-
Mối Tình Thơ
-
Xóm Áo Bào Gốc Liễu
-
Bạch Y Thư Sinh
-
--o0o--
-
-
Trong cuốn Thi Nhân Việt Nam hai ông Hoài Thanh và Hoài Chân
đã xếp các nhà văn, nhà thơ thành từng xóm như:
-
- Xóm Sông Thương thì có Bàng Bá Lân và Anh Thơ
....
-
- Xóm Tự Lực thì có Thế Lữ, Xuân Diệu và Huy Cận
....
-
- Xóm Phương Ðông thì có Lưu Trọng Lư và Thái Can
...
-
-
Xóm Huế thì có Phan Văn Dật, Nam Trân, Nguyễn Ðình Thư ...
-
-
Xóm Hà Tiên thì có Ðông Hồ, Mộng Tuyết....
-
-
Xóm Bình Ðịnh thì có Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên...
-
Sau
nầy ông Hoài Việt đề nghị bổ túc thêm một nhóm nữa đó là:
-
-
Xóm Áo Bào Gốc Liễu thì có Trần Huyền Trân, Thâm Tâm, Nguyễn
Bính ....
-
Nói
đến một xóm lẽ tất nhiên phải có nhiều người, nhưng ở đây chỉ
tiêu biểu một vài người được coi là xông xáo nổi bật trong xóm
mà thôi. Riêng trong Xóm Áo Bào Gốc Liễu có ba người nổi bật,
nhưng ở đây chúng tôi xin được đề cập đến hai người: Thâm Tâm
và Nguyễn Bính.
-
A-
Thâm Tâm
-
1-
Mấy Dòng Tiểu Sử
-
Thâm
Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình. Sinh ngày 12-5-1917 tại thị
xã Hải Dương(nay thuộc tỉnh Hải Hưng) trong một gia đình nhà
nho nghèo. Sau khi học hết tiểu học ông bắt đầu viết báo và vẽ
tranh. Ông viết rất nhiều thể loại: Thơ, truyện, kịch ..v..v..
và vẽ tranh và viết cho loại sách trẻ em. Ngoài tài viết văn
và vẽ tranh cho trẻ em, ông còn biết làm đồ gốm. Ông tham gia
trong công cuộc kháng chiến chống Pháp vào những năm 1945 và
mất vào mùa Thu Ðông năm 1950 sau một cơn bệnh nặng.
-
2-
Ðời Như Thơ
-
Ông
sanh và trưởng thành trong một gia đình Nho Giáo, vì thế sau
khi học xong tiểu học là phải ra đời để lo làm sinh sống. Cũng
vì thế mà hoàn cảnh tạo cho ông có một ý chí kiên cường tự
lập, nên chúng ta cũng không ngạc nhiên khi biết ông không
những là một nhà thơ, một họa sĩ, mà còn là một người giỏi về
đồ gốm:
-
-
Sinh ta, cha ném bút rồi
-
Rừng
nho tàn rụng cho đời sang xuân,
-
Nuôi
ta mẹ héo từng năm
-
Vắt
bầu sữa cạn tê chân máu gầy
-
Dạy
ta ba bảy ông thầy
-
Gươm
dài sách rộng biển đầy núi vơi
-
Nhà
ta cầm đợ tay người
-
Kép
bông đâu áo, ngọt bùi đâu cơm?
-
(Thâm Tâm- Tráng Ca)
-
Cũng
vì hoàn cảnh gia đình nên ông xa nhà rất sớm. Trong cuộc đời
đắng cay lừa lọc tạo cho ông một ý chí kiên cường đã vươn lên:
-
-
Chữ nhân sáng rực sao trời
-
Ðường xa rộng mở chân người bước xa
-
Bọn
ta một lớp lìa nhà
-
Cháo
hàng cơm chợ, ngồi ca lúa đồng.
-
(Thâm Tâm - Tráng Ca)
-
Từ
khi theo gia đình chuyển lên Hà Nội sống bằng nghề viết văn
viết báo. Nơi đây tại Phố Bạch Mai ông đã gặp Nguyễn Bính,
Trần Huyền Trân và hình thành nhóm Tam Anh:
-
-
Thăng Long đất lớn chí tung hoành
-
Bàng
bạc gươm hồ ánh mắt xanh
-
Một
lứa chung tình từ tứ chiến
-
Hội
nhau vầy một tiệc quần anh
-
(Thâm Tâm - Vọng Nhân
Hành)
-
Sau
đó ông cùng với Trần Huyền Trân và Phạm Quang Hòa ba người hợp
tác cho ra một tờ báo:
-
-
Mày gươm nét mác chữ nhân già
-
Hàm
bành hình đồi, lưng cỗi đa
-
Tay
yếu đang cùng tay mạnh dắt
-
Chưa
ngất men trời hả rượu cha
-
Rau
đất cá sông gào chẳng đủ
-
Nổi
bùng giữa tiệc trận phong ba
-
Rằng: Ðương gió bụi thì tơi tả
-
Thiên hạ phải dùng thơ chúng ta.
-
(Thâm Tâm - Vọng Nhân hành)
-
Tờ
báo Bắc Hà do Phạm Quang Hòa cung cấp tiền bạc, còn Thâm Tâm
và Trần Huyền Trân chịu trách nhiệm về bài vở được mọi người
hưởng ứng. Tuy nhiên báo chỉ ra được 3, 4 số thì hết tiền. Thu
tiền báo ở các đại lý về không đủ trả tiền giấy, tiền in. Thế
là tờ báo phải dẹp tiệm:
-
-
Thơ ngâm giọng dở thời chưa thuận
-
Tan
tiệc quần anh, người nuốt giận
-
Chim
nhạn chim hồng rét mướt bay
-
Vuốt
cọp, chân voi còn lận đận
-
Thằng thí cho nhàm sức võ sinh
-
Thằng bó văn chương đôi gối hận
-
Thằng thư trói buộc, thằng giã quê
-
Thằng phấn son nhơ ... chửa một về
-
(Thâm Tâm - Vọng Nhân
Hành)
-
Cuộc thất bại nầy không phải chỉ có mỗi một Thâm
Tâm đau khổ mà Trần Huyền Trân cũng ray rứt không kém:
-
- Tối om kia vận chúng mình
-
Trai lành bỏ cỗi, gái trinh bỏ già
-
Mật ngươi nào khác gan ta
-
Tưới bao nước mắt mới ra nụ cười
-
Nằm queo ngó lững chim giời
-
Tuổi xuân thù tạc xế đời vào thu
-
Quê hương chìm trong khói lửa, dưới gót dày xâm
lăng của quân đội viễn chinh Pháp, chúng nhẫn tâm dẫm nát quê
hương yêu dấu Việt Nam, và đó đã là động cơ thúc đẫy người con
trai thời loạn phải lên đường đi cứu nước:
-
- Ðời tươi như bát nước đầy
-
Vỡ tan một miếng dưới giầy xâm lăng
-
Cắn chặt hàm răng
-
Bậm môi, nghiến lợi, già căn mặt già
-
Vài mươi ông lão giữ nhà
-
Thùng lùng dao bảy, đinh ba gối đầu
-
Ðêm nay thức giấc thương đau
-
Vụt nghe khốc dạ mấy câu rợn người
-
Cái gì đấy xóm làng ơi
-
Ðội quân biệt động xa xôi mới về!
-
(Thâm Tâm - CămThù)
-
Về sau ông đi làm cách mạng, trong công cuộc chiến
chống Pháp ông đã tham gia vào tờ Tiên Phong, cơ quan hội văn
nghệ Việt Nam và làm thơ ký toà soạn tờ Vệ quốc Quân của quân
đội:
-
- Trời hỡi mai nầy tôi phải đi
-
Thơ nầy chẳng đọc cho ai nghe
-
Ðời nhiều nhưng có dăm người bạn
-
Thì viễn ly không có đường về.
-
(Thâm Tâm - Ngược Gió)
-
Còn gì chua xót hơn khi ra đi:
-
- Mà đọc thơ già tiển trẻ đi
-
Càng nghe trầm giọng dạ càng se
-
Ngày mai ngược gió tôi xin ngược
-
Ai
có quan tâm gọi trở về.
-
(Thâm Tâm - Ngược Gió)
-
Ra
đi để làm tròn sứ mệnh của người con trai thời loạn, mong một
ngày giặc tan như khói súng để trở về đoàn tụ dưới mái ấm của
gia đình:
-
-
Sớm dậy thương nhân lắng gió lên
-
Ðể
phờ mái tóc, nhắc cương yên
-
Bàng
hoàng khiến ngựa, người mơ ngỡ
-
Một
cổ thanh bình trong sáng êm.
-
(Thâm Tâm- Mơ Thuở Thanh
Bình)
-
Nhưng đó chỉ là giấc mơ, còn hiện thực vẫn là hiện thực:
-
-
Chợt bỗng đồn binh rộn tiếng kèn
-
Giật
mình khách nhớ một đôi đêm
-
Hiệu
còi phòng động nghe kinh hoảng
-
A!
thuở trăm thành gọi lính lên.
-
Tai
hại bao nhiêu sự thực đời
-
Trừng lên, dập hết mộng! Như người
-
Tưởng yên tĩnh sống trong khung cổ
-
Vụt
tiếng kèn vang nhắc ... hiện thời
-
(Thâm Tâm - Mơ Thuở Thanh
Bình)
-
Trong thời chinh chiến biết bao nhiêu người con trai ra đi mà
không trở lại. Trước tình cảnh đau thương đó làm sao khỏi
chạnh lòng, vì thế nhà thơ đã khóc cho tuổi trẻ mà cũng như
khóc cho chính mình:
-
-
Hiên vẩn vơ bay mạng nhện tơ
-
Hồn
thương lững thững ẩm như sương
-
Ngoài xa đôi tiếng rao đêm vắng
-
Rung
cả mây trời cả ý thơ.
-
(Thâm Tâm - Không Ðề)
-
Hoặc
là:
-
- Mả
lạnh không hoa, hết cả hương
-
Hành nhân lạnh nhạt thiếu lòng thương
-
Dăm người tuổi tác qua thăm viếng
-
Một buổi rồi quên mất độ đường
-
(Thâm Tâm - Chết)
-
Và
nhà thơ cũng đã cầu nguyện:
-
-
Biết mấy đời trai trong góa bụa
-
Ðêm
ròng đứng thắp mẩu tâm hương
-
Tro
tàn có đốt không hồng nữa
-
Thắt
lạnh bên lòng nỗi hận thương.
-
(Thâm Tâm- Không Ðề)
-
3- Về bài Tống Biệt Hành
-
Thâm
Tâm viết không nhiều, cả đời thơ chọn lại chưa quá 20 bài.
Nhưng nếu chọn mười bài thơ hay của giai đoạn thơ mới, trong
số ấy chắc chắn có bài Tống Biệt Hành. Bài thơ mang một âm
hưởng của cổ xưa trong cách diễn đạt. Nhưng tình cảm của nó
lại là tình cảm đương thời. Nội dung của bài Tống Biệt Hành
cho chúng ta hình dung được tâm trạng của nhà thơ lúc chia tay
với gia đình, với người vợ trẻ để lên đường vào một buổi
chiều, tuy vậy trước cảnh kẻ ở người đi tâm sự ai cũng buồn,
nhất là tâm sự lúc chia tay. Cho dù không phải trời tối, nhưng
tâm sự người vợ trẻ buồn thì chắc chắn cảnh cũng không vui:
-
- Ðưa người ta không đưa sang
-
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng
-
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
-
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
-
(Thâm Tâm - Tống Biệt
Hành)
-
Ngày ra đi để thỏa chí nam nhi, nên khi công chưa
thành, danh chưa toại thì quyết định sẽ không bao giờ trở lại:
-
- Ly khách! ly khách! Con đường nhỏ
-
Chí lớn chưa về bàn tay không
-
Thì không bao giờ nói trở lại
-
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
-
(Thâm Tâm -Tống Biệt Hành)
-
Và rồi:
-
- Ta biết người buồn chiều hôm trước
-
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
-
Một chị, hai chị cùng như sen
-
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
-
(Thâm Tâm -Tống Biệt Hành)
-
Ðoạn
thơ trên tác giả cho chúng ta biết ông còn một bà mẹ già hai
người chị và một người em. Và tác giả là người con trai duy
nhất trong gia đình. Người ra đi có vẻ hăng hái lắm, thế nhưng
sự thật ông ta rất buồn, buồn từ chiều hôm trước, buồn cả sáng
nay. Ông buồn với chị, mà hai chị khóc cũng đã nhiều rồi,
nhưng không muốn vì tình gia đình mà làm cản trở chí nam nhi,
cho nên các chị đã gạt dòng lệ còn sót lại để tiển đưa em,
khuyên em hãy can đảm lên đường:
-
-
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
-
Sau khi ông đi rồi trong gia cảnh giờ đây chỉ còn
lại bốn người phụ nữ, một già ba trẻ yếu đuối giống như sen
cuối mùa, Ít oi thưa thớt:
-
-
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
-
Một chị, hai chị cùng như sen
-
Lúc
ấy đã cuối mùa hạ nhưng chưa vào Thu. Mùa Hạ cây vẫn còn tươi,
lá vẫn còn xanh là thời điểm nhà thơ phải lên đường theo tiếng
gọi của non sông. Tâm lý lúc nầy như có mâu thuẫn, nửa thì
hăng hái lên đường, nửa lại nuối tiếc một thẫn thờ. Giữa hai
sự lựa chọn, ở lại thì thấy thiếu bổn phận với núi sông, mà ra
đi thì phải chấp nhận sự chia ly. Nhưng cuối cùng cũng phải ra
đi để làm tròn bổn phận của người trai thời loạn:
-
-
Người đi? Ừ nhĩ người đi thực
-
Mẹ
thà coi như chiếc lá bay
-
Chị
thà coi như là hạt bụi
-
Em
thà coi như hơi rượu say.
-
Qua
bài thơ Tống Biệt Hành, chúng ta thấy toàn bộ nội dung của bài
thơ giống như cuộc đời của ông. Quả thật như vậy, ông ra đi
khi quê hương còn đang chìm ngập trong bom đạn khói lửa:
-
-
Chí lớn chưa về bàn tay không
-
Thì không bao giờ nói trở lại.
-
Ông đã một lần đi là một lần vĩnh biệt
-
B- Nguyễn Bính
-
Nguyễn Bính sanh năm Mậu Ngọ (1918) tại Thôn Thiện
Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam. Thân phụ là cụ
Nguyễn Ðạo Bình làm nghề dạy học. Thân Mẫu là cụ bà Bùi Thị
Miện con gái của một gia đình khá giả, có truyền thống yêu
nước. Cụ bà mất vì bị rắn độc cắn để lại ba người con trai:
-
1- Nguyễn Mạnh Phát tức là Trúc Ðường lúc đó 6
tuổi
-
2- Nguyễn Ngọc Thụ, lúc đó 3 tuổi.
-
3- Nguyễn Bính lúc đó chưa đầy một tuổi.
-
Mấy
năm sau vì cửa nhà đơn chiết nên cụ ông cưới bà Phạm Thị Duyên
là kế mẫu. Kế mẫu lại sanh thêm được bốn ngườỉ con: Hai trai,
hai gái. Có lẽ vì không tiện sinh sống với kế mẫu nên dì ruột
là bà cả Giần giàu có và cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm đón
cả ba anh em của Nguyễn Bính về nuôi cho ăn học. Ông Khiêm dạy
chữ hán cho ba anh em, Nguyễn Bính học có vẻ xuất sắc hơn hai
anh. Lúc Trúc Ðường vào Tiểu Học, thì Nguyễn Bính học Sơ Học.
Khi Trúc Ðường vào Trung Học, thì Nguyễn Bính vào Tiểu Học.
Nguyễn Bính biết làm thơ từ thuở nhỏ vì thế mà được cậu cưng
chiều. Năm 1932-1933 sau khi tốt nghiệp bằng thành chung thì
Trúc Ðường vào dạy học ở một trường tư thục tại Hà Ðông. Vì
phải thay thế mẹ chăm sóc các em nên Trúc Ðường cũng dẫn
Nguyễn Bính đi theo và dạy thêm Pháp Văn. Trúc Ðường lúc dạy
học ông cũng bắt đầu làm thơ viết văn, và đã truyền đạt vốn
luyến đó cho Nguyễn Bính. Có thể nói cuộc đời của Nguyễn Bính
gắn bó với Trúc Ðường cả văn chương và đời sống. Trúc Ðường
hay đưa Nguyễn Bính giữ được mạch thơ dung dị giữa các vùng
Nam Ðịnh, Ninh Bình, Thái Bình, Phủ Lý, hoặc hay đi tới các
miền khác như Hà Ðông, Sơn Tây, Hoà Bình, Ðộng Hương Tích.
Những năm ấy đã có bài thơ Cô Hái Mơ xuất hiện trên văn đàn:
-
-
Thơ thẩn đường chiều một khách thơ
-
Say
nhìn ra rặng núi xanh lơ
-
Khi
trời lạnh lẽo, và trong trẻo
-
Thấp
thoáng rừng mơ cô hái mơ.
-
Hỡi
cô con gái hái mơ già
-
Cô
chửa về ư? đường thì xa
-
Mà
ánh chiều hôm dần một tắt
-
Hay
cô ở lại về cùng ta?
-
Nhà
ta ở dưới gốc cây dương
-
Cách
động hương sơn nữa dặm đường
-
Có
suối nước trong tuôn róc rách
-
Có
hoa bên suối ngát đưa hương.
-
Cô
hái mơ ơi
-
Chẳng trả lời nhau lấy một lời
-
Cứ
lặng rồi đi, rồi khuất bóng
-
Rừng
mơ hiu hắt lá mơ rơi...
-
(Nguyễn Bính - Cô Hái Mơ)
-
Hai
bài thơ dài: Lỡ Bước Sang Ngang và Mười Hai Bến Nước cũng được
sáng tác trong khi hai anh em đi chơi thuyền trên sông Nhuệ ở
Hà Ðông. Cuộc sống nhờ có Trúc Ðường chăm sóc và lo lắng mọi
thứ cho nên Nguyễn Bính không lo lắng gì cả, vì thế không biết
quý trọng đồng tiền. Xong tiểu học Nguyễn Bính lên Trung Học,
Trúc Ðường đành để cho ông theo nghiệp Thơ Văn. Ông thích đi
Hà Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, đi đến đâu cũng sáng
tác thơ tại đó. Những năm kế tiếp Nguyễn Bính làm ra tiền nên
ông đi càng nhiều, nhưng khi xài hết tiền thì lại về ở với
Trúc Ðường. Ðến năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số
lượng thơ khá nhiều, đề tài phong phú, trong những số thơ của
ông, Thơ tình là nhiều hơn hết. Cũng trong năm 1940 Ông xin
phép Trúc Ðường vào Huế để tìm đề tài sáng tác, Trúc Ðường tán
thành nhưng không có tiền, nên đã cho người em thân yêu máy
ảnh và đồng thời Trúc Ðường còn về quê bán thêm dãy thềm đá
xanh là vật báu duy nhất còn lại của gia đình, đưa tất cả số
tiền cho Nguyễn Bính và giao ước:
-
-
Anh sẽ viết xong Nhan sắc vào năm 1941. Vào Huế Bính gủi thơ
ra anh dọc trước, rồi đăng báo sau.
-
Ðúng
hẹn cuối năm 1941 đầu năm 1942, Trức Ðường nhận được nhiều bài
thơ của Nguyễn Bính trong đó có: Xuân Tha Hương, và Oan
Nghiệt, Trúc Ðường rất thích. Ðồng thời đầu năm 1942 cuốn Nhan
Sắc của Trúc Ðường cũng ra mắt bạn đọc.
-
Nguyễn Bính trở lại Hà Nội, về thăm quê rồi lại đi
làm thơ. Lần chia tay cuối cùng với Trúc Ðường vào năm 1943,
đến năm 1945 tin tức thưa dần. Năm 1946 mất liên lạc hẳn, cho
đến năm 1954 tập kết ra Hà Nội, Bính lại về ở với gia đình
Trúc Ðường.
-
Nguyễn Bính mất ngày 21 tháng 01 năm 1966 tức là
ngày 30 Tết năm Ất Tỵ. Phần mộ ông được an táng tại nghĩa
trang thành phố Nam Ðịnh như những người dân bình thường khác.
Ðến năm 1968, mộ ông lại được cải táng, và người ta đưa ông về
nghĩa trang Tam Ðiệp.
-
Tháng 01 năm 1986, nhà xuất bản Văn Học và Hội Văn
Học Nghệ Thuật Hà Nam Ninh hợp tác ấn hành Tuyển Tập Nguyễn
Bính với số lượng 40,500 cuốn. Tiếp theo đó là những tuyển thơ
khác theo chuyên đề thơ Nguyễn Bính cũng được ra mắt bạn đọc.
Cũng từ đó ngươi ta mới nhận ra rằng Nguyễn Bính quả thật là
một thi sĩ lớn. Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn mà để phần mộ
ông nằm xa tít ở núi Tam Ðiệp là không ổn, vì thế người ta mới
quyết định đưa ông về quê. Nhưng tại quê hương ông nhà cũ và
mảnh vườn cũ của ông bà thân sinh đã nhường cho gia đình bà
Nguyễn Thị Hường, là người con ông chú của Nguyễn Bính. Cuối
cùng người ta mới quyết định an táng hài cốt của ông tại khu
Mã Quan cạnh mộ ông nội. Ðây là một cồn đất nằm ở rìa làng,
phía bên phải thì sầm uất xóm làng, phía bên trái là cánh
đồng. Trước kia có nhiều mồ mả, nhưng người ta đã dời đi nơi
khác chỉ còn lại mồ của hai ông cháu nằm lặng lẽ bên khóm tre,
khóm chuối và ao rau muống.
-
Tuy nhiên vì bà con họ hàng làng xóm cứ cảm thấy
không yên lòng, nên cuối cùng cấp lãnh đạo xã, huyện, tỉnh mới
thương lượng và mua cho bà Nguyễn Thị Hường một mảnh đất khác
để ở, đưa mộ Nguyễn Bính về tại nơi ông cất tiếng khóc chào
đời. Bà Hường bằng lòng nên cuối năm Canh Ngọ(1990), mộ Nguyễn
Bính được chính thức đưa từ khu Mả Quan vào mảnh đất vốn là
nhà của bố mẹ mình. Mộ được xây ở giữa khu đất rộng bốn sào,
nằm chính giữa làng Thiện Vịnh, chung quanh rợp bóng tre, cây
ruối. Ngôi mộ đơn sơ hình chữ nhật, có đắp nổi hình ngọn bút
với dòng chữ: Phần Mộ Nhà Thơ Nguyễn Bính (1918-1966). Như vậy
kể từ khi hắt hơi thở cuối cùng cho đến nay trải qua bốn chặng
đường giang hồ thi sĩ mới có một nơi yên nghỉ cuối cùng.
-
C-
Mối Tình Thơ Của Hai Nhà Thơ Xóm Áo Bào gốc Liễu
-
Trên
văn đàn Việt Nam vào những năm 1937-1940 khi nói đến nhà thơ
Thâm Tâm thì nhiều người nghỉ ngay đến T. T. Kh. Vậy T. T. Kh
là ai? Trả lời cho nghi vấn nầy thì đã có nhiều giấy mực trả
lời nhiều cách khác nhau:
-
-
Nhiều người nói: T. T. Kh là người yêu của Thâm Tâm
-
- T.
T. Kh. chính là Thâm Tâm
-
- T.
T. Kh. Chính là Trần Thị Khánh
-
- T.
T. Kh. Là Thâm Tâm Khánh.
-
- T.
T. Kh. Là Tuấn Trình Khánh(Vì tên thật của Thâm Tâm là Nguyễn
Tuấn Trình)
-
Có
người còn nói T. T. Kh. chính là Trần Thị Khánh, người em gái
đồng tông của nhà thơ Tế Hanh ở Thanh Hóa ..v..v..
-
Cuộc
tìm kiếm, tranh luận sôi nổi nầy theo ông Mã Giang Lân nói:
-
-
Ông Thanh Châu chính là người khơi nguồn thiên tình hận nầy.
Năm 1937 Tuần Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng tập truyện ngắn của
ông Thanh Châu kể lại mối tình ngang trái giữa chàng nghệ sĩ
và thiếu nữ Mai Hạnh. Họ đã gặp nhau dưới hoa ti-gôn. Nàng sợ
bố mẹ khổ tâm, sợ tai tiếng ở đời .... nên không dám bỏ nhà đi
theo người yêu. Nàng phải sống gượng ép với một người chồng.
Ít ngày sau tòa soạn báo nhận được hai bài thơ Bài Thơ Thứ
Nhất, và Hai Sắc Hoa Ti Gôn của một người ký tên là T. T. Kh.
Khi hai bài thơ đó được đăng tải, thì lúc đó đã có nhiều người
nhận T. T. Kh là người yêu của mình trong đó có: Nguyễn Bính,
J. Leiba, và Thâm Tâm.
-
a-
Nguyễn Bính thì cho đăng bài thơ: Dòng Dư Lệ
-
-
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
-
Nhỏ
xuống thành thơ khóc chút duyên
-
Và
bài thơ Cô gái Vườn Thanh.
-
b-
J. Leiba tức là Lê Văn Bái thì cho đăng bài thơ Hai Sắc Hoa ti
Gôn trên báo Ngọ và phía dười có cảm đề mấy cây như sau:
-
-
Anh chép bài thơ tự trái tim
-
Của
người thiếu phụ lỡ làng duyên
-
Lời
thơ tuyệt vọng ca đau khổ
-
Yên
ủi anh và để tặng em.
-
c-
Thâm Tâm đã làm bài thơ Các anh:
-
-
Các anh hãy uống thật say
-
Cho
tôi những cốc rượu đầy rồi im
-
Giờ
hình như quá nửa đêm
-
Lòng
đau đau lại cái tin cuối mùa
-
Hơi
đàn buồn như trời mưa
-
Các
anh tắt nốt âm thừa đi thôi
-
Giờ
hình như ở ngoài trời
-
Tiếng xe đã nghiến đường rời rã đi
-
Tâm
tình anh nhạt đâu nghe
-
Tiếng mùa lá chết đã xê dịch nhiều
-
Giờ
hình như gió thổi nhiều
-
Những lại hoa máu đã gieo nốt đời
-
Bao
nhiêu nghệ sĩ nổi trôi
-
Sá
chi cái đẹp dưới đời mong manh
-
Sá
chi những chuyện tâm tình
-
Lòng
đau như chứa trong bình rượu say.
-
Cả
ba đồng vọng đáp lại tiếng lòng của Thiếu Nữ, và cũng là giãi
bày tâm trạng đớn đau của mình. Cũng từ đó cho đến ngày nay
trên văn thơ đàn đã tạo nên một cuộc dư luận vô cùng sôi nổi
cho đến ngày nay.
-
Nói
về T. T. Kh là ai? Cho đến bây giờ chưa có một ai biết được
chính xác là có thật hay chỉ là một nhà thơ nào đó lấy tên như
vậy, và là nam hay nữ? Bí mật vẫn còn trong vòng chưa được bậc
mí. Luận giải về sự kiện nầy có những minh định như sau:
-
1-
Theo ông Bùi Viết Tân nói:
-
-
Cuối năm 1949, trong một chuyến đi dài ngày từ liên khu III
lên Việt Bắc, tôi có dịp đồng hành với thi sĩ Thâm Tâm, tức là
Nguyễn Tuấn Trình. Từ vùng hậu địch vượt đường số 5, theo
những người buôn muối để lên Việt Bắc, chúng tôi là những
người lữ hành ngày nghỉ đêm đi. Trong những lúc nghỉ ngơi tại
những căn cứ du kích nằm giữa vùng Tề, anh Thâm Tâm thường tâm
sự với tôi những chuyện tâm tình liên quan đến thơ văn. Chẳng
hạn như nhân vật gây nguồn cảm hứng để cho anh sáng tác bài
Tống Biệt Hành là một người tên là Phạm Quang Hòa, trước năm
1945 thoát ly gia đình ra đi lên chiến khu làm cách mạng. Bài
thơ chỉ là một tác phẩm của sự ngẩu hứng, nhưng cái ngẩu hứng
nầy là tích lũy cuả bao nhiêu ngày tháng dồn nén của một nhà
thơ muốn ra đi, muốn làm một cái gì, do đó khi thấy bạn ra đi
đã trút cả nỗi lòng vào bài hành mang tên Tống Biệt.
-
Tôi
hỏi anh Thâm Tâm, nhân vật Phạm Quang Hòa ở đâu, còn sống
không? Anh Thâm Tâm cho biết Phạm Quang Hòa ra đi và đã trở
về, và đang tiếp tục cuộc sống của một người trai thời loạn.
-
Nhân
câu chyện vui, tôi hỏi anh Thâm Tâm về chuyện những bài thơ ký
tên T. T. Kh.
-
-
Theo ý ông thì những bài thơ này của ai?
-
- Người ta nói của người tình Thâm Tâm. Phải vậy
không anh?
-
- Ông có đọc bài thơ ký tên Thâm Tâm đăng trên
Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 307, ra ngày 4 tháng 5 năm 1940 chứ?
-
- Ðã có đọc, có phải bài Các Anh không nhỉ?
-
- Ðúng thế, tất cả đều liên quan đến chuyện tình,
nhưng thật ra thì những bài thơ ký tên T. T. Kh. là do mình
sáng tác ra thôi.
-
- Như vậy là Nguyễn Bính cũng bị xiếc vào trong
câu chuyện nầy?
-
- Chuyện nầy chỉ có mình và Trần Huyền Trân biết
thôi. Nguyễn Bính là một nhà thơ tài hoa nhưng ngây thơ lắm.
-
- Câu chuyện nầy có liên quan gì tới đất Thanh Hóa
không anh?
-
- Ðịa danh Vườn Thanh trong thơ là nó tới đất
Thanh Miện ở Hải Dương, quê hương của trái vải. Nhưng Nguyễn
Bính lại tưởng lầm là Thanh Hóa ... Do đó mới có chuyện vui
vẻ.
-
- Tại sao anh sáng tác những bài thơ ký tên T. T.
Kh hay như vậy mà lại không làm loại thơ nầy nữa.
-
- Vào những năm cuối thập niên ba muơi bắt đầu
thập niên bốn mươi, bọn mình sống cuộc đời như dỡn với ngày
tháng. Nhưng sau đó thì bọn mình đã tìm ra lối thoát cho cuộc
đời và muốn làm cho cuộc đời đổi mới. Chính bài Các Anh rồi
sau đó Tống Biệt Hành là chứng tích của sự thay đổi nầy.
-
Nói dứt lời Thâm Tâm khẻ ngâm cho tôi nghe bài Các
Anh:
-
- Các anh hãy uống thật say
-
Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im
-
............................................................
-
Ngâm dứt bài thơ Thâm Tâm quay ra hỏi tôi:
-
- Ông thấy bài thơ nầy thế nào?
-
- Khác hẳn hơi thơ trong Tống Biệt Hành và những
bài khác anh đã đăng báo.
-
- Người làm thơ có quyền được làm nhiều loại thơ
khác nhau chứ. Bài nầy mình cũng đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ
Bảy từ tháng năm 1940.
-
- Những bài thơ anh làm ký tên T. T. Kh. có liên
quan gì đến nhân vật tên Khánh không?
-
- Xin ông cho mình miễn trả lời câu hỏi nầy. Mình
đã có gia đình và nhân vật trong thơ cũng vậy. Xin lỗi nhé.
-
2- Theo ông Hoài Anh khẳng định:
-
- Các bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn, Bài Thơ Thứ
Nhất, Ðan áo cho chồng, bài Thơ Cuối Cùng tất cả đều do chính
Thâm Tâm sáng tác ký tên là T. T. Kh. Còn bài Các Anh thì đúng
là do Thâm Tâm.
-
3- Theo ông Thanh Châu thì trình bày:
-
- Hôm nay, nhân tìm lại những tư liệu còn giữ
được, tôi muốn kết thúc cái chuyện cũ càng mờ mịt nầy bằng
cách công bố thêm một điều lạ, là thủ phạm của sự “nhiễu” nầy
khiến thiên hạ càng phỏng đoán, đoán mò, chỉ tại hai người:
-
a- Nguyễn Bính đã đăng một bài thơ đề tặng T. T.
Kh. bài Cô gái Vườn Thanh in năm 1940. Ðọc lại bài thơ nầy,
người ta thấy Nguyễn Bính có đến Vườn Thanh, trọ nhà một ông
già, ông nầy kể cho nghe chuyện một thiếu phụ cũng đêm đêm bên
cạnh chồng già-bên cạnh bóng người xa hiện về.... Rồi Nguyễn
Bính tự hỏi:
-
- Bao nhiêu oan khổ vì tình
-
Cớ sao giống hệt chuyện mình gặp xưa?
-
Phải chăng mình có nên ngờ
-
Rằng người năm ngoái bây giờ là đây?
-
Khi Nguyễn Bính ra thơ đề tặng T. T. Kh. Bởi vậy,
có người đã khẳng định: Ông Bính là người yêu của T. T. Kh.
Nên là thơ tế nhị nói chuyện nọ ra chuyện kia.
-
b- Người thứ hai chính là Thâm Tâm khi có bài thơ
Màu Máu Ti Gôn gửi T. T. Kh. Tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Ti
Gôn:
-
- Người ta trả lại cánh hoa tàn
-
Thôi thế duyên tình cũng dở dang
-
Màu máu ti-gôn đà biến sắc
-
Tim người yêu cũ phủ màu tang.
-
..........................................................
-
Thôi em hãy giữ cành hoa úa
-
Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời.
-
Sau khi luận giải thì ông Thanh Châu đã đưa tới
kết luận:
-
- Một người nghiêm túc như Thâm Tâm mà anh em văn
nghệ thời trước từng quen biết, có thể có cử chỉ và lời thơ dễ
dãi, vô ý thức như vậy không? Ðó là điểm đáng ngờ.
-
Như trên chúng ta thấy ít ra cũng đã có đến hai
người minh xác T. T. Kh. đích thực là Thâm Tâm, nhưng cũng
theo ông Thanh Châu thì T. T. Kh. là T. T. Kh chứ không thể là
Thâm Tâm được, như ông nói:
-
- Hồi làm báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy ở Hà Nội, vì gia
đình tôi ở thị xã Thanh Hóa, nên thời thường vẫn đi về, cũng
như Nguyễn Tuân và Hồ Dzếnh có gia đình ở thị xã nầy.
-
Một hôm, tôi không có ở nhà, thấy mẹ tôi bảo có
một người con gái đến chơi, không chịu nói tên, chỉ để lại một
bó hoa ti-gôn rồi cáo lui. Từ đó không lần nào trở lại. Ai
nhỉ? Tuổi tôi lúc đó cũng có dăm ba bạn gái, nhưng thời gian
nầy, báo đã đăng mấy bài của T. T. Kh rồi, vậy đó là người đã
đọc truyện “Hoa Ti-gôn” của tôi, hay đã yêu thơ của T. T. Kh.
mà tìm đến?
-
Ông Thanh Châu còn nói thêm:
-
- Riêng tôi khi đọc lại thơ của T. T. Kh. Tôi ngạc
nhiên thấy phong cách thơ của bà nầy khác xa thơ của ba ông
bạn Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân cùng thời. Thơ của
T. T. Kh. không có những chữ:
-
- Ly
khách, cửa ải xa, xóm thanh bình, trường thành, quan san,
trường đình, thét roi, cô phụ, đoạn trường... giống như Thâm
Tâm.
-
-
Rau tần, ngõ trúc, tương tư, giang hồ, nhân thế, biển dâu,
khóm trúc, phong ba, hoa đèn, giọt dòng, lưu biệt, thiên thu,
tịch liêu ... giống như Trần Huyền Trân.
-
-
Vương tơ, lão bộc, vật đổi sao rời, quay tơ, guồng tơ, hận
tình, buồng the... giống như Nguyễn Bính.
-
Thơ
của T. T. Kh. Kể chuyện mình một cách giản dị, không sáo ngữ,
lúc thì thanh minh:
-
- Ba
năm ví biết anh còn nhớ
-
Em
đã câm lời có nói đâu.
-
Có
lúc lại trách:
-
-
Trách ai mang cánh ti-gôn ấy
-
Mà
viết tình em được ích gì!
-
Rồi có lúc lại than:
-
- Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
-
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
-
Có lúc lại hối tiếc:
-
- Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
-
Trời ơi người ấy có buồn không?
-
Thơ của T. T. Kh. không tìm chữ lạ, không làm dáng
nên dễ đi vào lòng người, nhất là lòng bạn gái cùng cảnh ngộ,
luyến tiếc thời thơ ngây của con gái, lắng nghe tiếng lá thu
rơi mặt hè, tưởng tượng những bước chân người yêu trở lại,
càng lo sợ. Tả cái giận, nói được nỗi lòng yếu đuối của mình
đối với người yêu mà mình không rứt được ...
-
Kết Luận:
-
Nhìn
vào bối cảnh xã hội của những năm cuối thập niên 30, bắt đầu
thập niên 40 quê hương ta chìm trong máu lữa chiến tranh, mọi
thân phận con người sống ngày nay mà không biết ngày mai. Hoàn
cảnh gia đình vô cùng phức tạp, chồng xa vợ, cha khóc con, vợ
lìa chồng ... giống như Thâm Tâm đã từng nói:
-
-
Bọn mình sống cuộc đời như dỡn với tháng ngày.
-
Quả
thật là như vậy, cuộc sống, và hạnh phúc gia đình của mỗi
nguời dân trong lúc đó thật là mong manh, vì thế, có nhiều
khối óc, con tim muốn làm một cái gì đó cho nhân loại cũng khó
mà thực hiện. Ngay cả quyền yêu thương cũng bị hạn chế đến mức
độ tối đa, để rồi biết bao nhiêu cậu thanh niên, cô thiếu nữ
phải xa nhau trong đắng cay chua chát, dang dở. Thực tế luôn
luôn lúc nào cũng cay đắng, chua chát, phủ phàng, cho nên con
người chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong tưởng tượng, trong
lý tưởng. Thơ văn là môi trường có thể thực hiện dễ dàng trong
lãnh vực tượng tượng một cuộc sống, hoặc một chuyện tình lý
tưởng, vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi câu chuyện tình
lịch sử nầy xuất hiện trên văn thơ đàn Việt Nam và vẫn tồn tại
trong lòng người trong mấy mươi năm qua.
-
Như trên chúng ta thấy, khi nói về T. T. Kh là ai,
thì đã có những tranh luận sôi nổi trước đây, theo các khuynh
hướng:
-
- T.
T. Kh chính là Thâm Tâm
-
- T.
T. Kh chính là Trần Thị Khánh
-
- T.
T. Kh là người tình của Thâm Tâm và Nguyễn Bính
-
Và
gần đây thì có đề cập đến:
-
- T.
T. Kh chính là bà Vân Nương - Trần Thị Vân Chung ..v..v..
-
Nhất
là sau khi cuốn sách T. T. Kh. Nàng là ai, của Thế Nhật ra
đời, theo ông Hoài Việt thì tính cho đến nay có tới 68 bài
báo phản ứng về câu chuyện tình lịch sử nầy. Vì thấy tốn nhiều
giấy mực mà sự thực vẫn không đi đến đâu nên ông Thanh Châu
cũng có lần đã đề nghị:
-
- T.
T. Kh là ai? Có lẽ ta cũng chẳng cần biết rõ đó là ai? Một
người phụ nữ vào thời đó đã làm thơ, đã theo kịp trào lưu thơ
mới, là điều đáng trọng. Tôi không tin rằng ai đó đã tìm được
bà.
-
Và
các ông Lương Trúc, Mã Giang Lân, Hoài Việt ... cũng đồng một
quan điểm:
-
- Ta
hãy nên để cho cái tên T. T. Kh. được yên trong lòng bạn đọc
xưa nay vốn hâm mộ người thơ.
-
Theo
chúng tôi nghĩ: Về việc T. T. Kh. là ai? Có thật hay không
thật. Có đúng là người tình của cố thi sĩ Thâm Tâm và Nguyễn
Bính hay không? Nó không phải là vấn đề bàn thảo ở đây. Lý do
mà chúng tôi góp nhặc những dữ kiện nầy sắp xếp chung lại cho
bạn đọc, đọc cho vui vì thấy rằng:
-
- Sự
kiện đã từng được các bậc tiền bối bàn thảo nhiều trong mấy
mươi năm qua, nếu đây là một chuyện tình bí ẩn có thực trong
cuộc sống thì đó là lẽ thường. Còn nếu không có thực thì chúng
ta hãy cứ coi đây là Mối Tình Thơ Của Hai Nhà Thơ Xóm Áo Bào
Gốc Liễu.
-
-
Tài Liệu Tham Khảo
-
- Nguyễn Bính Thơ &
Ðời
-
- Thi Ca Việt
Nam
Hiện Ðại
-
- Thâm Tâm & T. T.
Kh.
-
- Hồng Bay Mấy Lá
-
- Những Bài Thơ Hay
Nhất
|