Thư Viện Chùa Dược Sư
KINH TẠNG

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

PHẦN MƯỜI BA
 
Ngài Văn Thù nói: 
(Hãy gát việc đó lại. Cư sĩ, cái bệnh ông có thể chịu nổi chăng? Ông trị liệu có bớt, không có thể tăng chăng? 
Tôi đi thăm bệnh ông mà nói chuyện xa vời quá. Thực tế thì gát chuyện đó lại. Bây giờ là chuyện thực tình là bệnh ông có nặng lắm không? Ông chịu nổi không? Và ông trị kiệu nó có giảm bới hay là nói tăng. 
Thế Tôn ân cần thăm hỏi ông vô cùng. 
Thế Tôn rất là thương, thăm hỏi ông lắm. Đó là bổn phận sứ giả rồi đó. 
Này cư sĩ! Bệnh ấy do nguyên nhân gì mà khởi? Bệnh sanh đã lâu chăng? Làm sao mà hết? 
Phải làm sao cho hết? Bệnh đó sanh lâu chưa? Như vậy là ba câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là nhân duyên gì mà sanh bệnh? Câu hỏi thứ hai, bệnh đó đã lâu chưa? Câu hỏi thứ ba làm sao cho hết bệnh đó? Ba câu hỏi để ông Duy Ma Cật trã lời. 
Ông Duy Ma Cật nói: 
(Từ si mà có ái, ắt là cái bệnh của tôi sanh. 
Từ si mà có sai. Như vậy Ngài có si sao? Qua tới câu sau thì thấy rõ ý nghĩa này. Chỗ này khỏi cần giải thích để câu sau thấy. 
Do tất cả chúng sanh bệnh cho nên tôi bệnh. Nếu tất cả chúng sanh được lành thì bệnh tôi cũng lành. 
Như vậy câu mở đầu ông trả lời nghĩa là nguyên nhân bệnh là do si có ái sanh ra bệnh. Đó là nguyên nhân từ đâu sanh ra bệnh. Đó là nguyên nhân từ đâu sanh ra bệnh. Câu thứ hai là bệnh đó bao lâu rồi. Đây nói tất cả chúng sanh có bệnh thì tôi có bệnh, không biết bệnh bao lâu. Rồi câu hỏi không biết bao lâu mà lành. Nói chừng nào lành thì Ngài nói chừng nào chúng sanh hết bệnh thì tôi lành bệnh. Như vật tóm tắt trả lời ba câu hỏi rồi phải không? Bây giờ mới giải thích. 
Vì cớ sao? Bồ Tát vì chúng sanh nên vào sanh tử. Có sanh tử ắt là có bệnh. 
Như vậy mới giải thích tai sao có bệnh. Bồ Tát là vì chúng mà vào trong sanh tử, mà có sanh tử thì có bệnh. Đó là nguyên nhân bệnh. Như vậy có si, có ái tức là có sanh tử. Chúng sanh do si ái cho nên có sanh tử thì Ngài liền có bệnh. Ngài phải vào sanh tử cho nên Ngài có bệnh. Chớ không phải Ngài có si có ái. Bây giờ chúng ta vào đây là chúng ta từ si và ái mà có trong sanh tử này. Bồ Tát thương chúng ta nên đi vào trong sanh tử, mà đi vào trong sanh tử gọi nó là bệnh. 
Nếu chúng sanh được lìa bệnh thì Bồ Tát cũng lại hết bệnh, cũng không bệnh. 
Nếu chúng sanh hết trong sanh tử thì Bồ Tát còn vào trong sanh tử không? Đâu có còn. Vì vậy mà chúng sanh còn bệnh thì Bồ Tát còn bệnh. Chúng sanh hết bệnh thì Bồ Tát hết bệnh. 
Đây thí dụ như ông Trưởng giả chỉ có một đứa con. Đứa con kia mắc bệnh thì cho mẹ cũng bệnh. Nếu đứa con kia bệnh được lành thì cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng như thế, đối với chúng sanh yêu mến như con. Chúng sanh bệnh thì Bồ Tát bệnh. Chúng sanh bệnh lành thì Bồ Tát cũng lành. 
Lại nói bệnh ấy từ nhân duyên khởi. 
Nhân duyên nào mà khởi thì Bồ Tát bệnh đó là do lòng đại bi mà khởi. Bởi vì bệnh là sanh tử. Mà tại sao có sanh tử, là vì lòng thương chúng sinh. Chúng sinh đang lăn lộn trong sinh tử gọi là bệnh. Bồ Tát vì lòng từ bi mà đến trong sinh tử độ chúng sanh nên gọi là Bồ Tát bệnh. Bồ Tát bệnh là do đại bi mà bệnh chớ không phải do tứ đại bất hòa mà bệnh. Không phải do phiền não mà bệnh. Như vậy ở đây chúng ta mới thấy ý nghĩa thâm trầm của Bồ Tát. Vậy Bồ Tát có nghĩ gì cho mình không? Bồ Tát đối với chúng sanh thương như thương cái gì? Thương như con. Bây giờ những đứa con nào mà khôn ngoan, đứa con nào ngu ngốc thì phải thương làm sao? Nó khôn ngoan cũng thương mà mừng cho nó. Nó sẽ đỡ mau tỉnh. Đứa nào ngu ngốc cũng thương, thương mà tội nghiệp cho nó phải không? Nó ngu quá không biết chừng nào nó tỉnh. Cũng thương hết chớ không có đứa nào ghét. Thành ra khi nòa có tâm ghét là tâm chúng sinh rồi, phải không? Còn nếu ai thực là tâm Bồ Tát thì người hay mình thương, người dở mình cũng thương, không có người nào mình ghét hết. 
Ở đây quí vị kiểm lại coi mình tâm Bồ Tát hay tâm chúng sinh? Dễ thấy quá. Miễn ai mình cũng thương, dù người đó có khó khăn mấy với mình, mình cũng thấy dễ thương. Thương họ lắm phải không? Vậy đó tâm cũa Bồ Tát là như vậy. Thành ra Bồ Tát sở dĩ bệnh vì chúng sinh bệnh. Chúng sinh còn sanh tử thì Bồ Tát phải vào trong sanh tử. Như vậy có muốn người nào vào trong sanh tử nữa đâu, phải không? Không muốn thì đâu có muốn ai bị những cảnh khổ. Bây giờ 
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: 
(Này Cư sĩ, cái thất này vì sao mà trống không, không có thị giả? 
Duy Ma Cật nói: 
(Cái cõi nước chư Phật cũng lại đều không. 
Lại hỏi: 
(Vì sao mà không? 
Đáp rằng: 
(Bởi không, nên không. 
(Không sao dùng không? Hay không đâu cần không? 
(Do không phân biệt không cho nên không. 
(Không có thể phân biệt sao? 
(Phân biệt cũng không. 
(Không, phải dùng cái gì mà cầu? 
(Phải dùng trong 62 kiến chấp mà cầu. 
(62 kiến chấp phải dùng cái gì mà cầu. 
(Phải ở trong các pháp giải thoát của chư Phật, như Phật mà cầu. 
(Pháp giải thoát của chư Phật phải dùng gì mà cầu? 
(Phải ở trong tất cả tâm chúng sinh, tâm hạnh chúng sinh mà cầu. Lại nhân giả hỏi rằng không có thị giả đó thì tất cả chúng ma và ngoại đạo đều là thị giả của tôi. Vì cớ sao? Chúng ma ưa sanh tử. Bồ Tát đối với sanh tử không có bỏ. Ngoại đạo thì ưa các kiến chấp. Mà Bồ Tát đối với các kiến chấp chẳng động. 
Như vậy đoạn lý luận nghe rất là thâm thúy. Đầu tiên là Ngài Văn Thù hỏi tại sao trong thất của ông trống không, không có thị giả. Rồi ông Duy Ma Cật nói chẳng những thất tôi mà thất của chư Phật cũng đều trống không hà. Tại sao cõi nước chư Phật cũng đều trống không? Bởi vì tất cả cõi chư Phật đều không có mọi kiến chấp, không có mọi phân biệt mới thành được Phật, mới thành giác ngộ. Cho nên cõi chư Phật nói là không. 
Ông hỏi thế nào là không? Ôöng đáp rằng bởi không nên không. Không nên không thì nghe khó hiểu quá. Cho nên liền hỏi thêm câu, không thì đâu cần không. Đã không thì đâu cần không mà nói do không nên không. Đáp rằng do không phân biệt không, cho nên không. Cái không này quí vị hiểu cho thật rõ, nói không mà thành không thì cái không ban đầu là cái không của nội tâm, do tâm không có phân biệt. Tâm không phân biệt cho nên nói tâm không. Như nói rằng: “Tâm không cập đệ qui” đó. Tâm không là không có niệm dấy lên phân biệt, gọi là tâm không. Mà tâm không cho nên thấy ngoại cảnh nó không. Vì mình không phân biệt nên đối với ngoại cảnh dù có mà không khởi phân biệt thì cũng như không. Cho nên nói do không mà không. Do không tức là trong tâm không phân biệt, cho nên ngoại cảnh cũng thành không. Vì vậy mà gọi là không không. Ông liền hỏi thêm cái không có thể phân biệt chăng? Ông đáp rằng phân biệt cũng không. Vì cái không thì còn gì phân biệt. Mà vì không phân biệt nên cái không cũng là không. Cái phân biệt không và cái không cũng không. Như vậy cả hai đều không. 
Lại hỏi cái không đó từ đâu mà tìm. Tức là tìm lý do để mà thấy không tất cả phân biệt. Ở đây nói phải từ 62 kiến chấp mà tìm. Nghĩa là còn nằm trong một cái kiến chấp nào thì chưa, phải không? Trong  62 kiến chấp mà không động không dính thì đó mới gọi là không. Muốn tìm cái không thì từ 62 kiến chấp mà ra. Mà tìm 62 kiến chấp từ đâu. Đáp rằng phải từ trong pháp giải thoát của chư Phật mà dứt, chớ không đâu xa hết. Hay ở đâu mà tìm ra? 
Lại hỏi pháp giải thoát của chư Phật từ đâu mà tìm. Bây giờ pháp giải thoát của chư Phật từ đâu mà tìm. Chỉ thẳng từ nơi tâm hạnh của tất cả chúng sanh mà tìm. Trong tâm hạnh của tất cả chúng sanh mà tìm ra pháp giải thoát của Phật, quí vị thấy như vậy mình quí trọng pháp giải thoát của Phật. Mà pháp giải thoát bắt nguồn từ đâu? Tâm hạnh của chúng sinh. Như vậy tâm hạnh mình có pháp giải thoát của Phật không? Nó ra làm sao? Nếu con mắt thấy sắc mà không dính với sắc, đó là giải thoát. Như vậy ngay nơi tâm hạnh của mình mà có pháp giải thoát của Phật. Tai nghe tiếng mà không mắc kẹt tiếng. Đó là giải thoát của Phật 
Như vậy cho tới cái tâm duyên với pháp mà không dính với pháp thì đó là pháp giải thoát của Phật. Tất cả pháp giải thoát không có ở bên ngoài mà từ nơi tâm hạnh của chúng ta mà ra. Tâm hạnh chúng ta biết tu, biết gỡ mợi cái dính mắc thì được giải thoát, chớ không tìm giải thoát ở đâu xa hết. Như vậy trả lời về cái không đó rồi. 
Bây giờ hỏi tại sao không có thị giả đây. Giờ trả lời không thị giả. Nhân giả hỏi rằng tại sao không có thị giả đó, đây đáp rằng tất cả chúng ma và ngoại đạo là thị giả của tôi. Tại sao? Nói lý do nè! Vì chúng ma ưa sanh tử. Còn Bồ Tát đối với sanh tử không bỏ. Vì ưa sanh tử nó dẫn người đi trong sanh tử. Bồ Tát không bỏ sanh tử cho nên chúng ma là thị giả của tôi. Rồi ngoại đạo ưa có kiến chấp, Bồ Tát đối với các kiến chấp không động, cho nên ngoại đạo là thị giả của tôi. Như vậy ma là thị giả của Ngài, ngoại đạo là thị giả của Ngài, vì Ngài không bỏ sanh tử, Ngài không đống đối với các kiến chấp. Không động nghĩa là làm sao? Nghĩa là 62 kiến chấp đó mình không có dẹp mà cũng không có kẹt, không có mắc, gọi là không động. Không động cho nên nó gần được với mình. vì vậy mà nói rằng nó là thị giả. Bây giờ Ngài Văn Thù hỏi thêm: 
(Cư sĩ bệnh là những tướng gì? 
(Các bệnh của tôi không có hình, không có thể thấy. 
(Cái bệnh của ông là bệnh tướng gì? Thí dụ nói tôi nhức đầu, tôi đau bụng hay cái gì đó thì nó có tướng. Ngài trả lời bệnh tôi không có tướng, không thể thấy được. 
Lại hỏi: 
(Cái bệnh này nó hợp với thân chăng? Nó hợp với tâm chăng? Bệnh đó là bệnh ngoài thân hay là bệnh trong tâm? 
đáp rằng: 
(Không hợp với thân mà vì thân tướng nó lìa hay là lìa thân tướng cũng chẳng hợp với tâm vì tâm như huyễn. 
Vì thân thì tôi đã lìa thân tướng. Vì tâm thì tôi đã thấy tâm như huyễn. Cho nên nó không hpự ở thân cũng không hợp ở tâm. 
Lại hỏi: 
(Địa đại, thủy đại, hỏa đại, không đại. Nơi tứ đại thì cái đại nào là bệnh? 
(Cái bệnh ấy khoong phải địa đại cũng chẳng lìa địa đại. Thủy hỏa phong đại cũng lại như thế. các chúng sanh bệnh là từ tứ đại mà khởi. Do kia có bệnh cho nên tôi bệnh. 
Như vậy chúng sanh bệnh là từ tứ đại mà ra, phải không? Bây giờ chúng sanh bệnh thì tôi bệnh, cho nên bệnh tôi không từ tứ đại. Bởi vì sao? Vì tứ đại  thì thật ra đất có bệnh không? Đất, nước, gió, lửa nó không bệnh. Nhưng mà vì họp lại rồi sanh bệnh. Cho nên đối với Ngài, Ngài thấy tứ đại không bệnh. Mà tứ đại không bệnh cho nên Ngài cũng không phải bệnh nhưng vì chúng sanh bệnh, chúng sanhi bệnh vì chấp tứ đại là thật cho nên thấy tứ đại khởi bệnh. Tứ đại khởi bệnh cho nên Bồ Tát cũng bệnh là để nói bệnh của Ngài từ nơi chúng sanh mà có. 
Khi ấy Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật: 
(Bồ Tát nên làm thế nào để an ủi những vị Bồ Tát bệnh? 
Bây giờ Bồ Tát bệnh, Bồ Tát khác đến thăm thì phải làm sao để an ủi họ. Những cái này phải học cho thật kỹ để lỡ có ai, huynh đệ mình làm Bồ Tát, rồi mình cũng được làm Bồ Tát nữa, đi thăm nhau mình hỏi bệnh nhau cho nó hợp. Đây Ngài nói chuyện Bồ Tát an ủi Bồ Tát bệnh. 
Ông Duy Ma Cật mới nói: 
(Nói thân vô thường mà không nói chán lìa thân. 
Cái thứ nhất là tới thăm bệnh. Ờ! Thân này là vô thường. Thường thường theo Thanh Văn thấy vô thường thì chán, phải không? Nhưng Bồ Tát thấy thân vô thường mà không chán lìa thân. Đó là an ủi bệnh thứ nhất. Tại sao vậy? Nếu mình chán lìa thân thì đâu có vào sanh tử độ chúng sanh được. Biết thân là vô thường mà không chán lìa nó. Nói thân có khổ mà không có ưa Niết Bàn. Nói thân này là khổ, mà thường thường những hàng Thanh Văn thấy thân là khổ cho nên cầu Niết Bàn là vui. Bây giờ nói thân này là khổ mà không cầu Niết Bàn. Vì cầu Niết Bàn mình được nhập rồi đâu cứu chúng sanh được, cho nên không cầu Niết Bàn. Đó là an ủi Bồ Tát bệnh. 
Nói thân là vô ngã mà nói pháp để giáo hóa chúng sanh. 
Vô ngã là không có ta thật mà luôn luôn nói pháp giáo hóa chúng sanh. Đó là an ủi Bồ Tát. 
Nói thân này không tịch tức là rỗng lặng mà không nói cứu cánh tịch diệt. 
Nói rỗng lặng nhưng không phải hoàn toàn rỗng không. 
Nói phải hối những lỗi về trước mà không nói vào quá khứ. 
Câu đó dễ hiểu không? Nói rằng tất cả lỗi về trước của mình đó, mình nên hối cải, nên chừa bỏ mà không nói vào quá khứ. Thực có quá khứ bởi vì mà thời không thật mà mói có quá khứ thật là chấp nhận ba thời thật sao. Biết những lỗi về trước mình phải hối cải như mà không có qú khứ thật. Đó là cái đặc biệt của Bồ Tát. 
Do mình bệnh nên thương những người kia bệnh. 
Tụi con phải học câu này cho thấu đó nha. Do mình bệnh nên thương những người kia bệnh. Mình thấy mình đau nó hành hạ thế nào, nó nhức nhối thế nào, rồi nhớ tới người khác khi đau mình thương xót họ cũng như mình vậy. chúng ta có cái thật hay quên. Khi mình bệnh rên thôi là rên, khóc sướt mướt. Tới chừng người ta bệnh mình ngó lơ. Cái tật đó thật là đáng trách. Nghĩa là khi mình bệnh, mình nhớ nó đau khổ như thế nào, buồn bã như thế nào. Nghĩ tới người khác mình thương xót họ như là lúc mình đang bệnh. Vậy đó thì thế gian này đỡ khổ biết bao nhiêu. Còn cái này mình bệnh thì hồi đó mình rên mình khóc. Tới phiên người ta bệnh mình ngó lơ thì cái đó thật là vô tình vô nghĩa. Đó là không thấy được, không cảm thông được cái gì giữa mình với người hết. 
Phải biết đời trước (túc thế tức là đời trước) có vô số kiếp khổ mà phải nhớ nghĩ lợi ích cho tất cả chúng sanh. 
Phải nhớ rằng chúng ta từ đời trước tới giờ sinh ra tử lại không biết bao nhiêu kiếp, chịu không biết bao nhiêu khổ. Bởi vậy chúng sanh còn đương lăn lộn đây. Chúng ta phải ráng độ họ, ráng giải thoát cho họ để họ hết khổ. Chớ mình nghĩ mình đã được cái giác, mình đã có khả năng thoát ly sanh tử khổ mà mình không thương chúng sanh thì không được. Cho nên mình nghĩ khi mình đã có phương tiện, thoát ly chúng khổ rồi thì phải nhớ rằng vô số kiếp về trước mình cũng khổ như họ vậy. Cho nên bây giờ mình phát tâm độ tất cả chúng sanh để cho họ thoát ly cái khổ đó. 
Nhớ việc tu phước trước mà nghĩ tới tịnh mạng (cái mạng sống nó phải thanh tịnh), có sanh ưu não. 
Tức là mình nhớ rằng mình đã có công phu trước kia tu hành những phước đức. Mà trước đã có tu rồi cho nên ngày nay mình mới được tu. Ngày nay được tu rồi thì đời này ráng sống cho được đời sống thanh tịnh. Đừng có ô uế, đừng có nhớp nhúa. Như vậy thường thường bảo nhớ lại gốc trước của mình. cũng đừng sanh chuyện buồn rầu. Mấy đứa có buồn rầu không? Có. Xấu quá! Bởi vì nếu mình không có duyên lành đời trước thì đời này làm sao gặp Phật pháp sớm như vầy. Vầy thì đời trước gieo trồng căn lành, đời nay mới được gặp Phật pháp sớm, thì mừng rằng mình đã cua túc duyên lành. Tại sao lại buồn, tại sao lại chán, phải không? Buồn chán đó là cái tâm niệm rất là xấu, phủi bỏ những công lao trước của mình. Khi buồn chán là lúc đó quên cái công lao trước của mình rồi. Thành ra nên tự mừng rằng túc duyên mình sâu dầy, cho nên đời nay gặp Phật pháp sớm. Những đứa nào 15, 17 mà biết được vào đạo rồi là càng mừng hơn nữa. Cười hoài. Mình có phước hơn mấy cô. Mấy cô tới trễ hơn mình phải không? Chớ có đâu lại buồn. Như vâỵ đó là chuyện tu hành đạo đức nói mới sâu dầy chớ. Bởi vậy nên bảo mình phải nhớ cái tu phước đời trước của mình mà hiện tại đời sống mình ráng cho trong sạch. Đừng buồn phiền mà phải thường tinh tấn. Phải làm hay sẽ làm y vương để trị bệnh cho tất cả chúng sanh. Phaiẻ tuyên bố rằng mai kia ta làm ông vua thầy thuốc, để trị bệnh cho tất cả chúng sanh, mới được chớ. Phải có cái niệm, cái tâm hồn mạnh mẽ, như vậy sau này mới xứng đáng là Bồ Tát. 
Bồ Tát nên như thế mà an ủi những Bồ Tát bệnh. Khiến cho những vị này được hoan hỉ. 
Như vậy thì quí vị thuộc đoạn này há. Để mai chiều huynh đệ có bệnh, mình lại an ủi. Biết đâu mai kia người ta cũng thọ giới Bồ Tát phải không? Thọ giới Bồ Tát thì người ta cũng Bồ Tát rồi. Chớ đừng lại rồi vuốt ve nói huynh có nhớ nhà không? Huynh bệnh vậy mà muốn má thăm không? Đừng có hỏi những điều đó. Mà mình phải nói những điều cao siêu. Như vâỵ mới gọi là biết an ủi những vị Bồ Tát có bệnh. Cho nên tụi con thấy chúng ta học đạo là học cái gương tốt, gương cao thượng của những vị Bồ Tát, chớ không phải chúng ta học những cái phàm tục. Vì vâỵ cái gì cao thượng chúng ta ráng. 
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: 
(Này cư sĩ, Bồ Tát có bệnh thì làm sao mà hàng phục tâm, điều phục cái tâm kia. 
Tức là tâm của của Bồ Tát kia bệnh. Như vậy chỗ này là chỗ tụi con phải học nữa. Hồi nãy học an ủi, bây giờ học điều phục mình. khi bệnh mình phải làm sao điều phục cái bệnh của mình đây. 
Ông Duy Ma Cật nói: 
(Bồ Tát có bệnh nên khởi nghĩ thế này. Nay ta bệnh đây đều là từ đời trước. Vọng tưởng điên đảo, do các phiền não mà sanh. Không có một pháp thật thì ai mà nhận bệnh. Vì cớ sao? Ai mà thọ bệnh này? 
Đây là câu thứ nhất. Từ vô số đời trước rồi sanh ra các phiền não. Rồi các phiền não đó sanh ra bệnh. Như vậy thì vọng tưởng điên đão sanh phiền não. Vọng tưởng, phiền não mấy cái đó thật không? Không thì bệnh có thật không? Cho nên không có cái pháp thật, cái bệnh thật. Như vậy lúc đó đau đầu, đau cổ gì đó cũng không có đau thật, phải không? Cái đó là do cái gì/ tức là do vọng tưởng, phiền não, điên đảo từ vô số kiếp rồi mới sanh phiền não, sanh bệnh vậy. 
Phiền não, vọng tưởng, điên đảo đều không thật thì cái bệnh đâu có thật. Bệnh không thật mà rên là khóc làm gì. Vậy thì cai cái bệnh làm sao, nó hành làm sao, chơi vậy. Nó làm sao nó làm đừng thèm lệ thuộc vào nó. Khi nào đau tụi con lện thuộc nó không? Như vậy mình biết cái trọng tâm phát khởi ra bệnh là do vọng tưởng điên đảo, do phiền não mà sanh thì vọng tưởng điên đảo, phiền não là không thật, bệnh không thật. Bệnh không thật thì ai là người chịu bệnh, là người đang đau đây. Đâu có ai thật mà đau. Như vậy mình thâý nó không thật thì tự nhiên bệnh không thật. Người chịu bệnh cũng không thật thì có gì đâu là bệnh. Đây mới giải thích. 
Vì cớ sao? Vì tứ đại hiệp nên giả danh là thân. 
Cái thân này do tứ đại hợp, giả danh tạm nói là thân. 
Tứ đại hợp là không chủ thì thân cũng là vô ngã. 
Vì tứ đại cái gì là chủ. Nó không có chủ nên thânn này vô ngã, thân này không chủ. 
Lại cái bệnh này khởi đều do chấp ngã mà ra. Thế nên nơi ngã không nên sanh châps trước. 
Cái ngã mình đừng sanh chấp trươc. 
Đã biết cái gốc bệnh tức là trừ cái ngã tưởng và cái chúng sanh tưởng, phải khởi pháp tưởng. 
Mình biết cái gốc bệnh là do chấp ngã vì vậy phải trừ cái ngã tưởng và chúng sanh tưởng. Trừ cái ngã tưởng là tưởng mình thật. Chúng sanh tưởng, tưởng người thật. Bây giờ phải khởi pháp tưởng. Pháp tưởng là gì? Pháp tưởng đây nên khởi nghĩ thế này. 
Chỉ do cái pháp duyên hay là các pháp nếu hợp mà thành thân này. Chúng là các pháp hợp thành thân này. Khởi chỉ là pháp khởi. Diệt chỉ là pháp diệt. 
--o0o--