- Thư Viện Chùa Dược Sư
- CÁC BÀI VIẾT VỀ VU LAN

- Vu Lan
Mùa Báo Hiếu
- ---o0o---
-
-
Mỗi năm gần đến ngày trăng tròn tháng bảy âm
lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu, lá vàng rụng
xuống, cây xanh trồi lên, bông hoa lá bắt đầu chớm nở, sau một
mùa oi bức nómng nực của cái nắng mùa hè. Thời tiết thay đổi,
lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị lễ vu lan, đó là ngày Báo
Ân Cha Mẹ. Lễ Vu Lan đã truyền lại từ ngàn xưa mà Đức Mục Kiền
liên là tiêu biểu, gương mẫu suốt cả nghìn đời mà Đức Phật đã
để lại cho hàng Phật tử để lấy đó làm gương. Nhưng bây giờ
ngày Lễ Vu Lan không còn là một di sản đặc thù của riêng người
phật tử mà là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người, không phân
biệt tôn giáo hay một tổ chức nào. Từ các đấng thánh hiền đến
người thường dân đã là con người ai cũng có cha mẹ sinh ra,
chính cha mẹ đã san sẻ một phần máu thịt để tạo nên hình hài
của mỗi đứa con, tình thương của cha mẹ đối với con là thứ
tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ
tình thương nào trên cõi đời nầy có thể so sánh được. Do đó
báo hiếu cha mẹ chính là nghĩa vụ cao quý thiêng liêng nhất mà
không nghĩa vụ nào bằng. Một việc làm rất cao quý vậy, đó cũng
là một sự an ủi cho những cụ đang sống cô đơn nơi đất khách
quê người.
-
Con người đúng nghĩa là một sinh vật ưu việt có
một lý trí cao cả mà Trời Phật đã ban cho và đã trải qua các
trào lưu văn hóa của một dân tộc, có truyền thống hiếu hạnh từ
lâu đời. Không thể quan niệm như chủ thuyết Duy vật biện chứng
pháp của Các-Mác và Lênin mà con là vì một chút hoan lạc nào
đó mà sinh con chứ nào có ân gì đối với con, hay thủy tổ của
con người là loài vượn. Đó là một luận điệu phi nhân tính, đó
không thể có trong quan niệm một người phật tử chân chính, hay
bất cứ người nào đã có lý trí phán xét, đều không thể chấp
nhận được.
- Đức Phật đã dạy
cho ta rằng: Hiếu tâm tức là Phật tâm . Hiếu đạo vô phi Phật
đạo. Vì vậy mà Phật xác định Cùng cực điều thiện không có gì
hơn hiếu. Trong nền giáo dục Việt Nam từ bao thế hệ trước đây
cũng đã đề cao chữ hiếu mà ta khi còn thiếu thời cắp sách đến
trường ta đã được học thuộc lòng bài học:
-
Công cha như núi thái sơn
-
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-
Một lòng thờ mẹ kính cha
-
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-
Thế thì một người có chút lương tri làm sao lại
không biết đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Mọi
người chúng ta chỉ có một cha, một mẹ sinh ra. Trong kinh nhà
Phật cũng đã truyền lại rằng: Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng
ta lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này, nhận thân khác,
sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà ta uống còn nhiều hơn nước
biển của đại dương. Điều này nhắc nhở ta cho ta thấy công ơn
cha mẹ to biết chừng nào. Do đó, ca dao trong nhân gian đã
truyền lại từ ngàn xưa, đã vì công ơn cha mẹ thăm thẳm như
trời cao, dằng dặc như sông dài, rực rỡ như mặt trời, tỏ rõ
như ánh trăng rằm. Lúc thiếu thời tôi đã được nghe các câu ca
dao truyền bá trong nhân gian như sau:
-
Ơn cha cao như núi thái sơn
-
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi
-
Dù cho dâng cả một đời
-
Cũng không trả được ơn trời sinh ra .
-
Và còn có những câu ru con như:
-
Ru hời, ru hỡi, ru hơi
-
Công cha như núi ngất trời
-
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
-
Núi cao biển rộng mênh mông
-
Làm con trước phải đền công sinh thành .
-
Hay là:
-
Đố ai đếm được lá rừng
-
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
-
Đố ai đếm được những vì sao
-
Đố ai đếm được công lao mẹ hiền.
-
Trong mùa Vu Lan còn có những câu như:
-
Đêm Vu Lan trăng tròn vằng vặc
-
Nhớ mẹ cha canh cánh bên lòng
-
Cha còn như ngọn đèn trong
-
Mẹ còn như ánh trăng rằm trung thu.
-
Dân tộc Việt Nam có mùa Vu Lan, mùa Vu Lan năm
nay cúng ta sống trên đất khách quê người, trong hoàn cảnh xa
quê hương, nhưng không vì vậy mà ta xao lãng bổn phận làm con,
ta phải cùng nhau cầu nguyện cho người quá cố được siêu sinh
tịnh độ và thăm viếng an ủi cha mẹ mình khi còn sống, lúc sống
mà không báo hiếu để đến lúc chết mà khóc thương thì thật đáng
buồn, cũng trong chiều hướng an ủi nhớ đến công ơn sinh thành
khi còn sống. Do đó, cộng đồng Việt Nam năm nay đã có một tổ
chức do ông Nam Lộc, ông Lê Bá Chư, nữ ca sĩ Hương Lan và Ý
Lan đã mạnh dạn đưng ra tổ chức ngày họp mặt của các cụ cao
niên hiện đang sống ở miền Nam California, có dịp gặp nhau
trong một bữa tiệc thân mật với sự giúp vui của các văn nghệ
sĩ, đó cũng là một việc làm cao quý vậy. Người Mỹ họ có ngày
Father s Day và ngày Mother s Day, nhưng Việt Nam có cả một
mùa Vu Lan, tuy nhiên ngày Vu Lan chính vẫn là ngày trăng tròn
rằm tháng bảy âm lịch.
-
Về công đức cúng dường Đức Phật đã dạy khá rõ
ràng tronh kinh Vu Lan mà chúng ta đều biết. Còn cách thức
cúng dường Đức Phật huấn thị cho Vua Ba Tư Nặc khi Vua bạch
với Ngài: Bạch Thế Tôn, từ nay con cấm người ngoại đạo vào
lãnh thổ của con, con xin cúng dường chúng Tăng tất cả những
thứ cần dùng. Phật dạy: Đại vương đừng nói như vậy, cho súc
vật còn được phước huống chi là cho người ngoại đạo. Hãy cho
đúng lúc, cho với tâm thanh tịnh, cho một cách giải thoát chứ
không cầu được phước báo, cho để được niết bàn chứ không cầu
sinh cõi trời.. cho rồiđem cái công đức ấy hồi hướng cho tất
cả mọi loài, chứ không cầu riêng cho bản thân mình.
-
Ngoài ra Đức Phật còn dạy cho Sư Tử Trưởng Giả
về phước báo của hạnh bố thí bình đẳng khi ông đến bạch với
Ngài: Bạch Thế Tôn con nghe Thế Tôn dạy hãy bố thí bình đẳng,
do đó khi bố thí con không có lòng lựa chọn phải trái cao
thấp, con cúng dường và bố thí tất cả, h- ai giữ được giới thì
phước báo vô cùng, ai phạm giới thì tự chịu tai họa, con chỉ
nghĩ ai cũng phải ăn mới sống. Đức Phật dạy: Đó là cái nguyện
rộng rãi, cái tâm bố thí của Bồ Tát Trưởng Giả, hãy nhớ bố thí
bình đẳng thì phước đức vô tận.
-
Một cư sĩ Ưu Ba Ly thưa với Đức Phật: Từ nay
con cấm người ngoại đạo vào nhà con, con chỉ mời đệ tử của
Phật, xuất gia cũng như tại gia. Phật dạy: Cư sĩ cứ tiếp tục
tùy sức cúng dường cho họ. Này cư sĩ, ta không nói nên cúng
dường ta, mà không nên cúng dường kẻ khác, cúng dường ta thì
phước lớn, còn cúng dường kẻ khác thì phước nhỏ, cúng dường đệ
tử của ta thì phước nhiều, cúng dường đệ tử của kẻ khác thì
phước ít. Này cư sĩ, Ta nói như thế này: Hãy bố thi" tất cả
tuỳ tâm hoan hỷ, có khác chăng là bố thí kẻ tịnh tâm thì phước
nhiều hơn là bố thí kẻ biếng nhác mà thôi.
-
Trên đây tôi dẫn giải mấy đoạncủa đức Phật
truyền dạy cho các hàng cư sĩ phật tử liên quan đến ngày lễ Vu
Lan. Vậy chúng ta là hàng phật tử phải lấy đó làm kim chỉ nam
cho bản ngã đã có tâm đạo, để thực thi cho cuộc đời của mình.
Ngày lễ Vu Lan trong gần một thế kỷ nay, không còn là ngày lễ
có tính chất đặc thù riêng của người phật tử tại gia cũng như
xuất gia, mà đó là ngày báo ân của tất cả mọi người, không
phân biệt tôn giáo hay sắc tộc, ai sinh ra cũng phải có cha
mẹ, đã có cha mẹ là phải biết ơn sinh thành dưỡng dục. Mỗi
người chúng ta dốc lòng cầu nguyện cho Tổ tiên, Ông Bà, Cha Mẹ
quá vãng sớm siêu sinh tịnh độ, vĩnh vi-n thoát khỏi cảnh trầm
luân. Nguyện cầu cho Ông Bà, Cha Mẹ hiện tiền được an vui khỏe
mạnh, thăm viếng, an ủi và săn sóc các vị sinh thành còn sống,
đó là làm tròn bổn phận của những người con hiếu hạnh.
- ********
-
LÊN CHÙA KHÁNH VÂN
-
Một cảnh chùa xưa chốn non cao
-
Xa xa mây sợi dệt đưa vào
-
Tường cổng rong trêu vùng tịch mịch
-
Đông mưa lạnh nguyệt úa hoa đào.
-
Xa đời náo thị ngân vang kinh
-
Lánh bụi hồng trần khúc nam tình
-
Lá trúc vi vu nghiêng nghiêng đạo
-
Mòn lũ tình buồn đá khắc hình
-
Lâm Xương Yên
|