|
-
Tết & Văn Học Nhân Gian
-
-
Thông Nghĩa
-
- --- o0o ---
-
-
Tết đến Xuân về, đối với dân tộc Việt Nam là một dân
tộc đại đa số đều sống bằng nông nghiệp, do đó mà con người gần
gũi với thiên nhiên, mùa màng, thời tiết nhiều hơn. Trong cuốn
Việt Nam Phong Tục, cụ Phan Kế Bính có viết: Xét các ngày ăn Tết
của dân tộc ta, phần nhiều là noi theo tục Tàu, nhưng chủ yếu thì
chỉ nhân ngày tuần tiết mà cúng gia tiên, chứ không có gì nhớ
người Tàu. Cứ như nước ta ngày xưa, quanh năm chí tối làm ăn, đổ
mồ hôi xót con mắt không có thì giờ rảnh rỗi để nghỉ ngơi... Vậy
nên thỉnh thoảng phải có một ngày nghỉ ngơi, ăn chơi giải trí.
Nhưng chẳng lẽ tự nhiên vô cớ nghỉ công việc mà ăn chơi không. Vậy
mới nhân tuần nầy, Tết nọ mà bày ra cảnh ăn tết. Trước là đem lòng
thành kính, thờ phụng tổ tiên, sau là được một ngày nhàn nhã, cầm
chén rượu mà an ủi tinh thần. Ðó là lý do mỗi độ Ðông tàn, Xuân
đến, Tết về là mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam ai ai cũng nô
nức đón mừng ngày Tết. Trong mấy ngày Tết đó luôn luôn có ca múa,
đàn hát, bầu cua, tôm cá. Nền Văn chương và Ca Nhạc Nhân Gian phát
sinh càng mạnh thì hội Xuân càng tấp nập và phong phú, đa dạng,
đầy sinh khí. Trong nền Văn Chương và Ca Nhạc Nhân Gian đó có
những bài hát Vè để chọc quê những người có tật xấu, để khen
thưởng những người có tính tốt. Những bài hát chọc ghẹo nhau, phần
lớn là do các thanh niên nam nữ đóng vai chủ yếu, nhân những cuộc
vui nầy mà các mối tình chớm nở qua điệu hát lời ca. Có thể đây là
yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho trai gái trong làng nẩy sinh
tình cảm rồi dẫn tới việc cưới hỏi nhau.
-
A-
Những
Bài Vè
-
Những bài vè thường phát xuất ở trong dân gian miền
quê, người ta thường làm những bài vè để chể giễu hoặc khen ngợi,
nhưng người ta sẽ vĩnh viễn không bao giờ tìm được tên tác giả của
các bài vè. Thường thì các bài vè chế giễu nhiều hơn là ca ngợi.
Như Toan Ánh có kể câu chuyện của ông tư Nhiêu Bút, là một người
cũng thuộc hạng trung lưu ở trong làng. Ông Tư có tính hay uống
rượu, và có một lần ông đã nổi máu ba mươi lăm, mò một cô thợ cấy,
nhưng chẳng may bị Bà Nhiêu bắt được. Chuyện xảy ra ở nhà của ông,
vậy mà cả làng đều biết, và đã có một bài vè chọc quê:
-
- Làng ta có chuyện nực cười
-
Có ông Nhiêu Bút là người rượu say
-
Mỗi ngày một lít như bay
-
Rượu say nên mới làm hay giở trò
-
Bà Nhiêu là người biết lo
-
Mướn lũ thợ cấy ông mò một cô
-
Nhưng mà hư hỏng cơ đồ
-
Bà Nhiêu bắt đuợc liền vồ cả hai.
-
Một bài vè khác nói đến cái sợ vợ của các ông tai to
mặt lớn trong làng như: Ông Lý Cựu trên đầu còn để búi tóc nên mọi
người gọi là người đời xưa. Trương Ðông là ông Tuần Phủ rất hách
dịch với mọi người trong xóm làng, nhưng trong nhà thì ông chịu
phép với bà. Ông Chánh Bá là người ăn lộc Vua, được quyền thâu
thuế bá hộ, nhưng mỗi khi nghe Bà ho lên một tiếng là mặt không
còn một chút máu. Ông Lý Trưởng tên Năm, cũng là hạng người tôn
thờ lý tưởng: Nhất Vợ nhì Trời. Tất cả những người nầy đều không
thoát khỏi cái cười khôi hài của nhân gian:
-
- Làng ta sợ vợ nhất ai
-
Có ông Lý Cựu là người đời xưa
-
Ðầu ông búi tóc trơ trơ
-
hỏi ông giữ đến bao giờ mới thôi.
-
Trương Ðông sợ vợ hơn trời
-
Lại ông Chánh Bá mấy đời thua Ðông
-
Tuy rằng đóng mặt làm chồng
-
Xã Năm chịu vợ phục tùng cho yên
-
Nói ra thì cũng thêm phiền
-
Thôi đành sợ vợ cho yên cửa nhà.
-
Ngày thường thì những bài vè được chế giễu, tuy nhiên
vào những ngày Tết, mọi người cứ nhóm năm nhóm ba, cũ hay mới gì
không cần biết, cứ nhắc lại để cười, giễu cho vui. Do đó mà không
cần bích chương, bích báo, hoặc tuyên truyền, nhưng những bài vè
có tính cách trừ xấu, hoặc khen tốt lan truyền rất mau trong dân
làng. Những ai bị vè chê hoặc khen, dù muốn dù không, hoặc là nghe
trước mặt, hoặc do người thân thích nhắc lại ở nhà.
-
B-
Những
Bài Chọc Ghẹo
-
Ðể cho vui vẻ và nhộn nhịp trong ba ngày Tết, trong
những nhóm năm nhóm ba đó, thỉnh thoảng một chàng trai nào đó cất
lên một câu hát để chọc ghẹo các cô gái, hoặc ngược lại, thế là họ
đối đáp với nhau. Ðôi khi những câu đối đáp vui có, nghịch ngợm
có, tục có, thanh có, và lãng mạn cũng có. Trong khi một cặp trai
gái nào đó chọc ghẹo, đối đáp thì mọi người chung quanh phụ họa
bằng những tiếng cười ồ to lên, hoặc có những tiếng cười khúc
khích. Thế là họ cứ tiếp tục mãi cho đến khi nào họ muốn chấm dứt
thì thôi. Ðôi khi họ bắt qua một vấn đề mới để chọc ghẹo khi thấy
mọi người bế tắc. Lối hát chọc ghẹo nầy người ta còn thấy ngoài
đồng, trong lúc trai gái cùng một thửa ruộng, ba bốn người đang
cày cấy, hoặc những người đang dùng gàu dai để tát nước vào những
thửa ruộng khô cằn sỏi đá. Những người làm lụng gần nhau, họ có
thể nói chuyện và chọc ghẹo với nhau để mà cười. Có lẽ nhờ vậy mà
công việc với tiếng cười, câu hát, làm cho quên đi những việc nhọc
nhằn dưới ánh nắng của mặt trời.
-
Tết là những phút nhàn rỗi, nên những câu chọc ghẹo
càng được lôi cuốn mọi người vào trong cuộc chơi. Bên nam bênh vực
cho bên nam, bên nữ bênh vực cho bên nữ, cho nên những câu chọc
ghẹo cho dù là một chủ đề, nhưng rất có nhiều câu hát kế tiếp. Ðó
là nói đến những thanh niên nam nữ đang ngồi nhóm bảy, nhóm mười.
Ngoài ra còn những bài hát chọc ghẹo ngắn để chọc ghẹo những người
qua đường.
-
a-
Những
Câu Chọc Ghẹo Qua Ðường
-
Thường thì những câu chọc ghẹo nầy chỉ chọc ghẹo mà
không cần người bị chọc hát trả lại, miễn sao có chọc là mọi người
phụ họa nói thêm vô hoặc cười cho vui, hoặc nếu có hát trả lại thì
lại càng vui hơn.
-
1- Như một anh thanh niên đang vội vã đi trên đường.
Vì là ngày Tết, rất có thể anh đi mừng tuổi cha mẹ, ông bà, rất có
thể có những hẹn hò nào đó, thế là cũng bị các cô tinh nghịch chọc
ghẹo:
-
- Hỡi anh đi đường cái quan
-
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
-
Ði đâu vội vã anh ơi
-
Công việc đã có chị tôi ở nhà.
-
Một cô hát, các cô khác cười phụ họa. Hoặc có cô tinh
nghịch chọc thêm tiếp theo:
-
- Ma kéo hay là ma lôi
-
Mà chàng nỡ bỏ lời tôi chàng về.
-
2- Ngày Tết là ngày nhàn nhã mà các cô gái làm lụng,
gánh nước là việc không tốt, gặp những người con trai tinh nghịch
lại càng không tốt, vì đây là dịp để cho họ chọc ghẹo:
-
- Mặt trời đã xế về tây
-
Hởi em gánh nước bên đầy bên vơi
-
Em còn gánh nữa hay thôi
-
Ðể anh gánh với làm đôi chung tình.
-
Có khi các cô yên lặng làm thinh cho qua chuyện, có
khi các cô ghét anh chàng trai là kẻ bưởi vơ vào, cô hát đáp một
câu, đôi khi giọng kiêu kỳ chanh chua:
-
- Trầu vàng còn ở trên cơi
-
Anh kia đũa mốc chớ chòi mâm son.
-
Thế là những tràng cười của những người đồng bọn nổi
lên, có thể khiến cho chàng trai mắc cở, nhưng không chọc ghẹo
tiếp được vì các cô là người đi đường và đã đi rồi.
-
3- Những cặp vợ chồng son trẻ, họ cưới nhau mà vợ
chồng đứng cao bằng nhau, thì được coi là xứng đôi vừa lứa. Nếu
chẳng may gặp vợ cao chồng thấp mà dắt nhau đi trên đường trong
những dịp nầy thì lại có câu:
-
- Bây giờ chồng thấp vợ cao
-
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.
-
Có những lời tinh nghịch, xoi mói phụ họa với tiếng
cười:
-
- Chồng thấp mà lấy vợ cao
-
Nồi tròn vung méo úp sao cho vừa.
-
Tiếng cười nghịch ngợm dí dỏm hơn, phá phách hơn:
-
- Chồng thấp mà lấy vợ cao
-
Qua sông nước lớn cõng tao bớ mày.
-
4- Những cô gái thấy những chàng trai trẻ trong những
bộ đồ đen bó sát người, cái mốt mới đó chắc hẳn lạ so với tập tục
của người Việt Nam trước đây, do đó mà là đối tượng cho các cô ghé
mắt đưa tình, có cô tinh nghịch:
-
- Phèn la đánh một cái bèng
-
Người kia mặc lộn quần đen của mình.
-
Luân lý, đạo đức thời xưa rất là khắc khe, do đó có
câu: Nam nữ thọ thọ bất thân, nên một khi mà chưa cưới hỏi thì dầu
cho có gần gũi cũng chưa được thân cận đến độ va chạm đến da thịt
của nhau. Ðàng nầy nói là: Người kia mặc lộn quần đen của mình,
như thế có nghĩa là đã sống chung giường chiếu nên mới có thể treo
quần áo chung đến phải mặc lộn. Cô gái nói thế có nghĩa là chàng
trai nầy là thanh niên có gia đình rồi, và lời nầy như ngầm bảo
là: Anh không được cua cô nào khác, ngoài tôi ra. Như thế thì
chàng trai kia sẽ không làm ăn gì được, và rất có thể chàng trai
ấy mắc cở mà lủi đi chỗ khác, tuy nhiên nếu các cô gái nghịch
nghợm, mà gặp những anh chàng cũng nghịch ngợm thì cũng sẵn sàng
đáp:
-
- Cái trống đánh một cái đùng
-
Mình thương nên phải mặc chung một quần.
-
5- Những lúc tụ năm tụ mười để mà chơi, trai có, gái
có, tuy nhiên có những cô gái chỉ thích trong số những người chơi,
phải là các cậu thanh niên cao ráo đẹp trai, và quần áo phải sạch
sẽ gọn gàng. Nhưng nếu trong số đám thanh niên đó có chàng trai
nào vừa lùn, nhỏ con mà vừa xấu thì chắc chắn không thoát khỏi
những lời chỉ trích chọc ghẹo:
-
- Con nít nhà ai miệng còn hôi sữa
-
Dám đến chốn nầy giục ngựa buông cương
-
Tóm đầu mà vật xuống mương
-
Ðể cho trang lứa vào trường mà thi.
-
Cha mẹ sanh ra vừa lùn vừa xấu, nhưng dầu sao đi nữa
cũng là người thanh niên. Nếu khi nghe nói thế chắc chắn là va
chạm tự ái, và bị xấu hổ, thế thì thiếu tự tin ở nơi mình. Một
người dù lùn, và xấu, tuy nhiên có tự tin nơi mình là người đàn
ông thì:
-
- Xuống mương anh chịu xuống mương
-
Ðể em nằm dưới anh trườn lên trên.
-
6- Ngày đầu xuân các cô thường hay gánh gạo cúng chùa,
đây cũng là cơ hội để cho các chàng trai tán tỉnh chọc ghẹo:
-
- Gánh nặng mà đi đường dài
-
Ðể anh gánh đỡ một vai nên chồng.
-
Những cô gái hiền lành nết na mà gặp nước nầy thì chỉ
có ngúyt dài rồi cắm đầu đi cho nhanh, để tránh những tiếng cười
đùa cợt. Nhưng nếu gặp các cô đanh đá thì:
-
- Em gánh thì chị trả công
-
Mặt em chả đáng làm chồng chị đâu.
-
7- Những đám thanh niên đi đường, đang trong cuộc chơi
còn đang dang dở mà tính chuyện ra về, thì chắc chắn sẽ bị các cô
trêu chọc. tuy nhiên, có những cô ăn nói táo bạo, mà cũng có cô ăn
nói lịch sự nhẹ nhàng, nhưng không kém phần lãng mạn trong lúc
thầm kín tỏ tình:
-
- Chàng về cho chóng mà ra
-
Kẻo em chờ đợi sương sa lạnh lùng
-
Cơn lạnh còn có cơn nồng
-
Cơn đắp áo ngắn cơn chung áo dài.
-
Là đàn ông con trai mà nghe những lời nầy họ sẽ nghĩ
sao? Liệu họ có đành tâm mà ra về không? Nếu là thanh niên chưa có
gia đình thì chắc hẳn là không rồi. Và dịp may đã tới còn gì mà
không ra tay:
-
- Lên Chùa lạy Phật Thích Ca
-
Lạy ông Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng
-
Bây
giờ anh gặp được nàng
-
Túi anh có nhẫn cho nàng đeo tay
-
Dù ai có đẹp lời hay
-
Thì em cũng giữ nhẫn nầy cho anh.
-
Nếu còn nghi ngờ người con gái chưa thấu chân tình của
mình, và những lo âu của người con trai khác sẽ cướp cô ta, thì
người thanh niên ấy còn phải nói thẳng là: Anh kiếm người trong
mộng đã lâu, và anh đã đi qua nhiều nơi giờ đây mới gặp em:
-
- Mưa từ trong Quảng mưa ra
-
Mưa khắp thiên hạ, mưa ra Chùa thầy
-
Ðôi ta bắt gặp nhau đây
-
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
-
8- Những cô gái có bộ chân dài, dĩ nhiên có người chê
cao, chê xấu, nhưng có người cũng ưa thích, vì có câu: Trường túc
bất tri lao, thế là cũng không tránh khỏi sự xoi mói phá phách của
đám thanh niên cô hồn:
-
- Cô em lẳng khẳng chân dang
-
Em mà thi Ð cả làng đều thua.
-
9- Có
những trường hợp quá đáng về hành động, khi thấy người con gái đi
ngang qua, các cậu con trai muốn chận để chọc. Trong lúc kéo tay,
nắm áo dễ làm cho người khác bực mình đánh giá. Tuy nhiên, nếu là
người con gái thông minh họ sẽ không tức giận mà trái lại họ rất
mềm mỏng dễ thương:
-
- Anh
ơi buông áo em ra
-
Ðặng
em đi bán kẻo hoa em tàn.
-
Mềm mỏng là vũ khí lợi hại nhất của người đàn bà, nhờ
vậy mà họ muốn cái gì cũng được. Tuy nhiên điều đó chỉ có giá trị
trong phạm vi của những người biết thương hương tiếc ngọc, hoặc
những người chủ trương:
-
- Ðàn
ông chớ đánh đàn bà
-
Dù
rằng có đánh bằng hoa cũng hèn.
-
Như
thế thì lời dịu ngọt mềm mỏng sẽ có hiệu quả. Nhưng những lời nói
mềm mỏng mà nói với con người ù lì cục mịch, nếu không muốn nói là
những người liều mạng thì anh ta sẽ nói:
-
- Dao
phay kề cổ không màng
-
Chết thời chịu chết buông nàng không buông.
-
Nhã
nhặn mềm mỏng là đặc tính chung của mỗi người trong hai phái nam &
nữ, nhưng tùy theo tánh nhẫn nại của mỗi người mà họ có tánh nhã
nhặn nhiều hay ít. Nhất là khi gặp hoàn cảnh trước mắt thì dễ
thấy, có người biểu lộ âm thầm, có người biểu lộ bộc phát để trả
lời đích đáng:
-
- Vô
duyên gặp phải chồng già
-
Giữa
đường người hỏi rằng cha hay chồng.
-
10-
Trong xóm làng nhà quê ở Việt Nam, thường thì họ quen mặt, biết
nhà, họ biết hết mọi gia đình có mấy đứa con, bao nhiêu đứa con
trai, bao nhiêu đứa con gái. Ngay cả chó, gà, dê lợn có bao nhiêu
con họ cũng biết. Cho nên những cô con gái nhà ai chính chuyên,
hay lẳng lơ trong làng xóm ai cũng biết cả, tuy nhiên lúc bình
thường họ không nói, đợi đến lúc Tết hay những dịp hội hè đình đám
và tụ họp đông người là bắt đầu chọc ghẹo chê cười:
-
- Chữ
trinh đáng giá ngàn vàng
-
Từ
anh chồng cũ đến giờ là năm
-
Còn
như yêu vụng nhớ thầm
-
Họp
chợ trên bụng cả trăm trai làng.
-
Nghe
lời xoi mói nhục mạ, một người con gái trọng thể diện sẽ xấu hổ.
Nhưng nếu người ấy coi tình cảm là lẽ đương nhiên trong những nhu
cầu của tâm sinh lý thì có thể hiên ngang trả lời:
-
-
Lẳng lơ chết cũng ra ma
-
Chính
chuyên chết cũng khiêng ra ngoài đồng.
-
b-
Chọc
Ghẹo Có Người Phụ Họa
-
Lối chọc ghẹo cũng tương tự với lối chọc ghẹo người
qua đường, tuy nhiên ở đây vì nhóm đông người cả nam lẫn nữ, nên
khi hát để chọc ghẹo cô gái hoặc chàng trai, đôi khi ba bốn người
con trai, con gái hoặc nhiều hơn nữa. Nhiều người họ hát nhiều lối
hát khá nhau, nhưng tất cả đều nói lên một ý nghĩa để tấn công đối
phương như:
-
Nhóm Con Trai
-
1- Nét đẹp của người con gái trong muôn ngàn cô gái
quả thật khó lựa chọn. Nhưng nếu đã lựa chọn được rồi chắc hẳn
phải có một cái gì nổi bật khác thường hơn mọi người. Ðể ca ngợi
một vẻ đẹp độc lập vượt hẳn mọi vay mượn bình thường, người con
trai có thể tán tỉnh:
-
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình
-
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
-
Những Phụ Họa Khác
-
2- Ðể diễn tả cái đẹp từ mái tóc, lông mày, khuôn mặt,
hàm răng, chiếc nón, tánh tình..v..v.. họ tán tỉnh một cách tự
nhiên:
-
- Một thương tóc bỏ đuôi gà
-
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
-
Ba thương má lúm đồng tiền
-
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém xa
-
Năm thương cổ yếm đeo bùa
-
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
-
Bảy thương nết ở khôn ngoan
-
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
-
Chín thương em ở một mình
-
Mười thương con mắt hữu tình với anh.
-
3- Có người táo bạo hơn, nên họ bất chấp nguy hiểm để
gần gũi người họ thích, cho dù họ được thử thách bằng dao:
-
- Thấy em anh cũng muốn chào
-
Sợ rằng em dắt con dao trong mình
-
Ðấy dắt dao, đây gươm kề nách
-
Thuận nhân tình khoét vách sang chơi.
-
4- Phái nữ thường thì rất thông minh, nhưng lại có
tánh e dè do đó mà khi đối diện với mọi sự việc, có đôi khi họ
lúng túng, vì vậy nên họ phản ứng hơi chậm. Ðược thế đám đàn ông
họ tiếp tục phá phách:
-
- Thân em như tấm lụa đào
-
Phất phơ giữa chợ lọt vào tay anh.
-
5- Một phụ họa khác có vẻ nghịch ngợm hơn khi thấy các
cô cho đến bây giờ vẫn còn im hơi lặng tiếng:
-
- Tay cầm cái kéo con dao
-
Chọc trời vạch đất lấy nhau phen nầy.
-
6- Một táo bạo khác, dí dỏm hơn, bất chấp mọi cam go,
ngay cả gia sản sự nghiệp cũng vì nàng mà bỏ đi, điều đó không
phải trên đời nầy không có. Vì phải theo nàng mà phải bán luôn cái
cối mới có đủ tiền để đi theo nàng:
-
- Mình rằng mình chỉ lấy ta
-
Ðể ta bán cửa bán nhà ta theo
-
Còn một cái cối đâm bèo
-
Ðể ta bán nốt ta theo mình về.
-
7-
Một
phụ họa chọc ghẹo khác có vẻ thanh tao lịch sự hơn:
-
- Ðường xa thì thật là xa
-
Mượn cô làm mối cho anh một người
-
Một người mười tám đôi mươi
-
Một người vừa đẹp vừa tươi như nàng.
-
Nhóm Con Gái
-
1- Bị tấn công tới tấp của đám con trai, các cô vẫn im
hơi lặng tiếng không đáp. Không đáp không có nghĩa là không có lời
để đáp, mà là để thăm dò coi sự lịch thiệp và sự khôn ngoan của
đám đàn ông con trai như thế nào, bởi vì người xưa có câu:
-
-
Trai khôn tìm vợ chợ đông
-
Gái
khôn tìm chồng giữa đám ba quân.
-
Trong
đám ba quân nầy các cô muốn lựa chọn ý trung nhân của mình thì
phải kiên nhẫn lắng nghe. Nhưng khi đã biết trong số nầy không có
được tiêu chuẩn của mình mong đợi thì các cô không ngần ngại nói:
-
- Con
cóc nằm mép bờ ao
-
Lăm
le lại muốn đớp sao trên trời.
-
2-
Các cô cũng nghịch ngợm chứ không phải tầm thường. Ðể cho đối
phương biết mình không phải là tay mơ thì phải trổ tài, và lẽ dĩ
nhiên không còn khách sáo nữa:
-
- Soi gương coi mặt mũi nào
-
Ðã dở lại xấu soi vào sao đang.
-
3- Người đàn ông con trai mà ăn nói thô lỗ trước mặt
các cô thì quả thật khó mà có cảm tình. Do đó khó tránh khỏi sự
châm biếm của các cô:
-
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
-
Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe.
-
4-
Khi đã phản công thì các cô chuẩn bị trả đũa tới tấp chớ không để
đối phương xen vào. Thế là họ tiếp tục hết người nầy đến người
khác:
-
-
Người thanh nói tiếng cũng thanh
-
Chuông kêu đánh khẽ bên vành cũng kêu.
-
5-
Những
cô khác:
-
- Người khôn ăn miếng thịt gà
-
Tuy là ăn ít nhưng mà no lâu
-
Người dại ăn trái bồ nâu
-
Ăn no bĩnh bầu chẳng biết mùi ngon.
-
6- Những tràng cười khoái thích của các cô khi phe
mình trả đòn đích đáng, và họ còn chưa tha:
-
- Nước ao gánh đổ vào chum
-
Làm sao hết được mùi bùn dưới ao.
-
7- Ðã tấn công thì phải cho tới mục tiêu, đã chỉ trích
thì phải cho hết lời. Biết chắc đối phương sẽ bực tức, nhưng các
cô phải trổ tài cho đám con trai phá phách biết tay:
-
- Hèn mà làm bạn với sang
-
Chỗ ngồi chỗ đứng có ngang bao giờ.
-
8-
Lối ăn mặc của mỗi người quả thật có liên hệ đến tánh tình của nội
tâm, người xưa thường dạy như thế. Trong lúc tụ họp đông người thì
cách ăn mặc, đầu tóc..v..v.. từ những chi tiết nhỏ đến lớn đều
không tránh khỏi sự xoi mói, nếu không muốn nói là bới lông tìm
vết để tấn công, để thu phần được cho mình. Cuộc sống ở nông thôn
về phần ăn mặc không cần diêm dúa, nhưng cần sạch sẽ gọn gàng. Ðầu
tóc có đôi khi ở nhà cha mẹ, anh, chị, em tự cắt cho nhau, mục
đích cho gọn gàng chứ không cần đẹp, nhưng dầu sao đi nữa cái
tướng thông minh quyền quý của mỗi người phải có một đặc điểm
riêng. Ðã biết rằng trong số các người con trai nầy không có người
có tướng quyền quý theo ý các cô thì cũng là dịp tốt để các cô tấn
công:
-
- Cá
tươi thì xem lấy mang
-
Người
khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.
-
(Câu
nầy nam phái có thể dùng để chỉ trích nữ)
-
9- Quan niệm xưa khi cưới hỏi phải tìm nơi đàng hoàng,
môn đăng hộ đối mới kết làm xui gia, đó là nói về phần tuyệt đối
lựa chọn của cha mẹ. Còn riêng về các cô gái ngày xưa cũng phục
tùng cha mẹ, nhưng không có nghĩa là họ không có sự so sánh lựa
chọn. Khi lập gia đình thì vâng theo lời cha mẹ, cha mẹ đặt đâu
thì ngồi đó, nhưng những lúc vui chơi chọc ghẹo họ mới có dịp
chứng minh là có sự so sánh chứ không phải lúc nào cũng vâng theo
lời cha mẹ:
-
- Chim non đậu nóc nhà quan
-
Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng
-
Chúng em là phận má hồng
-
Muốn hầu quân tử, hơn chồng đần ngu
-
Rồng vàng uống nước ao tù
-
Người khôn ở với người ngu bực mình.
-
10- Có những cô táo bạo không thua gì đàn ông, nên lời
nói của họ cũng rất ngang tàng, cao kỳ coi tất cả đám thanh niên
hiện có mặt như là đàn em thơ ngây không đáng giá, thậm chí còn
coi như cỏ cây..v..v..
-
- Em ơi chị bảo em nầy
-
Nhất mặn là muối, nhất cay là gừng
-
Nhất cao là núi tam từng
-
Chị còn đạp đổ huống rừng cỏ may
-
Nhất đẹp là núi Sơn Tây
-
Chị còn chẳng tiếc nữa dây bìm bìm.
-
11- Bên cạnh các cô ngang tàng, người ta còn thấy có
cô cũng lịch sự, và duyên dáng. Cũng cái chê, nhưng nhẹ nhàng
khiến cho người bị chê có cảm tình:
-
- Sông kia nước đỏ như vang
-
Nhiều nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi.
-
Nhóm Nam
-
1- Thấy các cô quá tự cao, tự đại, dĩ nhiên các bậc
nam nhi đâu phải là tay vừa, để cho xứng với câu: Hồng quân phải
trị hồng quần, thì bên nam cũng phải lên tiếng:
-
- Thôi đừng bắc bậc làm cao
-
Phèn chua anh đánh nước nào cũng trong.
-
2- Trong địa vị đàn ông, và người đàn ông theo truyền
thống Việt Nam xưa kia là trọng nam khinh nữ, do đó mọi người có
quyền tự hào là đàn ông. Ðàn ông ở Việt Nam còn là người có thể
làm và nuôi cả vợ con, cha mẹ, nếu không muốn nói họ là cột trụ
trong gia đình. Như thế thì dầu hay dầu dở, dầu khôn hay dại thì
người đàn bà phải có chỗ yếu kém, như trong nhân gian có câu:
-
- Khôn ngoan cũng thể đàn bà
-
Dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông.
-
3- Có những cái chọc ghẹo khó chịu, dễ gây cho đối
phương tức giận. Nhưng một khi đã làm cho tức giận rồi thì họ đâu
có tiếc lời để hạ đối phương, cho nên họ cứ nói cho bằng thích,
chuyện gì thì cứ để hạ hồi phân giải:
-
- Tưởng rằng khăn trắng có tang
-
Ai ngờ khăn trắng ra đàng ve trai.
-
4-
Các cô gái mà nói nhiều, đó cũng là cơ hội cho đám đàn ông thanh
niên xoi mói:
-
- Ðàn
ông rộng miệng thì sang
-
Ðàn
bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
-
5-
Tánh người con gái thì thích người ta khen hay, khen đẹp, dẫu cho
đó là lời nói không trung thực cho lắm, nhưng họ vẫn yêu chuộng
như vậy. Ðây cũng là yếu điểm để cho đối phương nói móc chê già mà
còn đèo bòng đến chỗ thanh niên:
-
-
Trai ba mươi tuổi chưa già
-
Gái hai mươi chẳng đáng ra đồng nào.
-
6- Ngày xưa quan niệm người đàn bà là đồ giải trí, và
là lớp người chuyên lo phục dịch cho đàn ông. Ở trong gia đình thì
còn đỡ, nhưng ở các chỗ trà đình tửu điếm thì nhân phẩm của con
người đàn bà thời đó bị coi rất rẻ, ở điểm nầy đám thanh niên cô
hồn cũng không tha:
-
- Ðàn bà như hạt mưa sa
-
Hạt vào trong quán hạt ra ruộng cày.
-
7- Nói để chọc đối phương là lẽ thường. Cũng con người
đó, khi thích thì những cái liếc mắt đưa tình là nhịp cầu, là hành
động không lời để trao tình đổi ý. Nhưng lúc không thích thì những
cái nhìn nồng nàn, những cái liếc mắt đưa tình cũng bị kết án là
lẳng lơ:
-
- Rèm thưa ba bức rành rành
-
Mắt lẳng lơ thế, gái lành gì đâu.
-
8- Tuổi con gái mà còn được trai trong làng để ý là cở
tuổi dậy thì đến mười bảy, mười tám, ở đây các trai làng cũng muốn
nói: Các cô làm cao, khó quá không ai ưng, đến chừng đó thì giống
như:
-
- Còn duyên như tượng tô vàng
-
Hết duyên như tổ ong tàn gặp mưa*
-
Tổ ong tàn gặp mưa còn đở
-
Gái
hết duyên như bát vỡ tan tành.
-
9- Bên cạnh những sự đả kích sôi nổi, chúng ta còn
thấy có những người con trai thâm trầm, tế nhị:
-
- Người mặc người, ta mặc ta
-
Mình chưa có đẹp lựa là chê ai.
-
10-
Cũng
có người nhẹ nhàng hỏi:
-
- Nước trong khe suối chảy ra
-
Mình chê ta đục, mình đà trong chưa.
-
Kết Luận:
-
Trong những lúc gây cấn, người ta tưởng chừng không
bao giờ có thể hòa giải được? Không đâu, thường thường là cái lối
chọc ghẹo bao giờ cũng thế, bởi vì nếu không có đả kích lẫn nhau
thì khó mà nẩy sinh những câu hát mới. Có đả kích thì họ mới tức
giận, và mới tạo sự cảm thông với nhau. Thường thì sự cảm thông họ
dành đặc biệt cho những ai có thể hòa giải được sự căng thẳng giữa
hai bên.
-
Nhóm Nam
-
Người hòa giải cho hai bên, hoặc là người của nhóm nam
hay là nhóm nữ, ai cũng có thể làm những chuyện đó. Trong trường
hợp như đề cập ở đây là nhóm nam:
-
- Không chè thì đã có xôi
-
Người nầy không thích thì tôi với nàng
-
Sáng trăng sáng cả xóm làng
-
Anh nằm đọc sách bên nàng quay tơ
-
Quay tơ phải giữ mối tơ
-
Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh.
-
Cũng trong sứ mạng hòa giải nhưng có người nói dịu
dàng dễ nghe, có người thì thô lỗ cộc cằn. Trước tiên anh ta tự
giới thiệu:
-
- Ở đâu mà chẳng biết ta
-
Ta con ông Sấm cháu bà Thiên Lôi
-
Xưa kia ta ở trên trời
-
Ðứt dây rớt xuống làm người thế gian.
-
Tiếp theo đó là anh tự săn tay áo bước vào hòa giải.
Anh còn hứa nếu được thì anh cưới vợ. Còn nếu thua thì anh cởi
quần áo đi về mình không:
-
- Ðôi bên hàng xứ giãn ra
-
Ðể ta đối địch với dăm cô nầy
-
Ðược thời ăn đĩa trầu dày
-
Thua thì cởi áo trao tay ra về.
-
Nói để cho người ta giận thì rất dễ, còn nói mà để cho
đối phương có thiện cảm thì rất khó, một con người nhã nhặn đã
biết rõ chuyện đó, và cũng biết chiến thuật đề cao, ca ngợi là
cách dễ chiếm cảm tình của phái nữ:
-
- Em là cả một trời thương
-
Em là cả một thiên đường trần gian
-
Ðồng thời để cho người con gái thấy mình là người quan
trọng, người con trai có thể nói tiếp:
-
- Bữa
ăn có cá cùng canh
-
Anh
chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
-
Nhóm
Nữ
-
Có lẽ
người con gái còn chưa hết giận, và chưa hã dạ khi được vỗ về an
ủi, nên vẫn còn mặc cả:
-
- Bao
giờ chạch đẻ ngọn đa
-
Sáo
đẻ dưới nước thì ta thương mình
-
Bao
giờ cây cải làm đình
-
Gỗ
liêm thái ghém thì mình lấy ta.
-
Nhóm
Nam
-
Biết
là còn giận, thôi thì đành hạ mình như Tiết Ðinh San cầu Phàn Lê
Huê, nhất bộ nhất bái thì thế nào cũng động lòng, thối để mà tiến
nên phải nói:
-
-
Thân em như cái sập vàng
-
Anh
như chiếu rách giữa đàng bỏ quên
-
Lạy
trời cho gió thổi lên
-
Cho
manh chiếu rách nằm trên sập vàng.
-
Nhóm
Nữ
-
Còn
chạy ngõ nào khi thấy mình bị thua cuộc, còn gì mà không phục tài
của đối phương:
-
-
Người ta chọn cá nấu canh
-
Em
đây chỉ chọn mình anh tương đồng.
-
Nhóm
Nam
-
Nhận
thấy đối phương đã bằng lòng: Em đây chỉ chọn mình anh tương đồng,
thì sung sướng còn gì hơn, nên trước khi từ giã ra về chắc chắn là
phải nói:
-
- Một
đàn cò trắng bay quanh
-
Cho
Loan thấy Phụng cho mình thấy ta
-
Mình
thấy ta như cà thấy muối
-
Ta
nhớ mình như cuội nhớ trăng
-
Mình
về mình nhớ ta chăng
-
Ta về
ta nhớ hàm răng mình cười.
-
Lối
chọc ghẹo của trai gái trong làng là họ tụ họp nhau ở nơi nào đó,
khi chọc ghẹo thì lôi cuốn rất nhiều người phụ họa, cốt yếu là làm
cho sôi nổi, cho vui, và sau là tìm người tâm đầu ý hợp. Lúc chọc
ghẹo đôi lúc tấn công đả kích có, mà vỗ về an ủi nịnh đầm cũng có.
Càng về sau thì sự phụ họa chọc ghẹo càng giảm bớt đi, cho đến khi
chỉ còn lại một nam một nữ đối đáp mà thôi. Sau những cuộc đối đáp
đó, khi họ đã mến nhau rồi thì chắc chắn đàng trai sẽ cậy người
đến nhà đàng gái để làm mai mối:
-
- Anh
về anh sẽ lại sang
-
Nhờ
người đưa đến nhà nàng mối manh.
-
Ngày
Tết của dân quê Việt Nam là vậy, ngoài tục lệ hát chọc ghẹo, đối
đáp, ca hát ra còn có các tục lệ khác như: Hát chèo, hát quan họ,
hát bộ..v..v.. Tất cả những tục lệ đó mục đích duy nhất là làm cho
vui vẻ trong mấy ngày Tết sau những ngày tháng vất vả nơi đồng
áng, và cũng nhờ vậy mà tâm tình họ cảm thấy cởi mở dễ chịu hơn.
-
-
Ghi
Chú:(*) Ở đây ý nói tổ ong tàn mà gặp mưa thì rất tàn tạ, nhưng
còn xài được vì có sáp ong. Nhưng chén mà bể rồi thì chỉ có bỏ
thùng rác chứ không thể xài được nữa.
-
|
|