-
Chết Chìm
-
(Phỏng theo kinh Bách Dụ)
-
-
Ngày xưa có một người giàu nhờ ở tài khoác lác và
keo kiệt. Nhờ ở tài nịnh nọt, mà ông ta quen biết với rất
nhiều quan lớn trong triều đình. thị vào sự quen lớn đó, nên
ông ta tha hồ bốc lột đám dân lương thiện một cách tàn nhẫn.
Trong khi đó không có ai dám hé môi, vì hé môi là bị thủ tiêu
hoặc bị tù đày ngay tức khắc. Dưới trướng của ông ta là một
đám gia nhân cũng biết tài nịnh nọt giống như chủ không khác.
Thật là chủ nào tớ nấy. Nhân một ngày nhàn rỗi, chủ tớ cùng
nhau nô đùa, ăn uống, tán láo, v..v.. Như có một cái gì đó
quan trọng, bí mật, nên gương mặt ông ta đang từ vui vẻ biến
thành suy tư trầm trọng. Bọn nô bộc thấy thế lấy làm hoảng sợ.
Một người trong bọn đánh bạo mới hỏi:
-
- Thưa gia chủ, vì cớ gì mà gia chủ không vui? Có
phải trong đám tụi con có người gàn dở làm cho gia chủ tức
giận, xin gia chủ cứ việc thẳng tay trừng trị.
-
- Không, các người không có gì làm cho ta phiền
lòng. Sự kiện hôm nay làm ta mất vui là vì ta chợt nghĩ tới
thằng bạn cũ. Các người có biết không? Sau ba năm ta không gặp
nó, chợt một hôm trên đường từ quan phủ trở về nhà, ta bỗng
thấy một người ngồi trên kiệu, người ấy được đám gia nhân tiền
hô hậu ủng rất là oai phong. Ðộng tánh hiếu kỳ ta mới quan
sát, vỡ lẽ là thằng bạn cũ của ta. Xưa kia nó nghèo rách mồng
tơi, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, vậy mà nay nó lại oai
phong hơn ta. Cái kiệu và dàn chào của nó chỉ có thua vua mà
thôi, chứ còn trong thế gian này chưa có ai mà có được kiệu và
dàn chào oai như nó, kể cả ta. Tụi bay coi, bảo sao mà tao
không suy nghĩ cho được. Tụi bay biết không, hỏi ra tao mới
biết lý do tại sao nó giàu!
-
- Thưa chủ nhân xin ngài vui lòng nói lý do tại
sao nó giàu, để tụi con được mở rộng tầm mắt!
-
- Nó giàu có là nhờ hải sản, ngọc báu ở biển khơi
đó, biết chưa!
-
- Ồ, thưa gia chủ, tưởng chuyện gì chớ việc nó lấy
ngọc báu ngoài biển khơi thì quá dễ.
-
Nghe đứa gia nhân nói như thế, ông trưởng giả động
tánh tham lam hỏi vặn:
-
- Dễ là dễ như thế nào?
-
- Thưa gia chủ, hải sản ở biển khơi là thuộc về
tất cả của mọi người, hắn đi lấy được thì chúng ta cũng đi lấy
được, do đó mà con nói dễ.
-
Nghe đứa gia nhân nói có lý, thế là từ đó lão
trưởng giả tham lam kia bắt đầu mua sách để nghiên cứu trong
việc vượt thuyền ra khơi tìm ngọc quý. Bà con láng giềng thấy
đám gia nhân hì hục đóng thuyền họ mới biết là ông trưởng giả
keo kiệt sắp ra khơi. Một số trưởng lão trong làng, và cũng là
người rất giỏi đường đi nước bước trong biển đến thăm hỏi, vì
muốn giúp ông trưởng giả một phen. Trong thâm ý của ông lão
không phải muốn giúp để lão ta giàu có thêm, mà ông ta dư biết
lão trưởng giả kia chưa hề ra khơi bao giờ. Bây giờ mà ông ra
khơi thì chẳng khác nào đi tự tử. Tuy nhiên khi hỏi chuyện,
thì ông lão cảm thấy thất vọng vì cái lối khoác lác hỗn xược:
-
- Tôi là người rất thông minh, vả lại tôi đọc rất
nhiều sách ra khơi, tôi nhớ rất kỹ chẳng hạn như: Trường hợp
thuyền chạm đá ngầm, hoặc giả nước biển chảy ngược, cộng thêm
bão tố..v..v.. Trong trường hợp chắc chắn nguy hiểm mười phần,
thì chỉ cần cầm cái lái thuyền cho chắc, kế đó xem chừng
phương hướng cho kỹ càng, kịp thời xoay trở, trong lòng luôn
luôn bình tĩnh khoan thai, đừng hoảng sợ bối rối, thì mọi việc
sẽ được bình yên, không có chuyện chi đáng lo ngại. Những
phương pháp ấy trong sách có biên chép rõ ràng, hiện tại tôi
thuộc làu làu không quên một mảy may. Như vậy đâu có gì mà
phải sợ!
-
Ông lão nghe ông trưởng giả keo kiệt khoác lác,
ông chỉ biết lắc đầu thương xót.
-
Trong lúc đám gia nhân rất tin tưởng nơi chủ của
họ. Thuyền nhổ neo ra khơi. Khoảng mười lăm ngày đầu, trong
thuyền nhờ có thuyền trưởng lèo lái nên mọi việc diễn tiến rất
tốt đẹp. Thuyền từ từ ra giữa biển, thình lình anh thuyền
trưởng chỉ huy chẳng may mắc bệnh rồi chết. Bấy giờ ông trưởng
giả keo kiệt mới đích thân điều khiển mọi việc. Trong lúc
thuyền lênh đênh giữa mặt biển bỗng gặp trận gió to lớn, ba
đào chuyển động, làm cho thuyền đảo lộn quay cuồng trong làn
sóng dữ dội không thể tiến tới được. Trong lúc nguy hiểm, thập
tử nhất sanh, mọi người trong thuyền nghe ông trưởng giả keo
kiệt kia nói lầm thầm trong miệng ỘPhải nắm chắc mái chèo,
phải đổi hướng và bình tĩnh. Mọi việc ấy rất đơn giản, tôi đã
nằm lòng hết cả rồi...Ợ Miệng thì nói như vậy, nhưng trên thực
tế y không hiểu chính xác phải làm gì, và làm cách nào cho
chiếc thuyền ra khỏi cơn sóng gió. Kết quả, sau khi chiếc
thuyền quay cuồng vật lộn với sóng gió một hồi, rồi từ từ ngấm
dần xuống đáy biển khơi làm cho mọi người trong thuyền đều bị
chết chìm.
-
Lời Bàn:
-
Ðoc xong câu chuyện này chúng ta đã thấy gì?
-
Chuyện này tỉ dụ trên thế gian cũng có rất nhiều
người chỉ hiểu chút ít văn tự, danh tướng nhưng đối với nghĩa
lý và Phật Pháp không có thể nhận hiểu chắc chắn tinh tường.
Chỉ hiểu chút ít, cộng với tánh gàn bướng, hoặc vì tự ti mặc
cảm nên tự phong cho mình là người thông minh, cho mình là
người có kiến thức sâu rộng, bèn đem văn tự trên sách bướng
bỉnh dạy người một cách hỗn loạn. Kết quả chẳng những tự mình
lầm lẫn mà còn di hại cho nhiều người. Trong Phật Pháp điều
cốt yếu là nơiỢBát Nhã Văn Tự mà khởi công hạnh quán chiếu Bát
NhãỢđể thực hành. Hay nói một cách khác học và hiểu suông thì
vô bổ, mà cần phải thực hành phải đi đôi với sự hiểu biết mới
hữu ích. Bởi vì lúc thực hành chính là lúc đem nghĩa lý văn tự
của Phật Pháp áp dụng với sự hiểu biết thật tế của mình để
tiêu hóa và biến thành sự hiểu biết của chính mình. Một số
người học, cũng như một số người tin đạo Phật lờ mờ chỉ biết
một vài câu kinh, đọc một vài quyển sách, biết xử dụng một từ
ngữ, văn cú mơ hồ, rồi tự cho mình hiểu biết nhiều, sanh tâm
cao ngạo. Hiểu Phật mà hiểu kiểu đó là sai lầm, điều này chẳng
khác chi như lão trưởng giả keo kiệt kia tự dối lấy mình nên
mới có thảm họa bị hại, một mình chết chìm chưa đủ, còn hại
thêm vô số người khác.
|