Thư Viện Chùa Dược Sư
KINH TẠNG

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

PHẦN MƯỜI BỐN
 
Như lâu nay thấy nói đó nghĩa là tứ đại. Là bốn thứ, là pháp chứ gì. Khi tứ đại hợp thì thân này nó sinh. Khi tứ đại rã thì thân này nó hoại. Như vậy cái hợp là vái tan là chuyện của pháp chớ đâu phải chuyện của mình, phải không? Các pháp duyên hợp hay là ngũ ấm. Là là pháp hợp. Tan là pháp tan. Chớ mình có chết có sanh gì đâu, phải không? Thấy vậy đó là mình biết có pháp chớ không có cái ta thực. Không có ta thực thì cái gì là đau. 
Lại cái pháp này mỗi cái nó không biết nhau. Khi khởi nó không nói rằng tôi khởi. Khi diệt nó cũng không nói rằng tôi diệt. 
Tứ đại khi nó hợp lại cũng không có nói ta cùng nhau hợp lại. Khi tan nó cũng không nói chúng ta cùng nhau hè đi. Không nói tự nó đi, tự nó lại, không biết gì hết. Như vâỵ có gì đâu mànói rằng bệnh. 
Những vị Bồ Tát có bệnh kia vì tưởng pháp diệt nên phải khởi nghĩ thế này. Cái pháp tưởng này cũng là điên đảo. 
Khi mình khởi nghĩ tưởng như vậy vậy rồi, khi cái pháp nó diệt mình cũng nên khởi nghĩ thế này. Cái pháp tưởng này cũng là điên đảo. Điên đảo tức là đại họa, ta nên lìa nó. 
Dầu bỏ cái tưởng chúng sinh, cái tưởng ngã mà khởi cái tưởng pháp. Sau rồi khởi  cái tưởng pháp nó hợp nó tan không thật. Rồi cuối cùng cái tưởng pháp cũng bỏ luôn. Như vậy mới được. 
Thế nào là lìa? 
(Lìa là lìa cái ngã, ngã sở. 
Thế nào là lìa ngã, ngã sở? 
(Nghĩa là lìa hai pháp. 
Thế nào là lìa hai pháp? 
(Nghĩa là không có nghĩ các pháp ở trong ở ngoài, hành được bình đẳng (tức là hành cái tâm bình đẳng). 
Thế nào là bình đẳng? 
(Nghĩa là ngã bình đẳng với Niết Bàn,hay là ngã đồng với Niết Bàn. Vì cớ sao? Vì ngã và Niết Bàn hai cái đó đều là không. 
Vì cớ sao mà không? 
(Chỉ là danh tự cho nên không. 
Đây như thế hai pháp này tánh nó không quyết định. Bởi vì chúng ta quen nghe nói Niết Bàn là chỗ không sanh tử. Còn ngã là tướng sanh tử. Mà tướng sanh tử là tướng sanh, già, bệnh, chết, khổ. Niết Bàn không sanh tử cho nên Niết Bàn vui. 
Như bây giờ đây khởi tâm bình đẳng, không thấy trong, không thấy ngoài. Nó luôn luôn không dính bên này, không kẹt bên kia. Bên ngã không có dính, bên Niết Bàn mình không có kẹt thì ngã pháp mình không còn bên nào dính kẹt nữa. Chỗ cao là Niết Bàn, chỗ thấp là ngã là sanh tử. Cả hai mình cũng thấy như nhau, không còn có cái tâm thiên bệnh này, bỏ bên kia thì đó là bình đẳng. Tại sao nói là bình đẳng? Ơí đây giải thích hai cái đó vì sinh tử không thật thì Niết Bàn không thật. Rốt cuộc chỉ là cái tên sanh tử và tên Niết Bàn. Chớ còn khi đến chỗ cứu cánh nó không còn những tên đó nữa. Vì còn có tên lập ra, là cái pháp hư dối không có tánh quyết định. 
Khi được bình đẳng thì không có các bệnh khác, chỉ có cái bệnh không. Bệnh không cũng không nữa. Thế nên Bồ Tát có bệnh dùng chỗ không sở thọ (tức là không chỗ thọ)  mà thọ các cái thọ. Chưa đủ Phật pháp cũng chẳng diệt cái thọ mà thủ nơi chứng. 
Bởi vì Bồ Tát bệnh, bệnh mà mình không nhận tất cả những bệnh đó. Tuy không nhận tất cả bệnh mà vẫn còn có cái nhận. Tại sao? Thấy mình chưa đầy đủ công đức, cứu độ chúng sinh thì mình cũng còn phải thọ trong sanh tử để rồi cứu độ chúng sinh. Chớ không nên vì không thọ mà để rồi nhập Niết Bàn. Cho nên nói rằng không thọ mà thọ tất cả. 
Dù thân có khổ mà nghĩ chúng sinh ở ác thú, khởi sanh ra tâm đại bi. Ta đã điều phục cũng sẽ điều phục tất cả chúng sinh. Chỉ trừ bệnh kia mà không trừ cái pháp. Vì đoạn gốc bệnh mà giáo dục họ (hay là dạy dỗ họ). 
Đây mới nói thêm tâm niệm của Bồ Tát khi mình bị bệnh khổ. Chính bản thân mình đang đau đớn, nhức nhối, khổ sở mà mình vẫn nhớ những chúng sinh ở địa ngục, ngạ quỉ, họ đang đau khổ gấp mấy nghìn lần mình. mình nghĩa như vậy nên vẫn khởi tâm thương xót họ mà quên bệnh của mình. nghĩa là mình cố gắng đều phục bệnh của mình thì cũng phải cố gắng điều phục làm sao cho chúng sinh ở trong những đường ác họ hết đau khổ. 
Như ở đây nói thêm rằng chỉ trừ bệnh kia, mà không trừ cái pháp. Quí vị biết trừ bệnh mà không trừ pháp là sao không? Bởi thân chúng ta có lại là do 5 uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Rồi mình chấp 5 uẩn đó là mình thì gọi đó chấp ngã. Vì chấp ngã cho nên có khổ, có vui thì đó là bệnh. Như vậy đối với thân 5 uẩn này, chúng ta chỉ pháp bệnh chấp ngã chớ không phải phá hết 5 uẩn. Cho nên nói trừ bệnh mà không trừ pháp vì đoạn gốc sanh tử. Đoạn gốc bệnh là gốc sanh tử mà dạy dỗ chúng sinh. Như vậy chúng ta mới thấy rằng Bồ Tát lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh nhiều hơn là bản thân mình. Dù cho mình bệnh khổ mà không nhớ bệnh khổ của mình. chỉ nhớ làm sao dạy bảo cho mọi người họ hết được gốc bệnh. Tức là hết được gốc sanh tử. Đó là mục đích của mình, chớ không phải vì bệnh của mình mà quên khổ của người. 
Đây mới hỏi: 
Sao gọi là gốc bệnh? 
(Nghĩa là có phan duyên. Từ có phan duyên ắt là gốc của bệnh. 
Gốc bệnh tức là gốc sanh tử đó. Sở dĩ chúng ta có sanh tử là từ cái gì mà có? Là từ cái tâm phan duyên. Phan duyên tức là nắm bắt hay không buông cái này chụp cái kia. Lúc nào cũng đuổi theo năm bắt thì gọi đó là phan duyên. Vì tâm chúng ta đuổi theo sắc trần, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Cứ như vậy mà đuổi cái này bắt cái kia mãi mãi. Cái tâm đó gọi là tâm phan duyên. Chính tâm phan duyên đó nó tạo thành nghiệp mà có thân này, mà thân này là gốc của bệnh. Như vậy mình biết sở dĩ có thân thì gốc từ tâm duyên theo ngoại cảnh, chạy theo sáu trần mà có. 
Sao gọi là phan duyên? 
(Nghĩa là gọi đó là tam giới. 
Quí vị thấy câu đó dễ hiểu không? Phan duyên là phan duyên cái gì? Đuổi theo nắm bắt cái gì? Tức là đuổi theo nắm bắt những cảnh trong dục giới, trong sắc giới, trong vô sắc giới. Thực tình chúng ta ở đây đang đuổi theo cảnh nào? Trong dục giới mà mình còn đuổi bắt quá chừng quá đổi, phải không? Huống nữa là tới sắc giới, vô sắc giới. 
Thí dụ những người mà tâm duyên tưởng theo các định Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền v.v... Những người đó nếu ngang đó mà chết thì sanh vào cõi trời sắc giới. Đó gọi là phan duyên sắc giới. Những người đeo đuổi theo cái định vô biên xứ, sắc vô biên xứ v.v...  Khi chết thì sanh vào cõi Thiền vô sắc giới. 
Như vậy hai cõi sắc giới và vô sắc giới, hiện giờ tâm mình có phan duyên theo không? Hay là phan duyên theo cái gì? Nội cái dục giới đây mà coi bộ nó chạy tứ tung, mình không kềm không nổi, phải không? Hết cái này tới cái nọ. Như vậy đây cắt nghĩa rõ ràng, sở dĩ mình có thân là vì cái tâm phan duyên. Mà phan duyên cái gì? Phan duyên với cảnh trong tam giới. Làm sao mà đoạn phan duyên? Tức là làm sao mà đoạn cái nắm bắt đó. 
Dùng vô sở đắc. Nếu vô sở đắc thì không có phan duyên. 
Quí vị thấy đây thật là kỹ càng. Bây giờ làm sao dứt tâm phan duyên đó thì bảo rằng chúng ta muốn dứt tâm phan duyên thì thấy không có cái gì là thật hết. Tất cả cái mình gọi là được, gọi là mất chỉ là ảo thôi, tạm bợ thôi, không có thật. Đã là giả tạm thì có cái gì thật được, thật mất đâu mà đuổi theo phải không? 
Thí dụ: chúng ta đuổi theo những cái như là sắc, thanh, hương, vị... Nói gần nhất đi, bây giờ trong chúng mình giả sử như sáng có một huynh đệ nào tử tế, tốt bụng luộc cho 3 củ khoai lang. Một củ phần mình, còn dư hai củ chia cho hai huynh đệ. Nhưng hai củ đó, một củ thì có sùng, một củ không sùng. Củ có sùng mình một huynh A. Củ không sùng mình cho huynh B. Huynh A được củ có sùng, tuy được cho mà cho củ có sùng. Anh B được cho không sùng. Ăn củ có sùng mình có vui không? Sau khi đượcc ó sùng, ăn một khúc, bỏ một khúc. Rồi đối với việc huynh đó xử với mình đó, chừng mấy năm mình quên. Chừng mấy năm? Mỗi khi gặp là nhớ, ông này cho tôi khoai sùng. Cứ như vậy mà nhớ. 
Như vậy thì chúng ta dính bởi những cái được và mất. Nhưng dù cho khoai sùng, khoai không sùng, nhai ngấu nghiến trong 5 phút, nuốt cái ực mất tiêu phải không? Nó có thật ở đâu. Nó không thật mà tâm phan duyên nó cứ dính, nó cứ giữ. Bởi  dính, bởi giữ như vậy đó mà chúng ta phải trầm luân sinh tử đời đời. Chúng ta mới thấy điều hết sức là rõ ràng, sở dĩ mình phải có sinh tử là vì tâm phan duyên những cảnh trong tam giới là vì mình thấy có được, có mất. Thấy có được thật, có mất thật, cho nên mới có cái chấp chặt đó, mới có cái đuổi theo đó. Bây giờ thấy không có cái được thật, không có cái mất thật. Cái gì chẳng qua là tạm bợ một chút rồi mất, không có thật. Biết được như vậy, thấy được như vậy thì tâm phan duyên nói hết. Như vậy cái tu hết sức rõ ràng nhưng chúng ta bây giờ ngồi kiểm điểm lại, thấy tất cả những chuyện buồn vui, có phải từ tâm phan duyên được mất đó mà ra không? Tất cả đều gốc từ cái đó. Bởi thấy có được, bởi thấy có mất, được thì vui, mất thì khổ. Vui cũng nhớ mãi, khổ cũng nhớ đời. Cho nên cứ trầm luân sinh tử. 
Sao gọi là vô sở đắc (không chỗ được)? 
Đáp rằng: 
(Nghĩa là lìa hai cái kiến chấp. 
Bây giờ làm sao cho thấy được vô sở đắc. Ở đây bảo rằng: Chúng ta phải lìa 2 kiến chấp. 
Sao gọi là hai kiến chấp? 
(Nghĩa là kiến chấp bên trong, kiến chấp bên ngoài. Ấy đều là vô sở đắc. 
Kiến chấp bên trong là chấp thân. Kiến chấp bên ngoài là chấp cảnh. Nếu mình không chấp thân thật, mình không chấp cảnh thật thì tất cả đều là vô sở đắc, phải không? Còn sở dĩ mình bây giờ thấy chấp thân mình thật, chấp cảnh ở ngoài thật, cho nên mới có cái được thật và cái mất thật. Như vậy thật là rõ ràng cho người tu. 
Tôi ôn lại cho quí vị nhớ. Cái gốc bệnh tức là chỉ cho cái gốc sanh ra trong tam giới. Hay là trong lục đạo đó là từ tâm vọng tưởng chạy theo cảnh. Gọi đó là phan duyên. Tâm vọng tưởng chạy theo cảnh đó không ngoài cảnh tam giới. Nếu mình muốn dứt tâm chạy theo cảnh tam giới đó thì mình phải thấy không có gì là cái được thật, mất thật hết. Làm sao mà không thấy được thật, mất thật? Là do mình không thấy có ở trong là ngã thật, ở ngoài là ngã sở thật. Hay nói cách khác, ở trong là thân thật, ở ngoài là cảnh thật. Được như vậy đó mới là đi tới chỗ vô sở đắc. Như vậy cái gốc tu hành hết sức là rõ ràng. 
Văn Thù Sư Lợi, ấy là Bồ Tát có bệnh dùng cái tâm kia để mà điều phục.   
Như vậy khi Bồ Tát bệnh phải dùng tâm đó mà điều phục. Vậy khi Bồ Tát có bệnh, khởi tâm đại bi thương xót chúng sinh thì phải biết gốc bệnh của chúng sinh là cái gì, rồi từ đó mình phăng lần để chỉ dạy, để cho người ta dẹp hết cái gốc bệnh đó. Cuối cùng gốc bênh là chấp ngã và ngã sở chớ không gì hết, phải không. Cái đó là cái cuối cùng. 
Vì đoạn cái khổ, già, bệnh, chết ấy gọi là là Bồ Đề của Bồ Tát. 
Như vậy Bồ Tát đoạn được Bồ Đề tức là được giác ngộ đó. Mà giác ngộ cái gì? Là giác ngộ dứt được cái già, cái bệnh, cái chết. Đó là chỗ giác ngộ của Bồ Tát. Nếu không như thế thì chỗ tu trị của mình không có trí huệ bén nhậy. Thí dụ như thắng được kẻ thù mới gọi là dũng sĩ. Như thế gồm trừ được già, bệnh, chết, mới gọi đó là Bồ Tát. Đây mới nói cho chúng ta thấy rõ, nếu Bồ Tát mà không được cái nhìn, cái nghĩ, cái quán sát như trên. Tức là khi mình bệnh, không nghĩ đến cái khổ của chúng sinh trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh để mà thương xót họ, để nghĩ tới tìm cách cứu thoát họ ra khỏi sinh tử... Như vậy không phải là Bồ Tát có trí huệ bén nhậy. Đó là đoạn nói cho chúng ta rõ manh mối tu. 
Bồ Tát có bệnh kia nên lại khởi nghĩ như thế này (Đây là chỉ cho Bồ Tát có bệnh phải khởi nghĩ như thế này. Nghĩ sao?). Như bệnh của ta đây không phải là chơn, không phải là có. Bệnh của chúng sanh cũng không phải là chơn, cũng không phải là có. Khi khởi quán như thế đối với các chúng sanh khởi ái kiến đại bi tứ nên xả ly (Tức là bỏ lìa nó). 
Quí vị thấy khi Bồ Tát bệnh phải khởi nghĩ thế này. Bệnh của mình không phải là thật, cũng không phải là có. Bệnh của chúng sanh cũng không phải là thật, không phải là có. Khi quán như vậy rồi, đối với chúng sanh nếu có khởi ái kiến đại bi thì nên xả bỏ nó đi. Bây giờ trước hết tại sao mình phải thấy bệnh nó không phải thật, không phải có. 
Bây giờ tôi hỏi tất cả mấy huynh đệ, cái bệnh của mình là thật, là có. Hay không phải thật, không phải có? Nếu bệnh mình là thật thì đau lúc nào cũng đau hoài, phải không? Vì nó thật, nó còn mãi, uống thuốc đâu có hết, vì nguyên nó là thật. Bởi nó không thật nên gặp thuốc trị nó hết. Như vậy cái gì thật thì nó còn nguyên vẹn mãi mãi. Cái gì khi có khi không thì nó không phải là thật. Mà không phải thật thìnó đâu phải thật có, phải không? Bệnh của mình như vậy, thì bệnh của chúng sanh cũng như vậy. Nhưng khi mình quán như vậy rồi thì chớ có khởi ái kiến đại bi. Nếu lỡ có khởi ái kiến đại bi thì phải bỏ. Đã nó là đại bi, sao còn gọi là là ái kiến. Đây mới giải thích. 
Vì cớ sao? Bồ Tát đoạn trừ khách trần phiền não mà khởi đại bi ái kiến. Bi đó tức là đối với chúng sinh có tâm mệt. Đối với sinh tử có tâm mệt mỏi. Nếu hay lìa được cái này không có nhàm chán, sanh ở chỗ nào cũng không có ái kiến che lấp, cũng không bị ái kiến che lấp. 
Đó quí vị thấy cái ái kiến đại bi chưa. Ái kiến đại bi là sao? Nghĩa là khi mình từ khách trần phiền não. Cái gì gọi là khách trần phiền não? Nếu nó theo kinh Lăng Nghiêm thì cái gì là khách, cái gì là trần? Trong kinh Lăng Nghiêm nói, nếu có người tới nhà người khác xin ở trọ một đêm rồi sáng ra đi. Người đó gọi là chủ hay khách? Khách. Người chủ nhà thì không ở trọ. Ở nhà đó mãi, gọi đó là chủ. Gọi đó là chủ là là khách rồi. Trần trong kinh Lăng Nghiêm nói, như trong hư không khi mặt trời lên có ánh sáng rọi vào trong nhà, trong mấy lỗ hở nhìn thấy hư không trong nhà có những hạt bụi lăng xăng bay trong đó. Như vâỵ hạt bụi bay lăng xăng trong hư không thì đó gọi là trần. Hư không có bay lăng xăng không? Bụi bay lăng xăng, lăng xăng đó gọ đó là trần.Chủ không đi. Còn khách có đến và có đi thì gọi đó là khách. Như vậy mình nói khách trần phiền não là cái tâm vọng tưởng chợt sanh, chợt diệt, chợt có, chợt không. Trong khi mình dẹp trừ những phiền não hay những loại vọng tưởng điên đảo chợt có, chợt không đó, mình khởi ra cái tâm đại bi. Đại bi tức là mình thương mọi người. Mình muốn độ họ, mình muốn dẹp cho họ thì gọi đó là đại bi. Như tại sao lại là ái kiến/ tức là mình khởi tâm thương họ, muốn đoạn trừ phiền não cho họ. Nhưng đối sinh tử thì thấy sinh tử hoài mệt mỏi quá! Có tâm chán. Thôi! Đời này thôi, sau mệt rồi không có thèm trở lại độ nữa. Có tâm vừa chán như vậy đó là ái kiến đại bi. Tuy thương chúng sinh mà cảm thấy mình mệt mỏi. Như vậy là ái kiến đó là kiến cái gì? 
Hai cái kiến hồi nãy đó. Là kiến ngã phải không? Ai mệt mỏi? Ta mệt mỏi. Bởi thấy ta mệt mỏi, thương chúng sinh nhưng thấy mình mệt mỏi thì gọi đó là ái kiến đại bi. 
Mất chú có bệnh đó không? Chắc còn tệ hơn cái đó nhiều nữa. Cho nên Bồ Tát bảo rằng mình phải lìa tâm ái kiến đại bi đó thì mới không có sự mệt mỏi, nhàm chán. Nếu lìa được tâm ái kiến đại bi, không có sự mệt mỏi, nhàm chán thì sanh ra ở chỗ nào, bất cứ lúc nào cũng không bị ái kiến che lấp. Sanh ra liền nhớ bản hạnh của mình để tiếp tục tu. Còn nếu mình có mang ái kiến đại bi trong đó, sanh ra liền bị cái ái nó che, quên cái bản nguyện ban đầu của mình. 
Thực ra mấy chỗ này chúng ta thấy quá là cao thượng, quá là siêu thoát. Nhìn lại mình thì sao? Chỉ có một đời này thôi mà khả năng mình có thể làm được việc này việc nọ. Mà sai làm một lần, hai lần thì còn ráng. Tới lần thứ ba, thứ tư thì sao? Thôi! Con mệt lắm rồi! Không làm nữa đâu. Cái gì mệt? Cái ngã. Vì còn thấy mình thật, rồi có ái kiến. Từ cái ái kiến đó cho nên chấp ngã. Chấp ngã cho nên không muốn làm. Như vậy Bồ Tát sanh nhiều đời để độ chúng sanh, mà có khi một lúc nào đó cảm thấy mệt mỏi, đã là ái kiến đại bi. Còn mình chỉ có một đời này, hoặc làm việc có năm tháng, bảy tháng mà thấy mệt mỏi thì còn gì đại bi. Cái gì đại bi trả lời giùm coi. Ch nên mới thấy cái tầm thường, cái dở của mình, yếu của mình. cho nên giả sử ngang đây mà có chết, trở lại chắc quên hết trơn. Ít ra cũng gần tới đầu bạc mới nhớ, phải vậy không? Bởi vì tâm ái kiến còn nặng quá, nó đâu có mạnh. thấy vậy chúng ta mới biết cái gốc tu thật là sâu. Hiểu cho thật kỹ thì tu khỏi lầm lẫn. Chớ không thì học hạnh Bồ Tát, tu thì muốn thành Phật. Muốn thành Phật thì có qua hạnh Bồ Tát không? Nếu không qua hạnh Bồ Tát thì đâu thành Phật. Như vậy những cái Bồ Tát làm, mình chưa có tí ti gì hết trơn, phải không? Đó là cái xấu hổ của mình đó. 
Cái chỗ sanh không bị trói buộc hay vì chúng sinh nói pháp mở trói buộc. 
Nghĩa là Bồ Tát mà dứt ái kiến đại bi rồi thì sanh nơi nào cũng không bị ái kiến che lấp. Mình sanh ra không gì trói buộc mình hết. Rồi mình cũng hay vì chúng sinh nói pháp để mởi trói buộc cho họ. 
Như lời Phật nói, nếu tự có trói buộc mà hay cởi mở ch người kia thì không có lẽ ấy. 
Phật dạy rằng nếu ai đó còn đang bị trói buộc mà muốn cởi mở cho người khác thì không có lẽ đó. Tôi nói thí dụ, như có đám ăn cướp vô nhà, mỗi người cột lại trong một cây cột. Nó lấy đồ hết, nó đi. Người nào cũng bị cột, bị trói trong cây cột. Bây giờ mình muốn mở cho huynh đệ mình mở được không? Khi mình đang bị trói? Dù cho mình có thương có muốn mở cho người khác mà chính mình chưa mở được thì cũng khó mở được cho ai. Cho nên Phật dạy chúng ta phải tự mở. Muốn tự mở thì phải phá hai kiến chấp về ngã, kiến chấp về ngã sở. Nếu phá được hai cái đó rồi là chúng ta mở được cái trói buộc. Rồi từ đó mới mở được trói buộc cho người khác. Đó là lẽ thật. 
Nếu tự mình không trói buộc mà hay mở cho người kia, đâu là có lẽ ấy. 
Lẽ ấy đó là lẽ thật. Mình không bị trói buộc, mình mở cho người khác, đó là lẽ thật khong chối cãi được. 
Thế nên Bồ Tát không nên khởi cái trói buộc. 
Cho nên là Bồ Tát thì không nên khởi cái trói buộc. Khởi trói buộc tức là khởi những ái kiến về ngã và ngã sở. Nói như vậy ở đây các huynh đệ thấy lời dạy này có dính gì với mình không, có gần với mình không? Mấy huynh đệ có phát tâm thọ Bồ Tát giới không? 
Như vâỵ mình là Bồ Tát rồi, phải không? Đang tu Bồ Tát hạnh thì phải học những lời dạy để Bồ Tát thực hành. Như vậy trước hết mình phải học cái gì là trói, rồi cái gì mà mở. Biết được cái trói, rồi cái gì là mở. Biết được cái trói, cái mở rồi để mình mở trói cho mình và mình mở trói cho chúng sinh. 
Thế nên Bồ Tát không nên khởi trói. Sao gọi là trói? Sao gọi là mở? Tham trước thiền vị, ấy là Bồ Tát bị trói. Do phương tiện sanh ấy là Bồ Tát mở. 
Đây là tiến lên một bước cao nữa. Nếu Bồ Tát còn tham trước các thiền vị của mình, đó gọi là bị trói. Thí dụ có những vị tu thiền, nhập được Diệt Tận Định. khi nhập được Diệt Tận Định rồi an ổn, tự tại không khổ, không vui, không có phiền hà nào hết. Yên tron tỉnh lặng đó, rồi say sưa mãi trong đó thì có lợi ích gì cho ai không? Có cứu độ cho kẻ nào được không? nếu mình bám vào đó mình tự mãn, mình hài lòng thì gọi đó là bị trói. Đó là bị trói của Bồ Tát. Vì như vậy là mình không có phương tiện. Bởi không phương tiện nên không làm lợi ích cho ai được. Cho nên nó do phương tiện sanh, ấy là Bồ Tát mở. Trong khi mình vẫn được cái Thiền vị mà mình khởi phương tiện, tức là khởi lọng đại bị, muốn chỉ cho chúng sinh họ thoát khổ như mình. Như vậy đó là mở được cái trói. Còn nếu mình tự hài lòng, tự mãn với cảnh của mình được thì đó là bị trói. 
Lại không có phương tiện huệ, gọi là bị trói. Có phương tiện huệ gọi là mở. 
Không có huệ phương tiện là trói. Có huệ phương tiện là mở. Bởi vì chúng ta tu mà cứ cố chấp những cái pháp mình được, rồi an trú ở trong đó. Gọi là không có huệ phương tiện. Nếu không có huệ phương tiện thì đó là bị trói trong sở đắc của mình. còn nếu mình có huệ phương tiện thì mình không chấp cái sở đắc đó. Như vậy mình mới làm lợi ích cho mọi người thì gọi đó là có huệ phương tiện. Người đó là người được cởi mở. 
Sao gọi là không có phương tiện huệ bị trói? Nghĩa là Bồ Tát do cái tâm ái kiến, trang nghiêm cõi Phật thành tựu cho chúng sinh đối với không, vô tướng, vô tác. Trong pháp khhông, vô tướng, vô tác mà tự điều phục ấy gọi là không phương tiện huệ bị trói. 
Đây là chỉ thêm chỗ cao vút cho chúng ta thấy. Thường thường nói Bồ Tát tu thì phải khởi tâm trang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh, phải không? Trong khi khởi tâm trang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh đối với 3 pháp giải thoát môn là không, vô tướng, vô tác. Mình lấy đó mà điều phục. Như vậy gọi là không có phương tiện huệ, là bị trói. 
Bây giời sao gọi là có phương tiện huệ được giải thoát hay là được cởi mở. Nghĩa là không do tâm ái kiến trang nghiêm cõi Phật thành tựu chúng sinh đối trong 3 pháp không, vô tướng, vô tác dùng tự điều phục mà không nhàm chán. Ấy gọi là có phương tiện huệ mở. 
Như vâỵ hai bên khác nhau chỗ nào? Bên kia có tâm ái kiến, trang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh, cung tu tam môn giải thoát. Bên nọ cũng trang nghiêm tịnh độ thành tựu chúng sinh, tu 3 môn giải thoát nhưng mà không ái kiến. Bây giờ chúng ta nghĩ thế này, mình ráng vận động cất một ngôi chùa cho thật đẹp để rồi mình về ở đó tu dưỡng già cho khỏe thân. Như vậy cũng cất chùa, cũng lo cho tam bảo nhưng mà nghĩ về đó cho khỏe thân của mình thì có ái kiến không? Còn bây giờ mình cũng muốn vận động cất chùa cho to để nuôi chúng để hướng dẫn họ tu hành, để họ tiến tới chỗ giải thoát mà không nghĩ mình thế nào hết. Cái đó có ái kiến không? 
Như vậy cũng một việc làm mà một bên còn ái kiến. Cho nên chúng ta tế nhị đừng hiểu lầm. Nhiều khi cứ nghe nói cất chùa thì tưởng ai cũng tốt hết. Nhiều khi cất chùa muốn chùa mình cho hơn người khác thì đó có ái kiến không? Rồi cứ vậy hoặc cất chùa để rồi thu hút Phật tử cũng dường nhiều... Những cái đó đều từ bệnh ái kiến mà ra. Ở đây nghĩ tới trang nghiêm cõi Phật thành tựu chúng sinh, tu 3 môn giải thoát mà còn nghĩ về mình nữa thì còn là ái kiến thay. Vốn nữa là những (thiếu một chút đầu mặt B cuộn 6) rõ lời của các vị Bồ Tát chỉ cho mình biết bệnh để mà tránh. Tránh được bệnh thì mới mong giải thoát được, mới mong tiến lên Phật quả được. 
--o0o--