Mùa Xuân Hội Ngộ
Ðồng Nguyệt
--o0o--
  
Ðúng năm tháng sau số báo Vu Lan xuất Bản, toà Soạn báo  Hương Lam đón tiếp một vị khách từ Hải Ngoại về thăm quê hương. Ông ta dáng dong dỏng cao, người hơi gầy, trán cao với đôi kính cận dày, mặt bộ đồ theo kiểu Tây Phương màu xám nhạt, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai che phủ xuống tận gáy. Nét phong sương và sự mệt mỏi vì đường xa vẫn còn hằng trên khuôn mặt. Vừa bước vào tòa sọan, ông khách lạ đòi gặp mặt ông chủ nhiệm của tờ báo cho bằng được
            - Thưa ông, tôi xin được giới thiệu, tôi tên Thắng là chủ nhiệm báo Hương Lam đây. Xin lỗi, ông tìm tôi có chuyện gì không?
            Giọng nói của người khách lạ hơi trầm một chút:
            - Thế thì may quá. Tôi tên Tấn Thành, Không dấu gì ông, tôi trước đây ở Sàigòn sau biến cố năm 1975, trên đường di tản tôi đến Seattle Washington, và cư trú tại đó. Cách đây mấy hôm có người bạn mới viếng thăm Viêt Nam vè, ông ấy đến nhà chơi và tặng cho tờ báo Hương Lam. Sau khi đọc xong tờ báo tôi lật đật mua vé máy bay về đây để gặp ông.
            - Thưa ông Thành, đây không phải là tò mò, vì để cho dể nói chuyện, ông có thể cho tôi được biết lý do tại sao khi vừa đọc xong tờ báo ông lại gấp rút về quê hương đi tìm tôi không?
            - Không dấu gì ông Thắng, thật ra báo thì tờ nào cũng như nhau, nhưng đặt biệt trong Hương Lam số vừa rồi có một bài thơ khá xuất sắc nhưng đối với tôi bài thơ nầy rất là quan trọng. Vì thế nên tôi đến đây trước là để thăm tòa soạn, sau tôi cũng muốn biết tác giả của bài thơ đó là ai.
            - Xin ông vui lòng cho tôi biết rõ hơn một chút. Bài thơ mà ông định nói tựa đề là gì?
            - Bài thơ tựa đề là Vươn Lên.
            - Ồ! bài thơ của Thầy Hoàng Tiểu Thiên đó.
            - Thưa ông Thắng, tôi biết là tôi hỏi hơi nhiều, và lẽ dĩ nhiên có những chuyện tòa soạn không thể cho người ngoài biết. Nhưng tôi có một vài câu hỏi , nếu ông thấy tiện thì ông trả lời còn không thì cũng không sao.
            - Vâng, ông cứ hỏi nếu trong phạm vi của tôi, tôi sẳn sàng giúp ông trả lời những điều mà ông cần biết.
            - Thế thì tốt quá. Ông có thể nào cho tôi biết sơ về Thầy Hoàng Tiểu Thiên là ai không
            - Tưởng việc gì chứ việc đó tôi có thể trả lời ông. Hoàng Tiểu Thiên là một sinh viên khoảng 23 tuổi, hiện nay thầy ấy đang học năm cuối của ban Cử Nhân Hóa Học. Mặt dầu tuổi còn trẻ nhưng tư cách của thầy ấy rất đáng quý kính. Vì có khả năng Văn Chương nên ngoài giờ học Thầy ấy có giúp toà soạn điều hành tờ báo, và cũng là người dạy kèm Toán Lý Hoá cho con trai của chúng tôi nữa.
            - Hiện tại Thầy Hoàng Tiểu Thiên có mặt trong tòa soạn hay không?
            - Bây giờ thì không nhưng ngày mai thì chắc chắn có.
            - Tôi có thể gặp Thầy Hòang Tiểu Thiên ngày mai được không?
            - Vâng, ngày mai mời ông trở lại.
            Sau khi từ giả ông Chủ Nhiệm báo Hương Lam, ông Thành trở về Khách Sạn mà trong đầu suy nghĩ nhiều. Nhất là về bài Thơ Vươn Lên, Hoàng Tiểu Thiên là ai? Tại sao lại biết bài thơ nầy? Nếu Hoàng Tiểu Thiên tự sáng tác thì làm thế nào lại có sự trùng hợp như vậy. Bao nhiêu câu hỏi cứ thắc mắt trong lòng không tài nào giải đáp được.  Chẳng bao lâu ông Thành đã ngủ một giấc dài sau nhiều giờ mỏi mệt.
Sáng sớm hôm sau ông Thành đến tòa sọan thật sớm. Người duy nhất mà ông gặp không phải là ông chủ Nhiệm mà là một nhà sư trẻ, mặt chiếc áo nhật bình màu lam, mặt mày khôi ngô tuấn tú, tướng mạo đi đứng rất là uy nghiêm. Nhìn khuôn mặt, và vóc dáng của nhà sư mà ông có cảm giác như đã quen biết từ lâu. Nhưng không hiểu sao trong cổ họng cũa ông như có một cái gì nghẹn nghẹn. Ðiều làm cho ông Thành ngạc nhiên là Hoàng Tiểu Thiên lại là một nhà sư. Vì ngày hôm qua nghe ông Thắng gọi là thầy cứ tưởng là thầy dạy Toán cho con của ông ấy.
Sau khi chào xã giao, ông Thành vào đề ngay:
- Thầy là tác giả bài thơ Vươn Lên?
- Dạ thưa không phải. Ðó là bài thơ của ba tôi viết, và nhà sư đã đọc trọn bài thơ:
Anh thương em giỏi, đa tài
Nên anh xin được khen nàng đôi câu
Câu khen, câu quý, câu tâu
Câu yêu, câu mến, tâm đầu thưa qua:
Một thương ái ngữ hiền hòa
Hai thương lanh lẹ, kiêu sa tánh nàng
Ba thương em thích chơi xa
Bốn thương tâm đạo chan hòa niềm tin
Năm thương tu học gắng bền
Sáu thương ưa khóc liền liền mất vui
Bảy thương ưa giúp mọi người
Tám thương lời nói ngọt ngào dễ ưa
Chín ngoại giao giỏi có thừa
Mười thương em giỏi đổ thừa càng thương.
Ðó là bài Mười Thương Ða tài. Còn bài Mười Thương về Tánh Tình là:
Một thương không thích la cà
Hai thương không thích lụa là làm duyên
Ba thương tánh chẳng thích tiền
Bốn thương ưa thích tham thiền định tâm
Năm thương ưa thích đi chùa
Sáu thương công hạnh thêu thùa vá may
Bảy thương hoạt động hăng say
Tám thương không thích thày lay chuyện đời
Chín thương nếp sống thảnh thơi
Mười thương ưa thích đời đời tu thân.
Nghe xong hai bài thơ, trong nghẹn ngào ông Thành Hỏi:
- Ông thân của Thầy có khoẻ không?
- Thật sự thì tôi chỉ biết ông hiện nay đang ở Hoa Hỳ, nhưng không biết có khỏe không, bởi vì từ tấm bé đến giờ tôi chưa có lần gặp ông.
            - Thế thì bà thân của thầy hiện nay ở đâu, và bà ấy có khoẻ không?
            Thấy ông khách lạ cứ hỏi hết chuyện nầy đến chuyện khác toàn là chuyện gia đình của người ta, nhưng không hiểu sao Hòang Tiểu Thiên cứ nhất nhất thuật cho người khách lạ nghe:
            - Vâng, Má tôi vẫn khỏe và hiện nay sau những giờ dạy học, bà làm công tác từ thiện trong một ngôi Chùa ở cách dây không xa lắm.
            - Cảm ơn trời Phật đã gia hộ cho Thanh Tâm khỏe mạnh.
            Trong ngạc nhiên Hoàng Tiểu Thiên Hỏi:
            - Thưa ông, sao ông biết tên má Cháu.
            Trong cơn xúc động, ông khách nghẹn ngào nói:
            - Con,..ta chính thật là ba của con đây. Cả hai mươi mấy năm nay ba tìm má mà không được. Nhưng trong lòng lúc nào cũng thương nhớ đến má con. Con à! Biết được con đây ba rất vui mừng, nhưng có thể nào con đưa ba đi gặp má không?
            Ðã từ lâu, Hoàng Tiểu Thiên ao ước có được tình phụ tử, và mong ước đó đã trở thành sự thật nên chàng rất vui mừng. Thế là Tiểu Thiên đưa cha về gặp mẹ.
            Không bao lâu, cả hai dừng chân trước ngôi nhà xinh xắn. Từ ngoài vào trong là những bụi bông hồng, những chậu sứ để thành cảnh trên sân gạch, những cội mai già trơ trụi lá để chuẩn bị cho mùa xuân sắp đến. Bên giàn lan trước sân nhà một thiếu phụ trung niên đang chăm sóc giàn lan. Vừa bước vào sân Tiểu Thiên gọi lớn:
            - Má ơi, má à! Má coi khách nào tới viếng thăm má đây.
            Nghe tiếng gọi của Tiểu Thiên, thiếu phụ trung niên quay người lại. thiếu phụ trung niên nầy là Thanh Tâm má của Tiểu Thiên.
Thoáng một chút ngạc nhiên, Thanh Tâm chợt buột miệng.
            - Anh..Anh chính là anh Thành
            - Vâng, chính là anh đây.
            Cả hai đều xúc động đứng nhìn nhau mà không nói nên lời. Thấy thế Tiểu Thiên không muốn quấy rầy những giờ phút thánh thiện của ba má, nên chàng vội bỏ vào trong. Không biết thời gian bao lâu cả hai mới phát giác, mình còn đứng bên giàn lan. Sau lúc mừng rở, xúc động qua bao năm xa cách, bây giờ Thành mới có dịp nhìn Thanh Tâm từ đầu đến chân và khẻ nói:
            - Tâm em, không ngờ sau bao năm xa cách em vẫn còn duyên dáng như xưa.
            Tâm nghe Thành nói vội đở lời:
            - Không ngờ sau bao năm xa cách miệng anh lại còn khéo léo hơn xưa. Và rồi cả hai cùng ngồi xuống chiếc ghế đá cạnh giàn lan để ôn lại cuộn film dĩ vãng:
            Cách đây 25 năm, hôm đó là ngày đầu Xuân, Thanh Tâm và một số bạn bè cùng chung khóa sư phạm đi chùa lễ Phật. Quang cảnh ngày Xuân tưng bừng vui nhộn, các bạn bè của Thanh Tâm, người thì xin xăm hái lộc, kẻ thì cầu phước cầu may. Riêng về Thanh Tâm sau khi lễ Phật nàng ra ngồi ngoài hành lang Chùa nhìn người, nhìn cảnh vật, nhìn mây bay. Thành cũng thế, là một sinh viên Trường Luật, nhưng cái thú vui của Thành là đến Chùa để thưởng thức mùi nhang trầm và không khí nghiêm tịnh nơi chốn Thiền môn, chứ không thích ồn ào. Chàng thấy Thanh Tâm ngồi đơn lẻ nên đến làm quen, và rồi cả hai cùng vào ngồi nghe thời Thuyết Pháp đầu năm do Ðại Ðức Trụ Trì Chùa Hưng Long giảng. Bài giảng hôm ấy là Mùa Xuân Vĩnh Cữu..Sau đó Tâm và Thành quen nhau. Từ chỗ quen nhau rồi họ yêu nhau tha thiết. Ngày Thành bị động viên vào quân ngũ và tiếp đó là biến cố năm 1975, trên đường di tản Thắng bỏ lại sau lưng những người thân, trong đó có Thanh Tâm người con gái dễ thương hiền hậu và nhiều tâm đạo. Mặt dầu xa Thanh Tâm nhưng Thành vẫn không bao giờ quên được người con gái trong đời.. Những ngày tháng mỏi mòn tìm kiếm bây giờ đây đã trở thành hiện thực. Nói đến đây chợt Thành hỏi:
- Tâm em, sao em không đăng bài thơ ấy sớm sớm để anh biết đường tìm em. Báo hại cả hai mươi mấy năm nay, lúc nào anh cũng luôn nhớ đến em.
Nghe Thành hỏi Thanh Tâm nói:
- Thật ra em không có ý định đăng báo, nhưng Tiểu Thiên mấy lần nó bắt gặp em đọc tập thơ mà anh viết tặng cho em ngày xưa. Mặt dầu nó không hiểu rõ câu chuyện, nhưng có lẽ linh tính của nó cho nó biết, tập thơ mà em thường đọc có sự liên hệ đến em và thân thế của nó, nên nó hỏi bài thơ nào em thích nhất, em có cho nó biết, còn về việc đăng bài thơ là tự ý nó làm chớ em không biết.
 Cả hai còn đang tâm sự thì tiếng gọi của Tiểu Thiên trong nhà vọng ra:
            - Mời ba má vào dùng cơm trưa.
            Trong bữa cơm hôm ấy tuy đơn sơ đạm bạc nhưng rất hạnh phúc ấm cúng. Nỗi vui mừng của Tiểu Thiên là từ đây mình có cả cha lẫn mẹ, như vậy là mình có quyền ngước mắt nhìn đời chớ không phải như trước với mặt cảm mình là người mồ côi cha. Nỗi vui mừng của Thanh Tâm  và cả Thành là cơ hội gặp nhau để xây dựng lại cuộc đời. Sau buổi cơm trưa Tiểu Thiên lo dọn dẹp chén bát, trong khi Tâm và Thành họ lại tiếp tục câu chuyện Xuân sắp về Tết sắp đến, và một tương lai đầy hứa hẹn cũng được hoạch định:
            - Anh Thành, theo dự kiến của anh thì anh tính như thế nào?
            - Anh nghĩ, mọi dự tính tương lai trong gia đình để cho em quyết định. Riêng anh, anh sẽ sắp xếp về đây để chung sống với em, hoặc giả anh sẽ bảo lãnh em qua Mỹ để sinh sống nếu em thấy thích. Còn Tết năm nay anh sẽ cùng gia đình vui Xuân ở đây rồi sau đó sẽ tính.
            - Em có nghe nhiều người nói cuộc sống ở ngoại quốc thì vật chất rất là đầy đủ, nhưng cũng rất buồn chán, do đó em thấy yêu mến đất nước mình nhiều hơn. Ở nơi đây chan hòa tình quê hương thân thiết, em có thể sinh sống, tu tập, và làm việc từ thiện để giúp những người thiếu may mắn, và còn nhiều việc khác em cần phải làm có ý nghĩa hơn.
            Thấy Thanh Tâm tính như vậy Thành đề nghị:
            - Nếu em tính như vậy cũng được, thôi thì để xong ba ngày tết anh trở lại Hoa Kỳ để thu xếp chuyện nhà, sau đó anh trở lại quê hương tính chuyện làm ăn và chung sống với em.
            Tết năm Bính Tý là cái Tết có thể nói là vui nhất trong cuộc đời của Thành. Dưới mái ấm gia đình vợ con đoàn tụ và về Chùa lễ Phật đầu năm. Ðặt biệt năm nầy Thượng Tọa Trụ Trì Chùa Hưng Long cũng lại nói bài pháp Mãi Mãi Mùa Xuân. Với bài Pháp nầy mấy chục năm về trước là Nhịp Cầu để cho Tâm-Thành cặp Thanh Niên nam nữ quen nhau, mấy chục năm sau cũng bài pháp ấy cả gia đình Tâm Thành đoàn tụ. Nghĩ đến câu: Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Ðêm qua mai nở trước hành lang. Không nói nhưng Tâm và Thành cùng nhìn nhau mĩm cười, nụ cười rất là thánh thiện an lạc.
***
            Mấy ngày Xuân trôi qua nhanh, Thành trở lại Hoa Kỳ thu dọn việc nhà, ông đem hết tất cả tài sản đã dành dụm trong mấy chục năm qua về Việt Nam, một công ty Xuất Nhập Cảng Tâm Thành được hình thành trong thương trường Việt Nam. Mặt dầu Công Ty Tâm Thành mới thành lập nhưng nhờ khéo xã giao của bà chủ Thanh Tâm và uy tín của ông chủ Tấn Thành, nên công ty nầy đã phát triển rất nhanh, và công ty nầy còn tài trợ cho rất nhiều cơ quan Từ Thiện, một trong những cơ quan nầy là Cô Nhi Viện Ngọc Ấn.
            Sau khi tốt nghiệp ban Cử Nhân Hóa Học, Tiểu Thiên vừa tu trì giáo pháp của Phật vừa giúp cha mẹ làm công tác từ Thiện.
            Ngồi trong Văn Phòng làm việc, nhìn chậu mai trẩy lá cách đây mười ngày đã bắt đầu ra nụ non tươi thắm. Nhớ lại hoàn cảnh của chính mình Thanh Tâm mĩm nụ cười nhẹ nhàng và lẩm bẩm một mình:
            - Xuân Ðinh Sửu, Mùa Xuân Hội Ngộ lại trở về, cầu ơn trên Tam Bảo gia hộ cho Tất cả nhà nhà cũng được đoàn viên hạnh phúc.
                                                                                                                               
-- o0o --