Từ Đá Trời Đến Con người
Nguyễn Mộng Khôi
--o0o--
 
Sự sống ban đầu của Ðịa cầu đã xuất hiện như thế nào vẫn còn là một bí ẩn! Một số nhà khoa học tính toán rằng, với điều kiện lúc sơ khai, khả năng xuất một PROTEIN(đạm chất) là một phần hai tỷ(1/2.000.000.000)nghĩa là coi như không có gì(zero). Thế nhưng các TẾ BÀO đã có mặt càng lúc càng nhiều và phức tạp dần. NHÂN QUẢ ở đây phải giải thích làm sao? Từ một chỗ không có gì (Zero). Thế nhưng bỗng nhiên có SINH VẬT XUẤT HIỆN rồi sau đó ÐỘNG VẬT CHÍNH THỨC RA ÐỜI, có TÂM THỨC có tạo NGHiỆP NHÂN để thọ QỦA BÁO. Ai đã tạo ra động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ? Trong sự đấu tranh sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (THIỆN), khi thì xâu xé lẫn nhau(ÁC) để tạo thành vô số nghiệp thiện ác lẫn lộn. Những NGHIỆP này thúc đẩy động vật đó chìm đắm trong LUÂN HỒI mãi mãi, ngụp lặn trong LỤC ÐẠO triền miên! Phải chăng NGUYÊN NHÂN BAN ÐẦU là một ÐẤNG TẠO HÓA, đầy đủ quyền năng làm ra tất cả? Một số TÔN GIÁO đã có đức tin như vậy! Ðưa ra một vị có quyền phép để giải quyết vấn đề nguyên lai của con người. Thực ra, cũng giản dị và dễ dàng lắm. Nhưng đó không phải là một lối giải đáp hợp lý, vì khi công nhận rằng đấng Tạo Hóa đã sinh ra muôn vật, thì nguyên do nào đã tạo ra đấng Tạo Hóa? Và đấng Tạo Hóa phát sinh ra làm sao? Những người không có đức tin loại này thì không bao giờ có thể thỏa mãn về lối giải thích quá dễ dàng như vậy. Vì thế, cả KHOA HỌC và PHẬT GiÁO đều phủ nhận vào một NGUYÊN NHÂN BAN ÐẦU. Hơn 25 thế kỷ trước, đức Phật Thích Ca giảng rằng:
- Không có sự vật nào trong vũ trụ có tự tánh riêng biệt( danh từ nhà Phật là VÔ NGÃ). VÔ NGÃ là không có sự tồn tại độc lập. CÁI NÀY phải nương nhiều CÁI KHÁC mà có.
Tỷ dụ như Chiếc lá có mặt phải có sự hiện diện của: đất, nước, hơi nóng, hạt mầm, thân cây, đám mây, mặt trời, thời gian, không gian.. đều là những nhân duyên giúp cho chiếc lá này có mặt. Vậy muốn có một PROTEIN hay một TẾ BÀO ÐƠN ÐỘC(single cell) lúc nguyên thủy, thì phải có sự hiện diện những CÁI KHÁC. Vậy CÁI KHÁC là cái gì? Chúng từ đâu tới? Chúng còn tiếp tục tới nữa hay không? Nếu đem phân tích thì chúng có đủ NGUYÊN TỐ cần thiết cho quá trình hoá học của đời sống ban đầu không? Bao nhiêu câu hỏi này từ lâu đã làm nhức đầu các nhà Sinh Ðộng Vật và Sinh Thực Vật (Biologists). Nhưng thời gian gần đây, phần lớn các khoa học gia đều đồng ý rằng chính các đá trời là THIÊN THẠCH (asteoisds ), VẨN THẠCH(Steoirites) hay VI TI VẨN THẠCH(còn gọi là BỤI VẨN THẠCH(Cosmiv dusts) trong Vũ Trụ rớt xuống Trái đất và mang theo những nguyên tố cần thiết của sự sống lúc ban đầu.
Sau khi có sự sống rồi, những đá trời này vẫn tiếp tục xâm nhập Trái đất. Những thiên thạch cở lớn đã nhiều lần phóng vào Ðịa cầu để gây ra những hiểm họa khủng khiếp; những vết sẹo mà chúng để lại trên mặt đất hãy còn đó; và trong tương lai chúng vẫn là những mối lo của nhân loại. Các khoa học gia cho biết, một đại họa có thể đến với chúng ta khoảng chừng ba thập niên tới! Vì vậy, ta phải hiểu rõ lai lịch của thiên thạch hầu tìm ra phương pháp để tránh.
.... Cách đây 65 triệu năm, một thiên thạch có đường kính 6 dặm đã lao xuống vùng bán đảo Yucatán(Mể tây Cơ ). Cuộc va chạm này đã gây nên những trận mưa acid, làm mất ánh sáng mặt trời, giết sạch sinh thực vật, động vật ăn thịt sống, động vật ăn cây cỏ và đồng thời làm tuyệt chủng loài khủng long cuối cùng ( The astereoid strusck the earth caused the acid rain and ehe lack of sunlight would have killed off plant life and the animal in the food chain that were dependent on plants for survival. This is about the same time as the disapperance of the last of the dinosaurs)
Gần đây nhất, ngày 30-6-1908, một thiên thạch nhỏ hơn, kích thước cỡ 100 mét đã phóng xuống vùng Tunguska (miền Siberia nước Nga). Một diện tích 2500 km2 đã bị hủy diệt. Ðất bị nung lên đến nhiệt độ rất cao. Một hố sâu được hình thành ngay trên mặt đất. Sức phá hoại của nó ước tính tương đương với một quả bom khinh khí 15 megatons. May thay vùng này không người ở! Tại sao một thiên thạch có kích thước 100 mét lại có tác hại lớn lao như vậy?Các khoa học gia giải thích: với tốc độ 20km/một giây ( gấp hai lần tốc độ của đạn) nên khi nó chạm mặt đất thì ở chỗ điểm đụng nóng tới 100.000 độ C và những mảnh của thiên thể này có khoảng sát hại là 10,000mét chung quanh)
Trong tương lai có một thiên thạch mang tên 1997XF11 sẽ viếng Trái đất. Nó có đường kính hơn một cây số, do khoa học gia James Scotti thuộc trường Ðại học Arizona (Mỹ) tìm thấy ngày 6-12-1997. Cùng ngày, một thiên văn đài ở Nhựt Bản cũng phát giác ra thiên thạch này. Họ đã tính được quĩ đạo là cứ 21 tháng thì nó sẽ bay gần Ðịa cầu một lần; và lần chót sẽ đụng vào Quả đất ngày 26 tháng 10 năm 2028. Nếu thiên thạch 1997XF11 lao vào Trái đất thật, thì tai họa sẽ vô cùng khủng khiếp. Cứ giả sử rằng cuộc va chạm này xảy ra ở một vùng không có dân cư như gần Bắc Cực hoặc Nam Cực hay giữa Ðại Tây Dương hay Thái Bình Dương... thì hậu quả cũng không sao kể xiết: sẽ có những đợt sóng thần ghê gớm, băng đá sẽ tan ra từ các cực, nước biển đâng cao vài mét, nhiều vùng rộng lớn của Trái đất sẽ ngập chìm dưới nước, liên lạc viễn thông bị mất hẳn, những vùng gần nơi va chạm: nhà cửa, đường sá, cầu cống sẽ hoàn toàn sụp đổ. Ta còn nhớ, vài năm trước một sao chổi có nhân cỡ vài kilômét đã đụng vào Thổ Tịnh(Saturn). Từ Trái đất, các nhà Thiên văn quan sát thấy những cột khói, bụi bốc cao nhiều cây số. Toàn bộ tần khí quyển và điện ly bị rối loạn. Một cảnh tượng thật kinh hoàng đã diễn ra trên mặt ngôi sao này. Gần ba năm trôi qua rồi mà cho đến nay khí quyển và tầng điện ly của nó vẫn chưa trở lại bình thường bởi bụi và khói còn lơ lửng.
Nếu có va chạm với thiên thể 1997XF11 thì bầu khí quyển của chúng ta sẽ bị khói và bụi bốc lên, có thể ánh sáng mặt trời sẽ giảm đi, khí hậu sẽ thay đổi rất nhiều theo chiều hướng xấu. Môi trường sẽ đổi thay và cuộc sống của nhân loại sẽ tồi tệ hơn. Còn nếu xẩy ra ở ngay trên các châu lục, ở những vùng dân cư đông đúc thì chắc chắn một phần nhân loại bị hủy diệt. Ðây sẽ là đại họa khủng khiếp nhất từ khi con người trở nên văn minh và ghi nhận được lịch sử của mình.
Sự tìm thấy thiên thạch này của Scotti đã làm nhiều khoa học gia lừng danh trên thế giới phải lưu tâm theo dõi. Họ đo đạc và tính toán lại quĩ đạo của nó. Sau hơn một năm nghiên cứu họ công bố rằng, tháng 10 năm 2028 thiên thạch này có thể sẽ ở một vị trí gần trái đất nhất, chừng nữa triệu dậm ( đó là khoảng cách nguy hiểm! trong khi mặt trời cách quả đất 93 triệu dậm ). Ðể cho nhân loại được yên tâm, đến tháng 6 năm 2000 sẽ có nhiều cuộc hội thảo cấp cao giữa các cường quốc để bàn về vấn đề này. Nếu thiên thạch 1997XF11 cứ tiếp tục lao thẳng vào Ðịa cầu thì sẽ có những dự liệu như dùng hỏa tiển để đưa những quả bom khinh khí khổng lồ đến thiên thạch này rồi cho nổ hoặc dùng nhiều hỏa tiển mang thuốc nổ gắn chặt vào thiên thạch rồi cho phát nổ cùng một lúc như phá hủy một cao ốc(building) cũ. Sức nổ sẽ làm nó vỡ từng mảng rồi bay lệch đi khỏi quĩ đạo ban đầu và sẽ không dội vào trái đất nữa. Hoặc có rơi vào trái đất thì cũng là những mảnh nhỏ, nguy hiểm sẽ ít hơn. Có một phương pháp nữa là gắn vào thiên thạch một hoả tiển cực mạnh rồi lái nó vào một quĩ đạo khác.. ..
Nếu thiên thạch gây tai họa cho Ðịa cầu thì loại vi ti vẩn thạch hay bụi vẩn thạch có  kích thước từ 0,0025 tới 0,5 ly không gây nguy hiểm cho chúng ta mà chúng vẫn có đủ các nguyên tố như carbon, hydrogen, oxygen, calcium, titane, azote, phosphorus v..v..như các thiên thạch lớn( astoroid và meteorite). Chúng liên tục tới Ðịa cầu từ lúc thành hình đến giờ. Ở thời điểm có sự BÙNG NỔ LỚN (BIG BANG), Ðịa cầu vô cùng nóng nên các nguyên tố chỉ có thể xuất hiện và tồn tại ở nhiệt độ dưới 2000 độ C. Vì vậy thuở ban sơ của Trái đất không thể có điều kiện để xuất hiện một protein cho sự sống ban đầu. Rồi nhiệt độ tiếp tục giảm dần, nên những nguyên tố bắt đầu làm một tiến trình hóa học cho đời sống. Tiến trình này kéo dài khoảng 4 tỷ năm. Vì sự xuất hiện của LOÀI NGƯỜI nằm trong quá trình TIẾN HOÁ và TRỞ THÀNH liên tục kéo dài, nên không biết điểm bắt đầu của loài người.
Cấu tử căn bản của mọi sinh vật từ vi khuẩn đến con người là một đại phân tử DNA (viết tắc chữ Dioxyribo Nucleic Acid) hợp bởi bốn nguyên tố: C. H. O. P.
- Carbon(C)
            - Hydrogen(H)
            - Oxygen(O)
            - Phosphorus(P)
Bốn nguyên tố này đều có mặt trong đá trời. Vậy đá trời từ đâu tới trái đất này? Các nhà Thiên văn (astronomers) bảo:
- Ðá trời từ đuôi sao chổi(comet) khi quét qua Ðịa cầu. Trong quá khứ, chúng đã quét nhiều lần và để lại một lượng vẩn thạch không ít. Từ thượng cổ đến nay, người ta ghi được 1659 sao chổi.
Nhưng số lượng đá trời đã và đang rơi xuống mặt đất phần lớn từ những Hành tinh(planetes), vì một lý do nào bị nổ tung, những mảnh vụn của chúng bay tản mác trong Vũ Trụ hay rớt xuống các Hành tinh khác trong đó có Quả đất. Sự tan vỡ của một Hành tinh cũng là một lẽ thường biến. Người hiểu Ðạo Phật đều biết rằng VẠN PHÁP đều phải trải qua bốn giai đoạn: SINH, TRỤ, DỊ, DIỆT nghĩa là mọi sự, mọi vật đều phải qua bốn thời kỳ là Sinh Trưởng, Thành Trụ, Biến Hoại, và Tiêu Diệt. Quả đất của chúng ta cũng vậy. Nó sẽ bị hủy diệt khoảng bốn tỷ năm nữa! Lúc đó nó sẽ là một ngôi sao chết hoặc sẽ nổ tung, sẽ có những mảnh vụn rớt xuống những hành tinh xa lắc. Nếu đá trời có mang những nguyên tố cho sự sống ban đầu từ những Hành tinh đó thì NGHIỆP CĂN của loài người cũng tiếp tục từ nơi đó. Vì vậy, cho dù con người đầu tiên xuất hiện trên Ðịa cầu thì đã mang theo cái NGHIỆP TIỀN KHIÊN của họ ở những THẾ GIỚI vừa bị nổ tung, nằm xa thẳm trong những giải Ngân hà của Vũ trụ bao la.
Một số khoa học gia đã thâu thập Vẩn thạch để nghiên cứu. Nhưng, người có công sưu tập có hệ thống và giải thích một cách thỏa đáng là giáo sư Michel Maurette thuộc TRUNG TÂM QUỐC GIA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC(Natioal Center for Scientific Research- NCSR) của Pháp ở Paris, ông đã góp nhặt được hơn một trăm ngàn hạt bụi Vẩn Thạch trong những khối băng của vùng cực.
Chúng ta hãy theo dõi sự hoạt động của Michel cùng hai viên phụ tá trong việc sưu tập này:
- Vào một ngày của tháng Giêng năm 1984, giáo sư Michel Maurette, bác sĩ Mathieu Gounelle, kỹ sư Gérard immel đã tới vùng băng giá Nam cực (Antaretica) rộng ngút ngàn để săn lùng những vi ti vẩn thạch. Sáng hôm ấy, như thường lệ, sau khi tới khu vực thăm dò được chọn lựa. Họ tắt động cơ chiếc xe trượt tuyết rồi bắt tay vào việc. Mathieu lấy cái ống phun nước nóng vào trong những cái ống hình xoắn như ruột gà của nồi hơi di động trên mặt băng để tạo ra một túi nước chừng ba mét khối, khi tan người ta sẽ thấy được những thứ mà khối nước đá chứa đựng. Họ thấy những vi ti vẩn thạch. Sau đó chỉ việc thu góp những hạt bụi nằm dưới đáy túi nước.
Nguyên tắc là như vậy, nhưng trong thực tế, vấn đề không đơn giản! Ðào một túi nước như thế là mất nửa ngày và đòi hỏi người làm phải nằm dài trên nước đá đóng băng, phải chống chọi với sự tê cóng trong việc sử dụng mũi khoan để thọc sâu những ống phun nước nóng để có một túi nước như Matieu đã làm. Tại sao lại chọn Nam cực có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu, Mathieu giải thích:
- Nam cực là một nơi rất đặc biệt để sưu tầm Vẩn Thạch vì số lượng Vẩn Thạch lấy được ở nơi đây bằng tất cả số lượng khắp thế giới gom lạị.. Những Vẩn Thạch mầu đen, dù rất nhỏ, cũng rất dễ nhận trên mặt tuyết trắng(Antaetica is a very special phace to collect meteorites have been recoved in Antaretica as in the rest of the world combined.. Dark meteorites, even small onees, are also easy to find on the ice)
Ðào xong túi nước vào lúc gần trưa, nghỉ một chút để ăn uống. Trước khi rời chỗ này, họ không quên cắm lá cờ làm dấu rồi mới lên xe trượt tuyết đi đến nơi khác để thâu lượm thêm vẩn thạch và thiên thạch... Vào khoảng 10 giờ đêm họ trở lại túi nước mà họ đã đào hồi sáng. Vì là mùa hè ở Nam cực nên mặt rời không lặn. Họ thấy rỏ ràng mấy chục điểm đen giống như trứng cá caviar trong túi nước. Mathieu reo lên:
- Chúng ta đã có thêm một số vi ti vẩn thạch(Cosmic dusts)!
Với sự khéo léo như người đi đãi vàng, ông nhận chìm máy hút rồi đổ vẩn thạch vào cái rây(Screen). Không có một hạt nào trong túi nước lọt qua khỏi mấy tầng rây. Nhưng họ chỉ thu luợm được một nhúm vi ti Vẩn Thạch, mặc dù mỗi ngày chúng rơi xuống trái đất hàng chục tấn. Ðó là chất liệu ngoài trái đất, quan trọng nhất đối với Hành tinh của chúng ta, quan trọng hơn cả Vẩn Thạch có kích thước quá bé nhỏ, nó di chuyển chậm chạp trong khí quyển nên khi rớt xuống Trái đất vẫn giữ được nguyên trạng.
Trong bản phúc trình về TRUNG TÂM NCSR giáo sư Michel Maurette viết:
- Từ hơn 4 tỷ năm nay, mỗi ngày có tới 50 tấn bụi vẩn thạch(Vi ti vẩn thạch) rớt xuống trái đất. Những BỤI VŨ TRỤ ấy đến từ những vùng rất xa xôi, cho đến nay chưa được khám phá, NẰM Ở NƠI TẬN CÙNG NGOÀI THÁI DƯƠNG HỆ. Dẫu tằng kích thước của chúng sê xích giữa vài phần ngàn milimét và một milimet, nhưng chúng chứa đựng tất cả những yếu tố cho phép ÐỜI SỐNG TRÊN HÀNH TINH CHÚNG TA XUẤT HIỆN, ÐỒNG THỜI CÒN CHỨNG TỎ RẰNG ÐỜI SỐNG TRÊN ÐỊA CẦU ÐÃ CÓ NGUỒN GỐC NGOÀI TRÁI ÐẤT.
Một phúc trình khác của Michel:
- Chúng tôi đã phát hiện ở bụi Vẩn Thạch sự hiện hữu của những  nguyên tử cần thiết cho quá trình hoá học của đời sống cách nay 4 tỷ năm, khi rơi xuống đáy các Ðại dương, những vi ti Vẩn Thạch ấy đã khơi mào, một phản ứng hoá học giữa những phân tử hữu cơ của chúng và nước trên trái đất, dẫn tới sự hình thành những nền tảng của tế bào sống, giai đoạn cần thiết cho sự xuất hiện đời sống trên Trái đất.
Cho đến bây giờ, sự giải thích của giáo sư Michel Maurette cùng ủy ban nghiên cứu của Ông trong Trung Tâm NCSR của Pháp về Vẩn Thạch và sự có mặt của đời sống trên địa cầu là hợp lý  nhất. Nhưng chúng ta không loại bỏ những trường hợp trong tương lai, có thể giải thích rõ ràng hơn, chi tiết hơn khi sự hiểu biết của con người càng ngày càng tiến bộ.
 
Sách tham khảo:
- Exploring the Solar System
- Meteoriites from Antarctica
- Ðời sống trên Ðịa cầu
- Vẩn thạch và sự có mặt của đời sống
- Bí mật Vũ trụ
-- o0o --