- PHẬT Ở TRONG
TÂM
- HAY PHẬT
Ở NGOÀI TÂM
- ---o0o---
-
-
Phật! Phật! Phật!
Tâm! Tâm! Tâm
-
Thức! Thức! Thức!
Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh
-
Ðó là hai câu thơ
của ngài Thượng Sỹ Tuệ Trung, một vị công hầu đời Trần, đã
từng cầm quân chống giặc Nguyên, sau bỏ đi tu Phật để suy ngẫm
về cái hiện tượng của Tâm và cái lẽ của Thiền.
-
Hai câu thơ đó có ý
nói rằng nền giáo lý của Phật, tuy mênh mang như biển cả, xong
có thể thu gọn trong hai chữ Tâm và Phật, hoặc Mê và Ngộ.
-
Hãy nói về cái Tâm.
-
Một lần, trên núi
Linh Sơn, Ðức Thích Ca ngự trên tòa sen, sắp thuyết
pháp. Nhưng Ngài không nói gì cả, chỉ khoan thai đưa một cành
hoa, rồi lặng lẽ mỉm cười. Ðó là tịch niện hoa vi tiếu, độc
đáo lối thuyết pháp Phật giáo. Ý Ngài muốn nói như thế này: "Ta
có một chân lý tối thượng, đó là chân lý của cái Tâm, nhưng
cái Tâm này nó lặng lẽ lắm, nó nhỏ nhiệm, tịch mịch, vi diệu
lắm. Ta không thể dùng lời lẽ thế gian mà diễn tả nó được. Vì
nếu ta chỉ động một niệm, chỉ nói một chữ, là Tâm đó đã biến
thế rồi. Vậy các người phải lặng lẽ, nhỏ nhiệm, tịch mịch, vi
diệu mà lãnh hội nó. Nhớ đấy! Nhớ đấy! ..." Nhưng các đệ
tử đều ngơ ngác không hiểu, riêng có ngài Ca Diếp là mỉm cười
đáp lại mà thôi. Do đó, Ngài đã truyền tâm ấn cho Ca Diếp,
cùng y bát để làm đệ nhị tổ của Thiền Tông. Trong giòng này,
Ðức Ðạt ma là tổ thứ 28.
-
Một lần khác, Ðức
Thích Ca xuất định, giảng về kinh Lăng Nghiêm. Cũng là giảng
về Tâm. Nhưng lần này, Ngài bảo ông A Nan đại khái như sau:
-
- "Người nên thận
trọng, chớ có vọng tưởng. Cái Tâm ấy nó lạ và huyền nhiệm lắm
vì nó là nguồn gốc của tất cả phép lạ đã tạo nên vũ trụ
này. Nó như cái gương trong đó, vũ trụ này hiện lên như một
cảnh huyễn, như một giấc chiêm bao, như tiếng vang, như mặt
trăng dưới đáy nước, như bóng chiếc nhạn in dưới hồ thu, như
ảo ảnh nước mà kẻ lữ hành nhìn thâý trên sa mạc, như những đóm
đỏ vàng mà kẻ dặm mắt nhìn thấy ở hư không. Hãy thức tỉnh!
thức tỉnh! Cái tâm ấy hiển hiện dễ dàng lắm, nhưng nó khó
nắm, khó bắt lắm! Nó không ở trong thân người, nó không ở
ngoài thân người, nó cũng không ở khoảng giữa. Nó không ở chỗ
nào hết, nhưng nó ở tất cả. Nó trụ vào cái gì, thì cái đó trở
nên có, nó buông cái đó ra thì nó trở nên không. Nó là anh
thợ vẽ, và chính nó vẽ vời nên cảnh thế gian này cùng tâm
giới. Nó động một niệm là nó nguệch một nét, nét đó biến
thành thức, thức đó động lại trên giòng tâm tư của chúng sinh
để trở nên cảnh giới của vũ trụ thế gian.... Nhưng nếu người
tỉnh cơn mê, dẹp bỏ lục tặc là lục căn, thì cái thức đó sẽ hồi
đầu, rút khỏi các căn và trở về và ngươi sẽ nắm được cái Tâm."
-
Sau này, Ðức Huệ
Năng gọi Tâm đó là bản lai diện mục.
-
Cũng trong kinh Lăng
Nghiêm, Ðức Phật còn dạy:
-
- Cái Tâm ấy, bổn
tính nó vốn trong sáng. Vì thế, các ngươi mới có "cái
thấy". Cái thấy này là nồng cốt của lục căn, nhưng nó không
phải là lục căn. Lục căn có thể bị tiêu hoại, nhưng nó không
tiêu hoại. Nó không gián đoạn, nó bất diệt, và chính nó đã
triển chuyển theo lẽ nhân quả, trong cái vòng luân hồi qua các
kiếp.
-
Ðọc Tây Du Ký, thì
ta thấy Tề Thiên Ðại Thánh là cái Tâm. Nó ngang ngược, thay
đổi không ngừng, nhưng quyền năng của nó cũng vô cùng. Nó có
thể phá cửa nhà trời, cũng như có thể hồi đầu khi bị giam bởi
thần lực của câu chú: Ôm Ma Ni Pát Mê Hồng. Nó muốn lớn là
được lớn, muốn nhanh được nhanh, muốn chậm có chậm. Có thể
biến hoá cây thiết bổng, có thể bước một bước càn đẩu vân vượt
qua 84 ngàn dặm, hoặc muốn bay như con ruồi cũng được. Muốn có
một thân cũng được, hoặc phân thân làm trăm ngàn cũng có... Và
Ngài Huyền Trang đã phải nương vào cái tâm đó, mới đi tới Tây
Trúc cầu một cuốn kinh vô tự.
-
Bây giờ nói đến Phật
-
Ðức Bồ Ðề Ðạt Ma,
chống cây gậy trúc sang Trung Hoa ngồi quay mặt 9 năm vào vách
đá, nhắm đôi mắt biếc lại. Vua Lương Võ Ðế hỏi: Trẫm xây hàng
trăm ngôi chùa, nuôi hàng vạn chư Tăng, có công đức gì
không? Ðức Ðạt ma bảo, có chút ít, nhưng không ăn thua gì...Sở
dĩ Ngài nói thế vì muốn bảo vua rằng cần nhất là phải soi vào
Tâm, để trở thành Phật....Trong một buổi thuyết pháp, Ngài lại
bảo: Phật và Bồ Tát cũng đều là huyễn cả, còn là mê. Hỡi ôi,
tất cả đều là mê cả!!!
-
Trong Bổn Kinh A Di
Ðà, thì Ðức Thích Ca lại căn dặn:
-
- "Về phía Tây,
có lạc quốc của Ðức A Di Ðà, bên cạnh có Ðức Quán Âm và Ðại
Thế Chí. Ðức Phật ấy có thực đấy và nguyện lực của Ngài lớn
lắm. Các người nên cầu nguyện mà sang đó."
-
Tại sao lại có sự
mâu thuẫn như vậy, một đằng bảo Phật là rất có thực, một đằng
nói là huyễn?
-
Thực ra không có gì
mâu thuẫn. Chỉ là do mê và ngộ mà thôi.
-
Chư Phật vừa là
huyễn vừa là thực. Khi tâm chúng ta còn mê mờ, chúng sinh coi
thân và tâm là thực, thì chư Phật đối với chúng sinh vẫn là
thực và có thể dùng tha lực cứu độ. Nhưng khi tâm chúng sinh
đã ngộ rồi, thì chúng sinh cũng trở thành huyễn, và chư Phật,
vốn là những hình bóng, cũng trở thành huyễn. Vì cái Tâm ngộ
đã vượt qua được lãnh vực đối đãi (dualistic) và đạt tới trực
quan bất nhị. (phi hữu phi không)
-
Bởi thế, khi một
người niệm Phật, và nuôi một ông Phật trong tâm, thì lúc đầu
chỉ có một ông Phật trong tâm thôi. Niệm lâu sẽ gây một luồng
cảm ứng làm động tâm Ðức Phật ở bên ngoài, tức Ðức A Di Ðà ở
Tây Phương. Ðức A Di Ðà liền làm mọc sẵn một chiếc hoa sen nơi
lạc quốc để chờ người niệm Phật. Niệm lâu hơn nữa, thì Ðức A
Di Ðà sẽ đến trước mặt người đó. Như thế, là có hai vị Phật,
một ở ngoài và một ở trong tâm. Niệm đến chỗ rốt ráo và tâm
bất loạn, thì Ðức A Di Ðà sẽ lọt vào tâm người đó, và trở
thành một, và Phật thực cũng trở nên huyễn.
-
Cho nên, không thể
nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói
thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì
Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là
huyễn. Vả lại, Tâm ở tất cả mọi chỗ, nên không có trong hay
ngoài.
-
Có mấy chú học sinh
Thiền học ngồi cãi nhau, chỉ một tảng đá trước mặt, và tranh
luận hăng hái. Kẻ thì bảio tảng đá ở ngoài tâm, một anh khác
hùng biện hơn nói là ở trong tâm, và có vẻ thắng lý. Chợt ông
thầy đi qua, cười bảo anh này: Ðá ở trong tâm mày, chắc đầu
mày phải nặng, và nhức đầu lắm!....
|