-
Cùng Nhau Tìm hiểu Sự Tích:
-
- Chùa Vàng Miến Ðiện
-
- Cùa Hương Miền Bắc
-
- Chùa Thiên Mụ Huế
-
Lệ Ý Sưu Tầm
-
--o0o--
-
-
Thân Tặng các bạn đạo của tôi
-
Vu Lan 2622-P.L.2542
-
-
Phật Giáo có một lịch sử lâu đời từ hơn 2500 năm
nay kể từ ngày Ðức Thích Ca thành đạo, và cũng kề từ đó nền
văn minh Phật Giáo ảnh hưởng rất lớn tại nhiều nước trên thế
giới và ngày càng được phát triển vì tính chất bình đẳng, tự
giác của nó. Sự phát triển đó không ồn ào náo động mà trầm
lặng nhưng sâu sắc và thâm thúy.
-
Từ ảnh hưởng của đạo lý Từ Bi Bình Ðẳng và Tự
Giác, quồc gia Miến Ðiện là một trong những đất nước có một
nền Văn Minh Phật Giáo sâu sắc, chẳng những trong bản chất của
dân tộc Miến Ðiện mà cả trong những lãnh vực kiến trúc, Văn
Hóa, xã hội.
-
Thăm viếng Miến Ðiện du khách sẽ chứng kiến những
kiến trúc cổ kính của những dinh thự Chùa chiền. Và điển hình
nhất, giá trị nhất kể cả vật chất và tinh thần văn minh chúng
tôi xin giới thiệu cùng quý vị nhân dịp ngày Ðản Sanh 2622 của
của Ðức Bổn Sư một di tích lịch sử của nền Văn Minh Phật Giáo
tại Miến Ðiện là Chùa Vàng.
-
Cứ theo truyền thuyết dân gian Miến Ðiện thì Chùa
Vàng tiếng Miến Ðiện là: Sua Ða Gôn đã được xây dựng cách đây
2500. Tuy vậy nếu nói xác định thời gian thì chúng ta cần phải
có những tài liệu khảo cổ chi tiết chính xát mới khẳng định
được. Những cứ liệu có thể căn cứ nói về Suê Ða Gôn chỉ có ở
niên đại thế kỷ 14.
-
Theo sử liệu Miến Ðiện, vào năm 1372 nhà Vua Pê-Gu
là Bi-Nia U(Từ ngữ U trong tiếng Miến Ðiện có nghĩa là Ngài,
một tước hiệu bày tỏ sự kính trọng. Trong nhiều thập niên
trước, chức vụ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc có thời là một chính
trị gia Miến Ðiện, ông U Than dựng tháp Suê Ða Gôn gần làng
chài Ða Gôn, và từ đó dân chúng Miến Ðiện gọi là Suê Ða Gôn.
Chữ Suê trong tiếng Miến Ðiện có nghĩa là vàng mà cũng có
nghĩa là tuyệt mỹ.
-
Ngôi tháp mà sử liệu nói tới cũng cao 20m. Từ thời
điểm đó, tài liệu về Suê Ða Gôn cứ nhiều dần. Các sử liệu Miến
Ðiện nói nhiều đến những lần tu sửa Suê Ða Gôn. Chiều cao hiện
nay của tháp là chiều cao được dựng vào thời Kôn Ba Un. Năm
1774, Vua Ava đã nâng ngôi tháp lên cao 99m so với mặt nền.
Không chỉ có tháp chính, nền của cả khu Chùa cũng được nâng
cao. Nhìn chung, tổng thể của Suê Ða Gôn đã ổn định vào cuối
thế kỷ thứ 16, nhưng từng chi tiết vẫn luôn luôn được thay đổi
và bổ sung cho đến ngày nay.
-
Quanh nền tháp chính của Suê Ða Gôn được bao bọc
bởi một vòng đai 72 điện thờ nhỏ có tượng Ðức Phật. Trên bốn
điểm trụ ở ngay chân nền tháp là bốn te da un, có nghĩa là nhà
thờ tự với nhiều lớp mái nhấp nhô uyển chuyển.
-
Tầng nền thứ nhất của tháp cũng được bao quanh
bằng 64 ngôi tháp nhỏ cao chừng 3-4m. Ở bốn điễm trụ của tầng
nền nầy, người ta dựng bốn ngôi tháp to hơn so với 64 tháp
nhỏ.
-
Ðỉnh của những kiến trúc phụ lô nhô, lấp lánh
quanh những tháp khổng lồ ở giữa. Tất cả vừa tạo cho kiến trúc
một dáng vẽ trang nghiêm uy nghi, vừa tạo nên cãm giác hướng
về, quy về dưới ánh đạo vàng rực rở của Phật Pháp.
-
Nói đến Suê Ða Gôn không thể không nói tới đỉnh
của ngọn tháp chính. Cả bộ phận nầy làm theo mô hình cũ vào
năm 1871.
-
Hiện tại đỉnh Suê Ða Gôn cao 10m, gồm bảy vòng đai
bằng vàng ròng. Có thể nói trên thế giới không có một công
trình kiến trúc nào lại xử dụng số lượng vàng và kim cương
nhiều như Suê Ða Gôn. Ngoài phần thân được phủ kín bằng 9300
lá vàng. Mỗi lá hình vuông, có kích thước mỗi cạnh 30cm(khoảng
1foot đơn vị do lường của Mỹ) với trọng lượng 500 kg vàng
ròng. Phần trụ của Suê Ða Gôn cũng giá trị không kém, hoàn
toàn làm bằng bạc tinh. Ðỉnh chóp là quả cầu vàng đường kính
25cm. Cái cờ gió cũng bằng vàng. Ba phần nầy được khảm 5,448
viên kim cương to nhỏ khác nhau và gồm 1065 chuông vàng, 421
chuông bạc.
-
Với bao nhiêu vàng bạc châu báu để xây dựng biểu
tượng cho niềm tin ngưỡng tuyệt đối của dân tộc Miến Ðiện nên
Chùa đã được nhân gian gọi nôm na là Chùa Vàng.
-
Một kiến trúc thể hiện lòng tôn kính, sùng đạo của
các Vua Chúa Miến Ðiện thời xưa, cũng như niềm tin tưởng mãnh
liệt vào Phật Pháp của dân tộc Miến Ðiện từ hàng ngàn năm
trước cho đến ngày nay, qua bao thăng trầm của Miến Ðiện như
hoàn cảnh hiện tại, dù tình hình chính trị đang có nhiều gay
gắt giữa phe lãnh đạo quân nhân và những người tranh đấu cho
một nước Miến Ðiện dân chủ tiêu biểu là bà Ong Sang Sui Chi,
nhưng những di tích Phật Giáo vẫn dược nhân dân Miến Ðiện trân
trọng và bảo tồn.
-
Trở lại đất nước Việt Nam, chúng ta cũng có những
di tích tiêu biểu cho Phật Giáo trên khắp ba miền đất nước.
Phật Giáo và dân tộc Việt
Nam
đã có một lịch sử gắn liền từ nhiều thế kỷ. Phật Giáo đã cùng
thăng trầm với an nguy của đất nước và đân tộc qua bao nhiêu
vật đổi sao dời. Sau đây chúng tôi xin mời quý vị và các bạn
thăm viếng Chùa Hương thuộc tỉnh Hà Tây, Miền Bắc.
-
Chùa Hương là tên thường gọi, và là tên gọi tắc
của Chùa Hương Tích. Sở dĩ được gọi là Chùa Hương Tích là vì
Chùa được xây dựng trên núi Hương Tích cũng gọi là Hương Sơn,
thuộc huyện Hoài An, phủ Ứng Hòa xưa, nay thuộc huyện Mỹ Ðức,
tĩnh Hà Tây.
-
Tương truyền Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát từng
Nam
du đến trụ trì nơi đây. Thắng cảnh Chùa Hương bao gồm một số
di tích chùa Ðền, hòa hợp với cảnh sắc hang động, núi non sông
suối thiên nhiên hùng vĩ, khiến Chùa trở nên nổi tiếng khắp
nước. Chẳng những thế, Chùa Hương cũng đã đi vào thơ và nhạc
Việt Nam trong tác phẩm: Em Ði Chùa Hương.
-
Muốn vào Chùa phải đi bằng thuyền nhỏ, trước tiên
đến Ðền Trình tục gọi là Ðền Quan Lớn, sau đó tới Chùa Thiên
Trù(Bếp Trời) có hai tháp lớn bằng đá và bằng gạch. Ði tiếp
tới là Chùa Giải Oan có giếng nước, tương truyền là nơi Phật
tắm. Qua Chùa Thiên Sơn có các pho tượng đá, vượt đỉnh Mai
Lĩnh có rừng Mơ thì tới cửa Chùa Hương.
-
Chùa ở trong động đá ở giữa lưng chừng núi, cửa
động có khắc năm chữ trên đá: Nam Thiên Ðệ Nhất Ðộng, tương
truyền danh xưng đó do Vua Lê Thánh Tông ban cho Chùa từ thời
Hồng Ðức.
-
Trước cửa động có cầu Liên Kiều do Vua Lê cho xây
bằng gạch, hai bên vách đá có treo những chuông và trống đồng
do thập phương bá tánh cúng dường.
-
Ðộng đá rất rộng có thể gọi là chánh điện, có thể
chứa được ít nhất 500 người. Trong động nhũ đá ngũ sắc lung
linh ẩn hiện thành nhiều hình tượng được người đời đặt cho
những tên như: Ngọc Tĩnh, Long Tuyền, Lẫm Gạo, Kho Tiền, Án
Sách..v..v..Ở giữa động xem như là chánh điện có một tảng đá
to lớn phẳng phiu, có tượng Phật an vị.
-
Hàng tháng vào những Ngày Rằm, Mồng Một hàng ngàn
Phật Tử từ khắp nơi lũ lượt về Chùa lễ bái và cũng thu hút khá
nhiều du khách ngọai quốc cũng như trong nước.
-
Thắng cảnh Chùa Hương còn gồm cả những Chùa Chiền
lân cận không kém giá trị lịch sử như Chùa Tuyết Sơn, Chùa
Hinh Bồng.
-
Chùa Tuyết Sơn cũng nằm trong động đá giữa sườn
núi Tuyết Sơn ở phía Tây Bạch Tuyết Môn, bên trong cũng có
tượng Phật bằng đá được đẽo tạc công phu từ thời Phật Giáo
thịnh hành của nhiều thế kỷ trước. Sử ghi chép triều đại nhà
Lê đã dựng hành cung tại đây, gọi là Bảo Ðài. Nơi gọi là hành
cung hay Bảo Ðài có những bàn đá nhẵn nhụi, rộng, phẳng, từ đó
có những khe suối chảy nước trong veo và mát lạnh, tương
truyền nơi nầy là chỗ tắm của Vua, nhưng không rõ Vua nào.
-
Chùa Hinh Bồng trên núi Hinh Bồng ở mé ngoài Hương
Tích cũng là nơi cảnh sắc sơn thủy hữu tình, lôi cuốn du khách
và Phật Tử viếng Chùa Hương không thể bỏ qua.
-
Ở Miền Trung cũng có một Chùa tên là Hương Tích,
Chùa nằm trên một ngọn núi cùng tên thuộc dãy Hồng Lĩnh về địa
phận huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh.
-
Chùa có từ đời Trần, nhưng truyền thuyết gắn với
sự tích còn xa xưa hơn. Truyền thuyết lưu lại rằng con gái của
Trang Vương nước Sở tên là Mậu đến tu hành và hóa thân tại
đây, và cũng có truyền thuyết kể rằng Trang Kiệu, một vị tướng
nước Sở, sau khi làm Vua nước Dạ Lang, đã đến đây lập Chùa tu
hành sám hối nghiệp chướng đã gây ra cho thiên hạ.
-
Qua nhiều đợt trùng tu, trên nền cũ hiện nay chỉ
còn di tích Chùa của thời Lê với quả chuông lớn và gạch cổ có
chạm chữ và hoa văn. Trước Chùa có suối chảy quanh năm dù là
mùa khô, sau Chùa có am Ðá Trắng, thường được người dân trong
vùng gọi là am Thánh Mẫu.
-
Từ dưới Chùa đi lên, đường núi quanh co qua khe
suối nhiều chỗ dốc đứng. Tương truyền mùa Xuân đi lễ, càng gần
đến Chùa càng nức hương thơm, do đó mà đặt tên là Chùa Hương
Tích. Tên núi từ đó cũng được gọi theo tên Chùa.
-
Ði lần về Miền Nam chúng ta sẽ đến Chùa Thiên Mụ,
có người còn gọi là Chùa Thiêng Mụ ở Cố Ðô Huế.
-
Chùa Linh Mụ tọa lạc tại xã Hà Khê huyện Kim Trà,
sau đổi là huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên, Huế. Chùa do Ðoan
Quốc Công Nguyễn Hoàng cho xây dựng năm Tân Sửu niên hiệu
Hoàng Ðịnh thứ hai(1601).
-
Lúc bấy giờ sau hơn sáu năm ở kinh đô Thăng Long
giữ chức Thái Bảo, Ðoan Quốc Công Nguyễn Hoàng trở về Thanh
Hóa để biệt lập với họ Trịnh. Một hôm nhân lúc rỗi việc,
Nguyễn Hoàng đi thăm danh lam thắng cảnh trong vùng trấn nhậm
khi đến xã Hà Khê huyện Kim Trà thấy giữa chốn đồng bằng đột
khởi một đồi cao tựa đầu một con rồng đang nhìn về núi mẹ.
Ðoan Quốc Công thầm khen là nơi danh thắng bèn trèo lên đồi
cao ngắm nhìn chung quanh, chợt thấy một đoạn hào cắt ngang
dưới chân núi. Chưa rõ nguyên do ra sao, Ðoan Quốc Công cho
hỏi người địa phương các bô lão nói: Tương truyền vùng núi nầy
rất linh thiêng Cao Biền nhà Ðường bên Trung Quốc sang làm An
Nam Ðô Hộ Phủ từng đi khắp nơi ở nước ta xem nơi nào có vượng
khí thì lập phép trấn yểm. Ðêm hôm ấy, Biền nằm thấy một bà
lão đầu tóc bạc phơ, ngồi dưới chân núi nầy kêu gào than vãn,
rồi cất tiếng nói to: Ðời sau nếu có bậc Quốc Chủ muốn bồi đắp
mạch núi nầy để làm mạnh cho Nam Triều thì nên lập Chùa thờ
Phật, cầu linh khí trở về để giúp nước yên dân, tất không có
điều gì đáng phải lo ngại. Nói xong bà lão biến mất. Không
hiểu do đâu mà điềm mộng của Cao Biền lại lọt ra ngoài trong
dân chúng lan truyền khắp mọi nhà, nên dân gian từ đó đặt tên
núi là Thiên Mụ, có nghĩa là Bà Lão Nhà Trời.
-
Ðoan Quốc Công Nguyễn Hoàng nghe nói như thế cả
mừng, bảo rằng:
-
- Ấy là Bà Lão Nhà Trời bảo ta mở nền định đất,
biến nhà thành nước để gây nghiệp lớn.
-
Sau đó Ðoan Quốc Công Nguyễn Hoàng sai người dựng
Chùa tự tay viết biển đề tên là: Thiên Mụ Tự.
|