói
người đó từ đạo tràng ra, thí dụ có người ở trong thành phố ra,
họ tới trước cửa Thường Chiếu. Ra tới đó thấy có người ở trong
cổng Thường Chiếu đi ra. Hỏi huynh ở đâu lại. Nói làm sao? Nói
tôi ở trong đạo tràng Thường Chiếu mới ra, phải không? Nói đạo
tràng tức là chỗ tu. Từ chỗ tu mà ra. Còn cái này một ông từ
trong thành đi ra, ông nọ ngoài thành đi vào, không có chùa
chiền, không có tịnh xã, không có gì hết, mà đi vào chợ. Hỏi ông
từ đâu vào, nói từ đạo tràng vào. Như vậy cái đạo tràng của ông
Duy Ma Cật khác với cái đạo tràng mà quan niệm các người tu bây
giờ hay người tu thuở đó. Như vậy cái đạo tràng của chúng ta
thấy là đạo tràng hình tướng. Chỗ hội hợp tu hành thì gọi đó là
đạo tràng. Còn đạo tràng của ông Duy Ma Cật thấy là đạo tràng
gì? Đạo tràng ở ngay trong tâm hạnh của mình, phải không? Trong
tâm mình mà làm những điều tốt, làm những điều hay, ứng dụng
những pháp để được tỉnh giác thì đó là đạo tràng. Dù đi đâu, dù
ở chỗ nào mà mình đều sống được với những cái đó thì chỗ nào
cũng là đạo tràng hết. Còn nếu mình ngồi thiền ở trên chùa, đó
là đạo tràng không? Là đạo tràng rồi. Nhưng lúc đó tâm mình nghĩ
xấu, nghĩ bậy thì lúc đó phải đạo tràng không? Vậy thì đạo tràng
của chúng ta chỉ là đạo tràng hình thức. Chớ còn chưa đi sâu
trong vào tâm tánh.
Còn ông Duy Ma Cật
nói đạo tràng là đi thẳng vào tâm tánh. Cho nên ông mới dẫn
những điều ông nói trực tâm là đạo tràng, rồi phát hạnh là đạo
tràng. Hai câu đó quí vị thấy, trực tâm là đi thẳng vào tâm ngay
thẳng, đó là đạo tràng. Phát hạnh đó là việc làm. Khởi làm những
điều thiện, đó là đạo tràng. Rồi thâm tâm là đạo tràng. Bồ Đề
tâm là đạo tràng. Rồi Bố Thí là đạo tràng. Trì giới là đạo
tràng. Chó tới lục độ đều là đạo tràng hết. Như vậy cho tới hàng
ma nè, cho tới giảng pháp, giảng kinh... lúc nào cũng là đạo
tràng.
Nói tóm lại cho dễ
hiểu, đạo tràng của ông Duy Ma Cật là đạo tràng của tự tâm, đạo
tràng của hành động chân thật, từ tâm chân thật phát hiện. Như
vậy những cái đó điều là đạo tràng. Đạo tràng đó rất là bao la,
rất là rộng rãi, phải không? Bởi vì ở đâu mà chúng ta tâm được
thanh tịnh, tâm hợp với đạo lý, ở đó có đạo tràng. Ở đây mà
chúng làm lợi ích cho chúng sanh, làm lợi ích cho mọi người mà
không có ngã, không có người thì chỗ đó cũng là đạo tràng.
Như vậy hiểu được
nghĩa đạo tràng này chúng ta mới thấy, người tu có khỉ ở chỗ
vắng vẻ, ở trong chùa, ở những ngôi tịnh xá để tâm an lành tu.
Nhưng cũng có khi mình phải đi giáo hóa nơi này nơi nọ, ở chỗ
chợ búa, xóm làng. Nhưng nếu ở trong chùa, ở tại tịnh xá mà mình
được thanh tịnh, tâm ý trong sạch, việc làm trong sạch thì đó là
đạo tràng. Đi ra chợ búa, vào xóm làng mà tâm thanh tịnh, việc
làm thanh tịnh thì ở đó cũng đạo tràng. Đừng vì chấp phải ở
chùa, phải ở tịnh xá mới đạo tràng. Ra chợ búa, vào làng xóm
không phải đạo trang. Nếu mình chấp như vậy đó là bệnh, phải
không? Cho nên hành động của Bồ Tát là luôn luôn mỡ rộng. Chỉ
nhắm vào tâm. Bởi nhắm vào tâm cho nên có khi hành động ở chỗ
không hợp đạo lý mà vẫn thấy đạo lý. vì các Ngài không kẹt,
không mắc. Hiểu vậy mới thấy ý nghĩa của đoạn này.
Phật bảo Bồ Tát Kỳ
Thế:
(Ông đi đến thăm bệnh
ông Duy Ma Cật.
Bồ Tát Kỳ Thế bạch
Phật rằng:
(Bạch Thế Tôn! Con
không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ lại thuở xưa
con ở trong tịnh thất. Khi đó Ma Ba Tuần đem 1 muôn 2000 Thiên
nữ, dáng giống như là Đế Thích, đánh nhạc, ca hát, đi đến chỗ
của còn cùng những quyến thuộc của nó, đầu lễ dưới chân con,
chấp tay cung kính đứng qua một bên. Con nghĩ nó là Đế Thích nên
nói rằng: Lành thay! Kiều Thi Ca. Tuy có cái phước được như vậy.
không có nên tự buông lung. Phải quán ngũ dục là vô thường đề
gốc lành nơi thân, mạng, tài mà tu pháp kiên cố.
Liền khi ấy chúng nói
với con rằng:
(Này Chánh Sĩ! nên
nhận 1 muôn 2000 Thiên nữ này có thể đủ để quét dọn cái thất của
Ngài.
Còn nói rằng:
(Kiều Thi Ca! Không
nên đem vật phi pháp mà cúng dường cho Sa môn Thích Tử. Đây
không phải chỗ ta nên nhận.
Con vừa nói rồi thì
khi ấy có ông Duy Ma Cật đến bảo con rằng:
(Không phải là Đế
Thích. Âúy là ma nó đến nhiễu loạn ông vậy!
Như vậy đoạn này là
Ngài Kỳ Thế tuy là Bồ Tát rồi, nhưng Ngài con tu hạnh rất thanh
tịnh ở chỗ thất vắng. Tâm hồn Bồ Tát nhưng chưa nhập thế, còn
yên tu thanh tịnh. Cho nên ma đánh lừa Ngài. Nó tới giả ra Thiên
Đế Thích. Ngài tưởng thiệt là Thiên Đế Thích. Nó thưa hỏi xong
xuôi, nó còn đem 1 muôn 2000 Thiên nữ cúng dường cho Ngài. Ngài
nghĩ mình là người tu. Như vậy Bồ Tát này là Bồ Tát xuất gia
phải không? Cho nên nghiêm trì giới luật, nói không được ông đem
nhưng người này cúng cho ta là phi pháp. Ta không nhận. Lúc đó
gặp ông Duy Ma Cật, tức là ông già bụi đời. Cho nên gặp ông thì
ông nhận hết. Khi gặp ông rồi, ông liền giảng trạch cho Ngài Kỳ
Thế biết rằng đó không phải là Thiên Đế Thích, mà là Ma Ba Tuần.
Để cho Ngài biết Ngài đã lầm. Bây giờ đây là ông bắt đầu nói
chuyện với ma.
Ngài Duy Ma Cật liền
nói với ma rằng:
(Những người nữ này
có thể đem cho tôi. Như tôi thì mới đáng mà nhận (Đáng thọ
nhận).
Ma liền hoảng sợ,
nghĩ rằng ông Duy Ma Cật đâu không làm não hại ta. Muốn ẩn hình
đi (tức muốn tàng hình trốn đi) mà không thể ẩn. Dùng hết thần
lực của nó cũng không thể đi được. Liền nghe trong hư không có
tiếng rằng:
(Ba Tuần, hãy đem
những người nữ này cho đi (nghĩa là cho ông đó) thì mới có thể
đi được.
Ma vì sợ nên mới miễn
cưởng mà cho (sợ quá miễn cưỡng cho. Khi ma cho thì Ngài nói làm
sao.). Khi ấy Ngài Duy Ma Cật mới bảo những người nữ ấy rằng:
(Ma đã đem các chị
cho tôi rồi. Này các chị đều phải phát tâm vô thượng chánh đẳng
chánh giác.
Mình giải nghĩa có
đầu đuôi gốc ngọn. Lát chị, lát ngươi, nghe lộn xộn. Ăn nói
không có trật tự, phải không? Nếu là chị thì chị hết. Ngươi thì
ngươi hết. Gặp chữ “tỷ” thì gọi là chị. Gặp chữ “nhĩ” thì gọi là
ngươi. Cũng nói với mấy người đó thôi mà sao lộn xộn vậy. Cho
nên ở đây phải biết rõ.
Liền tùy căn cơ thích
hợp mà vì nói pháp, khiến cho các vị đó phát đạo ý. Lại nói
rằng:
(Các chị đã phát đạo
ý, có pháp lạc có thể tự vui. Không nên lại vui theo ngũ dục
nữa.
Các Thiên nữ liền hỏi
rằng:
(Những gì là pháp
lạc?
Ngài đáp rằng:
(Cái lạc thường tin
nơi Phật. Cái lạc vốn nghe pháp. Cái lạc cúng dường chúng Tăng.
Như vậy 3 cái vui đầu
của người học đạo. Cái vui thứ nhất là tin Phật. Cái vui thứ 2
là nghe pháp. Cái vui thứ 3 là cúng dường chúng Tăng. Đó là ba
cái vui. Ba cái vui đầu là vui về Tam bảo. Rồi tới cái vui kế,
vui lìa ngũ dục.
Vui quán ngũ ấm như
là quán tặc. Vui quán tứ đại như là rắn độc. Vui quán nội nhập
như là cái xóm rỗng1 (hay là cái nhóm rỗng).
Mấy cái vui này là
vui gì? Ba cái vui trước là vui đối với tam bảo. Vòn vui lìa ngũ
dục. Vui quán 5 ấm như quán tặc. Vui quán tứ đại như rắn độc.
Vui quán các nhập hay là nội nhập như là nhóm rỗng. Cái vui đó
là vui về cái gì? Vui nhìn vào cái thân của mình. Thân của mình
đầu tiên thì phải làm sao? Lìa ngũ dục. Lìa ngũ dục đó là vui.
Rồi vui xét thấy thân 5 ấm này như oán tặc, tức là như giặc thù.
Năm ấm làm sao như giặc thù? Bởi vì thân 5 ấm này luôn luôn là
phiền nhiễu, luôn luôn là khổ đau. Cho nên nói không có cái gì
là vui thích. Không có cái gì đáng cho mình phải mến yêu, mà
mình lại lầm sanh ra mến yêu nó. Cho nên phải quán thân năm ấm
này như là oán tặc. Rồi vui quán tứ đại như 4 con rắn độc, nó
chực hại nhau. Mình hằng quán thích quán như vâỵ, đó là vui. Rồi
vui quán nội nhập, tức là lục nhập của mình, như là một nhóm
rỗng vậy thôi, không có cái gì thật hết.
Như vậy trong mấy cái
vui, cộng lại mấy cái? Vui lìa ngũ dục là một. Vui quán 5 ấm như
oán tặc là 2. Quán tứ đại như rắn độc là 3. Vui quán lục nhập
như nhóm rỗng là 4. Bốn cái vui này là nhìn thẳng vào thân của
mình.
Vui tùy hộ đạo ý. Vui
làm lợi ích cho chúng sanh. Vui cung kính bậc sư trưởng.
Ba cái vui này về cái
gì? Tùy hộ đạo ý tức là vui tùy hỷ. Ai có tâm đạo mình bảo bọc
cho họ để tâm đạo không bị mất, không bị lui sụt. Đó cũng là cái
vui của mình. Vui làm lợi ích cho chúng sanh. Rôi vui cung kính
các bậc sư trưởng. Hay là vui cúng dường cung kính các bậc sư
trưởng. Đó là ba cái vui bên ngoài, thầy bạn. Rồi tới cái
Vui rộng làm việc Bố
thí. Cái vui để gìn giữ giới cho được vững vàng. Cái vui nhẫn
nhục được như hòa. Cái vui siêng năng làm các căn lành. Cái vui
thiền định không có loạn. Cái vui lìa cấu được trí tuệ sáng
suốt.
Mấy cái vui này thuộc
về vui gì. Cái gì? Là cái vui lục độ phải không? Thứ nhất là vui
Bố thí. Thứ hai là vui Trì giới. Thứ 3 là vui Nhẫn nhục. Thứ 4
là vui Tinh tấn. Thứ 5 là vui Thiền định. Thứ 6 là vui Trí tuệ.
Mỗi khi làm một pháp đều có lợi ích của riêng nó. Cho nên Thiền
định thì tâm không loạn. Trí tuệ thì lìa được cấu.
Vui rộng phát tâm Bồ
đề rộng rãi. Cái vui hàng phục các ma. Vui đoạn các thứ phiền
não. Vui là thanh tịnh cõi nước Phật. Cái vui thành tựu những
tướng tốt. Cho nên tu các công đức cái vui trang nghiêm đạo
tràng.
Như vậy mấy cái vui?
Vui khi phát Bồ đề tâm rộng lớn. Vui hàng phục các ma. Rồi vui
đoạn trừ phiền não. Vui là thanh tịnh cõi nước Phật. Vui thành
tựu các tướng tốt. Vui trang nghiêm đạo tràng. Mấy cái vui đó là
vui tu những công đức để được dứt hết phiền não. Dứt hết các ma
và trang nghiêm cõi Phật, trang nghiêm đạo tràng.
Vui nghe những pháp
thâm sâu mà không sợ. Vui ba môn giải thoát chẳng ưa việc phi
thời.
Hai cái vui này, vui
nghe pháp mà thích tam giải thoát môn (tam giải thoát môn là
không, vô tướng, vô nguyện).
Vui gần những người
đồng học. Vui đối với những người không phải đồng học mà tâm
không giận cũng không có ngại. Vui đem sự bảo hộ những người ác
tri thức. Vui gần gũi những thiện tri thức.
Mấy cái vui này nó
hơi khó. Vui thứ 1 gần gũi bạn đồng học thì dễ phải không? Cái
vui thứ 2 là những người không phải là bạn đồng học mà tâm không
có sân, cũng không có ngại với họ nữa. Vui đó dễ hay khó. Người
đó không phải là bạn đồng học tức người không phải cùng một tư
gống mình, cùng một tâm trọng tu hành giống mình. baay giừo họ
ngược ngạo với mình, mình sống chung với họ, mình không giận,
cũng không có chướng ngại gì hết. Vui đó dễ hay khó? Cái đó ráng
tập vui đó. Vui đó mới là vui tiến bộ dữ à! Kế đó vui đem bảo
bọc cho những người ác tri thức nữa. Thiện tri thức mình bảo bọc
phải rồi, bổn phận phải không? Aïc tri thức mình cũng bảo hộ họ
nữa. Như vậy cái vui đó dễ hay khó? Người mình biết là ác tri
thức đó, mình làm sao? Mình ghét. Tìm cách này cách nọ cách kia,
mình tống họ đi phải không? Họ đi được là vui. Bây giờ họ ở mình
mình phải vui với họ đó dễ hay khó. Như vậy mà vui được đó mới
thật là học hạnh của Bồ tát. Các khó làm của người tu theo hạnh
Bồ tát là ở chỗ đó. Những cái thông thường, hợp đạo, hợp lý mình
vui thì phải. Cái không hợp đạo lý mà mình cũng vẫn vui với họ.
Điều đó hết sức là khó.
Như vậy hai phần ở
đây thấy rõ. Phần thứ nhất là gần những bạn đồng học, đó là
người thuận chiều. Phần thứ 2 là những người không đồng học mà
mình cũng không giận, không ngại, đó là cái nghịch chiều. Rồi
tới cái sau là đối với thiện tri thức thì mình gần gũi. Thân
cận, gần gũi đó thuận chiều. Ác tri thức mà mình vẫn bảo hộ họ,
đó là nghịch chiều. Như vậy hai chiều thuận và nghịch mình vẫn
xử sự đều tốt hết. Đó mới là tâm của Bồ Tát.
Vui tâm hỷ thanh
tịnh. Vui tu vô lượng đạo pháp (hay là đạo phẩm). Ấy là pháp vui
của những vị Bồ Tát.
Như vậy các pháp vui
của Bồ Tát, ở đây quí vị thấy mình dễ được cái pháp vui đó
không? Nghĩa là vui tâm tùy hỷ được thanh tịnh. Vui tu hết vô
lượng đạo pháp. Cái đó tương đối cũng dễ. Còn mấy cái trên thật
là khó. Nhưng muốn được nguồn vui đó mình phải ráng hằng ngày,
hằng tháng, hằng năm huân tập những tính tốt. Những tính tốt:
Nhẫn nhục, nhu hòa để tránh những điều trái mà mình không bị
chướng.
Khi ấy Ba Tuần mới
bảo những Thiên nữ rằng:
(Tôi muốn cùng các vị
trở về Thiên cung.
Các vị Thiên nữ mới
nói:
(Đã đem chúng tôi cho
ông Cư sĩ này rồi, có pháp vui, chúng tôi rất là vui. Không có
trở lại vui cái vui ngũ dục nữa.
Mới giảng sơ mấy bà
đã được vui rồi, phải không? Còn quý vị nghe có vui chưa? Như
vậy thì thua, thua mấy bà Thiên nữ ở trên kia. Cho nên phải
biết, cái pháp Bồ Tát nó khó nhưng người có tâm dễ nhận dễ hiểu
đó là cũng có chủng tử tốt rồi. Nhiều khi chúng ta cứ môt bề nói
họ là ma thì cho họ là đủ thứ xấu hết. Nhưng biết đâu ma phát
tâm cũng tốt vậy. còn nhiều khi mình tu mình tốt. Cũng có khi
mình cũng có phát tâm xấu vậy, phải không? Cho nên đừng lầm cho
ma 1 bề xấu hết. Có khi nó cũng tốt.
Ma vương liền nói với
cư sĩ:
(Ông có thể xã những
người nữ này (Bây giờ ông mới lấy đạo lý nói đây). Tất cả những
cái gì mình có mà đem thí cho người, ấy mới gọi là Bồ Tát.
Nếu ông tu Bồ Tát
hạnh thì tất cả cái gì mình có nên thí cho người mới gọi là Bồ
Tát. Bây giờ thôi thí hết mấy người nữ này trả về cho tôi, Ngài
mới là Bồ Tát hạnh chớ.
Ông Duy Ma Cật liền
bảo:
(Tôi đã xả rồi. Ông
hãy đem những người đó đi, khiến cho tất cả chúng sanh được cái
pháp nguyên đầy đủ.
Tôi xả, muốn nguyện
cho tất cả chúng sanh đều được pháp nguyện đầy đủ.
Khi ấy những vị Thiên
nữ hỏi ông Duy Ma Cật rằng:
(Chúng tôi làm sao mà
ở trong cung ma được?
Ông Duy Ma Cật mới
nói:
(Vì phát Bồ Đề tâm
rồi. Mà pháp Bồ Đề tâm thì ra khỏi cung ma chớ ở cung ma sao
được. Này các chị, có pháp môn tên là Vô Tận Đăng. Các chị phải
học Vô Tận Đăng đó. Thí như có ngọn đèn sáng, rồi mồi trăm ngàn
ngọn đèn, những chỗ tối đều sáng. Sáng trọn không cùng tận. Như
thế các chị phàm một vị Bồ Tát đã mở được đạo (tức là đã khai mở
con đường đạo) thì trăm ngàn chúng sanh khiến đều được phát tâm
vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đối với đạo kia ý cũng không có
diệt hết. Tùy chỗ nói pháp mà tự tăng trưởng lợi ích tất cả pháp
lành, ấy gọi là Vô Tận Đăng.
Bây giờ ông mới giảng
pháp Vô Tận Đăng cho mấy vị ma nữ này biết. Tuy rằng ở trên cung
ma nhưng một người đã sáng, thì giống như một ngọn đèn đã thắp
sáng thì có trăm ngàn ngọn đèn khác đem tới mồi đều sáng, phải
không? Một ngọn đèn sáng, thì trăm ngàn ngọn đèn khác mồi cũng
được sáng. Mà trăm ngàn ngọn đèn mồi đều sáng, thì còn chỗ nào
tối không? Tất cả chỗ tối đều sáng hết. Như vậy gọi đó là Vô Tận
Đăng. Bây giờ quí vị đã phát tâm Bồ Đề rồi thì lên cung ma hướng
dẫn người ta. Khai đạo tức là hướng dẫn người ta cho được trăm
ngàn chúng sanh phát tâm vô thượng Bồ đề nữa.
Như vậy đối với đạo ý
của những người đó nó không có diệt hết. Tùy chỗ nói pháp làm
cho tăng trưởng những điều lành. Đó gọi là Vô Tận Đăng.
Các chị tuy ở trong
cung ma, do pháp Vô Tận Đăng này khiến cho vô số Thiên tử, Thiên
nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác để mà đền ơn Phật,
cũng là làm lợi ích cho tất cả chúng sanh vậy.
Như vậy ở ngay trong
cung ma mà đem pháp Phật này để giáo hóa cho người ta đều phát
tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vậy là đền ơn Phật, là làm
lợi ích cho chúng sanh. Đó vẫn là tốt, vẫn làm đạo được.
Khi ấy Thiên nữ đầu
lễ dưới chân ông Duy Ma Cật rồi đi theo ma trở về cung, bổng
nhiên chẳng hiện.
Bạch Thế Tôn! Ông Duy
Ma Cật có thần lực trí tuệ biện tài tự tại như thế cho nên con
không kham đến thăm bệnh ông.
Như vậy đoạn này có ý
nghĩa thế nào? Bởi vì lâu nay chúng ta có quan niệm kêu bằng hơi
chấp cứng, chấp chặt, cái gì là ma là cía đó đáng ghét, đáng sợ,
phải không? Có ai không sợ ma không? Bởi vì ma là cái gì đáng
ghét, cái gì đáng sợ. Tưởng chừng ma không bao giờ phát tâm Bồ
đề được. Tưởng không bao giờ ma chịu tu phải không? Mình luôn
luôn nói phá sự tu. Phá tu thì làm gì ma tu được. Nhưng ở đây
cái hình ảnh ma phát tâm Bồ đề để cho chúng ta thấy rằng, ma là
ngầm nói lên những người xấu, người ác. Những kẻ xấu, ác, chúng
ta cứ quan niệm người nào xấu, người nào ác là người đó không
thể tu. Nhưng đó là tại mình chưa có phương tiện phải không? Bởi
mình chưa đủ phương tiên. Cũng như ở đây Ngài Kỳ Thế cũng là Bồ
tát nhưng nó nói gạt Ngài, Ngài cũng bị gạt tỉnh bơ, phải
không?
Còn ông Duy Ma Cật
cũng là hạnh Bồ tát nhưng thấy nó liền biết. biết liền ngay
trong khi nói tới, nó phá, nó làm nhiễu loạn Bồ tát. Ngược lại
Ngài Duy Ma Cật giáo hóa nó trở thành phát tâm Bồ đề. Như vậy ma
thật xấu hay là không xấu. Sở dĩ ma 1 bề nhiễu loạn chúng ta là
tại sao? Tại vì chúng ta không có cái phương tiện phải không?
Không có đủ sức thần thông phương tiện để chuyển hóa nó, cho nên
nó phá chúng ta. Ngược lại chúng ta có đủ phương tiện thì chúng
ta chuyển nó được.
Như vậy qua câu
chuyện này chúng ta lại càng thấy rõ hơn những người chung quanh
mình. có nhiều người cho là xấu, là ác, không thể xài được. Cái
đó lỗi tại họ mà cũng lỗi tại ai nữa? Tại sao mình lỗi? Tại mình
chưa đủ trí tuệ, tài năng để chuyển họ. Chớ nếu ai đủ trí tuệ,
tài năng thì cũng chuyển họ được. Như vậy họ là bẩm sinh không
tốt rồi chúng ta chũng thiếu tài ba nữa, phải không? Như vậy họ
1 phần lỗi, mình cũng 1 phần lỗi, chứ đừng đổ trút cho họ hết.
Cái thứ này xài không được. Không phải vậy. cũng có cái lỗi là
mình không nổi hay là mình không đủ khả năng để chuyển hóa họ.
Như vậy quý vị thấy 2
vị Bồ tát, ông Bồ tát xuất gia, ông Bồ tát cư sĩ, phải không? Mà
ông Bồ tát xuất gia bị nó gạt. Ông Bồ tát cư sĩ lại giáo hóa
được nó. Như vậy đâu phải là 1 bề ma chỉ có hại người thôi. Ma
nếu khéo chuyển thì nó cũng phát Bồ đề tâm được vậy. Cho nên dù
cho kẻ trộm, kẻ cướp, những kẻ xấu xa, nếu chúng ta có đủ phương
tiện, có đủ đức độ, cũng có thể cảm hóa nó được, chứ không phải
là kẻ thường thôi. Còn cảm hóa không được là chứng tỏ ta chưa đủ
tài năng đức độ. Chứ không phải một bề trút tội trên đầu họ hết,
mà mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó. Hiểu như vậy,
thấy như vậy mình mới là người sáng suốt, là người thực công
bình.
- --o0o--
|
|