-
Sự Phục Sinh Của
-
Phật Giáo Tại Ấn Ðộ
-
Tác Giả: D. C Ahir
-
Dịch Giả: Trần Ðức Phi Bằng
-
tiếp theo kỳ trước
-
--o0o--
-
-
Năm 1956 đánh dấu một móc lịch sử trong lịch sử huy hoàng của
Phật Giáo. Trong năm nầy, Kỷ Nguyên Phật Giáo, bắt đầu với
ngày kỷ niệm Ðại Niết Bàn (Mahaparinirvana) 2500 năm của Ðức
Phật. Biến cố lịch sử nầy được đón mừng với một sự nồng nhiệt
lớn lao khắp thế giới Phật Giáo. Lễ Kỷ Niệm Phật Ðà năm 1956
không nghi ngờ đã đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới,
một kỷ nguyên hy vọng, hòa bình và thịnh vượng đối với Phật
Giáo. Ðối với Ấn Ðộ, điều này là sự thật. Ðể kỷ niệm biến cố
lịch sử trong cách thức có lợi ích, Chính Phủ Ấn Ðộ đề cử Bác
Sĩ Radhakrisnan, Phó Chủ Tịch nước Ấn Ðộ, cầm đầu Hội Ðồng Tổ
chức Lễ Kỷ Niệm Ðức Phật Nhập Niết bàn. Những thành viên khác
của Hội đồng là: Thủ Trưởng Uj, Thủ Trưởng Bihar, Thủ Trưởng
Assam, Ðaị Ðức Kushak Bakula, Lama Trưởng ở Ladakh, và Maharaj
Kumar của Sikkim. Thủ Tướng Ấn Ðộ là một Hội Viên Danh Dự. Với
sự thuận lợi của Ủy Ban Tổ Chức Lễ Kỷ Niệm, chính phủ Ấn Ðộ và
nhiều Chính Phủ các nước đề ra những chương trình đầy tham
vọng.
-
Lễ Kỷ Niệm Ðại Niết Bàn của Ðức Phật bắt đầu bằng một thông
điệp của Chủ Tịch Nước Ấn Ðộ. Trong thông điệp của ông, Bác Sĩ
Rajendra Prasad nói:
-
-
Nhân dịp lễ kỷ niệm 2500 năm Ðức Phật Nhập Diệt, tôi gởi những
lời chúc mừng đến toàn dân trong nước và mọi người công dân
trên thế giới. Ðó là một ngày trọng thể cho tất cả những ai
tin tưởng vào ưu thế của Ðạo Ðức và sự ưu việt của tinh thần
đối với những sự việc thế gian và hiện tượng. Người dân ở vùng
đất mà ngài đã trải qua sự khổ hạnh nghiêm ngặt để tìm chân
lý và nơi mà ngài đã giảng dạy chân lý về lòng khoan dung
tuyệt đối và tinh thần hòa bình toàn khắp, đều là những người
được hưởng một niềm vui đặc biệt trong dịp nầy.
-
Trong thời gian kéo dài cả năm của những cuộc lễ,
hàng ngàn nghi lễ tôn giáo và văn hóa được tổ chức, và hàng
triệu trang giấy được viết để xưng tán Ðức Phật, cũng như hầu
hết các Nhật Báo và Báo Ðịnh Kỳ trong nước thêm phần đặc biệt
để nói về Ðức Phật và Ðạo Phật. Thêm vào đó, hàng trăm cuốn
sách và sách nhỏ được xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ Ấn Ðộ. Ðài
Phát Thanh toàn Ấn Ðộ suốt một năm trời phát những tiết mục
chủ chốt, bài nói chuyện và kịch về Phật Giáo, cũng được sản
xuất để đáp ứng với lễ kỷ niệm 2500 năm của Phật Giáo. Các nơi
thờ phụng của Phật Giáo được Chính Phủ phục hồi, sửa sang và
tân trang để làm cho những người hành hương nước ngoài viếng
thăm cảm thấy thoải mái hơn. Những con đường đưa đến những
trung tâm này được sửa sang; nhà nghỉ và quán xá được dựng
lên; và những công viên được sắp xếp.
-
Khi đặt viên đá nền tảng cho Công Viên Ðức Phật
Nhập Diệt ở đỉnh New Delhi, Thủ Tướng Jawahar Lal Nehru nói:
-
-
Lễ kỷ niệm 2500 năm ngày Ðức Phật Nhập Diệt biểu hiện sự trở
về của Ðức Phật.
-
Như vậy toàn nước trong năm Ðại Niết Bàn của Ðức Phật tràn
ngập trong tinh thần của Phật Ðà.
-
Một biến cố quan trọng khác trong năm 1956 là sự
trở về của những xá lợi của A La Hán Mục Kiền Liên Tử Ðế Tu
(Moggaliputta Tissa) và chín vị A La Hán khác đã sống dưới
thời vua A Dục. Những xá lợi nầy thuộc quyền sở hữu của Viện
Bảo Tàng Anh, ở London. Họ đã lấy chúng vào năm 1851. Những Xá
Lợi này được mang về lại ngày 5 tháng Hai năm 1956 do Shrimati
Vijaya Lakshmi Pandit, đại biểu cao cấp của Ấn Ðộ ở Nga Xô
được Thủ Tướng Nehru tiếp nhận trong một buổi lễ cờ hoa sặc sỡ
ở phi trường Delhi. Hộp thứ nhất đựng xá lợi của các ngài Mục
Kiền Liên, Kosikiputta và Gotiputta được Chính Phủ Ấn Ðộ tặng
cho Chính Phủ Miến Ðiện. Hai hộp kia đựng xá lợi của các Ngài
Mahyavanya, Apagira, Kodiniputta, Vachiya-Savijayata,
Kasapa-gota, Majhima và Haritiputa được tặng cho Hội Ðại Bồ Ðề
Ấn Ðộ để họ thờ tại Ngôi Chùa Mới Cetiyagari ở Sanchi.
-
Biến cố nổi bật nhất trong Lễ Tưởng Niệm 2500 năm
Ðức Phật Nhập Diệt diễn ra vào ngày 14 tháng Mười. Trong ngày
này, Bác sĩ B.R. Ambedkar chính thức quy y theo Phật Giáo,
cùng với nữa triệu đồ đệ của ông, trong một buổi lễ gây nhiều
ấn tượng và lịch sử được tổ chức tại Nagpur, và gây một tiếng
vang thúc dục cho người trong nước thực hành những lời dạy của
Ðức Phật. Từ trước đến nay, chưa từng có một số đông đảo người
như vậy, cùng một lúc và theo sự đề nghị của chỉ một người,
thay đổi tôn giáo của họ. Lịch sử sẽ ghi nhớ Bác sĩ Ambedkar
về việc đã trồng lại cây Phật Giáo trên đất mẹ của nó, một
bước trong việc phục sinh Phật Giáo và làm cho nó một lần nữa
trở thành một tôn giáo sống.
-
Vào tháng Mười Một, tháng Mười Hai năm 1964, nước
Ấn Ðộ một lần nữa ngập trong tinh thần Phật Giáo. Cơ hội đưa
đến bằng Hội Nghị lần Thứ Bảy của Hội Hữu Nghị Phật Tử Thế
Giới được tổ chức ở Sarnath từ ngày 29 tháng Mười Một đến ngày
4 tháng Mười Hai. Ðó là cuộc Hội Nghị đầu tiên của W.F.B.
(World Fellowship of Buddhism) được tổ chức tại Ấn Ðộ, tín đồ
Phật Giáo Ấn Ðộ dĩ nhiên là rất phấn khởi và họ đã tận lực để
thích ứng và trao đổi những tư tưởng với những huynh đệ từ
những vùng đất ngoại quốc. Ngoài 68 đại biểu chính thức và 75
quan sát viên đến từ 23 quốc gia, phái đoàn Ấn Ðộ là đông
nhất. Họ đến từ mọi nơi trên đất Ấn.
-
Khai mạc Hội Nghị, Bác sĩ S.Radkakrishnan, vị
triết gia chủ tịch sáng chói của Ấn Ðộ, cổ vũ hội nghị, nói:
-
-
Chân thành noi theo giáo pháp của Bậc Thầy Vĩ Ðại không chỉ
trên văn từ, mà trong tinh thần. Ðức Phật đã cho chúng ta một
thông điệp có giá trị thường hằng, một thông điệp vĩnh cửu, nó
vượt ngoài thời gian, nhưng chúng ta là những hậu duệ không
xứng đáng của Vị Thầy Vĩ Ðaị đó. Ngài là một người Siêu Việt,
một người vượt trội trong thời đại Ngài, một người ra đời để
nói với chúng ta những gì chúng ta nên làm nếu chúng ta muốn
phục hồi sự thăng bằng, sự hòa điệu, tình thương, tình huynh
đệ của chúng ta. Nếu chúng ta muốn sống trong tình huynh đệ,
chúng ta phải phát triển: Tâm Bồ Ðề (Bodhi Hridya), tức Tâm
Giác Ngộ, tâm yêu thương, tâm hiểu biết.
-
Vào năm 1976, thế giới Phật Giáo tổ chức lễ kỷ
niệm 2600 năm Ngày Ðản Sinh Ðức Phật. Ở Ấn Ðộ, như là một phần
trong các cuộc lễ kéo dài suốt năm kỷ niệm biến cố lịch sử
nầy, một Hội Nghị Chuyên Ðề Phật Giáo Quốc Tế về Sự Cống Hiến
Của Phật Giáo cho Nền Văn Minh và Văn Hóa Thế Giới được tổ
chức tại Vigyan Bhavan, New Dehli từ ngày 27 đến 29 tháng Ba,
1997. Hội nghị nầy được tổ chức do Hội Ðại Bồ Ðề Ấn Ðộ với sự
hợp tác của Bộ Giáo Dục và An Ninh Xã Hội của chính phủ Ấn Ðộ
bằng cách trợ cấp tài chánh cho mục đích này Ba mươi thành
viên thế giới từ Bhutan, Canada, Cộng Hòa Liên Bang Ðức, Cộng
Hòa Dân Chủ Ðức, Hồng Kông, Cộng Hòa Hàn Quốc, Mông Cổ, Nepal,
Miến Ðiện, Ðài Loan, Thái Lan, Liên Hiệp Vương Quốc Anh, Hiệp
Chủng Quốc, Liên Bang Xô Viết, và năm hội đoàn khác nhau từ
Nhật Bản cùng với năm mươi thành viên từ các nơi trên Ấn Ðộ về
tham dự cuộc Hội Thảo. Thêm vào đó, có 18 người tham dự với tư
cách quan sát viên. Ðại đức L. Ariyawansa Maha Thera đón tiếp
các đại biểu.
-
Cuộc Hội Thảo được B.D. Jatti, quyền chủ tịch nước
Cộng Hòa Ấn Ðộ khai mạc. Trong diễn văn khai mạc, ông nói:
-
- Các học giả đều biết rằng thế kỷ thứ sáu trước
Tây Lịch đáng được chú ý do sự bất ổn tinh thần và sự sôi sục
của trí tuệ xảy ra trong thời đại đó ở nhiều quốc gia. Ðó là
vào thời đại của Mahavira và Phật Ðà ở Ấn Ðộ, hay Parmenides
và Empedocles ở Hy Lạp, của Zarathustra ở
Iran
và Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa. Ðó là một thời đại của
những di sản tinh thần mới và quan điểm mới, nổi lên để xua
đuổi sự hỗn loạn của đạo đức và tâm linh mà con người đang thì
thụp trong đó. Ở Ấn Ðộ, chính sự ra đời của đức Phật báo trước
một cuộc cách mạng trong quan niệm về giá trị và đạo sống của
con người. Sự truyền bá của Ðạo Phật là một nổ lực cứu xã hội
thoát khỏi sự mê tín, chủ nghĩa duy vật thô lậu và chủ nghĩa
hoài nghi đạo đức. Hơn 2500 năm đã trôi qua từ ngày Ðức Phật
Ðại Niết Bàn gần Câu Thi La(Kusinagara). Nhưng giáo pháp của
Ngài dạy trong 45 năm vẫn còn là một nguồn cảm hứng không phai
tàn cho một phần lớn lao của nhơn loại, đại diện cho một phần
ba số người trên thế giới.
-
Lễ khai mạc chấm dứt với lời cảm tạ của Ðại Ðức
Tiến Sĩ N. Jinaratana Nayaka Thera, Tổng Thư Ký Hội Ðại Bồ Ðề
Ấn Ðộ. Tổng kết có 36 trang giấy được đem ra bàn thảo, trong
đó có 26 trang quan trọng nhất về nghiên cứu cũng như báo cáo
về cuộc hội thảo được ấn hành thành sách nhan đề là BuddhismỖs
Contribution to the World Culture and Civilisation (Ðóng góp
của đạo Phật vào nền văn hóa và văn minh thế giới). Sách này
do bác sĩ Anand W.P. Guruge và D.C. Ahir làm chủ biên.
-
Mặc dù hầu hết các địa danh cổ của Phật Giáo đã
được khám phá và khai quật trong thời gian tiền độc lập, trong
thời đại hậu độc lập từ năm 1947 trở về sau, một số khám phá
đáng chú ý cũng đã được ghi nhận. Trong số đó, khám phá quan
trọng nhất là sự nhận ra thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), thủ
đô của bộ tộc Thích Ca (Shakya) và là nơi Ðức Phật ra đời.
-
Vị trí của Ca Tỳ La Vệ là một vấn đề gây mâu thuẩn
trải qua trăm năm. Tilaurakot ở Nepal và Piprahwa ở Ấn Ðộ là
hai nơi chính đầu tiên được báo cáo là vùng Ca Tỳ La Vệ. Ông
Furher, một nhà khảo cổ người Ðức được chính phủ Nepal giao
phó sứ mệnh báo cáo lần đầu tiên rằng Tilauracot là Ca Tỳ La
Vệ đầu tiên, vào năm 1896. Tuy nhiên, sự khám phá vào năm 1898
của một cái két đá tảng khổng lồ đựng năm hộp xá lợi ở tháp
Piprahwa do W.C. Peppe, chủ khu bất động sản Dirdpur, dường
như ám chỉ rằng Piprahwa chính là Ca Tỳ La Vệ ngày xưa. Vì lý
do câu viết vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, có liên hệ đến
Ðức Phật và bộ tộc Thích Ca, đã được các học giả diễn dịch
bằng nhiều cách khác nhau và không có sự đề cập gì về Ca Tỳ La
Vệ, vấn đề bị giữ lại không giải quyết trong vòng 75 năm tiếp
theo.
-
Vào năm 1970, Ðại Ðức Dharmakirti, một tu sĩ Phật
Giáo, nhận trách nhiệm của trung tâm Naugart của Hội Ðại Bồ Ðề
Ấn Ðộ, viết thơ cho Thủ Tướng Ấn Ðộ, Indira Gandhi, lưu tâm bà
về tình trạng hầu như bỏ hoang của những di tích ở Piprahwa và
yêu cầu bà có một hành động cho sự việc này. Ðệ trình này được
đưa đến nhóm khảo cổ Patna. Ông K.M. Srivastava, người đã tiếp
quản nhóm khảo cổ Patna từ tháng tám 1970, lập tức thảo những
kế hoạch tiến hành thêm những cuộc khai quật ở Piprawha trong
quận Basti ở Uttar Pradesh. Vào tháng giêng năm 1971, ông khởi
sự những cuộc khai quật mới trong khu vực. Những cuộc khai
quật chứng tỏ rằng ngôi tháp, trước kia đã giữ những hộp xá
lợi, bao bọc một cái tháp bằng đất bùn. Khi chiếc tháp đất nầy
được thăm dò một cách cẩn thận, vào tháng ba năm 1972, nó cho
chúng ta hai hộp xá lợi bằng đất bọt chứa xương cốt đã thành
than của Ðức Phật và ba chiếc dĩa đựng tro. Hộp xá lợi tìm
thấy ở ngăn phía bắc còn nguyên vẹn và kích thước là 12cm x
7cm. Hộp xá lợi ở ngăn phía nam là 16cm x 9cm. Vì nó bị vở,
nên các xương có phần nào đã xỉn xám.
-
Trong những cuộc khai quật tiếp theo vào năm 1973,
Srivastava và nhóm của ông tìm thấy từ ngôi chùa Ðông Phương
gần đó hơn 40 triện bằng đất nung ghi những mẫu chuyện bằng
tiếng Pali Devaputra Vihare Kapilavastu Bhikkhu Sanghas và
Maha Kapilavastu Bhikku Sanghas theo lối chữ Brami của thế kỷ
Thứ Nhất sau Tây Lịch. Vào năm 1974, thêm một số hiện tượng
được khám phá, và sự tìm ra Ca Tỳ La Vệ được xác nhận khi các
nhà khảo cổ tìm thấy chiếc nắp của một cái lọ mang cùng nội
dung như những nhóm hiện tượng được tìm thấy đầu tiên.
-
Những cuộc khai quật mở ra cho chúng ta thấy rằng
tháp Piprahwa được xây dựng trong ba giai đoạn: Tháp đất được
người bộ tộc Thích Ca xây vào thế kỷ Thứ Năm trước Tây Lịch
khi họ được chia những xá lợi của Phật; nó được bao bằng một
tháp mở rộng xây vào thế kỷ Thứ Ba trước Tây Lịch mà từ đó
W.C. Peppe đã khám phá ra năm hộp đựng xá lợi; và cuối cùng nó
được mở rộng vào thế kỷ Thứ Nhất sau Tây lịch khi ngôi Chùa
Ðông Phương được xây dựng. Theo những câu khắc, Chùa Ðông
Phương được vua Ca Nhị Sắc Ca (Kanishka) của Vương Triều Qúy
Sương (Kushan) xây cho các tăng sĩ thuộc Tăng Già Ca Tỳ La Vệ.
Các nhà khảo cổ cũng đem ra ánh sáng ba ngôi chùa khác. Những
di tích của thành phố xưa đã tìm thấy gần vùng Ganwaria, nơi
mà sự khai quật được thực hiện trong một vùng rộng lớn, đã
phanh phui ra hai công trình kiến trúc bằng gạch đồ sộ. Những
thứ nầy được đoán là nơi cư ngụ của tộc trưởng tộc Thích Ca,
Vua Tịnh Phạn (Suddhoddhana), cha của Ðức Phật.
-
Piprahwa, xưa kia là Ca Tỳ La Vệ, cách Naugarh,
một trạm xe lửa nằm trong vòng đai vùng Gorakhpur-Gonda thuộc
Sở Hỏa Xa Ðông Bắc, 22 cây số, và cách Birdpur, nằm trên trục
lộ từ Naugarh đến Lâm Tỳ Ni, 9 cây số.
-
Những xá lợi của Ðức Phật được khám phá ra ở Ca Tỳ
La Vệ ngày nay được giữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia, ở New
Dehli.
-
Một khám phá khảo cổ đáng lưu ý khác trong thời
hậu Ðộc Lập xảy ra vào năm 1976, năm làm lễ kỷ niệm Phật Ðản
Sanh thứ 2600, hơn 100 công trình điêu khắc có giá trị và
những mảnh nghệ thuật khác thuộc những thời kỳ các triều đại
Qúy Sương và Cấp Ða (Gupta) được tìm thấy gần những công trình
thủy lợi Mathura và trạm xe lửa Bhuteswar trong vùng ngoại ô
phía Tây thành phố Mathura. Những vật này được khai quật khi
san bằng một ngọn đồi lớn để xây dựng nhà cửa những di tích
của ngôi chùa Viradata nổi tiếng xưa kia đã ở chỗ này. Một
trong những công trình kiến trúc đó hình dung Ðức Phật đứng
với tóc quăn trông dễ mến, trái tai dài và sự biểu lộ rất tế
nhị và thanh bình trên khuôn mặt. Trên lớp áo rỏ ràng với
những nếp xếp đẹp của tác phẩm điêu khắc trên bệ ghi năm 125
của kỷ nguyên Cấp Ða (tương ứng với năm 434 sau Tây lịch) cung
cấp cho chúng ta một tài liệu quan trọng. Nó cho biết tên của
tượng là Dina. Ngày trên tượng rơi đúng vào triều đại vua
Kamaragupta Mahendraditya. Một mẫu di vật đáng lưu ý khác là
hình Ðức Phật khổ lớn trong tư thế vô úy (abhaya). Nửa phần
trên của mảng này bảo tồn tình trạng rất tốt. Cũng có một số
những mảng khác miêu tả Ðức Phật và các vị Bồ Tát dưới nhiều
hình tướng và dáng dấp. Một mảnh nhỏ vẽ một cách đẹp đẽ biến
cố lớn lao khi Ðức Phật từ bỏ hoàng cung, các móng chân con
ngựa của Phật được chư thiên nâng đỡ.
-
Phật Giáo ở Ấn Ðộ đã bước một bước dài từ khi có
phong trào phục hồi khởi sự từ một trăm năm trước. Từ một số
lượng ít ỏi vào khỏang 50,000 tín đồ vào năm 1891, số tín đồ
Phật Giáo theo điều tra dân số vào năm 1891 là 4 triệu 7 trăm
ngàn, tức 0.71 phần trăm dân số. Trong nước Ấn Ðộ hiện đại,
phần lớn tín đồ Phật Giáo theo truyền thống Theravada (Nguyên
Thủy). Nhưng những tín đồ Phật Giáo ở vùng Hy Mã Lạp Sơn là
tín đồ Ðại Thừa. Tín đồ Phật Giáo Ấn Ðộ có thể chia ra làm bốn
nhóm:
-
- Nhóm thứ nhất, có những tàn tích từ thời đại
Phật Giáo.
-
-
Nhóm thứ hai, có những sự chen kẽ về đạo đức của những quốc
gia láng giềng, như:
Nepal,
Thái Lan và Miến Ðiện.
-
-
Nhóm thứ ba được đại biểu với những người được Phật Giáo hấp
dẫn qua phong trào truyền bá của Hội Ðaị Bồ Ðề.
-
-
Những người đệ tử của Bác Sĩ B.R. Ambedkar nguyện sống theo
con đường của Phật Tử vào năm 1956 và sau khi tạo thành nhóm
thứ tư.
-
Trong bốn nhóm, những môn đồ của Bác Sĩ Ambedkar tạo thành
nhóm dẫn đạo. Maharashtra, quê hương của Babasaheb Ambdkar, có
một số lượng tín đồ Phật Giáo đông nhất đến 83.60 phần trăm
tổng số tín đồ Phật Giáo Ấn Ðộ. Tám tỉnh bang khác có số tín
đồ Phật Giáo nhiều hơn 50,000 là: Tây Bengal, Sikkim,
Arunachal Pradesh, Madhya Pradesh, Jammu và Kashmir, Tripura,
uttar Prodesh, và Himachal Pradesh. Sáu tỉnh bang khác có số
tín đồ nhiều hơn 5,000 là: Karnathaka, Mizoram, Andhra
Pradesh, Orissa, Gujarat, và Delhi. Như vậy Phật Giáo đóng một
vai trò quan trọng trong đời sống quốc gia.
|