TIỂU KINH SƯ TỬ HỐNG
(Culasihanadasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana
(Kỳ-đà Lâm), trong vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây, Thế
Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo.
– Bạch Thế Tôn,
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết như
sau:
– Này các Tỷ-kheo, chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây
là có Sa-môn thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có
Sa-môn thứ tư; các ngoại đạo khác không có Sa-môn. Này các
Tỷ-kheo, các Ông hãy chân chánh rống tiếng rống sư tử như vậy. Này
các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra khi ở đây những Du sĩ ngoại đạo có
thể nói: "Chư Tôn giả có tin tưởng gì, có sức lực gì mà chư Tôn
giả tuyên bố: "Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất; ở đây là có Sa-môn
thứ hai; ở đây là có Sa-môn thứ ba; ở đây là có Sa-môn thứ tư; các
ngoại đạo khác không có Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, nếu được các Du
sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền,
vì chúng tôi tự chánh kiến bốn pháp, được Thế Tôn tuyên bo ho
chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã biết, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng
Giác nên chúng tôi nói: "Chỉ ở đây là có Sa-môn thứ nhất, ở đây là
có Sa-môn thứ hai; Sa-môn thứ ba; Sa-môn thứ tư". Thế nào là bốn?
Chư Hiền, chúng tôi có lòng tin bậc Đạo Sư, có lòng tin Pháp, có
sự thành tựu viên mãn các Giới luật, và những pháp hữu củ húng
tôi, những người cư sĩ và những người xuất gia, được chúng tôi
thương, chúng tôi mến. Chư Hiền, vì chúng tôi tự chánh kiến bốn
pháp, được Thế Tôn tuyên bo ho chúng tôi biết, bậc đã thấy, đã
biết, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác nên chúng tôi nói: "Chỉ ở đây
là Sa-môn... Sa-môn thứ tư". Này các Tỷ-kheo, sự tình này xảy ra,
khi ở đây, những Du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Chư Hiền, chúng tôi
cũng có lòng tin bậc Đạo Sư, vị ấy là Đạo Sư củ húng tôi. Chúng
tôi có lòng tin Pháp, Pháp ấy là Pháp củ húng tôi, chúng tôi thành
tựu viên mãn các Giới luật, những Giới luật ấy là Giới luật củ
húng tôi. Và những pháp hữu củ húng tôi, những người cư sĩ và cả
những người xuất gia, được chúng tôi thương, được chúng tôi mến.
Chư Hiền, như vậy có sự sai biệt gì, có sự đặc thù gì, có sự khác
biệt gì giữa quý vị và chúng tôi?". Chư Tỷ-kheo, nếu được các Du
sĩ ngoại đạo nói như vậy, cần phải trả lời họ như sau: "Chư Hiền,
cứu cánh là một hay cứu cánh là đa diện?" Nếu trả lời đứng đắn,
các Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh là một, cứu
cánh không phải đa diện" - "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có
tham, hay cho người không tham?" Nếu trả lời đứng đắn, các Du sĩ
ngoại đạo phải trả lời:- "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không
tham, không phải cho người có tham" - "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho
người có sân, hay cho người không sân?" Nếu trả lời đứng đắn, các
Du sĩ ngoại đạo phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người
không sân, không phải cho người có sân" - "Chư Hiền, cứu cánh ấy
cho người có si hay cho người không si? Nếu trả lời đứng đắn...
phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không si, không
phải cho người có si" - "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có ái,
hay cho người không ái?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời:
"Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không ái, không phải cho người có
ái" - "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có chấp thủ, hay cho người
không chấp thủ?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Chư Hiền,
cứu cánh ấy cho người không chấp thủ, không phải cho người chấp
thủ". - "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người có trí, hay cho người
không có trí?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả lời: "Cứu cánh ấy
cho người có trí, không phải cho người không có trí". - "Chư Hiền,
cứu cánh ấy cho người thuận ứng, nghịch ứng hay cho người không
thuận ứng, không nghịch ứng?" Nếu trả lời đứng đắn... phải trả
lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy cho người không thuận ứng, không
nghịch ứng, không phải cho người thuận ứng, nghịch ứng". - "Chư
Hiền, cứu cánh ấy cho người ưa hý luận, thích hý luận hay cho
người không ưa hý luận, không thích hý luận?" Nếu trả lời đứng
đắn, các Du sĩ ngoại đạo cần phải trả lời: "Chư Hiền, cứu cánh ấy
cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, không phải cho
người ưa hý luận, thích hý luận".
Chư Tỷ-kheo, có hai loại tri kiến này: hữu kiến và phi
hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà la môn nào chấp trước
hữu kiến, thân thiết hữu kiến, co hấp hữu kiến; những vị ấy bị
chướng ngại đối với phi hữu kiến. Chư Tỷ-kheo, những Sa-môn hay
Bà-la-môn nào chấp trước phi hữu kiến, thân thiết phi hữu kiến, co
hấp phi hữu kiến; những vị ấy bị chướng ngại bởi hữu kiến. Chư
Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri sự
tập khởi và sự đoạn diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy
hiểm và sự xuất ly củ húng, những vị này là những vị có tham, có
sân, có si, có ái, có chấp thủ, không có trí, có thuận ứng, có
nghịch ứng, có ưa hý luận, có thích hý luận; những vị ấy không
giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói
những vị ấy không giải thoát khỏi đau khổ. Chư Tỷ-kheo, những
Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật tuệ tri sự tập khởi và sự đoạn
diệt của hai loại kiến này, vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly
củ húng; những vị này là những vị không tham, không sân, không si,
không ái, không chấp thủ, có trí, không có thuận ứng, không có
nghịch ứng, không ưa hý luận, thích hý luận; những vị ấy giải
thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói những vị
ấy giải thoát khỏi đau khổ.
Chư Tỷ-kheo, có bốn chấp thủ. Thế nào là bốn? Dục thủ,
kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những
Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không
chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ; họ hiển thị sự liễu
tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về
giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri ba sự. Do vậy, những Hiền giả
Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không
chân chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu
tri về dục thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về kiến thủ, về
giới cấm thủ, về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay
Bà-la-môn tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân chánh
hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục
thủ, sự liễu tri về kiến thủ nhưng không hiển thị sự liễu tri về
giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không như thật tuệ tri hai sự. Do vậy,
những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả
thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ
hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ; nhưng
không hiển thị sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã
luận thủ. Chư Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuy tự xưng liễu
tri tất cả thủ, nhưng không chơn chánh hiển thị sự liễu tri tất cả
thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ,
sự liễu tri về giới cấm thủ, nhưng không hiển thị sự liễu tri về
ngã luận thủ. Vì sao vậy? Những Hiền giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy
không như thật tuệ tri một sự. Do vậy, những Hiền giả Sa-môn,
Bà-la-môn ấy tuy tự xưng liễu tri tất cả thủ, nhưng không chân
chánh hiển thị sự liễu tri tất cả thủ. Họ hiển thị sự liễu tri về
dục thủ, sự liễu tri về kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ,
nhưng không hiển thị sự liễu tri về ngã luận thủ. Chư Tỷ-kheo,
trong pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối với Đạo Sư, tịnh tín
ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có tịnh tín đối với Pháp, tịnh
tín ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có thành tựu viên mãn các
Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là không hoàn toàn; nếu có sự
thương mến đối với những pháp hữu, sự thương mến ấy được xem là
không hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy,
trong một pháp luật không khéo thuyết giảng, không khéo hiển thị,
không có hướng thượng, không dẫn đến tịch tịnh, không được bậc
Chánh Đẳng Giác hiển thị.
Và Như Tỷ-kheo, bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Đẳng Giác
tự xưng liễu tri tất cả thủ, chân chánh hiển thị sự liễu tri tất
cả thủ. Như Lai hiển thị sự liễu tri về dục thủ, sự liễu tri về
kiến thủ, sự liễu tri về giới cấm thủ, sự liễu tri về ngã luận
thủ. Chư Tỷ-kheo, trong một pháp luật như vậy, nếu có tịnh tín đối
với bậc Đạo Sư, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có tịnh tín
đối với Pháp, tịnh tín ấy được xem là hoàn toàn; nếu có thành tựu
viên mãn các Giới luật, sự thành tựu ấy được xem là hoàn toàn; nếu
có sự thương mến đối với các pháp hữu, sự thương mến ấy được xem
là hoàn toàn. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, sự tình là như vậy, trong
một pháp luật khéo thuyết giảng, khéo hiển thị, có hướng thượng,
dẫn đến tịch tịnh, được bậc Chánh Đẳng Giác hiển thị.
Chư Tỷ-kheo, bốn loại chấp thủ này, lấy gì làm duyên,
lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Bốn loại
chấp thủ này lấy ái làm duyên, lấy ái làm tập khởi, lấy ái làm
chủng, lấy ái làm nhân. Chư Tỷ-kheo, ái này lấy gì làm duyên, lấy
gì làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo,
ái này lấy thọ làm duyên, lấy thọ làm tập khởi, lấy thọ làm chủng,
lấy thọ làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thọ này lấy gì làm duyên, lấy gì
làm tập khởi, lấy gì làm chủng, lấy gì làm nhân ? Chư Tỷ-kheo, thọ
này lấy xúc làm duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm chủng,
lấy xúc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy gì làm duyên... lấy gì
làm nhân? Chư Tỷ-kheo, xúc này lấy sáu nhập làm duyên... lấy sáu
nhập làm nhân. Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy gì làm duyên... lấy
gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, sáu nhập này lấy danh sắc làm duyên...
lấy danh sắc làm nhân. Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy gì làm
duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, danh sắc này lấy thức làm
duyên... lấy thức làm nhân. Chư Tỷ-kheo, thức này lấy gì làm
duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, thức này lấy hành làm
duyên... lấy hành làm nhân. Chư Tỷ-kheo, hành này lấy gì làm
duyên... lấy gì làm nhân? Chư Tỷ-kheo, hành này lấy vô minh làm
duyên... lấy vô minh làm nhân. Và Chư Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo đã
đoạn trừ vô minh, đã làm minh sanh khởi, vị ấy do vô minh được
đoạn trừ, do minh sanh khởi, nên không chấp thủ dục thủ, không
chấp thủ kiến thủ, không chấp thủ giới cấm thủ, không chấp thủ ngã
luận thủ. Nhờ không chấp thủ nên không tháo động, nhờ không tháo
động, nên tự thân chứng được Niết-bàn; vị ấy tuệ tri: "Sanh đã
tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui
trạng thái này nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ,
tín thọ lời dạy của Thế Tôn.