- KINH TƯ SÁT
-
(Vimamsakastuttam)
-
- Như vầy tôi nghe.
- Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại
Jetavana, tịnh xá của Ông Anathapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các
Tỷ-kheo:
- – Này các Tỷ-kheo.
- – Bạch Thế Tôn.
- Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết giảng như sau:
- – Này các Tỷ-kheo, vị tư sát
Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh (Cetapariyayam) của người khác,
cần phải tìm hiểu về Như Lai, để ý thức được Ngài có Chánh Đẳng
Giác hay không?
- – Bạch Thế Tôn, đối với chúng con,
các pháp dựa Thế Tôn làm căn bản, hướng Thế Tôn làm bậc lãnh
đạo, nương tựa Thế Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay,
Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn,
các Tỷ-kheo sẽ hành trì.
- – Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và
khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- – Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
- Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn thuyết giảng như sau:
- – Này các Tỷ-kheo, vị tư sát
Tỷ-kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu
về Như Lai trên hai loại pháp: Các pháp do mắt, tại nhận thức,
nghĩ rằng: "Những pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức, những pháp
ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu
như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: "Những pháp ô nhiễm do
mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai".
Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như sau: "Những pháp ô
nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không có hiện khởi ở
Như Lai". Vị ấy tìm hiểu thêm: "Những tạp pháp (khi nhiễm khi
tịnh) do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như
Lai hay không hiện khởi?" Sau khi tìm hiểu như vậy và vị Tỷ-kheo
biết được như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những
pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy
và biết được như sau : "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai." Vị ấy tìm thiểu
thêm: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh, do mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?" Sau
khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau: "Những pháp
hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức, những pháp ấy có
hiện khởi ở Như Lai". Sau khi tìm hiểu như vậy và biết được như
sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai". Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị
Tôn giả này thành tựu thiện pháp này trong một thời gian lâu dài
hay trong một thời gian ngắn?" Sau khi tìm hiểu như vậy, vị
Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện pháp
này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu thiện
pháp này không phải trong một thời gian ngắn". Sau khi tìm hiểu
như vậy và biết được như sau: "Vị Tôn giả này thành tựu thiện
pháp này trong một thời gian lâu dài, vị Tôn giả này thành tựu
thiên pháp này không phải trong một thời gian ngắn". Vị ấy tìm
hiểu thêm: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi có danh, một số
nguy hiểm có khởi lên cho vị ấy ở đây không?" Này các Tỷ-kheo,
một số nguy hiểm không khởi lên ở đây cho vị Tỷ-kheo, khi vị ấy
chưa được hữu danh, chư ó danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, khi vị
Tỷ-kheo ấy được hữu danh, có danh tiếng, thì một số nguy hiểm có
thể khởi lên ở đây cho vị ấy. Sau khi tìm hiểu như vậy, vị
Tỷ-kheo biết được như sau: "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu danh này, khi
có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị ấy". Sau khi tìm
hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau : "Vị Tôn giả Tỷ-kheo hữu
danh này, khi có danh, một số nguy hiểm không khởi lên cho vị
này." Vị ấy tìm hiểu thêm: "Vị Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ,
vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Có phải do vì đoạn
diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị này không thỏa mãn các
dục?". Sau khi tìm hiểu như vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị
Tôn giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ
hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên
vị này không thỏa mãn các dục". Này các Tỷ-kheo, nếu có những
người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: "Những dữ kiện Tôn giả là
gì, những bằng chứng của Tôn giả là gì, mà Tôn giả nói: "Vị Tôn
giả này, do vô úy mà từ bỏ, vị Tôn giả này không phải vì sợ hãi
mà từ bỏ". Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái, nên vị
này không thỏa mãn các dục". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả
lời một cách chân chánh phải trả lời như sau: "Vị Tôn giả này
sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dầu cho những vị sống ở
đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có những vị giáo giới hội
chúng, ở đây có những vị chuyên trọng tài vật, có những vị ở đây
không bị ô nhiễm bởi tài vật, vị Tôn giả này không vì vậy mà
khinh bỉ họ vì lý do này. Như vây tôi nghe trước mặt Thế Tôn,
như vậy tôi được biết trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy mà từ bỏ,
Ta không phải vì sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì
không có tham ái nên ta không thỏa mãn các dục"".
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai
cần phải được hỏi thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai
nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có
hiện khởi?" Được hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp
ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện khởi ở
Như Lai. Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có
hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Được hỏi vậy, này
các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Những tạp pháp do mắt,
tai nhận thức, những pháp ấy không có hiện khởi ở Như Lai. Những
pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy
có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện khởi?" Được hỏi vậy,
này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những pháp hoàn toàn
thanh tịnh do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở
Như Lai". Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai
giống Ta như vậy. Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc
Đạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Đạo Sư thuyết pháp
cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi
diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương
(Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Đạo Sư thuyết pháp
cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này
đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương
đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong
pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng
tịnh tín đối với bậc Đạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác,
Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành
trì". Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau:
"Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả
nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn
khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?"" Này các
Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả
lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để
nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến
vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch
với các pháp tương đương củ húng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn
thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác,
từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch với các pháp
tương đương củ húng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong
pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi
lòng tịnh tín đối với bậc Đạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng
Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo
hành trì"".
- Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà
lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những
dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo,
lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên
(chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn,
Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như
vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như
Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp.
- Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- --o0o--