-
Gia Phong Chư Phật & Mùa Xuân
-
Thượng Tọa Thích Giác Toàn
-
--o0o--
-
.
-
Đời Trần, Trần Nhân Tông (1258-1308), một nhà vua đi tu đắc
đạo, trở thành vị Thiền sư sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm. Khi còn
làm vua, Trần Nhân Tông đã viết bài Thơ Cảnh Xuân:
-
- "Liểu rủ hoa hồng chim hát ca
-
Mây chiều in bóng trước hiên nhà
-
Khách vào, thế sự không cần hỏi
-
Chỉ tựa lan can ngắm cỏ hoa".
-
-
(Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì
-
Họa đường thiền ảnh mộ vân phi
-
Khách lai bất vấn nhân gian sự
-
Chỉ bạng lan can khán thúy vi)
-
Lời thơ cho chúng ta thấy dấu ấn "Gia phong của chư Phật" tiềm
ẩn trong bài "Cảnh Xuân" rất đậm nét, và chính dấu ấn này đã
khơi lại mạch đạo "tầm tứ" làm tiền đề nối nhịp cho nhà vua
Trần Nhân Tông hội nhập Phật cảnh chân tâm.
-
Sau khi đi tu trở thành một vị Thiền sư, Trần Nhân Tông tiếp
tục soi sáng:
-
"Thân như hơi thở qua buồng phổi
-
Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa
-
Chim khuyên kêu rã bao ngày tháng
-
Đâu phải mùa Xuân dễ luống qua?"
-
-
(Thân hư hô hấp tỵ trung khí
-
Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân
-
Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú
-
Bất nhị tầm thường không quá Xuân).
-
Đây chính là một thắi độ tỉnh giác trước vô thường, biết quý
trọng và làm chủ tâm thức mình trước sự chuyển dịch của thời
gian.
-
Câu chuyện đối đáp truyền trao ý pháp của Thiền sư với các học
nhơn sau đây cho chúng ta thấy rõ hơn. Một hôm có một Thiền
sinh đến tham vấn:
-
- Bạch Hòa Thượng, gia phong của Đức Phật quá khứ thì thế nào?
-
Thiền sư đáp:
-
- "Vườn rừng vắng mặt người chăm sóc
-
Lý trắng đào hồng tự nở hoa".
-
Hễ còn phàm phu thì trú trong vòng tương đối -- có đến có đi,
có thị có phi, có hôm qua, có ngày nay. Lý đào dù ở trong rừng
vắng, dù không người chăm sóc, nhưng đến thời tiết nhơn duyên
hoa tự nở. Cũng vậy, một khi đạt đến đỉnh cao của tâm thức, an
trú trong đạo quả rồi thì dù ở đâu, đi đâu, động hay tịnh, hôm
qua hay ngày nay -- Phật pháp muôn đời vẫn là Phật pháp ; Đức
Phật Di Đà mãi mãi vẫn là Đức Phật Di Đà.
-
Thiền sinh lại hỏi tiếp:
-
- Gia phong của các Đức Phật hiện tại thì thế nào ?
-
Thiền sư đáp:
-
- "Nhạn sớm lạc trên hồ nước bạc
-
Gió Xuân say giữa khóm đào hồng".
-
Tinh thần "Ngã bất nhập địa ngục, thùy nhập địa ngục" hay tư
tưởng "Phật pháp bất ly thế gian giác" đã được Thiền sư thi vị
hóa một cách sinh động tuyệt vời. Phật pháp thường khi không
hề bị ngăn ngại, mà trái lại còn chủ động hội nhập một cách
năng động để tiếp chúng độ sanh. "Lạc" hay "say" đây chính là
triển khai tính "cơ, lý", là truyền thống, nề nếp của ba đời
chư Phật mà Đức Phật Thích Ca là một hiện thân.
-
Thiền sinh lại hỏi tiếp:
-
- Còn gia phong của Đức Phật vị lai ?
-
Thiền sư đáp:
-
- "Bãi biển đợi triều, mây nhớ nguyệt
-
Thôn chài nghe sáo, khách trông nhà".
-
Những động từ: đợi, nhớ, nghe, trông... là những ngôn ngữ kết
nối sự quay về hội nhập giữa các chủ thể - sắc: bãi biển, thôn
chài, áng mây, ngôi nhà... với các khách thể - trần: nước
triều, ánh trăng. tiếng sáo và khách lữ hành. Bãi biển sẽ đẹp,
sống động khi có nước triều lên; thôn chài sẽ mơ màng thơ mộng
biết bao khi có tiếng sáo nhẹ vang; áng mây trời càng thêm
lung linh khi có ánh trăng rằm ẩn chiếu và ngôi nhà trở nên ấm
áp khi người khách (chủ) lữ hành đã trở về. Vì thế, chúng ta
dễ dàng nhận ra nơi Đức Phật Di Lặc là một hiện tượng của ý
Pháp"... luôn luôn du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc
cho chư thiên và loài người".
-
Thiền sinh lại hỏi:
-
- Còn gia phong của Hòa Thượng thì sao ?
-
Thiền sư đáp:
-
- "Áo rách đùm mây đun cháo sớm
-
Bình xưa đựng nguyệt nấu trà khuya".
-
Ôi! Lời thơ uyên áo, thiền vị, một ý nghĩa đẹp tuyệt vời làm
sao! Hình ảnh một vị đạo sư nương chiếc thân tứ đại giả hợp,
vui sống đời sống thiểu dục tri túc (áo rách đùm mây) để hằng
ngày tinh tấn hành trì đạo nghiệp (đun cháo sớm) trưỡng dưỡng
tâm chơn. Và cũng chính nơi xác thân xa xưa cũ kỹ này (bình
xưa đựng nguyệt) mà con người luôn biết gìn giữ một tâm thức
trí tuệ trong sáng như ánh trăng hiền diệu để mỗi ngày (nấu
trà khuya) tích lũy tư lương.
-
Đến đây, học nhơn lại hỏi:
-
- Ngày xưa, khi Linh Vân thấy hoa đào nở mà chứng ngộ thì thế
nào ?
-
Thiền sư đáp:
-
- "Hoa tàn, hoa nở theo thời tiết
-
Đông quân bị hỏi cũng không lời".
-
Ngày xưa, Thiền sư núi Linh Vân, mùa Xuân đến, thấy hoa đào nở
mà chứng ngộ Phật pháp tức là sự tương ứng tâm cảnh của người
đắc nhập. Nay ta chưa đủ năng lực thời duyên thì dù có nhìn
ngàn cánh hoa nở, họa chăng cũng chỉ biết vui đón mừng Xuân.
Vì thế dù có hỏi các vị Đông quân (ý chỉ mặt trời hay mùa
Xuân) thì cũng không có ai đáp lời.
-
II.
-
Thân phận con người là một hệ quả tất yếu trong đời sống hiện
hữu.
-
Giác ngộ làm chủ cuộc sống của chính mình, của một đời người
không phải là điều dễ làm. Từ khi mới lọt lòng Mẹ cho đến khi
trưởng thành, già yếu và mất đi... mỗi đời người chúng ta trải
qua không biết bao nỗi thăng trầm, khổ vui, được mất. Thiền sư
Trần Nhân Tông thương tưởng chúng sanh, thể hiện lòng đại từ
đại bi vạch lối chỉ đường:
-
- "Tuổi trẻ chưa tường lẽ sắc - không
-
Xuân sang hoa bướm rộn tơ lòng
-
Chúa Xuân nay đã từng quen mặt
-
Thiền tọa ngồi yên, ngắm rụng hồng".
-
-
(Niên thiếu hà tằng liễu sắc, không
-
Nhất Xuân tâm sự bách hoa trung
-
Như kim khám phá Đông Hoàng diện
-
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng).
-
Nếu mỗi người chúng ta không tỉnh giác, tự mình không dừng
chân thì cuộc luân hồi dài khó nổi thoát ra.
-
Đến cuối đời, Thiền sư Trần Nhân Tông vẫn không quên để lại
một bài thơ -- vừa cảnh tỉnh, nhắc nhở môn sinh hậu bối mà
cũng để khẳng định giềng mối gia phong của chư Phật:
-
"Số đời một hơi thở
-
Tình đời hai biển trăng
-
Cung ma đâu xá kể
-
Nước Phật một trời Xuân".
-
-
(Thế số nhất tức mặc
-
Thời tình lưỡng hải ngân
-
Ma cung hồn quản thậm
-
Phật quốc bất thắng Xuân)
-
Ôi! Gia phong của chư Phật -- một mùa Xuân miên viễn trong
lòng
-
Tham khảo Vv sử dụng các tư liệu:
-
- Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang
-
- Thiền Sư Việt
Nam của Thích Thanh Từ
-
-
Thơ văn Lý Trần của Viện Văn học / UBKHXHVN.
-
|