|
MÙA XUÂN HẠNH PHÚC
Diệu Hoá
Buổi
sáng sớm, Sơn phải choàng thêm khăn vào cổ trước khi bước ra khỏi
thềm nhà. Tuyết đã rơi dày trên con đường quen thuộc. Bỏ băng nhạc
vào máy, Sơn nhắc thầm mình nên lái xe cẩn thận. Tiếng nhạc xập
xình vang lên..Ngày xuân nâng chén nơi nơi...Sơn lẩm bẩm:Lại thêm
một cái Tết nữa đến rồi, lẹ quá.
Ðã
bao lâu rồi, ngày xuân đối với nó không còn có ý nghĩa nữa. Mùa
xuân của nó đã mất, sau khi ba nó, một người Mỹ đã về nước trước
năm 1975. Mẹ nó bị bệnh qua đời. Một gia đình không khá giả lắm
nhận nó về làm con nuôi. Mẹ nuôi quanh năm bận bịu mua bán, nuôi
những đứa con gia đình. Họa hoằn lắm thì nó mới được một cái áo
mới, khi mà chiếc áo cũ không còn vá víu được nữa. Ba nuôi thì
thường hay cho nó những cái nhìn lạnh lùng, làm cho nó thấy sờ sợ.
Những anh chị em trong gia đình thì thường hay bắt nạt nó. Ðứa nhờ
vã, đứa sai bảo đủ điều, nhưng nó không bao giờ phàn nàn. Nó ráng
ngoan ngoãn, mặc dầu trong lòng nó là một khoảng trống bao la. Nó
sống trong lạc loài nhưng nó biết ít ra nó cũng có một mái nhà để
sống, để nương thân. Cặp mắt xanh lơ và sóng mũi thẳng đứng, kèm
theo mái tóc vàng hoe đã hành hạ nó suốt thời thiếu niên. Khi đám
trẻ thấy nó, thường trêu chọc, Ê đồ Mỹ lai, Ê tóc vàng...Lúc ban
đầu nó rất buồn vì giữa nó và những đứa cùng lứa tuổi có gì đó
phân biệt quá rõ ràng. Dần dần nó quen đi với những cặp mắt khinh
bỉ, dèm pha của thiên hạ. Nó không biết mình đã làm nên tội gì.
Những ngày tháng trôi qua cho nó biết rằng nó không được mọi
người đối xử niềm nở, có lẽ tại ba nó là một người Mỹ. Những người
trí thức thì sợ nó tới gần hay làm bạn với con họ. Một lần nó nhặt
được cây bút máy của một con bé đi học về đánh rơi. Nó đem trả lại
khi con bé mếu máo đi tìm. Từ đó con bé thích theo nó, coi nó bắn
bi hay giúp nó làm những chiếc diều xinh xinh. Nó sẳn sàng đánh
nhau nếu có ai bắt nạt con bé. Hai đứa chia nhau một cây kẹo hay
cái bánh. Lúc đó nó vui hơn bao giờ hết vì lần đầu có người cần
nó và đối xử nó một cách tử tế. Một hôm mẹ con bé bắt gặp nó cõng
con bé về nhà khi con bé bị té trầy chân. Bà sấn tới tát nó một
cái nẩy lửa và lôi tuột con bé vào nhà kèm theo một câu cảnh cáo:
Từ nay không được dụ dổ con tao nghe không, thằng Mỹ lai. Lúc ấy
nó biết mình đã phạm tội gì rồi. Nó là một đứa lai, nó không được
bước qua cái ranh giới mà cuộc đời và mọi người đã vạch ra và bắt
nó đứng lại ngay đó.
Năm
nó mười hai tuổi, một buổi chiều trời lác đác sắp mưa nó vội chạy
vào trú chân trước một hiên nhà. Một phụ nữ cũng vội tìm chỗ trú
chân nên làm rớt một cái bóp nằng nặng dưới chân nó. Bà hối hả leo
lên chiếc xích lô vừa đậu lại, người đạp xích lô vội choàng tấm
bạt phủ kín để bảo vệ bà khách khỏi phải ướt vì mưa và hối hả đạp
mau dưới cơn mưa xối xả ập tới. Nó vội cầm cái bóp, quên cả suy
nghỉ phóng theo chiếc xích lô đang đạp lẹ và thở hổn hển trả lại
cái bóp. Người thiếu phụ vô cùng xúc động khi mở bóp ra còn nguyên
số tiền và nử trang từ tay đứa bé gầy guộc trong chiếc áo mỏng
manh ướt sũng dưới cơn mưa. Bà kêu nó lên xe và đưa nó về nhà.
Ðứng trước ngôi nhà cũ kỷ, nó cũng nhận ra gia đình này cũng không
được khá giả lắm. Một đứa bé mắt tròn xoe ra mở cửa, nhìn nó ngạc
nhiên hỏi: mẹ ơi, ai dzậy mẹ? Người thiếu phụ lau mình nó khô ráo
và dọn cho nó một bửa cơm đạm bạc nhưng mà ngon lắm, vì đã lâu nó
chưa được ăn một bữa cơm no như vậy. Sau bà dắt nó về nhà và không
ngớt lời cãm ơn cha nuôi của nó. Cha nuôi của nó không được vui
lắm về hành vi của nó. Sau khi tiển khách đi về, ông quay vào và
lẩm bẩm Thật là ngu xuẩn, nhặt được của rơi mà không đem về nhà.
Nhưng
từ đó nó được hai mẹ con Hiền thương yêu như người ruột thịt trong
gia đình. Từ ngày ba Hiền đi cải tạo, hoàn cảnh gia đình ngày càng
sa sút. Mẹ Hiền tần tảo nuôi con, nuôi chồng tù đày. Mỗi lần nó
đến chơi, Hiền vui mừng quấn quýt không rời. Mẹ Hiền coi nó như ân
nhân. Nếu ngày đó bóp tiền và nữ trang còn lại bị mất đi, thì
không biết cuộc sống gia đình bà phải xoay trở vào đâu, nên có gì
ngon bà cũng chờ Sơn tới. Còn Hiền khi thì trái táo, khi thì trái
ổi, lúc viên kẹo cũng để dành cho anh Sơn, đồ chơi gì mới cũng chờ
anh Sơn. Con nhỏ thích lẻo đẻo theo anh Sơn vì nó là người bạn
duy nhất của Hiền. Có Sơn chơi với Hiền, người mẹ trẻ cũng bớt lo
vì nó lanh lẹ và hiền lành.
Cuộc
đời cứ trôi mãi, cuốn mất những gì êm đềm nó đang có. Ba năm sau,
gia đình nó đã làm xong thủ tục đi Mỹ. Ngày nó ra đi, nó thương
Hiền không muốn rời. Nó thương con nhỏ quạnh hiu ở nhà một mình.
Rồi khi con nhỏ gặp nó, Hiền ôm con búp bê nó tặng trong lòng vẫy
tay chào tạm biệt mà nước mắt lăn dài, lúc đó nó cũng khóc.
Sau khi định cư nó được đi học. Ðời sống xứ người đã
cho nó nhiều tự do và cơ hội hơn. Ðể tiện việc đi học và đi làm,
sau vài năm sống chung gia đình, nó xin phép được ra riêng, share
phòng với người bạn. Khi tạo cho mình được cuộc sống tự lập rồi,
nó cãm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn. Nó cũng gặp lại nhiều người
quen, nhưng ở đây người ta có nhiều vấn đề khác quan trọng hơn nên
chẳng ai còn để ý đến hai tiếng con lai mà nó hằng sợ sệt nữa;
thường thường, là ai đã qua Mỹ lâu hơn, ai mua nhà mới hơn, xe mới
hơn, con anh học được bao nhiêu chấm, con bà ấy xấu xí mà cũng lấy
được chồng kỷ sư v.v.. và. v.v. Sơn cãm thấy nó may mắn đã thoát
rồi những ngày thơ ấu đầy ám ảnh trong đời.
Ngày
tháng cũng trôi nhanh, Sơn ra trường với sợi dây vàng đeo lủng
lẳng choàng qua vai. Xung quanh ai cũng có cha mẹ đón chào hân
hoan. Lần đầu tiên nó thèm một tình mẹ, chắc mẹ nó dưới suối vàng
cũng mừng lắm. Mọi người nhìn nó dửng dưng như quá quen với sự cô
đơn của nó, và làm như nó không được quyền tưởng nhớ, mơ ước về
một người mẹ vậy. Buổi lễ vừa bế mạc, Sơn vội chạy đi làm để có đủ
tiền trả tiền nhà cuối tháng. Cuộc đời rồi cũng quen, vui buồn đối
với nó không còn cãm giác nữa. Nhưng nó biết bây giờ mình đã
trưỡng thành. Nó là một cậu bé lớn nhanh. Nó phải đi làm dành dụm
tiền mà vào đại học.
Những
ngày đầu học đại học thật là vui. Tự do thoải mái lại có thêm bạn.
Con tim nó nhiều lần rộn ràng với những niềm vui bất chợt. Rồi lần
đầu tiên nghe bạn bè chọc ghẹo nó với Bích Liên, trái tim thanh
xuân của nó bắt đầu rung động. Nó cãm thấy mình đẹp trai và hấp
dẫn quá. Nó hát nho nhỏ một mình. Mỗi sáng trước khi đi học, nó
chịu khó dậy sớm, chải chuốt cẩn thận hơn, ngắm mình trong gương
lâu hơn và mỉm cười vu vơ. Sau vài lần đi chơi chung đám bạn, Bích
Liên ngõ lời là nàng muốn đi shopping. Nó vui vẻ nhận lời một cách
sành điệu. Lần đầu tiên nàng mua sắm làm nó nhói ruột. Cái check
làm lụng trong hai tuần bay đi một cách nhẹ nhàng với sự vô tư và
hớn hở mua sắm của Bích Liên. Nó cãm thấy sợ khi cuối tuần nàng
không thích đi đâu ngoài việc shopping. Bận bịu học bài thi hai
tuần, nó bắt gặp Bích Liên đã đi với Hạo, một người giàu sang hào
hoa. Từ đó, như con sâu làm tổ trong trái vải cô đơn, nó không dám
nghĩ hay tin bạn gái nữa.
Sau
chương trình hai năm, nó quyết định chuyển lên trường đại học lớn
với số học bổng hậu hỉnh. Ngày chia tay, bạn bè có rủ nó đi party
trong trường vì nghe nói có một hoa khôi mới vào trường, ai cũng
hy vọng nàng sẽ có mặt. Nghĩ đến nhát chém hư vô, Sơn nghĩ ngay là
nó đi làm không có rảnh. Nó cãm thấy sách vở là người bạn thân
thiết, hơn nữa ngoài bài vở, tiền đi làm thêm không cho phép nó mở
rộng tầm tay. Sau bao ngày miệt mài kinh sử, trời đã không phụ
lòng người, Sơn đã có việc làm. Cuộc đời bắt đầu có ánh nắng.
Một
ngày weekend, tuyết mịt mù, rời thư viện, nó cũng chẳng biết đi về
đâu, chợt trông thấy một bà cụ đồng hương đứng chờ xe bus thật tội
nghiệp. Nó vội quay đầu xe lại mời cụ lên xe:
- Dạ
bà muốn đi đâu con đưa bà đi. Lạnh quá bà bệnh mất.
Bà cụ lật đật chui vào xe run cầm cập:
- Tôi
không về nhà mà đi lên chùa. Có phiền cậu không?
- Dạ
bà cứ chỉ đường, con đang rảnh mà.
Sau phút đầu làm quen, bà cụ cởi mở hơn. Cụ bảo con
cái trong nhà bận rộn quá nên cụ phải đi lên chùa bằng bus mỗi
tuần. Tuổi già buồn lắm, qua đây rồi chỉ phiền con cái thôi. Bạn
bè lại không có, bà đi chùa mới vui. Nghe tiếng bà cụ hiền từ và
nhìn khuôn mặt già nua phúc hậu, Sơn cãm thấy cuộc đời thật là bất
công. Bao năm nay anh khao khát một tình mẹ. Cả một đời anh luôn
luôn thèm kêu một tiếng mẹ mà không bao giờ anh có cơ hội, trong
khi những người khác có cha mẹ ngay bên mình nhưng không bao giờ
biết quan tâm đến. Anh ao ước giá bà cụ này là mẹ anh, anh sẳn
sàng đánh đổi tất cả để được sống một ngày bên mẹ, là đời đã đủ ý
nghĩa rồi. Anh bổng nảy ra ý định:
- Bà
đi lên chùa mỗi chủ nhật à?
- Ở
nhà bà buồn lắm, con cháu nói toàn tiếng Tây không à. Bà lên chùa
nghe pháp, tụng kinh, làm công quả vui lắm.
- Bà
ơi mỗi weekend con đều rảnh, nếu bà muốn đi chùa con sẽ chở bà đi.
Sơn
nói vội vì sợ bà cụ từ chối vì nhìn khuôn mặt hiền phúc của bà,
anh đang cãm giác một tình mẹ lan tỏa đâu đây. Giây phút ấy thật
êm dịu trong tâm hồn. Và từ ấy, mỗi weekend anh tới đón cụ đi
chùa. Nghĩ tới cụ không phải chờ xe bus dưới tuyết là anh vui rồi.
Bà cháu rất hợp tính và thân thiết. Bà hay bảo rằng, đời có nhân
quả, anh có thiện tâm, làm việc phúc đức thì sẽ gặp nhiều điều may
mắn. Bà ao ước những đứa con bà đừng ham đi làm kiếm tiền mà không
chịu về chùa, giá mà chúng nó được như anh. Bà kể cho anh nghe
nhiều chuyện về chùa, nhiều đoạn kinh hàm chứa những ý nghĩa sống
thật thanh tao mà anh chưa bao giờ được nghe. Mỗi lần chở bà về là
anh được học thêm vài điều hay. Anh giác ngộ được nhiều lẽ sống
mới. Hôm nào nghe pháp không hiểu, anh hỏi lại bà. Anh cứ ví bà
như một bà tiên trong truyện cổ tích đem niềm vui đến cho anh, hay
là Bồ Tát hiển linh ban cho anh một người mẹ mà bao lâu nay anh
hằng ao ước. Một hôm cụ khoe với anh, cụ vừa quen hai mẹ con cô
gái trong chùa. Họ hay làm việc thiện và dể thương lắm. Bà bảo
muốn lại nhà thăm họ, nhân tiện đem cho họ mượn một ít sách báo.
Anh toan quay về nhưng vì tuyết nhiều quá anh bảo để anh dìu cụ
vào nhân tiện ngồi chơi, chờ chở cụ về luôn. Anh bấm chuông, một
cô gái nhẹ nhàng mở cửa. Thoáng nhìn anh, nàng bổng reo lên:
- À,
mẹ ơi, anh Sơn, anh Sơn nè!
Thoáng chốc ngạc nhiên, anh nhìn kỷ:
- Ủa,
Hiền, Hiền phải không? Sao em ở đây.
Hiền
không dấu nỗi vui mừng, nàng mời hai người vào nhà. Hiền lớn nhanh
và đẹp xinh anh không ngờ. Sơn ngạc nhiên là tại sao Hiền nhận ra
anh nhanh như vậy, vì đã mười năm rồi còn gì. Hiền mĩm cười tinh
nghịch:
- Thì
tại anh có cái sẹo trên ngón tay, năm nào anh leo cây hái mận cho
Hiền bị cào đó.
Hiền
cho biết nhờ mẹ có tiền lo lót nên ba đã được ra tù và được xuất
cảnh theo diện H.O., nàng đã định cư được bốn năm và đang học tiếp
hai năm đại học còn lại. Ba mẹ Hiền thương anh như con. Hiền nữa
đùa nữa thật khi nói về ước vọng của mình là hy vọng một ngày nào
đó gặp lại anh và anh chưa có vợ.
Mùa
xuân năm đó, anh và Hiền sánh bước nhau đi hội Tết. Ðã lâu không
gặp, khi thấy anh trong party, cả đám bạn ngẩn ngơ. Anh không ngờ
đêm ấy giữa bao mỹ nhân, Hiền đẹp hơn cả. Nàng giản dị, nhu mì mà
thanh tú. Bích Liên mới ngày nào kênh kiệu, giờ cũng gượng gạo
nhìn anh. Huấn, em của Hạo khều anh hỏi nhỏ:
- Mày
làm sao quen được hoa khôi của trường vậy, từ ngày gặp nàng anh
Hạo đã quên ngay Bích Liên. Anh Ðại tao có lần hứa tặng nàng một
chiếc xe mới mà nàng từ chối đó.
Sơn
mĩm cười:
- Anh
của mày lúc nào cũng mua tình cãm của thiên hạ, và đánh giá họ qua
đồng tiền thì khi nào mới có tình cãm được chân thật chứ.
Sơn không ngờ mấy năm trước qua bạn bè anh đã nghe
danh của Hiền mà anh không để ý. Ðêm ấy, anh hỏi Hiền:
- Sao
bao nhiêu năm và có biết bao nhiêu người đeo đuổi mà Hiền một mực
từ chối?
Hiền
nhỏ nhẹ bảo:
- Em
không yên tâm nếu anh chưa vợ.
- Hay
là anh để dành tiền đi hỏi cưới em nhé!
Ðất
trời đang nở hoa và anh không ngờ một cô gái đẹp và ngoan như thế
lại đợi chờ anh suốt bao năm. Ba mẹ Hiền đã chấp nhận lễ hỏi và
chờ năm sau nàng ra trường sẽ làm lễ cưới. Hiền đề nghị anh, nàng
không quen đi party, nếu khi nào anh rảnh thì đưa nàng về chùa làm
công quả để cảm ơn Bồ Tát đã phù hộ cho gia đình nàng, và cho nàng
gặp anh.
Mùa
thu trôi qua, Tết nữa lại về, sáng sớm Sơn đã dậy sữa soạn chở bà
cụ, người bạn già của anh lên chùa.
Anh thắp nhang mà lòng thầm cãm ơn ơn trên đã phù
hộ cho anh. Từ nay
anh đã có một mái nhà, một
nơi dừng chân thật ấm cúng và hạnh phúc.
--o0o--
|
|