-
CỘI NGUỒN CỦA SỰ VẬT
- ---o0o---
-
-
Trong đời sống, mỗi
người chúng ta đều bị bao vây bởi những sự vật, tức là những
hiện tượng ở chung quanh ta. Những sự vật ấy muôn hình vạn
trạng, tỉ dụ như cây cỏ, núi sông, thân hình chúng sinh, bàn
ghế, miếng thịt, ly rượu v.v.... tất cả tạo nên vũ trụ này.
Con người thường đi lạc vào trong đó, tương tự như một thứ
mê-đồ-ảo-phố và không biết đường nào ra khỏi. Và các sự vật
tuy thỉnh thoảng có đem lại cho ta những thích ứng nho nhỏ,
nhưng vì tính cách vô thường của chúng, thường gây cho ta
những nỗi phiền não triền miên. Vậy chúng ta cằn tự hỏi :
những sự vật đó là cái gì vậy, và chúng có một cội nguồn nào
không?
-
Câu hỏi này, thực ra
từ Ðông sang Tây, các hệ thống triết học hoặc tôn giáo đều đã
đặt ra cùng đưa lời giải đáp. Lối giải đáp tuy nhiều nhưng tựu
trung có thể xếp thành hai loại :
-
* Một số tư tưởng
gia duy vật thiển cận, hoặc khoa học gia máy móc thì cho rằng
vũ trụ này chẳng có một cứu cánh gì hết, nó chỉ được tạo nên
do sự chuyển động hỗn độn của vô lượng phần tử vật chất, và sự
chuyển động theo “ngẫu nhiên” ấy chỉ tuân theo luật tắc của đa
số thống kê (loi des grands nombres) mà thôi.
-
* Lối giải đáp thứ
hai gồm đa số những hệ thống triết học và tôn giáo lớn, tỉ dụ
như Parmenide, Pythagore, ấn Ðộ giáo, Ki-tô giáo, Khổng giáo,
Phật giáo, Lão giáo v.v.... Trận doanh này đề xướng rằng vũ
trụ có một cứu cánh và một cội nguồn, cũng như có các luật tắc
nghiêm minh của nó, và con người hoặc bất cứ chúng sinh nào
cũng cần hiểu rõ những luật tắc đó mới mong thoát ra khỏi
mê-đồ-ảo-phố của sự vật...
-
Tôi thiển nghĩ, lời
giải đáp thứ hai là đúng. Vì sao?
-
Vì các bậc thành lập những nền tôn giáo lớn đều
là những bậc thánh nhân, đã xa lìa vọng ngữ, đã khổ công thăm
dò thực tại tuyệt đối, và các vị đã đồng thanh đề xướng như
vậy.
-
Và cũng vì sự chuyền
động theo ngẫu nhiên của các phần vật chất đều vấp phải luật
tắc “Entropie”. Entropie có nghĩa là chiều hướng tự nhiên của
sự chuyển động vật chất là tiến tới sự quân bình hóa về mức độ
tinh lực. Trong khi những sự vật như cây cối hoặc con người
đều là những thực thể rất bất-quân-bình-hóa về mức độ tinh lực
(asymétrique) cho nên sự chuyển động ngẫu nhiên của vật chất
không có một tí xác xuất (probabilité) nào để tạo thành con
chó hoặc người được.
-
Hãy kiểm sơ qua
những hệ thống giáo lý, để coi những lời giải đáp về cội nguồn
sự vật :
-
** Ấn Ðộ Giáo quan
niệm rằng cội nguồn của vũ trụ là một Ðại Linh thể gọi là
Brahman. Linh hồn của con người là một Tiểu linh ngã hay
Atman. Vũ trụ là một giấc mộng của Brahman, những thời kỳ
thành-trụ hoại-không của vũ trụ là một nhịp thở ra, rồi thở
vào của Brahman. Sự tu luyện của con người là tiến tới sự thể
nhập của Tiểu linh ngã vào Ðại ngã. Cần ghi rằng những quan
niệm của Ấn Ðộ giáo rất cao và hay, nhưng chưa được trọn vẹn
bằng đạo Phật.
-
** Ki-tô giáo quan
niệm rằng vũ trụ được sáng tạo bởi Thượng Ðế. Sự triển khai
giáo lý của Ki-tô giáo còn sút kém so với Ấn Ðộ giáo vì quá
thiên trọng về khía cạnh nhất nguyên thần hóa và không nói tới
khía cạnh nhất nguyên phi thần hóa.
-
** Khổng giáo là một
đạo lý về thế gian pháp, dạy cách vật trí tri, chính tâm thành
ý và cách xử thế. Tuy là đạo lý thế gian, nhưng cũng không
khuôn mình theo đạo học. Về cuối đời, do sự san định kinh
Dịch, Khổng Tử đã mở một cửa ngõ vươn lên hình nhi thượng học,
coi Thái cực hoặc Vô cực như cội nguồn của vạn vật.
-
** Lão giáo đã vươn
lên một mực độ về hình nhi thượng học cao hơn Khổng giáo. Nếu
Khổng giáo chú trọng vào bình diện ý thức của con người, thì
Lão giáo đã đi sâu vào tiềm thức và muốn đạt tới chỗ vắng lặng
rỗng rang gằn như tịch diệt của tâm thức. Lão giáo quan niệm
cái vòng Vô cực như cội nguồn của vạn vật.
-
** Phật Giáo còn đi
xa hơn nữa đi sâu vào cái Vô thức để rồi phá vỡ Vô thức và đạt
tới cái Thực tại cuối cùng, rốt ráo vắng lặng tịch diệt. Nhờ
sự thể nhập sâu vào những cơn tam muội lớn (lớn hơn những cơn
tam muội của những vi giáo chủ khác), bậc Ðại giác là Phật đã
chỉ rõ ràng cái Thực tại cuối cùng đó chẳng phải là cái gì
khác, mà chính là Diệu Tâm. Ngoài Tâm ra, không thể có Phật.
Diệu tâm này cũng chính là Chân không... Gọi là Chân không
nhưng chính là Diệu hữu, vì từ Chân không này đã biến hiện ra
tất cả chúng sinh cảnh giới và vũ trụ. Vì vậy, tất cả sự vật
đều là có, nhưng không thực coù. Nó chỉ có, tương tự như những
huyễn tượng, như một giấc chiêm bao, như một tuồng ảo hóa, vì
nó đều do nghiệp lực của chúng sanh chiêu cảm mà khởi lên. . .TVHS
-
Chúng ta thường nói
tới Tam giáo động nguyên. Nếu chân lý được coi như một cây đại
thọ thì Khổng giáo là hoa lá, Lão giáo là cành cây, và Phật
giáo chính là thân cây cùng gốc cây. Những kinh Ðại thừa của
nhà Phật có bộc lộ khá nhiều những chân lý về sự cấu tạo Hoa
tạng thế giới, về không gian, về thời gian, về sự chuyền động.
-
Ngày nay, khoa học
càng ngày càng đi sâu vào lãnh vực cực tiểu và cực đại và càng
đi sâu bao nhiêu càng chứng tỏ sự chân xác của những lời trong
kinh Phật. Có thể nói rằng không có một sự khám phá mới nào
của khoa học có thể đi ngược lại với lời kinh.
-
Cho nên, một nhà học
Phật là Henri Percheron đã từng viết : “Ngày nay, đạo Phật
du nhập Tây phương, và kẻ đồng minh lớn nhất của giáo lý Phật
lại chính là khoa học...” Trên đây là một vài ý kiến đơn
sơ để đỏng góp với bạn đọc, trong việc tìm hiểu con đường trở
về Nguồn của các tôn giáo và của đạo Phật. .
-
Nghiêm Xuân Hồng
|