-
ĐỨC PHẬT CÓ PHẢI LÀ
-
HOÁ THÂN CỦA THƯỢNG ĐẾ?
-
HT. K.Sri.Dhammananda
-
--- o0o ---
-
-
Đức Phật không bao giờ tuyên bố Ngài là con hay sứ giả của
thần linh Thượng đế.
-
Đức Phật là một chúng sanh độc nhất đã phấn đấu cho quả vị tự
giác ngộ vo thượng. Không có một ai mà ngài xem như là bậc đạo
sư của mình. Nhờ vào những nỗ lực cá nhân, Ngài tu tập hạnh
Thập độ ba la mật: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, trí
tuệ, kiên định, từ tâm, xuất ly, chân thật và xả. Thông qua sự
thanh tịnh tâm thức, ngài đã mở những cánh cửa đưa đến tất cả
các tri kiến. Ngài chứng biết tất cả các pháp được biết, tu
tập tất cả những pháp môn được tu tập và đoạn trừ tất cả các
lậu hoặc phải được đoạn trừ. Thật vậy, trên cuộc đời này không
có một bậc đạo sư nào có thể so sánh tương xứng với Ngài xét
về lĩnh vực tu tập và chứng đắc quả vị.
-
Ngài quá đặc biệt và bức thông điệp của Ngài quá chiếu sáng
đến mức độ nhiều người thắc mắc không biết Ngài là gì chứ
không thắc mắc nhiều về Ngài là ai? Những câu hỏi về Ngài là
ai liên quan đến danh xưng, tuổi tác, nguồn gốc xuất thân, tổ
tiên v.v…trong khi đó câu hỏi Ngài là gì liên quan đến địa vị
của con người mà Ngài được tôn xưng. Ngài quá ‘thần thánh’ và
cảm kích đến nỗi ngay cả vào thời Ngài, có nhiều người đã toan
phong Ngài lên như là thượng đế hoặc là sự hoá thân của thượng
đế. Ngài không bao giờ đồng ý với sự tấn phong như thế. Trong
kinh Tăng Chi Bộ, Ngài nói: “Quả thực Như Lai không phải là
một thiên thần, không phải là một Càn-thát-bà, chẳng phải là
quỷ thần, cũng chẳng phải là người. Hãy biết rằng Như Lai là
một vị Phật”. Sau khi giác ngộ, đức Phật không thể được phân
loại như là một chúng sanh bình thường như mọi chúng sanh khác
bởi lý do Ngài đã là một vị Phật, một chủng tộc đặc biệt hoặc
là một loài chúng sanh đã giác ngộ. Tất cả các Ngài đều là
Phật.
-
Đôi lúc chư Phật thị hiện nơi cõi đời này, song có một số
người đã nhầm lẫn ý kiến cho rằng đó là một vị Phật tương tự
đã được hoá thân hoặc là xuất hiện trên cõi đời này nhiều lần.
Trên thực tế, không chỉ có một đức Phật duy nhất mà có vô
lượng vô biên đức Phật, nếu không thì không một ai có hy vọng
chứng được quả vị Phật. Người Phật tử tin rằng tất cả mọi
người đều có thể thành Phật nếu vị ấy tu tập những phẩm hạnh
thành tựu và có thể đoạn trừ hoàn toàn những gốc rễ của vô
minh nhờ vào những nỗ lực của tự thân. Sau khi giác ngộ, tất
cả chư Phật đều như nhau xét về phương diện chứng đắc và kinh
nghiệm Niết-bàn.
-
Tại Ấn Độ, tín đồ của nhiều nhóm tôn giáo chính thống đã tìm
đủ mọi phương cách để chỉ trích đức Phật bởi vì chính giáo lý
khai phóng của Ngài đã cách mạng hoá xã hội Ấn độ thời bấy
giờ. Nhiều người xem Ngài như là kẻ thù không đội trời chung
trong khi số học thức ngày càng tăng cũng như nhiều người
thuộc nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội quy y tôn giáo
của Ngài. Khi những người này thất bại trong sứ mệnh tiêu diệt
Ngài, thì họ thay đổi chiến lược và gán cho Ngài với danh hiệu
là hoá thân của một trong những vị thần linh của tôn giáo họ.
Bằng cách này họ có thể hấp thụ Phật giáo vào tôn giáo của họ.
Ơû một mức độ nào đó, chiến lược này có thể thành công tại Ấn
Độ bởi vì qua nhiều thế kỷ nó đã góp phần cho việc làm suy tàn
Phật giáo và hậu quả là nhổ tận gốc rễ Phật giáo khỏi mảnh đất
thiêng liêng đã sinh ra Phật giáo.
-
Ngay cả thế giới hiện nay, có một số nhà lãnh đạo tôn giáo đã
tìm mọi phương cách nhằm hấp thụ đức Phật vào tín ngưỡng của
họ với mục đích thu hút được tín đồ Phật giáo theo đạo của họ.
Lý do cơ bản khiến họ làm như vậy là vì bằng cách tuyên thuyết
rằng chính đức Phật đã tiên đoán rằng một vị Phật khác sẽ xuất
hiện trên cõi đời này và vị Phật sau cùng sẽ trở nên phổ quát
hơn. Một nhóm người đã phong cho một vị đạo sư đã trú vào
khoảng thời gian 600 năm sau khi đức Phật Cồ Đàm nhập diệt là
vị Phật sau cùng. Một nhóm khác lại cho rằng đức Phật tiếp
theo đã đến Nhật Bản vào thế kỷ 13. Song có một nhóm khác lại
tin rằng bậc sáng lập tôn giáo của họ đã xuất thân từ một dòng
của những bậc đạo sư vĩ đại (như đức Phật Cồ Đàm và chúa Giê
su) và cho rằng bậc đạo sư đó là đức Phật sau cùng. Những nhóm
tín đồ này khuyên giới Phật tử nên từ bỏ đức Phật cổ xưa của
mình và nên tôn thờ một đức Phật được gọi là mới xuất hiện
này. Mặc dầu việc họ đã đặt đức Phật ngang hàng với địa vị Bậc
đạo sư của họ cũng là một việc làm tốt đẹp, song chúng ta cảm
thấy rằng những nỗ lực nhằm thu hút người Phật tử vào tôn giáo
của họ bằng cách giải thích sai lệch chân lý quả thật là một
việc làm vô cùng xúc phạm.
-
Những kẻ cho rằng đức Phật mới đã ra đời rõ ràng là xuyên tạc
những gì đức Phật đã dạy. Mặc dù đức Phật tiên đoán sự xuất
hiện của đức Phật vị lai, song Ngài đã đề cập một số điều kiện
cần phải được đáp ứng trước khi sự kiện này có thể xảy ra. Đó
là bản chất tự nhiên của quả vị Phật mà đức Phật trong tương
lai sẽ không thị hiện mãi cho đến khi nào thọ mạng của đức
Phật hiện tại vẫn còn trên thế gian này. Ngài sẽ thị hiện chỉ
khi Pháp Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo hoàn toàn bị lãng quên.
Con người sống lúc bấy giờ sẽ được hướng dẫn đúng cách để hiểu
được chân lý tương tự do chư Phật trong quá khứ thuyết giảng.
Chúng ta hiện đang sống trong thọ mạng của đức Phật Cồ Đàm.
Mặc dù giới hạnh của con người, với một số trường hợp ngoại
lệ, đã bị suy đồi, đức Phật vị lai sẽ chỉ thị hiện ở một thời
điểm không thể tính toán được khi mà loài người hoàn toàn bị
lạc trên con đường đưa đến Niết-bàn và lúc mà nhân loại đang
sẵn sàng chào đón Ngài.
|