-
Mắt Thiền Nhìn Xuân
-
Hoàng Thiệu Khang
-
--o0o--
-
-
Lịch
trình tư tưởng thiền học là sự thoát khỏi cái thường đề thấy
được cái vô thường, thoát khỏi cái ngã để tiến tới cái vô ngã.
Lịch trình mỹ học của thiền học là sự nhìn nhận chân phạm trù
cái bi để tiến đến cái đẹp nơi từng nhân cách. Hai lịch trình
đó là linh hồn của Thiền Học.
-
Như vậy, Thiền là tư tưởngtriết học, cũng vừa là thái độ, cách
thể sống của con người giác ngộ.
-
Con người giác ngộ ấy, trước hết bộc lộ mình nơi con mắt nhìn
cõi tự nhiên và nhìn cuộc sống. đó là đôi mắt đạt đến độ Tuệ
Nhãn
-
Bằng đôi mắt Tuệ Nhãn ấy, các vị Thiền Sư đã nhìn cảnh mùa
xuân. đó là ý niệm thời gian của bậc minh triết
-
Muà xuân được Thiền cảm nhận như là một tương đối của cái vô
thường tuyệt đối. đó là thời gian được hiện tượng hóa, vật
thể hoá, biểu thị cho quy luật đang vận hành ẩn tàng trong vũ
trụ. đó là dòng chảy mang tính chất tự nhiên, khách quan.
-
Mãn Giác Thiền Sư đã nhìn mùa xuân:
-
- Xuân trôi trăm hoa rụng
-
Xuân tới trăm hoa cười
-
(Xuân khứ bách hoa lạc
-
Xuân đáo bách hoa khai)
-
Vạn Hạnh thiền Sư cũng đã nhìn mùa xuân:
-
Cây cối xuân tươi, thu não nùng
-
(Vạn mộc Xuân vinh, thu hựu khô)
-
Trung tâm nội dung của những câu kệ và câu thơ trên được nằm
trong ý nghĩa của hai chữ "vô tình". Nó không mang nghĩa
thông thường, nghĩa tâm lý, tình cảm (thờ ơ, lạnh nhạt...) đó
chỉ là một thuật ngữ triết học. Nó chỉ định tính chất khách
quan của quy luật. đã là quy luật thì không phụ thuộc vào bất
cứ ý chí ý muốn chủ quan nào cả, không thiên ái thiên vị. Như
vậy "vô tình"là một khái niệm nằm trong phạm trù vô thường.
Dưới một thác nước từ trời cao đổ xuống thì nhà sang hay nhà
hèn...đều bị cuốn trôi như nhau.
-
Tư tưởng này cũng được Lão Tử đề cập tới trong chương V của
đạo đức Kinh:
-
Trời đất không có nhân
-
Coi vạn vật như loài chó rơm
-
Thánh nhân không có nhân
-
Coi trăm họ như loài chó rơm.
-
-
(Thiên địa bất nhân
-
Dĩ vạn vật vi sô cẩu
-
Thánh nhân bất nhân
-
Dĩ bách tính vi sô cẩu)
-
Thoạt nghe thấy lạ lùng! Nhưng nếu hiểu cái nghĩa đích thực
của chữ "đạo" thì sẽ hết thắc mắc. đạo là cái luật lạnh lùng
của trời đất, không tư vị ai cả nên gọi là " bất nhân". Bậc
thánh nhân đã đại giác lẽ đạo nên cũng hành xử theo quy luật.
Về sau Lão tử nói rõ cái nghĩa hai chữ " bất nhân"này trong
bài "Sô Cẩu"
-
Như vậy, cặp mắt nhìn vũ trụ trong vô thường là cặp mắt khám
phá được luật biến động, vận động, đổi thay...cuả vũ trụ, dẫu
chúng đã hiện hành nơi cõi tự nhiên hay đang âm thầm tiềm ần.
-
Cặp mắt đại giác ấy đã nhìn vào cõi nhân sinh. Cõi ấy cũng
vô thường. Nó luôn luôn vận động tuyệt đối, một thay đổi liên
tục"Thế gian biến cải vũng nên đồi"(Nguyễn Bỉnh Khiêm), hay
"Sông xưa rày đã biến nên đồng"
-
Trước cái lẽ biến đổi bất tận ấy, con người phải cảm nhận và
xử xự như thế nào? đó là cái lẽ thứ hai của Thiền.
-
Vạn Hạnh thiền Sư đã nhìn vào thân để chiêm nghiệm:
-
Thân như bóng chớp có rồi không
-
(Thân như điện ảnh hữu hoàn vô)
-
Như vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng cái thân của ta là vĩnh viễn
có, là thường. Tất cả tạo vật, con người đang sống chỉ là ở
"trọ "mà thôi "Con chim ở đậu cành tre.
-
Con cá ở trọ trong khe suối nguồn...
-
Trăm năm ở trọ ngàn năm"
-
(Trịnh Công Sơn)
-
Lầm tưởng mình là có cũng vì cái căn ngã của mình còn nặng.
Thường và Ngã là hai biều hiện tập trung của ngộ nhận, của cái
bi thẩm mỹ. Tất cả đều là trong sự điều hành vô hình của vô
thường. Cho nên đừng mãi miết đi trong cõi phù du mờ mịt của
thân ta đòi hỏi:
-
"Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
-
đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
-
Trên hai vai ta hai vầng nhật nguyệt
-
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về"
-
Con người phải tiến được đến cách thế vô ngã. Có như thế thì
con người mới được an nhiên tự tại. đã thức nhận được thân
như là bóng chớp, thức nhận được "cây cối xuân tươi, thu não
nùng" thì không còn cảm giác sợ hãi:
-
"Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi"
-
(Nhiệm vận thịnh suy vô bổ uý)
-
Ta coi thịnh cũng như suy đều chỉ là tạm thời. Chúng đều nhẹ
như giọt sương đọng trên lá cỏ(Thịnh suy như lộ thảo đầu
phô). Vả chăng trong thịnh có suy và trong suy có hàm chứa
một tiềm năng, một khả thể cuả thịnh. Nhìn được thịnh suy như
vậy mới thanh thản tinh thần. Lão Tử cũng đã nói cái nghĩa ấy
trong một câu ở chương XIII của đạo đức Kinh:"Vinh trên thì
nhục dưới"(Sủng vị thượng, nhục vị hạ). đó chính là lẽ biện
chứng nhân sinh.
-
Lại nữa thịnh suy cũng chỉ là những cái diễn ra trong cõi hiện
tượng, cõi ":sự vật cho ta"(I.Kant) mà thôi. Thật ra là cõi
huyễn tượng.
-
Giác Hải Thiền Sư đã nhìn vào cái tươi tốt rộn rã của mùa xuân
bằng cặp mắt đại giác ấy:
-
Xuân sang hoa bướm khéo quen thì
-
Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ
-
Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo
-
Thấy hoa mặc bướm để lòng chi
-
-
(Xuân lai hoa điệp thiện tri thì
-
Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ
-
Hoa điệp bản lai giai thị uyển
-
Mạc tu hoa điệp hướng tâm tri)
-
Tất cả thế giới hiện hình chỉ là một cõi bát ngát của huyễn
ảo. Cho nên cũng đừng bị huyễn hoặc bởi nó. Không bị huyễn
hoặc nữa thì lòng ta thanh thản. Lúc ấy nói như Thiền Sư Hiện
Quang:
-
Mông mênh quãng đồng ruộng
-
Tùy ý tự rong chơi
-
(Vô vi cư khoáng dã
-
Tiêu dao tự tại thân)
-
Thoát khỏi thường và ngã, con người trở thảnh lạc quan, tin
tưởng vào cuộc sống. Thiền sư Mãn Giác đã phát biểu tư tưởng
ấy:
-
Đừng tưởng Xuân tàn hoa rụng hết
-
Đêm qua sân trước một cành mai
-
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
-
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai)
-
Không phải đến muà Xuân sau, ngay trong mùa Xuân tàn này vẫn
đang chất chứa một tiềm năng của sự sống sinh nở. đó là cái
nhìn biện chứng của Thiền.
|