-
DẤU CHÂN CHỢ
TẾT
- Tịnh
Minh
-
-
Một sáng chủ nhật cuối đông, trời se se lạnh, những giọt mưa bay
lất phất suốt ngày dường như đang từ từ nhường chỗ cho những tia
nắng hồng lấp lánh ánh xuân. Tôi đang lay hoay gom đồ đi giặt
thì Thầy tôi, Tổ khai sơn chùa Giác Hải, thôn Xuân Tự, xã Vạn
Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, được Hòa thượng Giám viện
Thích Trí Thủ mời vào Phật Học Viện Hải Ðức Nha Trang dạy kinh
văn Hán ngữ cho Tăng chúng, bước vào phòng, nói :
- Tối nay đi chợ tết hè !
-
- Bạch Thầy... nếu mưa thì sao ?
-
- Mưa cũng đi. Còn bốn ngày nữa tới tết. Không mua sắm chút ít
thì đầu xuân chúng điệu và Phật tử đến chùa lấy gì mà sinh hoạt
!
-
- Vâng ạ. Ý!... khômg được. Tối nay con bận đi cúng tất niên với
thầy Diệu Tánh, bạch Thầy.
-
- Tất niên, minh niên cái gì ! Không mợ thì chợ cũng đông. Ông
biết đấy, chùa mình đạm bạc, lại ở trên núi trên non, xa cách
thị thành, nếu tôi không lo sắm sửa cho ba ngày tết thì ai lo
cho đây ! Trụ trì hay giám tự là vậy đó. Mai kia các ông có
chùa rồi sẽ biết.
-
- A Di Ðà Phật, con sẽ đi chợ với Thầy.
-
- Ừ, còn việc đi cúng để tôi nói.
-
Khoảng sáu giờ tối, Thầy trò từ từ xuống đồi Trại Thủy, thong
dong ra phố, mục tiêu là trực chỉ đến chợ Ðầm Nha Trang. Hai
bên lề đường người qua kẻ lại tấp nập. Các cửa hiệu chưng đầy
hàng hóa, mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ trông thật quyến rủ
dưới ánh đèn nê-ông sáng choang. Thầy trò im lặng thả từng bước
theo dòng người dạo phố. Bỗng dưng Thầy hỏi:
-
- Ông thấy thế nào, vui hỷ ?
-
- Bạch Thầy, vui cũng có mà buồn cũng có.
-
- Buồn thứ gì ?
-
- Hồi nãy giờ con “tả hữu tạp thị” quá trời !
-
- Hì !... Hì !... Rứa là ông còn nhớ, được đấy !
-
- Dạ... bạch Thầy, từ ngày vào viện tới nay, con luôn luôn thực
hành các kệ trong Tỳ ni nhựt dụng...
-
- Ừ, hay lắm !... Lời thơ và ý kệ tuyệt vời. Vậy là ông có chút
công phu. Nhưng ông biết lý do tại sao chùa chiền thường được
xây trên những đồi núi cô tịch ?
-
- Dạ... chưa biết, bạch Thầy.
-
- Vì Tổ xưa có dạy :
-
Tăng trú thành hoàng Phật Tổ ha,
-
Tiên hiền đô thị ẩn nham a;
-
Sơn tuyền lưu thủy nhơn gian khứ,
-
Thanh thủy y nhiên thành trược ba.
-
Tạm dịch :
-
Tăng ở thị thành Phật Tổ la,
-
Thánh hiền an định giữa rừng già;
-
Nước trong nguyên chất từ khe núi,
-
Trôi đến ruộng đồng cũng đục ra.
-
- Hay quá, bạch Thầy ! Tôi reo lên. Vậy chắc Phật Tổ thương chùa
mình lắm !
-
- Nhứt định rồi ! Chùa mình mới thành lập, còn thiếu thốn về mọi
phươn diện, nhưng cảnh trí thì lúc nào cũng lồng lộng trời cao,
dạt dào sóng vỗ. Thầy Thiện Châu khoái lắm. Thầy bảo : “Giác Hải
sơn thủy hữu tình. Ai muốn tu hành đắc đạo thì nên đến chùa Giác
Hải”. Tuy là mỹ ngôn khích lệ nhưng đầy ắp thâm tình và chứa
chan hoài bảo đó nghe con !
-
Thảo nào cách đây mấy năm, khi từ Pháp về Viện Nam chữa bịnh,
tuy đi lại khó khăn nhưng đã hai ba lần Hòa thượng Thích Thiện
Châu, Tổ khai sơn chùa Trúc Lâm Paris, ngõ ý muốn về Giác Hải an
dưỡng một thời gian; rất tiếc, nhân duyên vẫn chưa hội tụ. Khi
hầu chuyện với Hòa thượng tại Vạn Hạnh, tôi nhắc lại ý xưa, Hòa
thượng nắm tay tôi, nói : “Thầy với thầy Viên Giác có duyên với
nhau lắm. Mới đó mà đã trên bốn mươi năm. Thầy đoan chắc rằng
Giác Hải sẽ thành một tòng lâm”. Và trong hai mươi năm qua, với
bàn tay trùng tu điệâu nghệ của Thượng tọa trụ trì Thích Tịnh
Diệu, Giác Hải đã sừng sững là một tòng lâm thắng tích, một phạm
vũ huy hoàng giữa đất trời lồng lộng.
-
Trở lại chuyện chợ tết, Thầy trò chúng tôi mải mê hàn huyên,
chẳng mấy chốc đã đến đầu góc chợ Ðầm. Một bà Phật tử từ trong
sạp chạy ra, vồn vã xá Thầy lia lịa và nói giọng đặc Huế :
-
- Chao ui... Thầy trò Ôn đi chợ tệt à ? Chi mà cực rựa ! Nì !...
Ôn và chụ ngồi đây, mua chi thì nọi con mua cho. Chợ bụa đông
đục dợp dụa lắm ! (1)
-
- Vậy là bà không cho thầy trò chúng tôi đi ngắm hàng hóa chợ
tết !
-
- Cọ chi mà ngặm, Ôn ơi ! Thôi, Ôn và chụ ngồi đây. (2) Bà kéo
ra hai chiếc ghế xếp, dặn dò cô con gái đôi điều đứng bán hàng,
rồi te te đi sâu vào lòng chợ.
-
Thế là Thầy trò chúng tôi phải chịu phép, tuân lệnh.
-
Khoảng một giờ sau, bà cho người mang ra một bao bố to tướng,
cột ràng cẩn thận, nói :
-
- Xong rồi. Con kêu xịch-lô, Ôn hỷ ! (3)
-
- Này... chứ bà mua những thứ gì trong đó ? Thầy tôi cười, hỏi.
-
- Thì đồ tệt... vài chục chẹn bạt, ly tạch, đụa muộng, còn lại
là đồ khô. Ðược rồi, Ôn hỷ ! (4)
-
- Quá được !... Cảm ơn bà đã đoán đúng ý định Thầy trò chúng
tôi.
-
- Ăn cơm chùa mòn răng mà đọn không đụng ! Ôn nọi chơi !... (5)
-
- À này... hết bao nhiêu ?
-
- Thôi !... Ôn vợi chụ về đi. Chuyện ni chụng con lo. Sạng mồng
ba chụng con ra lễ Phật, hầu Thầy. (6) Bà chắp tay xá xá như
ngầm tiễn chúng tôi.
-
Thế là Thầy trò ngỏ lời cảm ơn công đức, túm hai chéo bao xách
đi, không cho bà kêu xích-lô.
-
Ði được một đoạn, thấy hơi mỏi tay, tôi đề nghị :
-
- Bạch Thầy, kêu xích-lô đi cho tiện.
-
- Nếu kêu xích-lô thì đã kêu rồi. Ông thấy chưa ?... Tôi nghĩ
sao thì ứng hiện vậy. Quan AÂm Bồ Tát, Hộ Pháp, Thiện Thần mật
thùy gia hộ chùa mình lắm ! Này, người ta thức khuya dậy sớm,
tần tảo quanh năm, dành dụm từng cắc từng xu mới có chút ít tiền
cúng dường Tam bảo. Mình thọ hưởng lễ vật của đàn na tín thí thế
này mà không tu thì chỉ có đọa. Các ông sướng quá, mỗi ngày chỉ
đi hai thời công phu, ở viện thì một, vậy mà bữa nào vui vẻ thì
tán tụng đàng hoàng, bữa nào mỏi mệt thì tinh giảm ngắn gọn, hay
tụng lua lua cho lẹ rồi ra. Ðức Phật ra đời chỉ vì mục đích tối
thượng là chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh, nên Ngài đã từ bỏ
giàu sang phú quý, thế lực uy quyền, tu hành khổ hạnh mới chứng
thành đạo quả; để rồi vân du đây đó, thuyết giảng bốn phương,
suốt đời giáo hóa chúng sanh mà không thấy chúng sanh nào được
Phật giáo hóa. Vĩ đại là ở điểm đó ! Còn ông... mới xách bao đi
một đoạn đã thấy mỏi tay mỏi chân, tệ quá !
-
- Bạch Thầy, bây giờ con mới thấm ý nghĩa câu kinh Hoa Nghiêm
Thầy viết treo trong nhà trù : “Phụng sự chúng sanh tức cúng
dường chư Phật”.
-
- Nói vậy chứ thực tế mình phụng sự chúng sanh ít mà chúng sanh
phụng sự mình nhiều, cụ thề nhất là cái bao này !
-
Thầy trò cùng cười và đang bước lên dốc đồi Hải Ðức.
-
Mùa hè vừa qua, được dịp đi Huế thăm quý Thầy, thăm chùa, đảnh
lễ bảo tháp các bậc tôn đức ân sư, đến chùa Quốc Ân lễ Tổ, thăm
Hòa thượng Thích Diệu Tánh tôi mới thấy thêm vai trò, trách
nhiệm và thành tích của ngài trụ trì. Quả là : một mình lo bảy
lo ba, lo từng hạt cát sàng ra xây chùa. Nam mô !
-
Rồi lên chùa Bảo Quốc lễ Phật, thăm Thượng tọa trụ trì Thích Ðức
Thanh, được Thầy ưu ái mời ở lại chơi vài hôm, tôi lại thấy cái
hạnh kỳ diệu của các bậc trụ trì : cầm ba lá sớ đi quanh các
phòng hai ba lần với giọng điệu ngọt ngào, từ ái mà vẫn chưa tìm
được kinh sư. Thầy cười, nói : rứa đó ! Thiện tai !
-
Còn hòa thượng Thích Chí Tín, trụ trì chùa Long Sơn Nha Trang
thì : quanh năm vận thủy ban sài, dang tay vun đắp cho đài sen
tươi. Khể thủ !
-
Tuần rồi đi qua đường Nguyễn Thông quận 3, thấy chén bát bày bán
đầy cả dãy phố, những bước chân chợ tết năm xưa bỗng dưng sống
lại trong lòng tôi, và khái niệm trụ trì cũng bừng bừng hiện
khởi trong tâm trí. Nhân dịp năm mới, Quý Mùi 2003, kính mừng
tuổi quý Ôn, quý Thầy, quý Cô trụ trì những đóa sen hồng tươi
thắm nhất.
-
-
Sàigòn 1/1/2003
- Ghi chú
:
-
(1)
... Thầy trò Ôn đi chợ tết à ? Chi mà cực rứa ! ... Ôn và
chú ngồi đây, mua chi thì nói con mua cho. Chợ búa đông đúc nhớp
nhúa lắm !
-
(2)
Có chi mà ngắm... Ôn và chú ngồi đây.
-
(3)
Con kêu xích lô...
-
(4)
Thì đồ tết... vài chục chén bát, ly tách, đũa muỗng...
-
(5)
... mà đón không đúng... Ôn nói chơi !
-
(6)
Ôn với chú về đi... chúng con lo. Sáng mồng ba chúng
con...