XUÂN CỦA HÀNH GIẢ PHÁP HOA
H.T. Thích Trí Quảng
--o0o--
Xuân đến trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi, vạn vật bừng lên sức sống. Ngắm nhìn cảnh xuân tươi đẹp, luân chuyển theo dòng sanh diật của định luật thời không, hành giả Pháp Hoa liên tưởng đến sức sống vui tươi của mùa xuân bất diệt vĩnh hằng, mùa xuân chào đón những hành giả Pháp Hoa đắc đạo, bước vào pháp hội không trung thuyết pháp, chiêm ngưỡng Bảo tháp sáng rực bảy báu, tỏa ngát hương thơm chiên đàn. Cả một thế giới thuần tịnh an vui trải ra vô tận. Cảng giới xuân nơi đây còn tuyệt diệu hơn nữa với sự hiện hữu của Đức Phật Đa Bảo, một vị Phật quá khứ cách đây vô lượng kiếp, vẫn an nhiên tự tại mĩm cười mời đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni của chúng ta cùng lên ngự trên tòa bảy báu của Ngài.
Thật vậy, sau khi trao cho đại chúng hành trang nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai nghĩa là hành giả đã hoàn thiện đạo đức và tri thức mới hội đủ tư cách để thâm nhập thế giới xuân vĩnh hằng, thế giới kỳ diệu của chư Phật. Bỗng nhiên, tất cả đều KHÔNG, chỉ duy nhất có tháp Đa Bảo hiện ra, trụ giữa hư không, vang ra lời khen ngợi đức Thích Ca Mâu Ni diễn nói pháp chân thật. Đức Phật Thích Ca cũng trụ trong hư không, mở Bảo tháp và ngồi chung pháp tòa với Phật Đa Bảo, đồng thời Ngài dùng thần thông tiếp đại chúng lên hư không. Tất cả đều trụ ở hư không nghĩa là tất cả đều chứng trí Bát Nhã, thấy các pháp đều KHÔNG hay mọi việc trên cuộc đời không còn chướng ngại đối với hành giả vì đã nhận chân rõ bản thể các pháp. Thế giới chân không thật hữu này của Bồ tát hoàn toàn khác với thế giới không của Nhị thừa, tưởng tượng cái có thành ra không. Hành giả trụ hư không tức trụ đại định, không còn bị vật chất chi phối, thân tâm hoàn toàn tự tại, bỉ ngạn thử ngạn hay thế giới siêu thực và thế giới hiện tượng thông thành một cõi. Bấy giờ, tháp Đa Bảo và Phật Đa Bảo hiện ra, trải dài một thế giới tinh luyện bằng bảy báu, tiêu biểu cho những gì quý giá nhất được hình thành từ sự giác ngộ của đức Phật mà kinh Lăng Nghiêm diễn tả là "Không sanh đại giác trung". Thiết nghĩ đối với hành giả đem cả sinh mạng hành Bồ tát đạo, nỗ lực công phu thiền định, phát sinh được Như Lai huệ, quan sát pháp giới thấy tháp Đa Bảo hay vào được thế giới giác ngộ của chư Phật, chắc chắn đó là niềm vui vô tận, là mùa xuân vô cùng. Pháp hội không trung không có gì khác ngoài tháp Đa Bảo, duy nhất tháp Đa Bảo, là tinh ba của thế giới Phật, là bảo sở của hành giả đã vượt 500 do tuần đường hiểm. Ba đời mười phương Phật hành đạo tích luỹ công đức, kho thánh tài vô tận của chư Phật, tạng bí yếu Như Lai, đều có đầy đủ trong Bảo tháp. Vì vậy, tháp báu này quý giá vô song, bảy báu thế gian không thể so sánh được, dưới mắt người tu, bảo vật thế gian vô nghĩa vì càng có nhiều càng chuốc họa vào thân. Trái lại, thấy được tháp Đa Bảo nghĩa là nhận ra tháp chân thật, sống với tháp chân thật mà đức Phật truyền trao, mọi việcđều thành tựu theo ý nguyện. Cuộc đời đức Phật đã chứng minh rõ điều này, Ngài không cần cất giữ một đồng nhưng Ngài là vua trên các vua, vì đức Phật đã tìm được kho báu, sử dụng được kho báu làm phước lạc cho trời người. Ngày nay, hành giả bước theo dấu chân Phật tất yếu phải thâm nhập thiền định để phát sinh trí tuệ mới có thể sử dụng kho báu. Hàng lậu tận La Hán thấy kho báu ví như người có mắt mà không có tay nên không lấy được. Hàng Bồ tát từ sơ phát tâm cho đến đệ bát địa ví như có tay nhưng không có mắt nghĩa là chỉ có niềm tin đối với Phật, đảnh lễ cầu nguyện thì việc giải quyết dễ dàng, phước báu đến liền. Điều này dễ kiểm chứng, trên bước đường tu có lúc tâm chúng ta thanh tịnh chí thành đến mức tạo thành độ cảm, liên hệ được với Phật nên được Phật hộ niệm, công đức sanh ra. Tuy nhiên, cầu xin lần thứ hai thì lại không được, không có cách gì để nhận được phước báu như lần trước. Riêng đối với hàng Bồ tát đã đến Bảo sử tức Bồ tát vừa giải thóat, giải thót tri kiến và có niềm tin kiên cố được ví như người có tay có mắt đầy đủ, vào kho báu tuỳ ý lựa chọn, sử dụng thánh tài vô tận của đức Phật để phục vụ lợi lạc cho mọi người. Đó là chân thật pháp trong kinh Pháp Hoa mà đức Phật muốn truyền trao, đồng thời nhắc nhở tất cả hành giả Pháp Hoa cần phát triển trí tuệ để có thể củng cố niềm tin theo chánh pháp, vì niềm tin không được trí tuệ hướng dẫn dễ trở thành mê tín. Hành giả an trụ chánh định, giữ tâm vắng lặng trong sáng, từ đó phát sinh trí kiến Như Lai. thấy được kho báu hay ngộ được pháp chân thật, tạo thành thế giới quan tràn đầy niềm vui, hình thành mùa xuân kỳ diệu, không bao giờ tàn phai héo úa vì tác động của mê lầm, tham sân, dục nhiểm. .
Đại chúng nhìn thấy tháp Đa Bảo nhưng không ai có khả năng mở tháp, lấy kho báu trang nghiêm bản thân, làm lợi ích cho người. Hàng A La Hán, Bách Chi Phật cũng vậy, hoàn toàn tuyệt phần. Chỉ rie6ng đức Phật Thích Ca có thừa sức mở tháp báu bằng một ngón tay mặt. Ngài cho đại chúng biết muốn mở được Bẳo tháp cần phải tập trung phân thân. Phân thân của Phật Thích Ca tiêu biểu cho tâm từ bi của Ngài đến với muôn loài, biến tất cả thành thân của Phật gọi là pháp thân. Hàng A La Hán, Bích Chi Phật không thể tạo phân thân được, nghĩa là không đủ tâm từ bi, không đủ lực tác động cho người vì Bích Chi Phật, A La Hán hay nói chung tất cả mọi nhười thường đóng khuôn môi trường sinh hoạt của mình, ai sống theo giai cấp, chủng tộc đó. Thí dụ giới thương gia thân thiện với nhau, người làm thuê mướn kết bạn vớ người làm thuê mướn, chánh khách sinh hoạt với chánh khách. Mọi người đã quen với nếp nghĩ nếp sống phân biẹt giai cấp rõ rệt, khó sống chung, khó hòa hơ5p thật sự, dù trò chuyện với nhau cũng chỉ miễn cưỡng, hoặc có tình thương đến giúp đỡ người nghèo, xong vị6c rồi thôi, ta và họ không còn liên hệ, mỗi người lại có cách sống riêng, không nhớ nghĩ đến nhau. Đức Như Lai thì hoàn toàn khác hẳn, Ngài là vha lành của muôn loài, đến với tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp, nhưng ai cũng nghĩ Phật là của riêng họ, thương họ nhất, thậm chí chúng ta sống cách Phật gần 3000 năm cũng vẫn còn cảm nhận được tình thương vô hạn của Phật chan hòa cho. Vì vậy, điều quan trọng đối với hành giả Pháp Hoa nếu muốn thấy Bảo tháp, vào sống với Phật Đa Bảo, sử dụng được của báu đài hỏi hành giả phải thành tựu pháp ấn này trước tiên, trong kinh diễn tả là nhà Như Lai. Điều này dễ hiểu vì thực tế chúng ta nhận thấy rõ bất cứ ai được nhiều người thương mến sẽ dễ dàng thành co6ng việc lớn, ngược lạ người bị oán ghét nhiều, dù có giỏi cũng trở thành vô dụng. Tình thương của đức Phật trang trải đồng đều cho tất cả các loài, là chất keo gắn bó tất cả các thành phần xã hội só6ng chung hài hòa, trong khi có thể hàng Bồ tát không chấp nhận cách tu tiêu cực của Thanh Văn hay ngược lại Thanh Văn không đồng ý cách hành đạo phóng khoáng của Bồ tát, nhưng cả hai đều phục tùng thương kính Phật, sống hòa hợp dưới sự chỉ đạo của Ngài vì đức PHật đầy đủ trí tuệ sáng suốt, xứng đánh làm thầy của Thanh Văn, Bồ tát, chư Thiên. Bằng tâm từ bi trí tuệ bao la, đức Phật mở được cánh cửa Bảo tháp. Trí tuệ và lòng từ bi của Phật soi rọi đến Thanh Văn, Bồ tát, chư Thiên thì họ biến thành thân phân PHật. Phân thân Phật trong khắp mười phương giảng nói không giống nhau nhưng cũng không chống trái nhau. Như Lai ở phương tiện môn thích cho mọi hoàn cảnh không thiếu một pháp nào và trở về chân lý cũng hoàn toàn tự tại không vướng mắc pháp nào. .
Khi Bảo tháp mở ra, đức Phật tiếp độ đại chúng lên hư không và dạy rằng ai muốn tu Pháp Hoa, ngay bây giờ nên phát nguyện trước hai đức Như Lai. Điều này gợi nhắc chúng ta phải đến trước hai đức Như Lai trụ giữa hư không để phát nguyện, nhằm diễn tả trạng thái thâm nhập chân lý của người đắc đạo, không phải là việc làm đơn sơ, tu bằng hình thức. .
Hành giả trụ chánh định nghe Phật thuyết pháp đồng nghĩa với tới được Bảo sở hay đến trước hai đức Phật để phát nguyện độ trì kinh Pháp Hoa. Ngài Từ Ân kiến giải ý nghĩa PHật quá khứ Đa Bảo và Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni ngồi chung pháp tòa là cổ kim bình đẳng bất nhị, Phật xưa và nay không khác, ba đời mười phương Phật hiểu biết chân lý, vận dụng chân lý, và sống với chân lý đều giống nhau. Trên bước đường hành đạo, chúng ta cần cân nhắc điều này, chúng ta tuyên dương chánh pháp có thể diễn nói lời khác người trước nhưng không sai ý họ nên hiện tại và quá khứ là một, còn chấp y quá khứ thì hiện tại đã tự biến thành quá khứ, không còn đúng. Tuy nhiên lập y lời Phật sẽ phạm tội huỷ báng Phật, nhưng bỏ lời Phật, coi chừng lạc tà thuyết. Vì vậy để giới thiệu pháp chân thật, đức Thích Ca phải kéo Phật quá khứ Đa Bảo trở lại hiện tại để chứng minh rằng Ngài thuyết đúng chân lý. Thiết nghĩ trên đường tu học, hành giả đến bờ giác, nhận được ấn chứng của đức Đạo Sư truyền trao, chắc hẳn không còn gì sung sướng hơn, từ đây chân trời Xuân mở rộng cho hành giả thẳng tiến không sợ chướng ngại .
Tháp Đa Bảo xuất hiện, phân thân Phật tập trung, tất cả đều nhằm diễn tả lực tác động vô hạn của tâm từ bi bao la và trí tuệ tuyệt vời của đức Phật, bấy giờ Ta Bà biến thành Tịnh độ. Từ đây Ngài giới thiệu cho chúng ta loại hình thế giới mà đức PHật xây dựng hoàn toàn bằng chất liệu tình thương chân thật và hiểu biết chính xác trọn vẹn. Được vào sống trong thế giới điều động bằng tình thương và trí tuệ của người đắc đạo, theo tôi, không có gì hạnh phúc, an lạc hơn cho hành giả đang tiến bước trên đường thể nghiệm Bồ tát pháp. .
Tóm lại Bảo tháp đã khép kín, ẩn mình từ vô lượng kiếp, nay nhờ lực tác động của bậc toàn giác toàn trí Thích Ca Mâu Ni, Bảo tháp xuất hiện và đức PHật đã mở Bảo tháp lấy của báu ban phát cho chúng hội, sử dụng muôn đời không hết. Nói khác, Phật pháp hằng hữu ngàn đời từ chư Phật quá khứ, đã được đức Thích Ca Mâu Ni khai thị ở Ta Bà và Thánh tài pháp bảo Ngài truyền trao trải qua hàng ngàn năm vẫn còn là kim chỉ nam hướng dẫn cho đệ tử khắp năm châu xây dựng cuộc sống an lạc, giải thoát, mở ra chân trời Xuân vĩnh hằng, mãi mãi là nơi an trú ấm áp cho những hành giả mang hạnh nguyện thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh, Bảo tháp vẫn mãi mãi hiện hữu như những chứng nhân siêu tuyệt cho mọi tâm hồn quyết lòng theo bóng Thế Tôn mang an vui cho muôn loài.
NAM MÔ PHÁP HOA KINH CHỨNG TÍN THI HIỆN ĐA BẢO NHƯ LAI.
Source:Trang LotusNet
-- o0o --