-
PHÁP BẢO ÐÀN KINH
-
Trúc Giao ghi
-
--o0o--
-
-
Nói đến Pháp Bảo Ðàn Kinh là chúng ta liên tưởng đến ngài Huệ
Năng là vị Tổ đời thứ sáu của Thiền Tôn Trung Hoa và sau nầy
có ảnh hưởng lớn đối với Thiền Tôn của Nhật Bản, Triều Tiên và
Việt Nam. Nói đến Thiền Tôn, là một tôn phái lớn và chi phối
rất nhiều trong sự nghiệp tu học của chúng ta. Ðể cho có sự
tiếp nối trước và sau, do đó chúng tôi xin được trình bày sơ
lượt sự truyền thừa của Thiền Tôn trong phạm vi bài nầy. Theo
sự truyền thừa của Thiền Tôn, thì vị sáng lập đầu tiên là Ðức
Phật Thích Ca Mâu Ni, sau đó truyền thừa Chánh Pháp Nhãn Tạng
cho hai mươi bảy vị Tổ Sư kế tiếp. Vị Tổ Sư thứ hai mươi tám
là ngài Bồ Ðề Ðạt Ma. Sau đó ngài Bồ Ðề Ðạt Ma đến Trung Hoa
và truyền đạo, và trở thành vị Tổ Thứ Nhất của Thiền Tôn bên
Trung Hoa. Tuy nhiên theo một số tài liệu cho rằng: Sau khi Tổ
Sư Tử viên tịch thì Chánh Pháp Nhãn Tạng đã thất truyền từ đó.
Còn về ngài Bồ Ðề Ðạt Ma thì cũng có một số tài liệu cho rằng:
Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma chỉ là hình ảnh của người đời sau tạo nên
chớ sự thực thì không có Bồ Ðề Ðạt Ma nào từ Ấn Ðộ sang Trung
Hoa. Cũng có tài liệu nói Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là người ở Miền
Trung Á chớ không phải người Ấn Ðộ. Tất cả những sự bất đồng
đó chúng ta hãy cứ để cho những nhà viết lịch sử thẩm định.
Còn bây giờ căn cứ vào lịch đại truyền thừa chư vị Tổ Sư Thiền
Tôn có hai mươi tám vị Tổ Sư như sau:
-
1- Thích Ca Mâu Ni
-
2- Ma Ha Ca Diếp
-
3- A Nan Ðà
-
4- Thương Na Hoà Tu
-
5- Ưu Ba Cúc Ða
-
6- Ðề Ca Ða
-
7- Di Già Ca
-
8- Phật Ðà Nan Ðế
-
9- Phật Ðà Mật Ða
-
10- Hiếp Tôn Giả
-
11- Phúc Na Gia Xá
-
12- Mã Minh Ðại Sĩ
-
13- Ca Tỳ Ma La
-
14- Long Thọ
-
15- Ca Na Ðề Bà
-
16- Ra Hầu La Ða
-
17- Tăng Ca Nan Ðề
-
18- Ca Gia Xá Ða
-
19- Cưu Ma La Ða
-
20- Xà Da Ða
-
21- Thế Thân
-
22- Ma Noa La
-
23- Hặc Lặt Gia
-
24- Sư Tử Tôn Giả
-
25- Ba Xá Tư Ða
-
26- Bất Nhị Mạt Ða
-
27- Bát Nhã Ða La
-
28- Bồ Ðề Ðạt Ma
-
Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là vị tổ thứ hai mươi tám bên Ấn Ðộ, nhưng
khi truyền vào Trung Hoa ngài là vị Tổ Sư Thiền Tôn đầu tiên
bên Trung Hoa nhu đã nói ở trên. Những chi tiết về cuộc đời
của ngài Bồ Ðề Ðạt Ma nói riêng, chư Tổ Sư của Thiền Tôn Trung
Hoa nói chung được trình bày giản lượt như sau:
-
Bồ Ðề Ðạt Ma
-
Ngài là Vương Tử con thứ ba của vua Hương Chí ở
Nam Ấn Ðộ. Thưở nhỏ ngài đã có chí siêu việt và tài hùng biện.
Nhân dịp vua cha thỉnh Tổ Bát Nhã Ða La vào cung cúng dường,
từ đó ngài có duyên gặp Tổ. Qua những lần đối thoại Tổ biết
ngài là Pháp Khí của Phật Pháp. Sau khi vua cha băng hà, ngài
quyết chí xuất gia tìm đạo. Do đó ngài tìm đến cầu xin Tổ Bát
Nhã Ða La độ làm Ðệ Tử. Tổ hoan hỷ chấp nhận và làm lễ thí
phát, truyền giới cụ túc, và đặt Pháp Hiệu là Bồ Ðề Ðạt Ma. Cơ
duyên truyền Pháp đã thuần thục, một hôm Tổ gọi ngài đến và
dặn dò: Ngươi hãy tạm giáo hóa ở đây, sau nầy thời cơ đến
ngươi hãy sang Trung Hoa hóa truyền đạo mới thật là nhân duyên
lớn. Nhưng ngươi phải chờ khi ta nhập diệt khoảng sáu mươi
năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm e có việc không tốt. Những
việc kiết hung về sự giáo hóa ở Trung Hoa sau nầy Ðạt Ma đều
cầu tổ chỉ dạy. Tổ đều dùng những lời sấm ký tiên đoán những
việc kiết hung vận số ở Trung Hoa cho Ðạt Ma.
-
Sau khi Tổ viên tịch và cơ duyên hoằng Pháp đã
đến, ngài dùng thuyền buôn sang Trung Hoa. Sau gần ngót ba năm
thuyền mới cặp bến Quảng Châu lúc đó nhằm vào đời nhà Lương
niên hiệu Phổ Thông năm đầu( Năm 520 T.L.) ngày 21 tháng 9 năm
Canh Tý. Thích Sử tỉnh nầy nghe tin liền ra đón tiếp ngài,
đồng thời dâng sớ về triều tâu lên Vua Lương Võ Ðế. Vua được
sớ liền sai sứ thần đến thỉnh ngài về Kim Lăng là Kinh Ðô của
Nhà Lương.
-
Sau vài ba câu chuyện qua lại với nhà Vua, ngài Bồ
Ðề Ðạt Ma đã biểu lộ bản chất nghệ sĩ ngang nhiên của con
người siêu phàm thoát tục, và tư tưởng của Bồ Ðề Ðạt Ma thì
lại bay bổng lên tận những tầng cao vút của Siêu Tư Duy. Trong
khi đó Vua Lương Võ Ðế chỉ là vị Vua Phật Tử ngoan đạo thuần
thành, và vẫn chưa thoát khỏi trí nghĩ tầm thường của Phật Tử
phàm tục. Chính vì lẽ đó mà nhà Vua không thể lãnh hội được
tiếng Pháp diệu huyền của bậc đại nhân. Thế là ngài Bồ Ðề Ðạt
Ma quyết định rời bỏ kinh đô nhà Lương đi về phía Bắc Giang.
Tới Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, ngài ngụ lại Chùa Thiếu Lâm ở
núi Tung Sơn. Ở đây ngài ngồi quay mặt vào vách suốt ngày
trong chín năm trời để trở về với nỗi cô đơn tuyệt đối của một
người thiết tha giúp đời nhưng đời không hiểu nổi ý chí tâm
thành của mình. Ở đây, trong khoảng thời gian nầy, chỉ trừ một
số nhỏ môn đệ, còn hầu hết những Cao Tăng, Danh Sĩ đương thời
đều xa lánh và coi thường Bồ Ðề Ðạt Ma, vì họ không hiểu nổi ý
chí huyền diệu của ngài.
-
HUYỀN THOẠI VỀ BỒ ÐỀ ÐẠT MA
-
Nếu nhìn kỷ chúng ta sẽ thấy cuộc đời của ngài Bồ
Ðề Ðạt Ma. Nói như Phạm Công Thiện đã từng nói: Cuộc đời của
Bồ Ðề Ðạt Ma là một bài thơ, và tâm hồn của Bồ Ðề Ðạt Ma là
tâm hồn của một nghệ sĩ. Một tâm hồn chẳng biết sợ ai, cũng
không xu phụ quyền thế, và sống một cuộc đời cô đơn đến cùng
cực. Chính cái bản chất nghệ sĩ trong con người của Bồ Ðề Ðạt
Ma đã khiến cho các môn đệ yêu mến và gần gũi với ngài. Cuộc
đời của ngài Bồ Ðề Ðạt Ma nói riêng, và tất cả các Tổ của
Thiền Tôn Trung Hoa nói chung, có nhiều chi tiết mà chúng ta
cứ ngỡ là hoang đường, khó tin. Sự thật thì trên đời có gì tốt
đẹp và thi vị hơn bằng những câu chuyện hoang đường, thần
Thoại, cổ tích truyền kỳ. Chính những câu chuyện hoang đường,
thần thoại..mới nói lên được thực tại của con người và cuộc
đời của chư Tổ.
-
Theo truyền thống của Thiền Tôn tưởng tượng rằng:
Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma có tướng mạo gay gắt hung dữ, đôi mắt luôn
trợn trắng, mày quặm lại, râu đầy mặt, trông như tên cướp
biển. Trong ngôn ngữ Trung Hoa có từ ngữ thông dụng là Bích
Nhãn Hồ, nghĩa là tên Rợ Mắt Xanh, dùng để gọi Bồ Ðề Ðạt Ma.
Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy các vị Thiền Sư khi gọi Tổ
Sư của tôn phái mình bằng những lời lẽ phạm thượng vô lễ như
vậy. Ðó là thái độ tự nhiên của những Thiền Sư Trung Hoa, họ
thường hay dùng những ngôn ngữ ngổ ngáo, nghịch đời như vậy.
Ðối với họ, gọi ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là tên Rợ mới là thân mật,
gần gũi và đầy lòng kính trọng chân thành. Về ngài Bồ Ðề Ðạt
Ma có những truyện kỳ như sau:
-
1- Sau khi hội thoại với Vua Lương Võ Ðế, thấy nhà
Vua không thể hiểu được đạo lý giải thoát của Phật Ðà, ngài
liền bỏ đi. Lúc vượt qua sông Dương Tử, ngài dùng một cộng cỏ
lau để làm phương tiện qua sông. Truyền kỳ nầy được những nhà
hoạ sĩ thường vẽ chân dung ngài và hiện thờ ở các Chùa.
-
2- Một truyện kỳ khác, Có một lần khi đang tham
thiền ngài bổng ngủ gục, vì thế mà ngài nổi giận, liền cắt đức
mí mắt, và thịt của những mí mắt ấy rớt xuống đất mọc thành
cây trà đầu tiên, sau nầy những Thiền Sư thường dùng trà để
cho khỏi buồn ngủ, và trí óc được sáng sáng suốt quang minh.
Về sau người Nhật Bản vẫn thường nói: Trà và Thiền giống nhau.
Cũng từ đó các Thiền Sư đã làm nghệ thuật uống trà và trở
thành Thiền Trà.
-
3- Một tuyền kỳ khác, cách ba năm sau khi Bồ Ðề
Ðạt Ma viên tịch, Tống Vân đi sứ sang Ấn Ðộ, lúc trở về đi
ngang qua núi Thông Lãnh, thì gặp Bồ Ðề Ðạt Ma, trên vai quảy
một chiếc dép đi nhanh như bay, Tống Vân hỏi:
-
- Thầy đi đâu?
-
Ngài đáp:
-
-
Ði về Ấn Ðộ.
-
Ngài nói thêm:
-
-
Chủ của ông chán đời rồi.
-
Tống vân ngớ ngẩn. Từ giã tổ, Tống Vân trở về triều. Ðến
triều mới biết Minh Ðế đã băng. Hiếu Trang lên ngôi, Tống Vân
đem việc ấy tâu lại cho Vua hay. Vua ra lệnh mở nắp quan tài
ra quả nhiên còn quan tài không, chỉ còn lại một chiếc dép.
Vua sắc chỉ đưa chiếc dép về thờ ở Chùa Thiếu Lâm.
-
Qua những giai thoại truyền kỳ như trên, chúng ta thấy được
tâm hồn ngộ nghỉnh của Bồ Ðề Ðạt Ma, và tâm hồn ấy bốc lửa sôi
sục trong ánh sáng của đạo lý, tất cả những giai thoại ấy cốt
làm nổi bật tánh chất của Bồ Ðề Ðạt Ma, một tâm hồn vừa bi
đát, vừa khôi hài, nghịch đời, siêu việt trong phàm tục. Ðó
cũng là những tính chất nổi bậc nhất trong Thiền Tôn Trung
Hoa.
-
NHỊ TỔ HUỆ KHẢ
-
Sau khi từ bỏ Vua Lương Võ Ðế, Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma
dừng chân ở Thiếu Lâm ở Tung Sơn, suốt ngày ngồi xây mặt vào
vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được, còn người đời
đều gọi là Bà La Môn nhìn vách. Thời gian ngài Bồ Ðề Ðạt Ma tu
tại Tung Sơn, một hôm có nhà sư tên là Thần Quang đến tìm tổ
để cầu đạo.
-
Sư Thần Quang quê ở Võ Lao, dòng Tôn Thất nhà Chu.
Theo tương truyền nói cha mẹ của ngài lớn tuổi mà không có
con, cha mẹ ngài phải đến Chùa cầu con, sau mẹ có thai mới
sanh ra ngài. Thưở bé Ngài học hết sách đời, làu thông Lão
Trang. Năm ba muơi tuổi ngài cảm thấy Lão, Dịch là sách thế
gian không có được chân lý giải thoát, do đó Sư bắt đầu xem
kinh sách Phật. Sau đó ngài vân du đây đó để tìm thầy học đạo.
Ðến Lạc Dương ngài lên Hương Sơn Chùa Long Môn gặp ngài Bảo
Tịnh và xin xuất gia. Sau đó nhiều năm tìm cầu học đạo, nhưng
Sư không thấy thỏa mãn lòng mong mỏi cầu đạo. Khi được biết
tại đỉnh Tung Sơn có Bồ Ðề Ðạt Ma là bậc dị nhân đắc đạo, do
đó ngài tức tốc đến Tung Sơn để yết kiến Tổ. Mặt dầu Thần
Quang đã đủ nghi lễ mà ngài vẫn ngồi yên ngó mặt vào vách.
Thấy thái độ dửng dưng của Bồ Ðề Ðạt Ma nên Thần Quang suy
nghĩ: Người xưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được
trong muôn một của các ngài. Lúc ấy nhằm tiết mùa đông nên
tuyết rơi rất nhiều, Thần Quang vẫn đứng yên ngoài trời tuyết
hướng về ngài. Ðến sáng tuyết ngập ngập lên khỏi đầu gối mà
gương mặt vẫn thản nhiên. Tổ Ðạt Ma thấy thế thương tình quay
ra bảo:
-
- Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết ý muốn cầu việc
gì?
-
Thần Quang thưa:
-
- Cúi mong Hòa Thượng từ bi mở cửa cam lộ rộng độ
cho con.
-
Tổ Sư dạy:
-
-
Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay
làm những việc khó làm, hay nhẫn được việc khó nhẫn còn không
thể đến thay, huống chi chỉ dùng một chút công lao nhỏ nầy mà
cầu được pháp chân thừa sao? Thôi thì ngươi cứ đứng cho đến
khi nào tuyết trắng thành màu hồng rồi sẽ hay.
-
Thần Quang nghe Tổ dạy như vậy, liền lấy dao chặc
cánh tay trái, tức thì dòng máu đỏ, nóng trong người Thần
Quang phun ra trên mặt tuyết. Cầm cánh tay trái đứt lìa khỏi
thân đến bên cạnh Tổ, Thần Quang kính cẩn thưa:
-
-
Bạch Hòa Thượng, tuyết trắng bây giờ đã thành hồng, cúi mong
Hòa Thượng từ bi mở cửa Cam Lộ độ cho con.
-
Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma biết đây là Pháp Khí, là người có thể Tác
Như Lai Sứ Hành Như Lai Sự, nên Tổ liền dạy:
-
- Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quên thân,
nay ngươi tự chặc cánh tay, tâm cầu đạo của ngươi như vậy cũng
rất khá.
-
Nghe Tổ dạy như vậy, Thần Quang biết Tổ đã nhận
lời truyền dạy đạo, nên vội vã thưa:
-
- Bạch HòaThượng , Pháp Ấn của chư Phật con có thể
được nghe không?
-
Tổ dạy:
-
- Pháp Ấn của chư Phật không phải từ nơi người
khác mà được.
-
Thần Quang thưa:
-
- Bạch Hòa Thượng tâm con chưa an, xin Hòa Thượng
dạy pháp an tâm cho con.
-
Tổ dạy:
-
-
Ngươi đem tâm ra đây ta an tâm cho.
-
Thần Quang sửng sốt một hồi lâu rồi thưa:
-
-
Con kiếm tâm mà chẳng thấy đâu cả.
-
Tổ dạy:
-
-
Ta đã an tâm cho con rồi đó.
-
Khi nghe Tổ dạy như vậy Thần Quang nhân đây mà Khế Ngộ. Tổ
liền đổi Thần Quang là Huệ Khả. Cơ duyên đã tới, một hôm Tổ
kêu Huệ Khả truyền trao y bát, bốn quyển Kinh Lăng Già và bài
kệ phú Pháp:
-
Ngô bổn lai tư độ
-
Truyền Pháp cứu mê tình
-
Nhất hoa sanh ngũ diệp
-
Kết quả tự nhiên thành.
-
Dịch là:
-
Ta sang đến cõi nầy
-
Truyên pháp cứu mê tình
-
Một hoa nở năm cánh
-
Kết quả tự nhiên thành.
-
Cũng từ đây cả Tăng lẫn Tục bắt đầu đến yết kiến Tổ, và cũng
từ đây Ðạo Thiền bắt đầu luân lưu khắp nơi trong xứ Trung Hoa
-
TÌM HIỂU VỀ SỰ AN TÂM CỦA HUỆ KHẢ
-
Qua mẫu chuyện đối thoại giữa Tổ và ngài Huệ khả:
-
-
Bạch Hòa Thượng, tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm.
-
Tổ dạy:
-
-
Ngươi đem tâm ra đây ta an cho.
-
Huệ Khả đáp:
-
-
Con kiếm tâm mà chẳng thấy đâu cả.
-
Tổ đáp:
-
-
Ta đã an tâm cho con rồi đó.
-
Ở
đây chúng ta thấy, khi Huệ Khả tìm đến Bồ Ðề Ðạt Ma, không
phải vì sự thị hiếu, không phải muốn học đạo lý để trở thành
một học giả, mà Huệ Khả tìm đến với ngài Bồ Ðề Ðạt Ma như tư
cách của một môn đệ của Phật cả tâm hồn lẫn thể xát, với tất
cả lòng thành vô hạn của một con ngưòi đã từng đau khổ trong
kiếp ngưòi, với những ưu tư khắc khoải, mong mỏi tìm lối thoát
ra khỏi bể khổ trầm luân. Cho nên khi nghe ngài Bồ Ðề Ðạt Ma
bảo:
-
-
Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó, thì Huệ Khả hốt nhiên đại ngộ.
-
Thật tình chúng ta không thể hiểu được sự thâm sâu trong vài
ba câu đối thoại đơn sơ, nếu chúng ta không có những ưu tư
khắc khoải, những đau đớn trong một tâm hồn dốc tâm cầu đạo
như Huệ Khả. Không phải chỉ có câu nói: Ta đã an tâm cho ngươi
rồi đó. Không phải chỉ có nghe như vậy mà có thể giác ngộ, mà
chúng ta phải hiểu câu nói ấy như một tia lửa châm vào một cái
pháo thăng thiên sẳn có trong đời sống tâm linh của Huệ khả.
Nếu Huệ Khả chỉ là một học giả, hay một người không thành thật
có tâm cầu đạo, thì câu nói đơn sơ của Bồ Ðề Ðạt Ma sẽ không
có tác dụng gì cả. Sở dĩ câu nói ấy đưa Huệ Khả đến chỗ giác
ngộ, là vì Huệ Khả chứng nghiệm quá nhiều phiền não đau khổ
trong cuộc đời. Có thể nói Huệ Khả đang đứng trước hố thẳm của
sinh tử, nên chỉ cần một lời nói đơn sơ: Ta đã an Tâm cho
ngươi rồi đó là cũng đủ làm cho nguồn tuệ giác nội tại của Huệ
Khả vùng dậy.
-
TAM TỔ TĂNG XÁN
-
Sau khi đắt Pháp với Sơ Tổ, ngài Huệ Khả ở tại núi
Tung Sơn cho đến khi Sư Phụ Viên Tịch, sau đó ngài sang Bắc Tề
hoằng truyền chánh pháp. Một hôm Nhị Tổ gặp một Cư Sĩ độ
khoảng bốn mươi, không nói tên họ đến đảnh lễ Nhị Tổ và thưa:
-
- Ðệ tử mang bệnh , ghẻ lở đầy mình, xin Hòa
Thượng từ bi vì đệ tử mà sám tội.
-
Nhị Tổ bảo:
-
-
Ngươi đem tội ra đây, ta sẽ vì ngươi mà sám tội.
-
Vị Cư Sĩ ấy sững sốt giây lát và thưa:
-
- Ðệ tử tìm tội không thể được.
-
Nhị Tổ dạy:
-
-
Ta đã vì ngươi mà sám tội rồi, nhưng ngươi nên nương tựa Phật,
Pháp, Tăng.
-
Vị Cư Sĩ thưa:
-
- Hiện giờ đệ tử thấy Hòa Thượng thì biết được
Tăng, nhưng con không biết thế nào là Phật, và Pháp.
-
Nhị Tổ dạy:
-
- Tâm ấy là Phật, Tâm ấy là Pháp. Phật, Pháp không
hai, ngươi có biết không?
-
Vị Cư Sĩ thưa:
-
- Nay đệ tử mới biết tánh tội không ở trong, không
ở chặn giữa, không ở ngoài. Như tội, Tâm cũng vậy, Phật Pháp
không hai.
-
Nhị Tổ nghe nói như thế, biết đây là Pháp khí nên
rất hoan hỷ cho cạo tóc xuất gia và bảo:
-
-
Ngươi là vật báu của ta, nên ta đặt tên cho ngươi là Tăng Xán.
Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Thiên Bình năm thứ hai(Năm 536T.L.),
Tăng Xán được Nhị Tổ cho thọ giới cụ túc tại Chùa Quang Phước,
từ đó bệnh của ngài cũng thuyên giảm.
-
Tăng Xán hầu thầy được hai năm, Tổ thường giảng dạy nghĩa lý
sâu mầu của Phật Pháp, và cơ duyên đã thuần thục, một hôm Nhị
Tổ gọi đến bảo:
-
- Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma chẳng ngại xa xôi từ Ấn Ðộ sang,
đem Chánh Pháp Nhãn Tạng truyền trao cho ta, nay ta trao cho
ngươi cùng với y bát, ngươi hãy khéo giữ gìn đừng có đoạn
tuyệt. Nghe ta nói bài kệ:
-
Bổn lai duyên hữu Ðịa
-
Nhơn địa chúng hoa sanh
-
Bổn lai vô hữu chủng
-
Hoa diệt bất tằng sanh.
-
Dịch:
-
Xưa nay nhân có đất
-
Bởi giống đất hoa sanh
-
Xưa nay không có giống
-
Hoa cũng chẳng từng sanh.
-
Ðọc xong bài kệ Nhị Tổ nói tiếp:
-
-
Ngươi phải tìm nơi núi sâu ở ẩn, không nên đi giáo sớm, trong
nước sẽ có nạn.
-
Tăng Xán Thưa:
-
-
Thầy đã biết trước mọi việc, xin thầy từ bi dạy cho con rành
rẻ.
-
Nhị Tổ nói:
-
-
Ðây không phải tự ta nói, mà là lời huyền ký của Tổ Bát Nhã Ða
La, do Tổ Ðạt Ma thuật lại cho ta nghe. Sau khi Tổ nhập niết
bàn 150 năm sẽ có những việc xảy ra như bài kệ:
-
Tâm trung tuy kiết ngoại hung đầu
-
Xuyên hạ tăng phòng danh bất trung
-
Vi ngộ độc long sanh võ tử
-
Hốt phùng tiểu thử tịch vô cùng.
-
Dịch:
-
Trong tâm tuy kiết ngoại đầu hung
-
Ðất xuyên phòng tăng tên chẳng trúng
-
Vì gặp độc long sanh con võ
-
Chợt nghe chuột nhỏ lặng vô cùng.
-
Xét về niên số nhằm đời của ngươi, ngươi nên cố gắng giữ gìn.
Ta cũng có nợ ngày trước, nay cần phải trả. Dặn dò mọi việc
cho Tam Tổ Tăng Xán xong, Nhị Tổ sang xứ Nghiệp Ðô giáo hóa
chúng sanh.
-
SỰ GIÁC NGỘ CỦA TĂNG XÁN
-
Qua mẩu chuyện đối thoại giữa Nhị Tổ và Tăng Xán:
-
-
Ðệ tử mang bệnh, ghẻ lở đầy mình, xin thầy từ bi vì đệ tử mà
sám tội.
-
Nhị Tổ bảo:
-
-
Ðem tội ra đây ta sẽ vì ngươi mà sám tội.
-
Vị Cư Sĩ ngơ ngẩn:
-
-
Ðệ tử tìm tội không thể được.
-
Nhị Tổ dạy:
-
-
Ta đã vì ngươi mà sám hối rồi.
-
Như trên, chúng ta thấy phảng phất giống như tâm trạng của Nhị
Tổ khi cầu đạo. Ở đây chúng ta thấy thái độ của Tam Tổ Tăng
Xán tới gặp Nhị Tổ chỉ vì một lý do duy nhất đó là bệnh hoạn
đau khổ triền miên, đi đến chỗ tuyệt vọng, nên khi Tăng Xán
đến với Tổ cũng luôn cả tâm hồn lẫn thể xát, với tất cả lòng
tín thành của con người đang bị nghiệp lực hoành hành. Như có
lần chúng ta đã chứng kiến cách an tâm của Tổ Sư Ðạt Ma cho
Nhị Tổ, thì bây giờ cũng như vậy, với những câu đối thoại đơn
sơ giữa Nhị Tổ và Tăng Xán khó mà hiểu được ý nghĩa thâm trầm
đó, nếu chúng ta không có đau khổ bệnh hoạn như vậy. Chúng ta
cũng có thể hiểu câu nói nầy như một cái phi đạn trong đời
sống tâm linh của Tăng Xán, cho nên lời của Nhị Tổ có tác dụng
hữu hiệu trong việc giải phóng nghiệp lực và mang giác ngộ đến
cho Tăng Xán. Ðã hơn một lần chứng nghiệm từ bản thân, nên Nhị
Tổ chỉ nhận Tăng Xán làm môn đệ, khi Nhị Tổ biết chắc chắn
rằng Tăng Xán là một con người hoàn toàn đau khổ vì nghiệp
duyên. Khi đã biết rõ quá trình ý thức của Tăng Xán qua những
mẫu đối thoại thông thường, Nhị Tổ đã biết rõ chổ cần thiết
của Tăng Xán, nên chỉ đánh vào nhược điểm ấy bằng một câu đơn
giản, thế là con người đau khổ, bệnh hoạn ấy ngã gục nhường
chỗ cho con người mới sống dậy. Tăng Xán đang đứng trước vực
thẩm của nghiệp báo, nên rất có thể chỉ vì một lời nói của Nhị
Tổ có thể làm cho Tăng Xán tự tử, và có thể một lời nói làm
cho Tăng Xán giác ngộ, và trong trường hợp nầy một lời nói của
Nhị Tổ đã đánh thức được nghiệp thức của Tăng Xán.
-
TỨ TỔ ÐẠO TÍN
-
Sau khi đắc pháp, và theo lời dạy của Nhị Tổ, Tam
Tổ Tăng Xán ẩn mình nơi núi Hòan Công thuộc Thư Châu. Về sau
Tổ sang ở núi Tư Không Huyện Thái Hồ, trong thời gian nầy có
vị tăng người Ấn Ðộ tên Tỳ Ni Ða Lưu Chi sang Trung Hoa cầu
pháp. Gặp Tổ, Tỳ Ni Ða Lưu Chi hết lòng ngưỡng mộ và xin làm
đệ tử, Tổ truyền tâm ấn và khuyên qua phương nam tiếp độ chúng
sanh. Nghe lời Tổ dạy, Tỳ Ni Ða Lưu Chi từ biệt thầy ra đi.
Ðến Quảng Châu ngài trú trì ở Chùa Chế Chỉ ở đây ngài dịch
Kinh Tượng Ðầu Báo nghiệp từ chữ Phạn sang chữ hán. Ðến năm
canh Tý niên hiệu Ðại Tường thứ hai Nhà Chu, ngài qua Việt Nam
Trú Trì tại Chùa Pháp Vân. Tính theo địa danh bây giờ, Chùa
Pháp Vân nay thuộc làng Vân Giáp, huyện Thượng Phúc tỉnh Hà
Ðông. Ở đây ngài dịch Kinh Tổng Trì. Năm Quý Sụu niên hiệu
Khai Hòang thứ 14 đời Nhà Tùy( năm594) ngài truyền tâm ấn cho
ngài Pháp Hiền rồi viên tịch.
-
Sau khi truyền Pháp cho ngài Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Tam
Tổ vẫn tiếp tục sống ẩn dật ở núi Tư Không, mãi cho đến đời
Nhà Tùy niên hiệu Khai Hoàng có một Sa Di tên Ðạo Tín, họ Tư
Mã, tổ tiên quê ở Hà Nội, sanh và trưởng thành ở Kỳ Châu huyện
Quảng Tế, đến lễ Tam Tổ và thưa:
-
- Xin Hòa Thượng từ bi ban cho con pháp môn giải
thóat.
-
Tam Tổ hỏi:
-
- Ai trói buộc ngươi?
-
Ðạo Tín thưa:
-
- Không ai trói buộc cả.
-
Tam Tổ dạy:
-
- Không ai trói buộc đâu cần giải thoát.
-
Nghe Tổ dạy như thế Ðạo Tín liền ngộ dạo. Từ đây
Ðạo Tín theo hầu hạ Tổ suốt chín năm trời. Tổ thường dùng lý
diệu huyền gạn hỏi, biết Ðạo Tín cơ duyên đã thuần thục, Tổ
tuyền trao y bát cho ngài và dạy:
-
- Chánh Pháp Nhãn Tạng của Như Lai, nay ta trao
cho ngươi cùng với y bát. Ngươi gắng mà giữ gìn hãy nghe ta
nói bài kệ.
-
Hoa chủng tuy nhơn địa
-
Tùng địa chủng hoa sanh
-
Nhược vô nhơn hạ chủng
-
Hoa địa tận vô sanh.
-
Dịch:
-
Giống hoa tuy nhơn đất
-
Từ đất giống hoa sanh
-
Nếu không người gieo giống
-
Hoa đất trọn không sanh.
-
Tổ dạy tiếp:
-
-
Xưa Tổ Huệ Khả trao pháp cho ta rồi, ngài đến xứ Nghiệp Ðô
hoằng pháp hơn 30 năm mới tịch. Nay đã có người thừa kế cho ta
thì việc đã xong.
-
Sau khi truyền tâm ấn cho Ðạo Tín, tổ đến núi La
Phù ngao du hai năm, rồi lại trở về Châu Thư ngụ tại Chùa Sơn
Cốc. Dân chúng ở đây nghe Tổ đến đều vui mừng, họ tấp nập kéo
nhau đến nghe pháp rất đông. Một hôm Tổ đăng tòa thuyết pháp
cho tứ chúng nghe, sau khi thuyết pháp xong, Tổ đứng ngay
thẳng dưới cây đại thọ chấp tay thị tịch.
-
Sau khi được phú Pháp, Ðạo Tín trở thành đệ Tứ Tổ,
từ đó về sau Tổ tinh tấn tu tập ngày đêm không nằm.
-
HOẰNG PHÁP LỢI SANH
-
Trên con đường hoằng Pháp Lợi Sanh, năm 613T.L.
niên hiệu Ðại Nghiệp năm thứ 13 đời Nhà Tùy, Tổ cùng đại chúng
sang Kiết Châu, ở đó bị giặc cướp vây thành, dân chúng ai ai
cũng kinh hoàng. Thấy vậy Tổ dạy mọi người chí thành niệm Ma
Ha Bát Nhã, toàn dân chúng trong thành ai ai cũng tụng niệm.
lúc bấy giờ bọn giặc cướp nhìn lên thành thấy thần binh trùng
trùng điệp điệp, nên chúng vội vã rút binh.
-
Sau Tứ Tổ về an trụ tại Kỳ Xuân, núi Phá Ðầu. Ở
đây, tăng tín đồ đua nhau đến tham vấn học đạo rất đông. Trong
thời gian ở đây Tổ cũng đã khai thị cho ngài Pháp Dung. Ngài
Pháp Dung đắc pháp với Tổ và sau nầy truyền thừa phái Ngưu Ðầu
Thiền.
-
Một hôm Tứ Tổ đến huyện Hoàng Mai, giữa đường gặp
một đứa bé độ chừng bảy tuổi. Tổ để tâm đến đứa bé, sau đó Tổ
và tùy tùng tìm đến nhà đứa bé xin cha mẹ đứa bé cho nó xuất
gia. Mẹ đứa bé đồng ý, Tổ nhận đứa bé làm đệ tử xuất gia và
đặt tên là Hoằng Nhẫn. Khi cơ duyên đến Tứ Tổ truyền trao y
bát và Hoằng Nhẫn trở thành đệ Ngũ Tổ.
-
CHỖ ÐẮC PHÁP CỦA TỨ TỔ
-
Qua sự đối thoại của Ðạo Tín và Tam Tổ, tuy cũng
đơn sơ nhưng ý nghĩa rất cao xa. Bởi vì nếu không phải là
người đã có căn cốt tu tập từ đời kiếp trước thì dĩ nhiên khó
mà nhận lãnh ý nghĩa cao thâm này. Như nói:
-
- Xin Hoà Thượng từ bi mở cửa cam lộ, ban cho con
pháp môn giải thoát.
-
Tam Tổ hỏi:
-
- Ai trói buộc ngươi?
-
Ðạo Tín đáp:
-
Không có ai trói buộc.
-
Tam Tổ hỏi:
-
- Ðã không ai trói buộc thì đâu cần phải giải
thoát.
-
Từ câu chuyện ngắn gọn như vậy, Tam Tổ đã thấy rõ
ràng Ðạo Tín là người có căn duyên với Phật Pháp, tuy nhiên
cũng vẫn là người chưa kiến tánh, do đó mà chưa thoát được
những phiền não, những hệ lụy trói buộc của kiếp người, nên
Ðạo Tín phải đi phải cần Tổ chỉ dạy phương tiện giải thoát.
Lời Tổ dạy như muốn nói: Nếu muốn giải thoát phiền não thì
phải đi tìm phật, mà tìm phật ở bên ngoài là điều không thể có
được. Vậy thì hãy nhìn vào bản chất của chính mình, đó chính
là Phật. Phật là bậc toàn năng, toàn trí, toàn giác, là bậc đã
giải thoát hoàn toàn. Một bậc không còn làm gì nữa, vì đã làm
nhiều rồi, cũng không cần thành tựu vì đã thành tựu rồi. Thay
vì quay đi và đi tìm Phật ở ngoại vật, thì sẽ không bao giờ
thấy Phật. Như vậy phải nhìn vào bản tính của chính mình, Phật
là tâm của của chính mình, vậy thì cũng đừng lầm lẫn mà tìm
cầu vào ngoại vật. Phật chính là bản tính giác ngộ, và sự giác
ngộ nầy nói về sự giác ngộ tâm linh, vì chính bản tính tâm
linh của mình phản ứng lại ngoại giới, và giao tiếp với mọi sự
vật. Bản tính nói ở đây là tâm, Tâm là Phật. Phật là Ðạo, Ðạo
là ngôn ngữ Thiền. Thiền là tiếng nói giản dị, nhưng lại vượt
lên trên tất cả sự hiểu biết của những cái khôn và dại để nhìn
thẳng vào bản lai diện mục của mình đó là thiền. Dù người có
thông hiểu kinh bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu không nhìn thấy
bản tánh nguyên thủy của chính mình, thì người ấy vẫn còn bị
phiền não sai sử, trói buộc triền miên. Ðạo lý không phải chỉ
có ở nơi nghiên cứu lý thuyết để chứng ngộ. Chân lý cao nhất
và sâu sắc nhất đến không thể dò được, chân lý ấy không phải
là đối tượng của sự luận bàn, và ngay cả những kinh điển cũng
không thể đem chân lý đến cho ta, mà hãy nhìn thấy bản tánh
thật thụ của mình thì sẽ đạt chân lý, và giải thoát. Tam Tổ đã
thấy được sự thành tựu ở lớp tuổi mười bốn của Ðạo Tín, nên
chỉ bằng một câu đơn giản như vậy mà có mãnh lực như tia hào
quang vi diệu chiếu vào bản lai diện mục của Ðạo Tín.
-
ÐỆ NGŨ TỔ HOẰNG NHỞN
-
Như đã trình bày ở trên, một hôm Tứ Tổ đến huyện
Hoằng Mai, giữa đường gặp một đứa bé tướng mạo rất khôi ngô,
độ chừng bảy tuổi, Tổ hỏi đứa bé:
-
- Ngươi tên họ Là gì?
-
Ðựa bé đáp:
-
- Họ có mà không phải thường.
-
Tổ hỏi:
-
- Là họ gì?
-
Ðựa bé đáp:
-
-
Là họ Phật.
-
Tổ hỏi:
-
- Ngươi không có họ à?
-
Ðựa bé đáp;
-
-
Vì họ ấy là không.
-
Thấy thế Tổ nói với tùy tùng:
-
Ðựa bé nầy không phải là người phàm, sau nầy sẽ
làm cho Phật pháp hưng thịnh. Sau đó Tổ và tùy tùng tìm đến
nhà đứa bé thuật lại những đặt tính khác thường của đứa bé và
xin mẹ nó cho nó xuất gia. Mẹ đứa bé đồng ý, Tổ nhận đứa bé
làm đệ tử xuất gia và đặt tên là Hoằng Nhẫn. Nhận thấy cơ
duyên đã đến, một hôm tổ gọi Hoằng Nhẫn đến bảo:
-
- Xưa Như Lai Truyền Chánh Pháp Nhãn Tạng đến đời
ta, nay ta trao lại cho ngươi cùng với y bát. Ngươi hãy giữ
gìn cẩn thận, truyền trao đừng cho đứt đoạn. Hãy nghe ta nói
bài kệ:
-
Hoa chủng hữu sanh tánh
-
Nhơn địa Hoa sanh sanh
-
Ðại duyên dữ trí hiệp
-
Ðương sanh hoa bất sanh
-
Dịch:
-
Giống hoa có tánh sống
-
Nhân đất hoa nẩy mầm
-
Duyên lớn cùng tín hợp
-
Chánh sanh hoa chẳng sanh.
-
Sau khi Tứ Tổ tịch, Ngũ Tổ thừa kế trụ trì tại núi
Phá Ðầu, ngài giáo hóa chúng sanh, Phật Pháp nơi dây rất thịnh
hành. Khi ấy dân chúng kính mộ tôn phong, cho nên dù xa ngàn
dặm cũng tìm đến tham học rất đông. Tại Ðạo tràng nầy tăng
chúng thường trực không dưới năm trăm người.
-
Ðến niên hiệu Hàm Hanh( năm 670-674T.L.), đời nhà
Ðường có một cư sĩ tên Lư Huệ Năng từ Lĩnh Nam đến yết kiến tổ
để cầu đạo. Ngũ Tổ nhận thấy Huệ Năng là Pháp Khí nhưng sợ
đương thời có người hãm hại, nên giả vờ không thâu nhận làm đệ
tử xuất gia, mà chỉ thâu nhận như một người là công quả. Về
sau cơ duyên đến Ngũ Tổ âm thầm truyền trao y bát và Huệ Năng
trở thành Lục Tổ.
-
HUYỀN THOẠI VỀ NGŨ TỔ
-
Một hôm, Ngũ Tổ viếng thăm núi Long Phụng gặp một
ông Sư Già trồng tòng, người đương thời gọi ông là Tài Tòng
Ðạo Giả. Vị sư ấy hỏi Tổ rằng:
-
- Ðạo pháp của Như Lai có thể cho tôi nghe được
không?
-
Tứ Tổ đáp:
-
- Tuổi của ông đã già dù cho có nghe kịp cũng
không hoằng hóa kịp. Nếu có tái sanh được thì ta cũng nán chờ.
-
Ðạo Giả nghe Tứ Tổ dạy như vậy, ông liền từ tạ Tổ
và đi xuống núi. Ðến huyện Huỳnh Mai, thấy một cô gái đang
giặt áo bên bờ sông, ông đến chào và hỏi:
-
- Nhà cô cách đây gần hay xa. Cô có thể nào vui
lòng cho tôi nghỉ nhờ được không?
-
Cô gái đáp:
-
- Tôi còn cha mẹ không dám tự quyền, mời sư vào
nhà hỏi cha mẹ tôi là hơn.
-
Ðạo Giả hỏi:
-
- Vậy cô có bằng lòng không cho tôi biết?
-
Cô gái đáp:
-
- Riêng tôi thì tôi bằng lòng.
-
Ðạo Giả nghe cô hứa chịu, liền đi thẳng về núi
viên tịch. Cô gái kia là con út của nhà họ Châu, sau khi hứa
lời với Ðạo Giả rồi, không bao lâu cô ấy có thai, cha mẹ thấy
cô chưa có chồng mà có thai, là làm ô nhục gia phong, nên cha
mẹ quyết định đuổi cô đi.
-
Cô đang tuổi trẻ mà mang cái nợ giữa đường, sống
bơ vơ không nơi nương đổ, phải đi làm thuê mướn nuôi miệng qua
ngày. Ðến ngày khai hoa nở nhụy, cô sinh ra một đứa con trai
xinh xắn, nhưng vì lý do không chồng mà có con, nên cô đành
lòng đem đứa con mới sanh thả sông. Sáng ngày cô thấy đứa bé
ngồi xếp bằng ngồi trên mặt nước, khí sắc tươi tỉnh lạ thường.
Cô vừa lấy làm lạ, vừa xót thương nên bồng về nuôi dưỡng. Ðến
bảy tuổi, đứa bé gặp Tứ Tổ và đối thoại một cách phi thuờng,
do đó được Tổ để ý xin về cho xuất gia và đặt tên là Hoằng
Nhẫn. Hoằng Nhẫn, có nghĩa là mẹ nhẫn nhục nuôi con, cũng có
nghĩa Tứ Tổ nhẫn chờ đứa bé không lớn khôn để truyền pháp.
Theo truyền thuyết này, Tổ Hoằng Nhẫn là thân sau của Tài Tòng
Ðạo Giả.
-
LỤC TỔ HUỆ NĂNG
-
Trên đường Tứ Tổ Hoằng Pháp Lợi Sanh, một hôm có
một Cư Sĩ tên Huệ Năng họ Lư người Lĩnh Nam đến ra mắt Ngũ Tổ,
Tổ hỏi:
-
- Ngươi từ đâu đến?
-
Huệ Năng thưa:
-
-
Bạch Hòa Thượng con từ Lĩnh Nam đến.
-
Ngũ Tổ hỏi:
-
-
Ngươi đến đây ý muốn cầu việc gì?
-
Huệ Năng thưa:
-
-
Bạch Hòa Thượng, con đến đây chỉ muốn cầu làm Phật.
-
Ngũ Tổ quở:
-
-
Người Lĩnh Nam không có Phật tánh, làm sao làm Phật được.?
-
Huệ Năng kính cẩn thưa:
-
-
Bạch Hòa Thượng, người có nam có bắc, nhưng Phật tánh thì
không có nam bắc.
-
Qua câu chuyện đối thoại Ngũ Tổ biết đây là bậc lợi căn, là
hàng pháp khí. Tổ còn muốn nói chuyện thêm thì có người tới.
Vì sợ người đời ganh tỵ nên Tổ bảo xuống nhà bếp làm công quả.
Ở đây ngài làm công quả bửa củi, giã gạo. Cối gạo thì to, chày
đạy thì lớn, trong khi đó Huệ Năng ở lứa tuổi hai mươi mốt hai
mươi hai, người gầy dáng nhỏ, nên không đủ sức để làm việc,
cho nên ngài mới cột thêm cục đá trên lưng để đủ sức giã gạo.
Ngài làm việc như vậy gần sáu tháng trời mà không thối chí.
-
Một hôm Tổ xuống nhà bếp, đi ngang qua chỗ Huệ Năng giã gạo,
Tổ bảo:
-
-
Ngươi vì đạo quên mình như thế, ta biết ngươi căn tánh lanh
lợi, nhưng ngại có người hại ngươi, cho nên ta không thể nói
chuyện với ngươi, ngươi có biết không?
-
Huệ Năng kính cẩn thưa:
-
-
Bạch Hòa Thượng con đã biết như thế.
-
Tổ biết thời cơ truyền Pháp đã đến, liền ra lệnh cho toàn
chúng trình kệ:
-
-
Chánh Pháp khó hiểu, không nên ghi nhớ lời nói suông của ta.
Các ngươi tùy ý mỗi người thuật một bài kệ, nếu ý ngộ ta sẽ
truyền trao y bát. Lúc đó hội chúng hơn bảy trăm người, ai
cũng tôn sùng Thần Tú làm bực thầy, nên họ đồng nhường phần
trình kệ cho Thần Tú. Thần Tú nghe lời bàn tán của đại chúng
như vậy, nên ông làm một bài kệ. Làm kệ xong, ông lén biên lên
vách chùa phía ngoài hành lang bài kệ như sau:
-
Thân thị Bồ Ðề thọ
-
Tâm như minh cảnh đài
-
Thời thời cần phất thức
-
Mạc sử nhạ trần ai.
-
Dịch:
-
Thân là cội Bồ Ðề
-
Tâm như đài gương sáng
-
Luôn luôn phải lau chùi
-
Chớ để dính bụi bặm.
-
Sáng ngày, Ngũ Tổ đi kinh hành qua thấy bài kệ, Tổ biết thầnTú
làm, nên khen:
-
-
Người đời sau nếu y theo bài kệ nầy mà tu hành thì cũng được
thắng quả. Thế là toàn chúng đua nhau đọc tụng.
-
Ở
nhà bếp, ngài Huệ Năng đang giã gạo, có một ông đạo đi ngang
qua tụng bài kệ ấy. Hỏi ra biết của Thần Tú làm, Huệ Năng bèn
nhờ dẫn đến chỗ biên kệ đảnh lễ, đồng thời nhờ biên giùm một
bài kệ hòa lại:
-
Bồ Ðề bổn vô thọ
-
Minh cảnh diệt phi đài
-
Bổn lai vô nhất vật
-
Hà xứ nhạ trần ai.
-
Dịch:
-
Bồ Ðề vốn không cội
-
Gương sáng cũng chẳng đài
-
Xưa nay không một vật
-
Chỗ nào dính trần ai.
-
Ngũ Tổ thấy bài kệ, biết là của Huệ Năng và bài kệ
nầy đã thấy tánh, nhưng không tiện nói ra, sợ e có người hại
Huệ Năng nên Tổ lấy dép bôi đi và nói:
-
- Ai làm bài kệ nầy cũng chưa thấy tánh. Mấy hôm
sau Ngũ Tổ tìm cơ hội xuống nhà bếp, đến cho Huệ Năng giã gạo
và hỏi:
-
-
Gạo trắng chưa?
-
Huệ Năng đáp:
-
-
Bạch Hòa Thượng, gạo đã trắng rồi mà chưa có sàng.
-
Tổ cầm gậy gỏ lên cần cối ba cái rồi đi về phương trượng. Canh
ba đêm ấy Huệ Năng đi vào tịnh thất của Ngũ Tổ, Tổ giảng Kinh
Kim Canh cho Huệ Năng. Nghe đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ
tâm thì Huệ Năng tỏ ngộ tất cả pháp bất ly tự tánh, nên quì
xuống bạch rằng:
-
Rõ được tự tánh gốc thanh tịnh
-
Rõ được tự tánh gốc chẳng sanh diệt
-
Rõ được tự tánh gốc hoàn toàn
-
Rõ được tự tánh gốc không lay chuyển
-
Rõ được tự tánh gốc sanh các pháp.
-
Ngũ Tổ biết Huệ Năng tỏ ngộ được bổn tánh nên dạy rằng:
-
Chẳng biết bổn tâm, học Pháp vô ích, Biết được bổn tâm, thấy
được bổn tánh, mới là Ðại Trượng Phu, là Thiên Nhân sư, là
Phật.
-
Giữa canh ba đêm đó, Ngài Huệ Năng thọ giới không ai hay, Ngũ
Tổ truyền phú đốn giáo cùng y bát và dạy rằng:
-
-
Chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, bởi chúng sanh
căn cơ có lớn nhỏ, tùy đó hướng dẫn, mới chia ra ba thừa, mười
địa đốn tiệm đó gọi là giáo môn. Như Lai riêng đem chánh Pháp
Nhãn Tạng Vô Thượng chơn thật vi diệu trao cho tổ Ca Diếp, lần
lượt truyền đến đời thứ hai mươi tám là Tổ Ðạt Ma. Tổ Ðạt Ma
sang Trung Quốc truyền nối ngọn đèn chánh pháp đến đời ta, nay
ta đem Ðại Pháp và Y Bát đã thọ trao lại cho ngươi. Ngươi phải
gắng gìn giữ truyền trao đừng để đọạn tuyệt. Bây giờ đây hãy
nghe ta nói bài kệ:
-
Hữu tình lai hạ chủng
-
Nhơn địa quả toàn sanh
-
Vô tình ký vô chủng
-
Vô tánh diệt vô sanh
-
Dịch:
-
Có tình đến gieo giống
-
Nhơn đất quả lai sanh
-
Vô tình đã không giống
-
Không tánh cũng không sanh.
-
Huệ Năng thọ Pháp và y bát xong, lễ Tổ và thưa:
-
-
Pháp thì con đã nghe thầy dạy, còn y bát có nên truyền cho
người sau không?
-
Ngũ Tổ dạy:
-
-
Xưa Tổ Ðạt Ma là người nước ngoài, truyền pháp cho Tổ Huệ Khả,
vẫn ngại người đời không tin sự truyền thừa của thầy trò, nên
lấy y bát truyền để tín nghiệm. Nay tông môn ta thiên hạ đều
rõ, không còn ai không tin, nên y bát dừng ngay ở đời ngươi
đừng truyền nữa. Chánh pháp đến đời ngươi truyền bá càng rộng,
nếu còn truyền y bát sẽ có sự tranh giành. Ðã có sự tranh
giành thì người được truyền y mạng sống rất là nguy hiểm.
Ngươi nên đi liền, khéo tránh, thời gian sau sẽ hoằng hóa.
-
Huệ Năng lại hỏi:
-
-
Nay con phải đi về đâu?
-
Ngũ Tỗ dạy:
-
-
Ðến Hoài thì dừng, Hội thì ẩn. Huệ Năng lễ tạ ân thầy rồi ra
đi ngay trong đêm hôm ấy. Ba ngày sau đại chúng mới hay Tổ đã
truyền y Bát cho Huệ Năng. Bốn năm sau khi truyền y bát cho
Huệ Năng, Tổ viên tịch nhằm niên hiệu Thượng Nguyên thứ hai(
Năm 675T.L.) đời nhà Ðường, hưởng thọ 74 tuổi.
-
CON ÐƯỜNG HOẰNG PHÁP CỦA LỤC TỔ
-
Sau khi được truyền y bát, trên đường lánh nạn, Huệ Minh là
một trong những người rượt theo Tổ để dành y bát, cuối cùng
được tổ khai thị và Huệ Minh được giác ngộ. Trên hành trình
truyền đạo, và theo lời dặn của Ngũ Tổ, nên Lục Tổ thường ẩn
trú tại hai ấp Hoài và Tứ Hội.( Quảng Ðông). Nơi đây Tổ sống
với đoàn thợ săn với hình thức của một cư sĩ, ngài thường tùy
nghi mà thuyết pháp cho họ nghe. Sau đó Tổ đến Thiều Châu
thuộc tỉnh Quảng Ðông, ngài trùng tu lại Chùa Bửu Lâm. Ở đây
không bao lâu, lại có người tìm đến để dành y Bát. Tổ lại ẩn
tránh một thời gian nữa. Suốt mười sáu năm trời ẩn tránh, Tổ
biết cơ duyên hoằng pháp đã đến, ngài đi đến Quảng Châu, nhằm
ngày mồng tám tháng giêng năm Bính Tý( năm 676T.L.), niên hiệu
Nghi Phụng đời nhà Ðường. Tổ vào nghỉ nhờ ngoài hiên Chùa Pháp
Tánh, nơi đây Pháp Sư Ấn Tông và mọi người biết được chân
tướng của ngài, nên mọi người xin được coi y bát. Sau đó Pháp
Sư Ấn Tông xin Lục Tổ nhận làm đệ tử, đồng thời cầu xin chỉ
dạy Thiền Pháp. Bảy ngày sau đó tức là ngày rằm tháng giêng
(năm Bính Tý năm 676T.L) Ấn Tông thỉnh các bậc danh đức đến
thí phát cho Lục Tổ. Ngày mồng tám tháng hai, lập Giới Ðàn
truyền giới Cụ Túc cho Tổ, ngài Luật Sư Trí Quang làm tuyên
Luật Sư.
-
Theo huyền ký của ngài Cầu Na Bạt Ðà La đời nhà Tống cho biết:
-
-
Sau nầy sẽ có nhục thân Bồt Tát thọ giới tại đây.
-
Thời Lương mạc, ngài Tam Tạng Chân Ðế đích thân trồng hai cây
Bồ Ðề, và bảo đại chúng rằng:
-
-
Sau khoảng 120 năm sẽ có bậc đại sĩ ở dưới cây Bồ Ðề nầy khai
diễn Pháp Vô Thượng, độ chúng sanh vô lượng.
-
Tổ trụ trì tại Quảng Châu Chùa Pháp Tánh một thời gian, sau đó
Tổ trở lại Chùa Bửu Lâm ở Tào Khê, nơi mà Lục Tổ đã trú trì
trước đây. Ấn Tông cùng mọi người tiển đưa cả ngàn người. Tổ
hoằng pháp ở đây, Tăng và Tục xa gần cùng nhau tới tham vấn
rất đông. Trung bình chư tăng thường trú tại chùa không dưới
ngàn người. Tổ đã dựng lên cờ Ðại Pháp, bốn phương đều trông
thấy hướng về. Kinh Pháp Bảo Ðàn được Tổ diễn giảng và xuất
phát từ đây.
-
CUỘC THỬ NGHIỆM GIỮA NGŨ TỔ& LỤC TỔ HUỆ NĂNG.
-
Như chúng ta biết ngài Huệ Năng không biết chữ cũng không biết
Phật Pháp, bù lại ngài có một trực giác kỳ diệu, chưa từng
thấy trong giới tu thiền. Tất cả những sự tu tập của ngài Huệ
Năng, khi chưa đến Chùa thì chỉ quy vào âm hưởng của bộ kinh
Kim Cương khi ngài nghe người khác tụng. Khi đến Chùa gặp Ngũ
Tổ và một cuộc vấn đáp đã được diễn ra giữa thầy dạy đạo và
người học đạo. Vấn đáp là một phép dạy độc đáo của Thiền. Lối
vấn đáp nầy đã được in đậm nét vào tất cả giai đoạn tiến triển
của Thiền từ thời Ðức Bổn Sư Thích Ca cho đến những vị Tổ Sư
sau nầy. Thiền là vô tâm, vô niệm, nên lối vấn đáp của Thiền
lúc nào cũng hồn nhiên sống động như nước chảy mây bay, không
chần chờ suy nghĩ. Vì không suy nghĩ nên cuộc đối thoại Thiền
bất thần bừng lên từ nơi sâu thẳm của tâm linh. Cuộc ứng đối
đó giống như hai tấm gương phản chiếu liên miên những ánh sánh
cho nhau, tia sáng nào vừa nhận được là trả lại ngay, không
giữ lại gì hết, nên gương lúc nào cũng trong, lòng gương lúc
nào cũng không, để lúc nào cũng sẳn sàng nhận đâu trả đó,
thích ứng với những diễn biến chung quanh.
-
Trong trường hợp vấn đáp của Ngũ Tổ và lục Tổ, thoạt tiên
chúng ta thấy Ngũ Tổ giả vờ chê trách nguồn gốc người Lĩnh
Nam: Người Lĩnh Nam không có Phật Tánh, làm sao cầu làm Phật
được. Ngay tức khắc Huệ Năng liền trả đủa bằng một câu của con
người chứng ngộ mới dám khẳng định: Người có Nam Bắc, nhưng
Phật Tánh không có Nam Bắc, tuy thân mọi rợ nầy so với Hòa
Thượng thì có khác, nhưng Phật tánh trong Hoà Thượng và trong
con vẫn không có khác.
-
Mới nhìn qua chúng ta cứ ngở là Huệ Năng hổn láo đối với một
Vị Hòa Thượng nổi tiếng như Ngũ Tỗ, nhưng kỳ thực đây là niềm
tự tin và hãnh diện về sự chứng ngộ tâm linh của mình và không
hề có một tự ty mặc cảm nào khi mới vừa gặp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.
Theo tiêu chuẩn nghi lễ, lễ phép ở Tông môn thì cách đối đáp
của Huệ Năng quả thật là vô lễ. Ðiều nầy từ cổ chí kim, chúng
ta chưa thấy một người học trò trẻ măng mới đến chùa xin tu
mà lại cả gan đối đáp như vậy. Ngôn ngữ nầy chỉ có Ngũ Tổ mới
hiểu nổi con người giác ngộ của Huệ Năng, vì vậy mà sợ sự đố
kỵ của mọi người, nên Tổ chỉ nhận Huệ Năng vào chùa như một
người làm công quả.
-
Suốt thời gian sáu tháng làm công quả, âm hưởng của Kinh Kim
Cang mà huệ Năng nghe được vẫn tiếp tục theo đuổi và đánh phá,
chấn động vào tâm hồn trong trắng ấy, thêm vào đó là bầu không
khí thiền nung nấu hằng ngày trong thiền viện, tuy nhiên những
yếu tố nầy chỉ là nhân ban đầu để dẫn Huệ Năng đến đích của sự
giác ngộ. Ðộng cơ chính thúc đẩy để đưa Huệ Năng giác ngộ là
bài kệ Kiến Tánh của Giáo Thọ Thần Tú. Bài kệ nầy, đã gây một
sức phản động quyết liệt trong nội tâm của Huệ Năng, vốn xưa
nay chỉ có linh cảm mơ hồ. Tác dụng của bài kệ của Thần Tú làm
hiện rõ tất cả những gì mà Huệ Năng còn hoang mang chưa biết
mình đã biết gì. Ðó là đòn tâm lý trí mạng quật chết chú Tiểu
Huệ Năng để sống lại thành Thiền Tổ Huệ Năng. Công ơn của Thần
Tú đối với Huệ Năng không phải là nhỏ. Thật vậy nếu không có
Thần Tú chắc khó có hoặc không có Huệ Năng. Nếu không có bài
kệ của Thần Tú:
-
Thân là cội Bồ Ðề
-
Tâm như đài gương sáng
-
Luôn luôn phải lau chùi
-
Chớ để dính bụi bặm.
-
Thì không có bài kệ vô tướng của Huệ Năng:
-
Bồ Ðề vốn không cội
-
Gương sáng cũng chẳng đài
-
Xưa nay không một vật
-
Chỗ nào dính trần ai.
-
Chính nhờ bài kệ vô tướng nầy đã đem lại cho ngài Huệ Năng y
bát, nhất là cái tâm ấn của Thiền Ðông Ðộ. Cho nên khai thị
cho Huệ Năng, Ngũ Tổ đã có sẳn mảnh đất tâm cày bừa sẳn, và đã
gieo giống Bồ Ðề rồi. Tổ chỉ cần mạnh tay vào then chốt đó ,
thế là Huệ Năng thình lình tỉnh ngộ. Có thể nói rằng: Suốt
thời gian sáu tháng, ngoài việc làm công quả ra, còn thì Tổ
chưa có lần dạy đạo cho Huệ Năng. Trong trường hợp nầy Tổ chỉ
giữ một vai trò danh dự là ấn chứng để mà truyền y bát cho hợp
thức hóa mà thôi, vì thế mà Ngũ Tổ mới lén lút kêu Huệ Năng
đêm khuya vào gặp riêng Tổ để ngài truyền y bát và giảng cho
một thời kinh Kim Cang lấy lệ sau đó Tổ đuổi khéo Huệ Năng trở
về lại Lĩnh Nam Việt Nam
-
LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM
-
Trước khi xát quyết ngài Huệ Năng là người Việt Nam chúng ta
hãy thử tìm hiểu dòng dõi, quê quán..v..v..Theo tài liệu cho
chúng ta biết:
-
Lục Tổ họ Lư, mẹ là Lý Thị, cha là Hành Thao. Ðời Võ Ðức
(618-627T.L) nhà Ðường. Cha làm quan ở Phạm Dương, sau đó bị
giáng chức và làm thường dân ở Tân Châu, Lĩnh Nam và sanh Tổ ở
đây. Lúc Tổ mới ba tuổi cha mang bệnh rồi mất, mẹ thủ chí nuôi
con. Vì gia cảnh mẹ góa con côi nên sau đó mới dời về ở Nam
Hải. Tổ lớn lên trong một gia đình rất nghèo túng , do đó mà
mỗi ngày Tổ phải vào rừng đốn củi đem ra chợ đổi gạo nuôi mẹ.
-
Một hôm, vào dịp gánh củi ra chợ bán , có người mua bảo gánh
củi đến nhà. Tổ gánh ngang qua một căn nhà, bổng nghe người
trong nhà tụng kinh, âm ba vang ra, Tổ nghe và chợt tỉnh ngộ
liền hỏi khách:
-
-
Kinh đang đọc đó là kinh gì, xuất phát từ đâu ông có biết
không ?
-
Khách đáp:
-
-
Ðó là kinh Kim Cang, Xuất phát từ Ngủ Tổ Hoằng Nhẫn ở Chùa
Ðông Sơn, tại Huyện Huỳnh Mai.
-
Nghe nói xong Tổ tỏ ý muốn tìm đến đó học đạo, nhưng vì gia
cảnh còn mẹ già không ai nuôi dưỡng. Người khách quen nghe nói
như thế, ông xin đài thọ số tiền để Tổ cung cấp nuôi dưỡng mẹ
già. Gặp cơ hội tốt, Tổ về xin phép mẹ xuất gia, mẹ Tổ nghe
nói rất lấy
-
hoan hỷ bằng lòng cho xuất gia.
-
Tổ khăn gói lên đường, trãi qua hơn một tháng mới đến huyện
Huỳnh Mai và đắt Pháp tại đây.
-
Như tất cả mọi người ai cũng nói và đã biết là tất cả các
sách, kinh lưu truyền đều nói Lục Tổ là người Trung Hoa, Tuy
nhiên theo sự nhận xét và phân tích mới đây cho thấy rằng Lục
Tổ Huệ Năng không phải là người Trung Hoa mà là người Việt
Nam. Sự phân tích đó dựa trên những lý do chính như sau:
-
1- Vào đời nhà Ðường đặt nền móng đô hộ, lúc bấy giờ Việt Nam,
là An Nam Ðô Hộ Phủ.
-
2- Tất cả những địa danh như: Tân Châu, Lĩnh Nam, Quảng Ðông,
Quảng Tây, và Nam Hải đều là những phần đất của Việt Nam.
-
3- Việc sử dụng ngôn ngữ của Lục Tổ.
-
Theo như ở trong kinh Pháp Bảo Ðàn chứng minh cho chúng ta
thấy Lục Tổ Huệ Năng nói Trung Hoa không rành như trong kinh
có đoạn:
-
Vào lúc canh ba, Huệ Năng lãnh được y bát rồi thì mới hỏi:
Năng này gốc gác người Lãnh Nam vốn không biết đi vùng núi
nầy, làm thế nào mà ra vàm sông ?
-
Ngủ Tổ đáp:
-
- Con không cần lo, tự ta sẽ đưa con đi.
-
Tổ đưa Huệ Năng tới trạm cửu giang, rồi bảo Huệ
Năng lên thuyền, ngài cầm chèo định chèo, nhưng Huệ Năng nói:
-
-
Xin Hòa Thượng ngồi, hãy để đệ tử chèo mới phải.
-
Ngủ Tổ nói:
-
-
Ðáng lẽ ta độ cho ngươi
-
Huệ Năng trả lời:
-
- Khi mê thì thầy độ, ngộ rồi thì tự mình độ lấy.
Chữ Ðộ tuy có một mà chỗ dùng không giống nhau. Huệ Năng này
sinh ở chốn biên thuỳ xa xôi, thành ra tiếng nói không được
đúng. Nhờ thầy truyền pháp rồi nay đã được đắt ngộ rồi thì chỉ
tự mình độ lấy mình thôi.
-
Chúng ta nhận thấy, những lời ghi chép trên: Chữ
Ðộ có nghĩa là đưa mà cũng có nghĩa là cứu độ. Khi Huệ Năng
trả lời: Lúc mê thì Tổ Sư độ, ngộ rồi thì tự mình độ lấy. Huệ
Năng này sanh ra tại nơi vùng biên giới, tiếng nói không rành
và giọng nói không đúng, nhờ Tổ Sư truyền Pháp nay đã được
sáng tỏ thì chỉ nên mình tự độ lấy mình. Ðoạn nầy mới nghe làm
cho người ta có cảm tưởng giống như Ngài Huệ Năng chơi chữ với
Ngũ Tổ, nhưng thật sự thì không phải như vậy. Chúng ta phải
thấy, đây là giờ phút quan trọng, và ngôn ngữ được sử dụng
trong lúc nầy là ngôn ngữ bí mật của hai Thiền Sư. Ngài Huệ
Năng đã hiểu trọn vẹn thâm ý của Ngủ Tổ: Thầy muốn đưa con trở
về Lĩnh Nam để cứu thoát con khỏi bị lâm nạn tại nơi nầy, vì
con là người ngoại quốc, sống nơi biên địa xa xôi, đã vậy
tiếng nói lại không rành. Nay lại lên ngôi vị Tổ Sư, nhưng
thầy phải đưa con đi vì thầy muốn cứu thoát con, dù con ngôn
ngữ nói không rành nhưng con cũng hiểu được ý của Thầy, nên
khi Thầy muốn đưa con đi và đồng thời muốn cứu thoát con(độ
con), con đã hiểu ý thầy rồi thì con phải tự cứu lấy mình mà
trở về Lĩnh Nam.
-
Tất cả những mật ý nói trên chỉ muốn nói lên một
điều duy nhất là: Huệ Năng hiểu lý do tại sao Ngũ Tổ phải bảo
Huệ Năng về lại Lĩnh Nam, vì rất nguy hiểm cho tính mệnh của
người thanh niên trẻ tuổi, một con người được coi như là mọi
rợ mà lại được trao truyền ngôi vị Tổ Sư thống lãnh tất cả môn
đồ của Ðông Sơn Pháp Môn.
-
Ở điểm nầy chúng ta có thể hiểu chắc chắn rằng:
Nếu vì một lý do nào đó mà không đến trường để học nên không
thể đọc được chữ thì đó cũng là việc thường, nhưng là người
Trung Hoa thì ít ra phải nói được tiếng Trung hoa, nhưng theo
những dữ kiện trong Pháp Bảo Ðàn Kinh cho chúng ta thấy Lục Tổ
Huệ Năng không nói không nói rành tiếng Trung Hoa, từ những dữ
kiện nầy cho ta có kết luận rằng: Lục Tổ Huệ Năng quả thật
không phải là người Trung Hoa.
-
Sau mười sáu năm ở ẩn, khi xuất hiện thuyết pháp, Lục Tổ Huệ
Năng hoằng pháp tại những nơi như: Quảng Ðông, Quảng Châu, và
Nam Hải tức Phiên Ngung là kinh đô của nước Nam Việt dưới
triều đại của Vũ Vương tức là Triệu Ðà. Như có lần chúng ta
biết, Lục Tổ sinh trưởng tại Lĩnh Nam, mà Lĩnh Nam là phần đất
của Việt Nam. Từ những chứng tích này chúng ta có thể kết luận
rằng Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam.
-
Quả thật ngài Huệ Năng là người Việt Nam thì chúng
ta hãy thâm tạ những người đã có công trong việc trợ duyên cho
ngài Huệ Năng đắc đạo, để mở rộng dòng Thiền Ðông Ðộ. Những
người đó là:
-
1- Người khách hàng mua củi đã phát tâm tài trợ khoảng tiền để
chu cấp cho thân mẫu của Lục Tổ.
-
2- Giáo Thọ Thần Tú, vì nếu không có bài kệ của Thần Tú thì
không có bài kệ vô tướng của Huệ Năng.
-
3- Ngũ Tổ đã can đảm truyền trao y bát cho một thanh niên
ngoại quốc, với số tuổi còn quá trẻ đã vậy ngôn ngữ lại không
biết gì hết làm người chân truyền cho Ðông Sơn Pháp Môn.
-
-
Tài Liệu Tham Khảo:
-
-
Tổ Thiền Tôn
-
-
Bồ Ðề Ðạt Ma
-
-
Pháp Bảo Ðàn
-
-
Lĩnh Nam Chích Quái
|