NIÊN ĐẠI XUẤT GIA ,
THÀNH ĐẠO TRONG KINH 
PHẬT BẢN HẠNH TẬP
Đào Nguyên
---o0o---
Về niên đại xuất gia và thành đạo của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các tài liệu ghi nhận không đồng nhất . Theo Đại tạng kinh Đại chính tân tu (ĐTK ĐCTT) thì toàn bộ các kinh điển Hán dịch viết về cuộc đời Đức Phật ? kể cả mảng tiền thân của Ngài ? đã được tập hợp đưa vào phần hai của Đại tạng kinh ấy, mang tên là Bản duyên bộ, gồm 2 tập ; tập 3 gồm các kinh từ N.152 đến N.191 ; tập 4 gồm các kinh từ N.192 ? N.219 . Trong ấy có một số kinh đã nêu rõ về 2 niên đại kể trên . Chẳng hạn :
-Kinh Tu hành bản khởi N.184, 2 quyển , do Đại sư Trúc Đại Lực và cư sĩ Khang Mạnh Tường dịch vào đời Hậu Hán (25 ?220), cho biết : 19 tuổi xuất gia, 25 tuổi thành đạo (ĐTK ĐCTT, tập 3, trang 467C?)
-Kinh Thái tử thụy ứng bản khởi, N. 185 , 2 quyển, do cư sĩ Chi Khiêm dịch vào đời Đông Ngô (229 ?280) cũng ghi nhận :19 tuổi xuất gia (ĐTK ĐCTT, T3, tr.475B) .
-Kinh quá khứ hiện tại nhân quả, N.189 , 4 quyển, do Đại sư Cầu Na Bạt Đà La (394 ?468) dịch vào đời Lưu Tống (420 ?478 Đại sư Cầu Na Bạt Đà La cũng là dịch giả kinh Tạp A Hàm). Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả thì :17 tuổi kết hôn với nàng Da Du, 19 tuổi xuất gia (ĐTK ĐCTT, T3. Tr.632A) .
? Chính từ những tư liệu điển tịch này mà một số sách Hán văn biên soạn về lịch sử Đức Phật như : Thích Ca phổ, Thích Ca thị phổ đều ghi nhận niên đại xuất gia của Phật là 19 tuổi .
*Thích Ca phổ : gồm 5 quyển, tác giả là Đại sư Tăng Hựu (445- 518) biên soạn vào đời Lương (502 ?556) : 19 tuổi xuất gia (ĐTK ĐCTT, N.2040, T50, tr.23C, 24A) .
*Thích Ca thị phổ : gồm 1 quyển, tác giả là Đại sư Đạo Tuyên (596 ?667) biên soạn vào đời Đường (618 ?906) :19 tuổi xuất gia (ĐTK ĐCTT, N.2041, T50, tr.90C, 91A)
Hai tác giả Tăng Hựu và Đạo Tuyên đều là những bậc xuất chúng trong giới Phật học Trung Quốc . Có thể vì thế từ lâu đã hình thành ý kiến cho rằng theo Phật giáo Bắc Truyền thì niên đại xuất gia của Phật là 19 tuổi . Thật ra thì không hẳn là như thế . Kinh Phật bản hạnh tập, bộ kinh dài nhất, bề thế nhất nơi phần Bản duyên bộ của Đại tạng kinh Đại Chính tân tu đã ghi nhận về niên đại xuất gia, thành đạo không giống với 3 kinh kể trên . Bài viết ngắn của chúng tôi là nhằm sáng tỏ thêm về điều này .
Kinh Phật bản hạnh tập gồm 60 quyển . N.190, ĐTK ĐCTT, T3, tr.655A ? 932A, do Đại sư Xà Na Quật Đa (580 ?618) dịch vào đời Tùy (580 ?618) . Đại sư Xà Na Quật Đa (Jnànagupta), dịch ý là Đức Chí , Chí Đức, người nước Kiền Đà La, Bắc Aán Độ, xuất gia tu Phật từ nhỏ, học rộng đi nhiều, lấy việc hoằng pháp lợi sinh làm sự nghiệp, khoảng 559 ?560 đến kinh đô Tràng An (Trung Hoa), sau đấy thì tham gia vào công tác dịch kinh, là một gương mặt dịch thuật nổi bật của Phật giáo đời Tùy . Ngoài kinh Phật bản hạnh tập, Đại sư còn là dịch giả kinh Thiên Phẩm Diệu pháp Liên Hoa (N.264, T9 ĐTK ĐCTT, 7 quyển), một số kinh loại vừa thuộc hệ Hoa Nghiêm( N.303, T10) hệ Bảo Tích (N.327, T12) hệ Niết bàn (N.379, T12) v.v?
Kinh Phật bản hạnh tập là bộ kinh dài nhất trong mảng kinh của Bắc truyền viết về lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni . Kinh này đã kết hợp giới thiệu một cách phong phú về quá trình tu tập của Đức Phật Thích Ca, từ các thời quá khứ xa xưa, dẫn tới thời hiện tại là Bồ tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất hạ sinh làm Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn với đầy đủ các chi tiết : đản sinh, xuất gia, thành đạo, chuyển pháp luân, hành đạo độ sinh, nhập Niết bàn, thỉnh thoảng xen vào những phần hồi ức của Đức Bổn Sư về tiền thân của mình .
Về thời điểm xuất gia và thành đạo, theo kinh âý có mấy điểm đáng chú ý :
1.Quyển thứ 10, phẩm thứ 8 phần sau, lời tiên đoán của tiên A Tư Đà về Thái Tử Tất Đạt Đa, sau khi Thái Tử chào đời một thời gian : 35 tuổi thành đạo . Nguyên văn chữ Hán :"Tùng kim dĩ khứ, tam thập ngũ niên, thử chi đồng tử tất đắc thành ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, chuyển ư vô thượng tối thắng pháp luân" (ĐTK ĐCTT, T3, tr.697A)(Từ nay trở đi, vào năm 35 tuổi, Thái tử sẽ trở thành bậc Vô thượng chánh đẳng chánh giác, chuyển xe chánh pháp tối thắùng vô thượng) .
2.Quyển thứ 12, phẩm 13/1 cho biết : năm Thái Tử 19 tuổi, vua cha đã cho xây cất cung điện hợp với thời tiết 3 mùa (T3, tr.707A). Sau đấy lo việc chọn vợ cho Thái tử , Thái tử thể hiện tài năng dẫn tới việc kết hôn với nàng Da Du (ĐTK ĐCTT, T3, tr.712C) .
3.Quyển thứ 14, phẩm 15 ghi nhận : Thiên tử Tác Bình, nơi hư không nhận thấy Thái tử đã trải qua 10 năm sống nơi cung điện, thọ hưởng bao thú vui của 5 dục lạc, e sợ Thái tử (tức Bồ tát Hộ Minh) bị đắm chìm trong 5 dục mà quên sứ mạng xuất gia tìm đạo(ĐTK ĐCTT. T3, tr.716B). Như vậy thời gian 10 năm sống nơi cung điện ấy được tính từ lúc nào? Hẳn là được tính từ ngày vua cha cho xây cung điện đặc biệt lúc Thái tử 19 tuổi . Sau khi Thiên tử Tác Bình nhận xét như trên thì tiếp theo là các việc Thái tử dạo chơi các chốn, gặp những hiện tượng về già, bệnh, chết v.v?dẫn tới việc xuất gia . Thế thì thời điểm xuất gia của Thái tử ở đây là 29 tuổi .
4.Nơi quyển 16, phẩm 21/1 mang tên là :"Lìa vương cung xuất gia", lời của Thiên tử Tác Bình tâu với Thái tử có đoạn :" Nhược quán chi thời dục đắc tinh cần học chư kỹ nghệ, bỉ nguyện dĩ thành . Tráng niên túng tâm dục thọ thế lạc, bỉ nguyện hiện nghiệm, bất nghi cữu đam . Kim nhật, nhứt thiết chư thiên, chư nhân, nguyện linh Thái tử xả ly, xuất gia, tu học Thánh đạo "(ĐTK ĐCTt, T3, tr.729B).
Trong đoạn kinh này cần chú ý từ nhược quán là chỉ cho tuổi 20, và được dịch như sau :" Năm 20 tuổi, Thái tử đã dốc sức siêng năng học tập các ngành nghề kỹ xảo, nguyện ấy đã thành tựu . Tuổi tráng niên, Thái tử như buông thả để thọ hưởng mọi thú vui thế gian, nguyện ấy hiện còn, nhưng không nên đắm chìm trong đó . Hôm nay cả chư Thiên và chúng nhân thảy đều mong Thái tử xa lìa hoàng cung, xuất gia tu học Thánh đạo .
Chi tiết trên rõ ràng là đã góp phần xác định tuổi xuất gia của Thái tử, theo kinh này là 29 tuổi, 6 năm tu khổ hạnh (tr. 768A) và thành đạo năm 35 tuổi . Kinh Phật bản hạnh tập như trước đã nói, là kinh bề thế nhất trong Hán tạng viết về cuộc đời Đức Phật . Ngoài ra còn có kinh " Phật thuyết thập nhị du", 1 quyển, N.195, ĐTK ĐCTT, T4, tr.146A ?147B, do Sa môn Ca Lưu Đà Già dịch vào khoảng cuối TK4 Tây lịch, đời Đông Tấn (317 ?419), là bản kinh rất ngắn, giới thiệu tóm lược về một quãng nơi cuộc đời Đức Phật, nhưng đã nêu rõ : 29 tuổi xuất gia, 35 tuổi thành đạo .
Như vậy, trong kinh điển của Hán tạng thuộc Phật giaó Bắc truyền (ngoại trừ một số kinh trong 4 bộ A Hàm) ít nhất đã có 2 kinh xác nhận thời điểm xuất gia, thành đạo của Đức Phật là 29 tuổi, 35 tuổi .
Hầu hết các nhà nghiên cứu Phật học hiện đại đều theo thuyết này .
(Tuần báo Giác Ngộ số 16/5/2000)

 

-ooOoo-