|
Kinh Trung Bộ
H. T. Thích Minh Châu dịch
--o0o--
- ĐẠI KINH MÃN
NGUYỆT
-
(Mahapunnamasuttam)
-
- Như vầy tôi
nghe.
- Một thời Thế
Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ), Pubbarama (Đông Viên),
Migaramatupasada (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ trong ngày
Bố-tát, ngày trăng tròn, trong đêm trăng rằm, Thế Tôn đang ngồi
giữa trời, xung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi một
Tỷ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay
vái Thế Tôn và bạch Thế Tôn :
- – Con muốn
hỏi Thế Tôn một vấn đề đặc biệt, nếu Thế Tôn cho con được phép
nói lên câu hỏi.
- – Vậy này
Tỷ-kheo, hãy ngồi trên chỗ của Ông và hỏi như ý Ông muốn.
- Rồi vị Tỷ-kheo ấy, sau khi ngồi
xuống trên chỗ ngồi của mình, bạch Thế Tôn :
- – Bạch Thế
Tôn, có phải có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ
uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn ?
- – Này
Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn,
tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
- – Lành thay,
bạch Thế Tôn.
- Tỷ-kheo ấy
sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn nói, hỏi Thế Tôn một câu
hỏi khác :
- – Bạch Thế
Tôn, năm thủ uẩn này, lấy gì làm căn bản ?
- – Này
Tỷ-kheo, năm thủ uẩn này lấy dục làm căn bản.
- – Bạch Thế
Tôn, có phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, hay là ngoài năm
thủ uẩn, có một chấp thủ (khác) ?
- – Này
Tỷ-kheo, không phải chính chấp thủ ấy là năm thủ uẩn, cũng không
phải ngoài năm thủ uẩn có sự chấp thủ. Này Tỷ-kheo, khi nào có
lòng dục, lòng tham đối với năm thủ uẩn, ở đấy chính là chấp
thủ.
- – Bạch Thế
Tôn, phải chăng có thể có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham
đối với năm thủ uẩn ?
- Thế Tôn trả
lời :
- – Này
Tỷ-kheo, có thể có. Ở đây, này Tỷ-kheo có người nghĩ như sau :
"Mong rằng có sắc như thế này trong tương lai ! Mong rằng có thọ
như thế này trong tương lai ! Mong rằng có tưởng như thế này
trong tương lai ! Mong rằng có hành như thế này trong tương lai
! Mong rằng có thức như thế này trong tương lai !" Như vậy, này
Tỷ-kheo, có sự sai khác trong lòng dục, lòng tham đối với năm
uẩn.
- – Nhưng bạch
Thế Tôn, cho đến như thế nào là ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn ?
- – Này
Tỷ-kheo, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc
uẩn. Phàm cảm thọ gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là thọ
uẩn. Phàm tưởng gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại.. (như trên)...
xa hay gần, như vậy là tưởng uẩn. Phàm những hành gì, quá khứ,
vị lai hay hiện tại... (như trên).. xa hay gần, như vậy là hành
uẩn. Phàm thức gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại.. (như trên)...
xa hay gần, như vậy là thức uẩn. Cho đến như vậy, này Tỷ-kheo là
ý nghĩa chữ uẩn trong các uẩn.
- – Do nhân gì,
bạch Thế Tôn, do duyên gì được chấp nhận gọi là sắc uẩn ? Do
nhân gì, duyên gì được chấp nhận gọi là thọ uẩn ? Do nhân gì,
duyên gì được chấp nhận gọi là tưởng uẩn? Do nhân gì, duyên gì
được chấp nhận gọi hành uẩn ? Do nhân gì, duyên gì được chấp
nhận gọi là thức uẩn ?
- – Bốn đại là
nhân, này Tỷ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc
uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn.
Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc
là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc
là nhân này Tỷ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là
thức uẩn.
- – Nhưng bạch
Thế Tôn, thế nào là thân kiến ?
- – Ở đây, này
Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không hiểu rõ các bậc Thánh,
không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc
Thánh, không hiểu rõ các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp
các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, xem sắc
như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là
trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc; xem thọ như là tự
ngã, hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự
ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ; xem tưởng như là tự ngã,
hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là trong tự
ngã, hay xem tự ngã như là trong trưởng; xem hành như là tự ngã,
hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành như là trong tự ngã,
hay xem tự ngã như là trong hành; xem thức như là tự ngã, hay
xem tự ngã như là có thức, hay xem có thức như là trong tự ngã,
hay xem tự ngã như là trong thức.
- – Nhưng bạch
Thế Tôn, thế nào là không thân kiến ?
- – Ở đây, này
Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục
pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc
Chơn nhân, thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tu tập pháp các
bậc Chơn nhân, không xem sắc như là tự ngã, hay không xem tự ngã
như là có sắc, hay không xem sắc như là trong tự ngã, hay không
xem tự ngã như là trong sắc; không xem thọ như là tự ngã....
không xem tự ngã như là trong thọ, không xem tưởng như là tự
ngã.. , hay không xem tự ngã như là trong tưởng; không xem hành
như là tự ngã... hay không xem tự ngã như là trong hành; không
xem thức như là tự ngã.. không xem tự ngã như là trong thức. Như
vậy, này Tỷ-kheo, là không thân kiến.
- – Bạch Thế
Tôn, cái gì là vị ngọt của sắc, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì
là sự xuất ly ? Cái gì là vị ngọt của thọ, cái gì là sự nguy
hiểm, cái gì là sự xuất ly ? Cái gì là vị ngọt của tưởng, cái gì
là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly ? Cái gì là vị ngọt của
hành, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly ? Cái gì là
vị ngọt của thức, cái gì là sự nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly ?
- – Này
Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên sắc khởi lên, như vậy là vị ngọt của
sắc. Cái gì vô thường, khổ, bị biến hoại trong sắc như vậy là sự
nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn
diệt dục tham, như vậy là sự xuất ly của sắc. Này Tỷ-kheo, lạc
hỷ gì duyên thọ khởi lên, như vậy là vị ngọt của thọ... như vậy
là sự xuất ly của thọ. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên tưởng khởi
lên như vậy là vị ngọt của tưởng.... là sự xuất ly của tưởng.
Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên hành khởi lên như vậy là vị ngọt
của hành... là sự xuất ly của hành. Này Tỷ-kheo, lạc hỷ gì duyên
thức khởi lên, như vậy là vị ngọt của thức. Cái gì vô thường,
khổ, bị biến hoại trong thức, như vậy là sự nguy hiểm của thức.
Sự nhiếp phục dục tham đối với thức, sự đoạn diệt dục tham, như
vậy là sự xuất ly của thức.
- – Bạch Thế
Tôn, do biết gì, do thấy gì, mà không có mạn tùy miên rằng : "Ta
là người làm, sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có
ý thức, và đối với cả tưởng ở ngoài ?
- – Này
Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay
ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, đối với tất cả
sắc, thấy được như thật với trí tuệ là : "Cái này không phải của
tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi". Phàm có thọ gì... tưởng gì... hành gì... phàm có thức gì,
quá khứ vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay
thắng, xa hay gần, đối với tất cả thức, thấy được như thật với
trí tuệ là : "Cái này không phải của tôi, cái này là tôi. Cái
này không phải tự ngã của tôi". Này Tỷ-kheo, do biết như vậy,
thấy như vậy, nên không có mạn tùy miên rằng : "Ta là người làm,
sở thuộc của ta là người làm", đối với tự thân có ý thức, và đối
với tất cả tướng ở ngoài.
- Rồi một
Tỷ-kheo khác khởi lên sự suy tư như sau: "Nếu được nói rằng, chư
Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là
vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã
được ngã nào cảm thọ kết quả ?"
- Thế Tôn biết
được tâm tư của Tỷ-kheo ấy với tâm tư của mình liền nói với các
Tỷ-kheo :
- – Này các
Tỷ-kheo, sự kiện này xảy ra, khi ở đây có kẻ ngu si, vô tri, vô
minh, với tâm bị tham dục chi phối, lại nghĩ cần phải vượt qua
lời dạy của bậc Đạo sư với (câu hỏi): "Nếu được nói rằng, chư
Tôn giả, sắc là vô ngã, thọ là vô ngã, tưởng là vô ngã, hành là
vô ngã, thức là vô ngã; như vậy những hành động do vô ngã làm đã
được ngã nào cảm thọ kết quả ?" Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được
Ta huấn luyện tìm kiếm nhân duyên, chỗ này chỗ kia, đối với
những pháp này, pháp khác. Các Ông nghĩ thế nào, này các
Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường ?
- – Vô thường,
bạch Thế Tôn.
- – Những gì vô
thường là khổ hay lạc ?
- – Là khổ,
bạch Thế Tôn.
- – Những gì vô
thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem : "Cái này
của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi ?"
- – Thưa không
vậy, bạch Thế Tôn.
- – Các Ông
nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, thọ.. (như trên).. tưởng..
hành... thức là thường hay vô thường ?
- – Vô thường,
bạch Thế Tôn.
- – Những gì vô
thường, là khổ hay lạc ?
- – Là khổ,
bạch Thế Tôn.
- – Những gì vô
thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem : "Cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi ?"
- – Thưa không
vậy, bạch Thế Tôn.
- – Do vậy, này
các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì, quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội
hay ngoại... tất cả loại sắc, cần phải như thật quán : "Cái này
không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không
phải tự ngã của tôi". Phàm có thọ gì, phàm có tưởng gì, phàm có
hành gì, phàm có thức gì quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay
ngoại.. tất cả loại thức, cần phải như thật quán : "Cái này
không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không
phải tự ngã của tôi". Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh
đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với
tưởng, yếm ly đối với hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly nên
ly tham, do ly tham nên được giải thoát. Trong sự giải thoát, vị
ấy biết được vị ấy đã giải thoát. Vị ấy biết : "Sanh đã tận,
Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm. Từ nay không còn
trở lại đời sống thế này nữa".
- Thế Tôn
thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn
dạy. Trong khi sự giảng giải này được nói lên, tâm của sáu mươi
vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
- --o0o--
|
|