|
- Kinh Trung Bộ
- HT. Thích Minh Châu dịch
- ĐẠI KINH
MALUNKYAPUTTA
-
(Mahamalunkyaputtasuttam)
-
- Như vầy tôi
nghe.
- Một thời, Thế
Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika. Ở
đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". – "Bạch Thế Tôn".
Những vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Này các
Tỷ-kheo, các Ông có thọ trì năm hạ phần kiết sử do Ta giảng dạy
không?
- Được nghe nói
vậy, Tôn giả Malunkyaputta bạch Thế Tôn:
- – Con có thọ
trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
- – Năm hạ phần
kiết sử do Ta giảng dạy, này Malunkyaputta, Ông thọ trì như thế
nào?
- – Bạch Thế
Tôn, con thọ trì thân kiến là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng
dạy. Bạch Thế Tôn con thọ trì nghi là hạ phần kiết sử do Thế Tôn
giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì giới cấm thủ là hạ phần kiết
sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì dục tham là hạ
phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Bạch Thế Tôn, con thọ trì sân
là hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy. Như vậy, bạch Thế Tôn,
con thọ trì năm hạ phần kiết sử do Thế Tôn giảng dạy.
- – Này
Malunkyaputta, vì vấn đề gì (hay vì ai) Ông thọ trì năm hạ phần
kiết này do Ta giảng dạy ? Này Malunkyaputta, có phải các tu sĩ
ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít ? Này
Malunkyaputta, nếu một đứa con nít ngây thơ đang nằm ngủ không có
tự thân, thời đâu nó có thể khởi lên thân kiến ? Thân kiến tùy
miên thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một
đứa con nít ngây thơ, đang nằm ngửa không có các pháp, thời từ đâu
nó có thể khởi lên nghi hoặc đối với các pháp ? Nghi tùy miên thật
sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít
ngây thơ đang nằm ngửa không có giới, thời từ đâu nó có thể khởi
lên giới cấm thủ trong các giới ? Giới cấm thủ tùy miên thật sự
sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít
ngây thơ đang nằm ngửa không có những dục, thời từ đâu nó có thể
khởi lên lòng dục tham trong các dục ? Dục tham, tùy miên thật sự
sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, nếu một đứa con nít
ngây thơ đang nằm ngửa không có các loài hữu tình, thời từ đâu nó
có thể khởi lên lòng sân đối với các loài hữu tình ? Sân tùy miên
thật sự sống tiềm tàng trong nó. Này Malunkyaputta, có phải các tu
sĩ ngoại đạo cật vấn Ông với ví dụ này về đứa con nít ?
- Được nghe nói
vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- – Bạch Thế
Tôn, nay đã đến thời, Bạch Thiện Thệ, nay đã đến thời để Thế Tôn
thuyết giảng năm hạ phần kiết sử. Sau khi nghe Thế Tôn, các
Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- – Vậy Ananda,
hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- – Thưa vâng,
bạch Thế Tôn.
- Tôn giả
Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
- – Ở đây, này
Ananda, có kẻ vô văn phàm phu, không đến yết kiến các bậc Thánh,
không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc
Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp
các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với
tâm bị triền phược bởi thân kiến, bị chi phối bởi thân kiến, và
không như thật tuệ tri sự xuất ly thân kiến đã khởi lên. Thân kiến
này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ
phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị nghi hoặc triền phược, bị nghi
hoặc chi phối, và không như thật tuệ tri sự xuất ly nghi hoặc đã
khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục,
trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị giới cấm thủ
triền phược, bị giới cấm thủ chi phối và không như thật tuệ tri sự
xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên. Giới cấm thủ này của vị ấy kiên
cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử. Vị ấy
sống với tâm bị dục tham triền phược, bị dục tham chi phối và
không như thật biết sự xuất ly dục tham đã khởi lên, dục tham này
của vị ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần
kiết sử. Vị ấy sống với tâm bị sân triền phược, bị sân chi phối và
không như thật tuệ tri, sự xuất ly sân đã khởi lên. Sân này của vị
ấy kiên cố, không được nhiếp phục, trở thành một hạ phần kiết sử.
Và này Ananda, có vị Đa văn Thánh đệ tử, đến yết kiến các bậc
Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh,
đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân,
tu tập pháp các bậc Chân nhân, sống với tâm không bị thân kiến
triền phược, không bị thân kiến chi phối, và vị này như thật tuệ
tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Thân kiến này của vị ấy với
tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị nghi hoặc
triền phược, không bị nghi hoặc chi phối, và vị này như thật tuệ
tri sự xuất ly nghi hoặc đã khởi lên. Nghi hoặc này của vị ấy với
tùy miên được đoạn trừ. Vị ấy sống với tâm không bị giới cấm thủ
triền phược, không bị giới cấm thủ chi phối và vị này như thật tuệ
tri sự xuất ly giới cấm thủ đã khởi lên, giới cấm thủ của vị ấy
với tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị dục tham
triền phược, không bị dục tham chi phối, và vị này như thật tuệ
tri sự xuất ly dục tham đã khởi lên. Dục tham này của vị ấy với
tùy miên được đoạn trừ. Vị này sống với tâm không bị sân triền
phược, không bị sân chi phối, và vị này như thật tuệ tri sự xuất
ly sân được khởi lên. Sân này của vị ấy với tùy miên được đoạn
trừ.
- Này Ananda,
con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết
sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, nhưng năm hạ
phần kiết sử được biết rõ, hay được thấy rõ, hay được đoạn trừ, sự
tình như vậy không xảy ra. Ví như, này Ananda, đối với một cây lớn
đứng thẳng có lõi cây nếu người ấy không đẽo vỏ trong, không đẽo
giác cây, nhưng vẫn có thể đẽo được lõi cây, sự tình này không xảy
ra. Cũng vậy này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến sự
đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu không thực hành con đường ấy, lộ
trình ấy, nhưng năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được
thấy rõ, hay sẽ được đoạn trừ, sự tình như vậy không xảy ra. Và
này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến đoạn trừ năm hạ
phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, lộ trình ấy, thời năm hạ
phần kiết sử sẽ được biết rõ, hãy sẽ được thấy rõ, hay sẽ được
đoạn trừ, sự tình như vậy xảy ra. Ví như, này Ananda, đối với một
cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, nếu người ấy sau khi đẻo vỏ
trong, sau khi đẻo giác cây, thời sẽ đẻo được lõi cây, sự tình này
xảy ra. Cũng vậy này Ananda, con đường nào, lộ trình nào đưa đến
sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, nếu thực hành con đường ấy, đạo
lộ ấy, thời năm hạ phần kiết sử sẽ được biết rõ, hay sẽ được thấy
rõ, hay sẽ được đoạn diệt, sự tình như vậy xảy ra. Này Ananda, ví
như sông Hằng, nước đầy tràn, con quạ có thể uống được. Rồi một
người ốm yếu đi đến và nghĩ như sau: "Sau khi lội cắt ngang dòng
sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên kia an toàn". Nhưng
người ấy không thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay
của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này Ananda,
bất cứ ai, khi được giảng pháp để đoạn trừ thân kiến, nếu tâm của
vị ấy không thích thú, không hoan hỷ, không có định tĩnh, không có
giải thoát, thời vị ấy cần phải được xem là giống người ốm yếu
kia. Này Ananda, ví như sông Hằng, nước lớn, đầy tràn, con quạ có
thể uống được. Rồi một người lực sĩ đi đến và nghĩ như sau: "Sau
khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, với tay của ta, ta sẽ đến bờ bên
kia an toàn". Người ta có thể sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng
với tay của người ấy, đến được bờ bên kia an toàn. Cũng vậy, này
Ananda, bất cứ ai, khi được giảng pháp để được đoạn trừ thân kiến,
nếu tâm của vị ấy thích thú, hoan hỷ, có định tĩnh, có giải thoát,
thời vị ấy được xem là giống như người lực sĩ kia
- Và này
Ananda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn
trừ năm hạ phần kiết sử ? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo do viễn ly
các sanh y (Upadhiviveka) do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm
cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất
thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do
ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ
pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như
bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh
chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này
giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các
pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ
rằng: "Đây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả
hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt,
Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận
các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc,
thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ
phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải
trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình
đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.
- Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt
tâm... Thiền thứ ba... chứng và trú Thiền thứ tư. Vị này chánh
quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là
vô thường... (như trên)... không phải trở lui đời này nữa. Này
Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử.
- Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại
tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, vị Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư
không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ. Vị này chánh
quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là
vô thường... (như trên)... không phải trở lui đời này nữa. Này
Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử.
- Lại nữa, này
Ananda, Tỷ-kheo vượt lên mọi Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức
là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)... vượt
lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và
trú Vô sở hữu xứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng
pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục
bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ
địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm
khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy
tập trung vào bất tử giới và nghĩ rằng: "Đây là tịch tịnh, đây là
vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự
ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở
đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt
đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của
mình, do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh,
nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda,
đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần
kiết sử.
- – Bạch Thế
Tôn, nếu đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm
hạ phần kiết sử thời do hành trì như thế nào mà một số vị Tỷ-kheo
chứng tâm giải thoát, một số chứng tuệ giải thoát ?
- – Ở đây, này
Ananda, Ta nói rằng do sự sai khác về căn tánh.
- Thế Tôn
thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn
dạy.
- --o0o--
|
|