- DƯ HƯƠNG MÙA
PHẬT ÐẢN
-
---o0o---
-
-
Trong mùa lễ Phật Ðản năm nào tại chùa trú xứ ở
một thành phố nhỏ miền cực Nam Úc Ðại Lợi, một em bé ngồi gần
đã hỏi tôi bằng giọng Việt Nam lơ lớ:
-
- Cô ơi, rước xe hoa là cái gì vậy ?
-
Tôi chợt giật mình khi thấy phản ứng của em quá
nhanh, vì từ rước xe hoa vừa thoáng lọt vào tai tôi qua lời
giáo huấn của Hoà Thượng viện chủ nhân mùa Ðản Sinh năm đó.
Tôi phân vân khó xử vì không biết phải diển tả thế nào cho em
hiểu đây vì tiếng Việt em không rành. Còn tiếng Anh của Tôi có
rành đi nữa cũng khó diễn đạt được cho em thế nào là rước xe
hoa nhân mùa Phật Ðản, vì Tôi chỉ được thấy duy nhất có một
lần trong đời vào khoảng thậpbao niên 60 khi Tôi còn bé, bé
lắm.
-
Câu hỏi đột ngột này của em làm Tôi khó xử, thế
là Tôi không còn nhất tâm nghe được hoàn toàn lời pháp nhủ của
Hoà Thượng nữa mà đang tìm ra một thí dụ cụ thể để nói cho em
bé rõ về xe hoa. À, Tôi nhớ ra rồi, Tôi có thể đem một thí dụ
điển hình, ngắn, gọn ra cho em bé hiểu vì ở giữa buổi lễ,
không tiện nói nhiều.
-
Tôi nhỏ nhẹ hỏi em bé:
-
- Cháu có bao giờ đi xem Christmas Pageant
(Ðám rước mùa Giáng Sinh) tổ chức vào những ngày cuối năm
không ?
-
- Dạ có, hồi cháu còn nhỏ, cháu được bố mẹ cháu
cho đi xem mỗi năm, nhưng sau này thì cháu chỉ xem trong TV.
-
Tôi nhìn bé cười và nói nho nhỏ:
-
- Xe hoa mùa Phật Ðản cũng giông giống như
thế, cũng có xe vận tải trang hoàng rực rở, nhưng thay vì
rước vào ban ngày như nơi đây thì lại rước vào ban đêm với
đèn hoa chớp loè, có Phật Ðản Sanh đi bảy bước trên hoa sen,
một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có cả Hoàng Hậu
Ma Gia và các cung nữ ... Có nhiều xe hoa lắm, mỗi xe đều được
trang hoàng thật lộng lẩy với những sự tích khác nhau, Tùy
theo mỗi năm, và ban tổ chức. Ðại khái là vậy vậy đó ...
- Cô bé tròn xoe
đôi mắt nai tơ ra tưởng tượng những hình ảnh Tôi vừa kể sơ sơ
và cảm thấy thích thú nên lại khều Tôi mà hỏi tiếp:
-
- Cô ơi, thế đức Phật Thích Ca ở trên xe là
tượng hay là người thật vậy cô ? Cô kể thêm cho cháu nghe về
mùa Phật Ðản ở Việt Nam đi cô.
-
Tôi không dám trả lời em bé nữa vì những người
ngồi bên cạnh đã suỵt suỵt và ra hiệu cho chúng tôi im đi để
họ còn nghe nhạc và các em thiếu nhi múa dâng hoa đến đức
Phật. Tôi biết Tôi có lổi với họ vì đã bất lịch sự làm ồn nên
xin lổi và thì thào vào tai em bé:
-
- Lát nữa, đến giờ thọ trai, cháu đến tìm cô ở
phòng ăn, cô sẽ nhớ đến đâu thì kể cho cháu nghe đến đó nhé.
-
Mặt em bé vui hẳn lên và dạ một tiếng nghe thật
dễ thương.
-
Xong lễ, Tôi giữ đúng lời hứa đến phòng ăn tìm
em bé, Tôi ngạc nhiên và sững sốt khi thấy một đám em nhỏ ngồi
chung với em bé thay vì chỉ một mình em. Thấy Tôi đến, em rất
vui và xin phép Tôi:
-
- Cô ơi, cô kể cho chúng bạn con nghe với nhé,
tụi nó nghe con kể cho tụi nó nghe những gì cô kể cho con
nghe, tụi nó thích quá nên theo con đến đây chờ nghe cô kể
chuyện lễ Phật Ðản ở Việt Nam.
-
Tôi vốn dỉ rất yêu thích con nít nên thấy những
đứa bé dễ thương, dễ mến này thì làm sao chối từ được chứ, mặc
dù tài kể chuyện của Tôi rất ư là dở và trí nhớ của Tôi về
Phật Ðản ở quê nhà cũng không có bao nhiêu. Tôi hơi bối rối vì
các em bé háo hức muốn nghe mà Tôi thì không nhớ rõ rành mạch
vì khi ấy, Tôi còn nhỏ hơn các em bây giờ. Tuy nhiên, nhìn
những gương mặt thơ ngây, náo nức Tôi chợt nhớ đến mình ngày
xưa ở vào lứa tuổi đó. Tôi bắt đầu kể và giải thích:
-
- Các cháu có biết Phật giáo là tôn giáo
chính của dân tộc Việt Nam, theo Cô được biết qua sự học hỏi
thì có khoảng hơn 80 phần trăm dân Việt theo đạo Phật. Vì thế
nên mùa lễ Phật Ðản tại quê hương mình được tổ chức rất là
long trọng và linh đình, nhất là ở miền Trung, nhưng Cô chưa
có diễm phúc để được dự lễ tại đấy. Cô chỉ xem rước xe hoa một
lần duy nhất trong đời và nhớ mãi đến giờ vì chỉ một lần. Năm
ấy, Cô còn rất bé, nhỏ hơn các cháu bây giờ nhưng cũng hiểu
biết thế nào là lễ Phật Ðản và cũng phấn khởi chờ xem.
-
Một em bé cắt ngang lời Tôi hỏi:
-
- Thế Cô xem ở đâu ạ ? Cô có về chùa xem
không ?
-
Tôi cười trả lời em bé:
-
- Rước xe hoa là rước dọc theo một số đường
phố lớn trong đô thành cho tất cả bà con cô bác đều được xem
chứ không phải chỉ ở trong chùa. Trước đó, giáo hội Phật giáo
đã thông tin trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình là
những chuyến xe hoa sẽ đi từ chùa nào, đi qua những đường phố
nào và về lại chùa nào , Police tức là Cảnh Sát đó, phải làm
việc liên tục để ngăn chặn những tuyến đường có xe hoa đi
ngang.
-
Một em bé khác ra chiều lo lắng hỏi Tôi :
-
- Thế làm sao Cô xem được ? Cô có phải đón xe
đến đường nào đó để xem không ạ ?
-
Tôi cảm động vì em đã quan tâm nên kể tiếp:
-
- Cô rất là may mắn vì nhà Cô ở có xe hoa đi
ngang nên không phải cực nhọc đi đến nơi khác, phải đi sớm
dành chổ và chen lấn.
-
Cả đám con nít "Ồ" lên một tiếng thú vị.
-
Tôi tiếp:
-
- Cô phải chờ mãi cho đến tám chín giờ đêm
thì xe hoa mới đi ngang nhà Cô. Ban đầu, Cô đứng tận dưới
đường với một đám con nít bạn đợi xem, tụi Cô ngồi bệt dưới
đất nói chuyện gẩu với nhau mà chờ. Thế mà khi xe hoa sữa soạn
gần đến thì bọn Cô bị người khác lấn trước mặt nên không xem
được.
-
Tụi nhỏ lại tròn xoe đôi mắt "Ồ" lên một tiếng
thất vọng vì Tôi không xem được, mặt chảy dài ra thất vọng.
-
Tôi còn bẩm tính hay trêu ghẹo con nít chưa bỏ
nên mới nói vậy cho câu chuyện thêm hấp dẩn, Tôi im lặng vài
giây ...Tụi nhỏ lại nóng lòng nên đồng nhau hỏi:
-
- Rồi sao nữa Cô ?
- Tôi kể tiếp:
-
- Cô tức mình kéo cả đám lên trên lầu, ra lan
can xem chứ sao, có nhiều đứa nhỏ đu cả cột đèn mà chờ xem.
Xem ở trên lầu tuy không thấy rõ nhưng có còn hơn không.
- Cả bọn thở ra
nhẹ nhỏm.
-
Tôi tiếp:
-
- Xe hoa đến bắt đầu bằng tiếng vổ tay rầm rộ
và những tiếng reo hò của những khán giả ở phố trên. Ðại lộ
rộng thênh thang nên những chiếc xe chạy chầm chậm rất ø thoải
mái, đèn trên xe giăng đủ màu sắc, sáng trưng, nhạc mừng Khánh
Ðản ca vang rân từ đằng xa. Dẩn đầu đoàn xe là xe Police có
nghĩa là Cảnh Sát đó, bảo vệ hộ tống, mở đường, tiếp đến là
một chiếc xe du lịch trên mui có hình bàn tay đở bánh xe
chuyển Pháp luân như các cháu đã thấy ở chùa mình. Bên dưới là
hàng chữ mừng Phật Ðản vào năm đó, Cô không nhớ rõ năm nào
được viết lên một băng vải dài, và một lá cờ Phật giáo.
-
Một bé cắt ngang hỏi Tôi:
-
- Thế xe có kết hoa không cô mà gọi là xe hoa
vậy ?
-
Tôi nhìn em bé, cười thông cảm trả lời:
-
- Xe hoa không có nghĩa là phải kết hoa mà được
trang hoàng lộng lẩy thì tạm gọi là xe hoa. Nhưng sau đó, có
nhiều chiếc xe du lịch, taxi được trang hoàng đủ loại hoa vải,
hoa giấy, hoa đèn chạy theo, như chào mừng đức Thích Ca Mâu Ni
ra đời.
- Tiếp theo đoàn
xe nhỏ là những chiếc xe vận tải lớn, phía sau mỗi xe đều có
hình tượng và người diển xuất nói về lịch sử Phật Ðản, dĩ
nhiên là mỗi xe đều có đèn sáng, chớp nhoáng để khán giả xem
rõ những màn trình diển trên xe vận tải.
-
Xe đầu tiên là cảnh hoàng hậu Ma Gia nằm mộng
thấy con voi đâm sáu chiếc ngà vào bụng bà.
-
Xe thứ hai diển cảnh hoàng hậu Ma Gia đã có
mang thái tử, đang ở bên cạnh vua Tịnh Phạn, cả hai rất đổi
vui mừng.
- Xe thứ ba là
lúc lệnh bà đi về quê mẹ để khai hoa nở nhụy đang dừng lại ở
vườn Lâm Tỳ Ni ở tận miền bắc Aán Ðộ dưới chân núi Hy Mã Lạp
để nghỉ ngơi, có rất nhiều cung nữ theo hầu hoàng hậu.
-
Một em bé cắt ngang Tôi:
-
- Thưa Cô, khai hoa nở nhụy là gì vậy Cô ?
-
Tôi cười:
-
- Có nghĩa là sanh ra em bé đấy. Ðó là tiếng
văn hoa, tao nhã của chữ Việt.
-
Em cười:
-
- Cháu học được thêm một chữ. Dạ cám ơn Cô.
-
Tôi tiếp:
-
- Xe thứ tư đặc biệt và quan trọng nhất, diển
lại cảnh hoàng hậu Ma Gia với tay lên hái cành hoa Vô Ưu chợt
sanh ra thái tử với bảy bước đi có hoa sen lót chân, một tay
chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Các chư thiên xung quanh
rất mực hoan hỉ rải hoa cúng dường, nhạc trời réo rắt điệu êm
êm. Bên hông chiếc xe có câu biểu ngữ :"Thiên thượng, thiên
hạ, duy ngã độc tôn".
-
Sau chiếc xe này, là các xe du lịch nhỏ kết đầy
đèn và hoa chạy theo sau, cuối cùng là xe Cảnh Sát hộ tống đi
sau rốt . Bà con dưới đường tản mạn ra về, nét mặt vui tươi,
hoan hỉ, có nhiều người đi bộ theo xe hoa từ đường này sang
đường khác. Ðó là chuyện xe hoa mùa Phật Ðản năm nào, khi Cô
còn bé tí, nhỏ hơn cả các cháu bây giờ.
- Cả
bọn kể cả Tôi ngồi im re, chẳng nhúc nhích gì để thả tâm hồn
còn đọng lại một thoáng hương xưa thời quá khứ, nhất là Tôi.
Tâm hồn Tôi chao động mảnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp
nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo
ngợp phố, Ðài truyền hình, truyền thanh suốt ngày đêm ca những
bài Khánh Ðản tưng bừng chào đón trước cả tháng. Giờ đây nơi
xứ lạ, Tôi chỉ còn tìm lại dư hương ngày cũ qua ngôi chùa trú
xứ, qua ngày lễ vào buổi sáng chủ nhật, chỉ có thế thôi.
-
Một em bé đã lên tiếng kéo Tôi về sự thật:
-
- Cô ơi, Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc
tôn là nghĩa gì vậy Cô ?
-
Tôi giật mình trở về thực tại, giải thích:
-
- Ngã có nghĩa là 'Ta' là 'Tôi', tiếng Anh có
nghĩa là 'Self'. Câu này có nghĩa là "trên trời, dưới đất, chỉ
có ta là trên hết". Các cháu đừng hiểu lầm đức Từ Phụ của
chúng ta tự cao, tự đại, cho là Ngài là trên hết đâu. Nghĩ như
thế là đã hiểu lầm Ngài rồi đó. "Ta" ở đây có nghĩa là Phật
tánh của mỗi chúng ta đấy, Chỉ có Phật tánh thanh tịnh, rổng
rang, huyền diệu có trong mỗi chúng ta mới là cái độc nhất
đáng tôn trọng và quý báu ở trên trời và dưới đất vậy.
-
Một em bé hỏi Tôi:
-
- Thưa Cô, Phật tánh là gì vậy Cô ?
-
Tôi trả lời:
-
- Cô chỉ tạm giải thích đơn giản cho các cháu
hiểu Phật tánh là tánh hiểu biết trong chúng ta và các loài
động vật đều phải có. Không có tánh này, mình cũng đồng như gỗ
đá, không biết nghe, thấy, ngửi, nếm và không cảm biết nóng
lạnh.
-
Một em khác hỏi Tôi:
-
- Thế ở Việt Nam Cô có đi chùa vào dịp lễ này
không ạ ? Cô kể cho Con nghe
- nữa đi Cô.
-
Tôi lại cười, nhìn em và trả lời:
-
- Cô có theo Bố Mẹ về chùa lễ Phật khi còn nhỏ,
nhưng Cô không nhớ vào dịp lễ nào, Phật Ðản, Vu Lan hay là Tết
Nguyên Ðán. Thôi, mình đi lấy thức ăn trưa đi các cháu, Cô cảm
thấy đói bụng, nhà bếp dọn gần sạch rồi, pháp xá cũng đã vắng
dần, người ta đã dùng trưa xong và ra về gần hết, trể quá rồi
các cháu ạ. Mình cùng đi lấy thức ăn một lượt nhé, rồi sẽ vừa
ăn, vừa nói chuyện sau.
- Các
cô bé nho nhỏ, dễ thương đều đồng loạt "Dạ" một tiếng vang rân
làm Tôi chợt nhớ lại dư hương mùa Phật Ðản năm nào, khi Tôi
đồng lứa tuổi với những cô bé này, Tôi đang ở đâu? Và làm
gì?
|