-
Ngày Xưa Còn Nhỏ
-
Ðồng Nguyệt
-
--o0o--
-
-
Chùa
Hưng Long là một ngôi Chùa lớn nằm trên đỉnh núi Thiên Sơn,
bên dưới chân núi là một thị trấn kỷ nghệ sầm uất. Vì là một
ngôi Chùa lớn và cũng là nơi tu học linh thiêng nên ngày cũng
như đêm luôn luôn có khách thập phương thường tới lui thăm
viếng, tu tập. Hôm nay cũng như mọi hôm, ngoài trời đêm trên
đỉnh núi Thiên Sơn, sương mù giăng giăng, mưa rơi tầm tả. Thầy
Giác Hải đang ngồi tỉnh tọa trước bàn Phật trong cốc phong vũ,
cách Phật Ðường không xa lắm. Thầy năm nay đã trên 60 tuổi,
dáng người khỏe mạnh, với cặp mắt tinh anh, đôi vành tai rộng,
trán cao, biểu hiện một con người thông minh, đỉnh đạt.
-
Sau
khi ngồi thiền và xả thiền xong, Thầy định đứng dậy, tự nhiên
trong tâm thức Thầy chợt nhớ lại một ngày cách đây thật xa
xưa. Khi đó Thầy còn là một chú tiểu, buổi tối ngủ còn đái
dầm, thế mà ngày nay đã trở thành một trong những vị trụ trì
trong các ngôi Chùa lớn do Hòa Thượng Bổn Sư giao phó. Thầy và
tất cả huynh đệ của thầy có được như ngày hôm nay cũng nhờ ân
đức của Hòa Thượng Bổn Sư đã hết lòng thương yêu dạy dỗ, và
săn sóc. Cộng với sư cô Giác Ðăng, Trúc Tấn lo lắng cơm nước
ngày ba bữa, các sư huynh lớn thay phiên nhau săn sóc, tạo
điều kiện rất tốt, rất thoải mái cho những chú tiểu nhỏ như
thầy yên tâm tu học để mai nầy trở thành những vị sứ giả khả
kính của Ðức Như Lai.
-
Còn
đang trên dòng suy tư, bổng thầy nghe tiếng chân chạy về hướng
tịnh thất của Thầy, và tiếp theo đó là tiếng gỏ cửa dồn dập.
Thầy đứng lên, tiến gần tới cửa trong tư thế thiền hành. Cái
chốt cửa vừa mở thì thình lình một bóng đen phóng vào trong,
mắt dòm dáo dát chung quanh một lượt rồi chạy mau tới cái tủ
đựng y áo của Thầy, bóng đen tự động mở cửa ra và núp mình vào
bên trong để trốn. Ðợi tiếng chân người rượt bắt xa dần. Thầy
mới đóng cửa phòng lại và tiến đến tủ áo, tay mở cửa, Thầy nói
với người khách lạ:
-
- Họ
đã chạy xa rồi. Xin mời đạo hữu ra dùng trà.
-
Ðang
ngồi co mình trong góc tủ áo, nghe tiếng Thầy nói, người khách
ngẩn đầu lên với dáng dấp sợ hải, nhưng rồi người khách vẫn
đứng lên và bước ra ngoài. Thầy Giác Hải rót một ly trà nóng
đưa đến trước mặt người khách mời uống:
-
-
Mời đạo hửu dùng một ly trà nóng.
-
Không nói lời nào, người khách bưng ly trà uống cạn. Thầy điềm
đạm rót trà thêm vào ly người khách, và hỏi:
-
-
Ðạo hửu có đói bụng không? Hay là mời ông dùng bửa cơm chay
đạm bạc với nhà chùa nhá.
-
-
Dạ.
-
Tới
lúc này, người khách mới trả lời bằng một tiếng dạ thật nhỏ.
Khi cho người dọn cơm ra, chỉ trong một thời gian ngắn, mâm
cơm canh rau đậu đạm bạc của nhà chùa đã được người khách ăn
sạch. Sau khi ăn uống no nê người khách mới đứng lên chắp tay
búp sen đảnh lễ:
-
-
Bạch Thầy, Thầy không nhớ con sao? Con là Tâm bạn học chung
với Thầy lúc nhỏ tại trường TOPS đó!
-
Nghe
người khách lạ nói, Thầy Giác Hải mới nhìn kỷ, quả thật là Tâm
của mấy chục năm về trước. Có điều Tâm của mấy chục năm về
trước là đứa con trai một, trong gia đình giàu có, cha mẹ rất
cưng chìu, vì thế Tâm lúc đó có rất nhiều đồ chơi không thiếu
thứ gì, Thầy là một trong những người đã được Tâm cho mượn đồ
chơi. Có điều Tâm của ngày đó rất thông minh lanh lẹ, còn Tâm
bây giờ là một ông già tiều tụy, trên gương mặt đã hằn lên
những nét khổ đau của kiếp người. Ngồi trước mặt người bạn cũ
mà cuốn phim dĩ vãng từ từ chiếu lại:
-
Cùng
xuống tóc xuất gia ngày đó của năm xưa, tất cả là năm huynh
đệ, Hoà Thượng Bổn Sư chọn năm tên trong năm căn đó là: Tín,
Tấn, Niệm, Ðịnh, và Tuệ. Ngày xuất gia như đã dự định, đúng lý
ra là năm cô chú, nhưng tin giờ chót Sư Chú Trúc Niệm vì trở
ngại máy bay nên không qua được, thế là Sư Chú Trúc Niệm xuống
tóc sau. Mặc dầu Sư Chú Trúc Tuệ nhỏ tuổi nhất trong số năm
người, nhưng chú vẫn có một sư em là Trúc Niệm. Một thời gian
sau không lâu, Hoà Thượng Bổn Sư lại có thêm một số sư chú
khác xuất gia, trong số đó có hai sư chú trẻ tuổi nữa đó là sư
chú Trúc Khai và Trúc Pháp. Sư Chú Trúc Khai chín tuổi, Sư Chú
Trúc Pháp sáu tuổi. Như vậy Sư Chú Trúc Tuệ và Sư Chú Trúc
Pháp là hai trong nhiều sư chú nhỏ tuổi của Hòa Thượng Chùa
Hưng Long. Sư Chú Trúc Tuệ lúc đó vừa tròn bảy tuổi, lớn hơn
Sư Chú Trúc Pháp chín tháng. Tuy nhiên khi nói tới tuổi tác
thì Sư Chú Trúc Pháp không bao giờ chịu là mình sáu tuổi, vì
nếu chịu sáu tuổi, có nghĩa là chú phải nhỏ hơn Sư Chú Trúc
Tuệ, thế là nhiều lần các sư chú cứ cãi nhau về tuổi tác mà
không chịu đi ngủ.
-
Tuổi
thơ dại là như vậy, háo thắng, ham ăn, ham ngủ, ham chơi nhiều
hơn là ham học và tu tập tụng niệm. Hằng đêm hai chú thay
phiên nhau đái dầm ướt cả nệm giường. Có lần, tới giờ thức dậy
để chuẩn bị đi học, mà Sư Chú Trúc Tuệ vẫn còn nằm im phăng
phắc. Thầy Bổn Sư ghé vào phòng đứng bên cạnh giường réo gọi.
-
-
Chú Trúc Tuệ ơi đã tới giờ rồi, chú phải dậy để chuẩn bị đi
học.
-
Sư
Chú Trúc Tuệ cứ nằm lăn qua, lăn lại ư ứ không chịu dậy, đến
khi Thầy Bổn Sư rờ tay lên trán thì không thấy có dấu hiệu cảm
sốt. Thầy lại lắc vai kêu dậy đi học, lúc bấy giờ Sư Chú Trúc
Tuệ mới mở mắt ra và thưa:
-
-
Bạch Thầy con muốn bệnh, con không đi học được, Thầy cho con ở
nhà bửa nay.
-
Nghe
đứa đệ tử cưng nói, Thầy Bổn Sư mĩm cười và mắng yêu:
-
-
Con là con khỉ nhỏ, làm gì mà có chuyện bệnh với đau. Thôi dậy
đi học đi, đừng có làm bộ.
-
Sư
Chú Trúc Tuệ mở mắt to ra và năn nỉ:
-
-
Bạch Thầy con nói thiệt, con muốn bệnh thì ít, nhưng mà buồn
ngủ thì nhiều, thôi hôm nay Thầy tha cho con ở nhà một bửa,
rồi mai con sẽ đi học giỏi.
-
Nghe
đứa học trò cưng năn nỉ, Thầy Bổn Sư cũng thông cảm, tuổi trẻ
là vậy đó, trong bụng muốn cười và mắn yêu: Thằng nhỏ nầy xạo
quá, nhưng Thầy làm bộ nghiêm nghị hăm dọa:
-
- À,
thôi được hôm nay Thầy tha cho con ở nhà, nhưng ngày mai thì
con phải đi học, không được lười đó nhá!
-
Rồi
một lần khác, tới giờ thức dậy để chuẩn bị đi học, mà sao Sư
Chú Trúc Tuệ cũng vẫn còn nằm im phăng phắc. Thầy Bổn Sư lại
ghé vào phòng đứng bên cạnh giường réo gọi.
-
-
Chú Trúc Tuệ ơi đã tới giờ rồi, chú phải dậy để chuẩn bị đi
học.
-
Sư
Chú Trúc Tuệ cứ nằm lăn qua lăn lại, ẹo mình, quấn thêm mền
che tới gần mắt, không chịu dậy:
-
-
Bạch thầy, con không dậy được thầy ạ, con không thể nào dậy
được.
-
Thầy
Bổn Sư ngạc nhiên ôn tồn hỏi:
-
-
Sao vậy con. Tại sao con lại không dậy được?
-
Sư
Chú Trúc Tuệ hai tay nắm chặt cái mền. Sau một hồi chú mới
thưa:
-
-
Thầy ơi, con ướt rồi!
-
Nếu
là người ngoài, khi nghe Sư Chú Trúc Tuệ nói thì có lẽ sẽ ngạc
nhiên thắc mắc lắm: Cái gì mà ướt? Ướt gì mà không dậy được để
chuẩn bị đi học chứ. Nhưng Thầy Bổn Sư của Sư Chú Trúc Tuệ thì
rỏ vô cùng, nên Thầy hỏi:
-
-
Con lại đái dầm nữa hả?
-
Sư
Chú Trúc Tuệ bẻn lẻn
-
- Dạ
bạch thầy, Phải!
-
Thầy
Bổn Sư vừa cười vừa nói:
-
- Lỡ
đái dầm rồi thì cũng phải dậy đi tắm rửa sạch sẽ để đi học
chứ, đâu có được nằm hoài như vậy.
-
Sư
Chú Trúc Tuệ ra điều kiện.
-
-
Nhưng thầy không được nói với ai, thì con mới dậy.
-
Thầy
Bổn Sư mỉm cười gật đầu:
-
- Ừ,
dậy đi nhiều chuyện quá!
-
Nghe
tiếng ừ của Thầy Bổn Sư như là hợp đồng đã được ký. Sư Chú
Trúc Tuệ ngồi dậy, chạy vội vô phòng tắm.
-
Ðó
là Sư Chú Trúc Tuệ, còn Sư Chú Trúc Pháp cũng có những điểm
rất dễ thương. Có một lần Thầy Bổn Sư thấy nằm lăn trên sàn
nhà, hai mắt đỏ hoe. Thầy Bổn Sư thấy vậy hỏi:
-
-
Con làm gì mà nằm dài trên nền nhà vậy?
-
Nghe
Thầy Bổn Sư hỏi, Sư Chú Trúc Pháp liền khóc òa và nói:
-
-
Các sư huynh mới chọc ghẹo con kìa.
-
Thầy
Bổn Sư cười giảng hòa:
-
-
Thì các huynh đệ chọc giởn với nhau một chút cho vui, đâu có
gì mà con phải khóc, để Thầy ẳm con lên nghe?
-
Nghe
Thầy Bổn Sư nói ẳm mình lên, chú Trúc Pháp liền mỉm cười sung
sướng và gật đầu:
-
- Dạ
-
Thầy
Bổn Sư ẳm Sư Chú Trúc Pháp lên vừa mỉm cười và hỏi:
-
-
Trúc Pháp, sao con nặng quá vậy?
-
Nghe
Thầy Bổn Sư nói, Sư Chú Trúc Pháp cũng biết Thầy đang nói giởn
với mình, Sư Chú cũng cười và trả lời:
-
-
Bạch Thầy, tại con ăn nhiều.
-
Một
lần khác, Thầy Bổn Sư đi ngang qua phòng Sư Chú Trúc Pháp,
Thầy thấy Sư Chú Trúc Pháp nằm trên giường, trùm mền từ đầu
đến gót chân. Ngạc nhiên quá thầy vào và hỏi.
-
-
Con có khỏe không mà sao giờ này vẫn còn nằm trên giường.
-
Nghe
Thầy Bổn Sư hỏi, Sư Chú Trúc Pháp khóc oà lên, và giơ hai bàn
tay đã bị dán kín bằng băng keo cho thầy coi. Ngạc nhiên Thầy
Bổn Sư hỏi:
-
- Ai
lấy băng keo dán kín tay con vậy?
-
Nghe
Thầy Bổn Sư hỏi, Sư Chú Trúc Pháp càng khóc lớn hơn và thưa:
-
-
Bạch Thầy, Sư Huynh Trúc Lâm dán đó.
-
Thầy
Bổn Sư ngạc nhiên hỏi:
-
-
Tại sao Sư Huynh Trúc Lâm lại lấy băng keo dán kín tay con?
-
Sư
Chú Trúc Pháp vừa khóc vừa nói:
-
-
Bạch thầy, tại vì Sư Huynh Trúc Lâm bắt được con đang bú ngón
tay cái.
-
Thầy
Bổn Sư mỉm cười.
-
-
Thầy đã dạy con rồi, năm nầy con cũng đã gần bảy tuổi con
không được bú tay nữa, con có nhớ không. Thôi con đưa hai tay
đây thầy mở băng keo ra cho. Nhưng con nhớ từ nay về sau đừng
bú ngón tay nữa nhá.
-
Sư
Chú Trúc Pháp nghe thầy nói mừng lắm, dạ lớn và đưa hai tay ra
cho sư phụ mở băng keo. Mấy huynh đệ đồng tu nghe chuyện, chạy
tới gần. Khi biết Sư Chú Trúc Pháp, vì bú ngón tay nên bị Sư
Huynh Trúc Lâm lấy băng keo dán kín hai tay lại, tất cả mọi
người đều cười một trận hả hê. Sư Chú Trúc Pháp nghe tiếng
cười của mấy Sư Chú khác, mắc cở quá chú khóc oà và nói lớn:
-
-
Ðâu có gì vui mà cười chứ!
-
Có
lần, một trong số các Sư Huynh lớn đã để thư lại từ giã Thầy
Bổn Sư, trốn chùa ra đi mà không có lý do. Ra ngoài thế tục
sống trong một thời gian rất ngắn, chú Sư Huynh ấy về lại
Chùa, tạ tội với Thầy Bổn Sư và xin tu lại. Sau lần bỏ Chùa ra
đi, chú Sư Huynh ấy đã thu gặt một số dữ kiện trong cuộc đời,
nên khi về trở lại chùa, Chú tu tập rất tinh tấn, nên mọi
người rất hân hoan.
-
Các
Sư Chú Chùa Hưng Long lớn khôn, và hiện tại mỗi người đều được
Hòa Thượng Bổn Sư giao phó các phật sự ở các tiểu bang khác,
chỉ riêng Thầy Giác Hải là trụ trì Chùa Hưng Long nơi Hòa
Thượng Bổn Sư đang nhập thất. Tất cả những thành quả đó đều
nhờ sự dạy dổ, yêu thương tận tình của Thầy Bổn Sư, và cơm
ngày 3 bữa của các sư cô Giác Ðăng và Trúc Tấn nấu. Tuy hai sư
cô đã trên 60, 70 tuổi mà vẫn phát tâm, hằng ngày đảm nhận
công việc bếp núc, lo cơm nước cho tất cả các chú. Ngoài ra
các chú còn được các sư huynh lớn giúp đỡ, chia sẽ sự tu học.
-
Tâm
tư Thầy Giác Hải còn đang suy nghĩ, chợt nghe tiếng của Tâm,
người bạn củ hỏi:
-
-
Thầy đã nhớ ra con rồi chưa?
-
Trở
về thực tại, Thầy Giác Hải nói:
-
-
Nhớ ra rồi.
-
Thầy
Giác Hải không ngờ người đang ngồi trước mặt mình hôm nay lại
là Tâm, người bạn học năm xưa. Trông qua con người tiều tụy
của bạn, Thầy Giác Hải ôn Tồn hỏi:
-
-
Ðạo hữu, tại sao mấy người này lại rượt bắt đạo hữu?
-
Nghe
Thầy Giác Hải hỏi, người khách lạ bật khóc òa và kể hết sự
tình:
-
-
Kính bạch Thầy, như Thầy biết gia đình của con năm xưa khá giả
lắm, chính vì khá giả, cha mẹ lại có tính chiều con, nên con
muốn cái gì cũng được. Thuở nhỏ như Thầy biết, con gần như
không thiếu thứ gì. Sau khi học hết tiểu học ở trường TOPS,
mỗi người đi mỗi ngã, Thầy đi theo con đường cao đẹp của Thầy
đã chọn, còn con chẳng may gặp phải những người bạn không tốt
nên họ đã hướng con vào con đường hút xách. Lúc đó con học
trung học, nhưng cứ dối cha mẹ, cần tiền để mua cái nầy cái nọ
cho việc học... Cha mẹ thấy con nói thế, nên lầm tưởng là con
cần tiền để học. Ðến lúc cha mẹ phát giác con bị nghiện ngập
thì quá trể. Buồn phiền cho đứa con trai duy nhất, đang lâm
đang vào hoàn cảnh tệ hại của xã hội, nên chẳng bao lâu cha mẹ
con lần lượt qua đời.
-
Nói
đến đây, như mặc cảm tội lỗi, nên Tâm càng khóc lớn hơn. Thấy
thế Thầy Giác Hải đưa cho khăn giấy để lau nước mắt. Khóc một
hồi như vơi bớt đi nỗi niềm đau khổ, Tâm nói tiếp:
-
-
Khi cha mẹ con qua đời, có để lại một ít tài sản, nhưng con đã
lâm vào thói nghiện ngập, nên không bao lâu số tài sản mà cha
mẹ để lại cũng tiêu tan theo khói thuốc.
-
Nhìn
ra ngoài trời đêm, mưa vẫn rơi rơi, như muôn ngàn tâm sự khổ
đau của chính mình rơi theo chiều gió, Tâm trầm buồn nói tiếp:
-
- Thế là cuộc sống của con rày đây mai đó vô định.
Sự học không đi tới đâu, mà lại nghiện ngập nên ở một xã hội
văn minh vật chất như thế nầy, mà con không có được một việc
làm. Ðã vậy trong lúc cuộc vui cuồng nhiệt bên khói đèn, con
đã có một đứa con với một người đàn bà cùng cảnh ngộ. Mấy năm
trước đây bà tìm đến và giao con, vì bà không nuôi nó nổi.
Hiện tại con đang sống chung với nó, hai cha con của con khổ
lắm, bửa đói bửa no. Ðứa con trai muộn màng bất đắc dĩ của
con, chỉ mong có được 1 chiếc xe đạp, nhưng con không hoàn
thành ước muốn của nó được. Mới chừng nầy tuổi đầu, mà sức của
con rất yếu, con không làm sao mua được cho nó một chiếc xe
đạp. Mấy ngày gần đây nó lại hỏi quà đầu năm, nên con đánh bạo
liều mình đi lấy trộm chiếc xe đạp. Vì là lần đầu tiên trong
đời làm việc xấu, nên con rất vụng về, và cuối cùng bị người
ta phát giác, họ rượt bắt và con chạy trốn vào đây như Thầy đã
biết. Con cũng không ngờ Thầy là Thầy Trụ Trì chùa nầy.
-
Sau
khi nghe hết sự tình, Thầy Giác Hải thương tâm. Thầy vào trong
lấy hết số tiền mà cách đây hai hôm, đệ tử của Thầy đến thăm
và cúng dường để Thầy mua một gọng kiếng đeo mắt khác, thay
thế gọng kiếng cổ lổ sỉ mà Thầy đã có gần mười lăm năm qua.
Thầy Giác Hải trao tiền tận tay cho bạn với cung cách thật
trịnh trọng và chân tình:
-
-
Tôi xin thành kính tặng số tiền này để đạo hửu mua xe đạp cho
cháu.
-
Ðôi
mắt con đạo hửu Tâm dán kín vào tay Thầy Giác Hải với nhiều
suy nghỉ chồng chất. Có nên nhận số tiền nầy hay không? Nhận
hay từ chối? Chỉ có bốn chữ ngắn gọn đó thôi, mà nó đã làm cho
con người của đạo hửu Tâm suy nghỉ nhiều lắm. Có lần đạo hửu
Tâm đã đưa tay đón nhận số tiền, nhưng tay chưa chạm bì thư
tiền thì ông đã thụt lại. Cuối cùng không biết nghỉ sao, ông
lại đưa tay lấy vội bì thư tiền, nói nhí nhí trong miệng mấy
tiếng cảm ơn, rồi lầm lủi bỏ đi trong mưa. Ngoài trời đêm mưa
càng nặng hột, như khóc thương cho số phận của một con người
lầm đường lạc lối.
-
Hơn
ba năm sau trong một buổi tối mưa rơi tầm tả. Thầy Giác Hải
Chùa Hưng Long lại nghe tiếng gỏ cửa cốc Phong Vân dồn dập.
Khi cánh cửa vừa mở, thì một cậu bé khoảng mười hai tuổi xuất
hiện, cậu bé lễ phép cuối đầu chào Thầy Giác Hải, trên tay cậu
bé cầm một bao thư, phía ngoài bao thư đã ngã màu vàng nhạt.
Chú bé kính cẩn thưa:
-
-
Kính bạch Thầy, Ba con vừa mới qua đời. Ba con kính gởi bức
thơ này đến Thầy.
-
Nhận
bì thư Thầy Giác Hải mới biết, chính bao thư nầy Thầy đã trao
tặng số tiền nhỏ cho người bạn củ hơn ba năm qua. Mở thư ra,
Thầy Giác Hải thấy trong bao thơ, ngoài số tiền mà cách đây ba
năm Thầy đã tặng cho đạo hữu Tâm để mua xe đạp cho đứa con
trai, còn có một lá thơ. Nội dung bức thơ ông đã nói lên lời
ân hận sai lầm lúc thiếu thời, và ao ước Thầy Giác Hải nhận
đứa con trai duy nhất của ông làm đệ tử, hướng dẫn nó trên con
đường tu tập, và phụng sự đạo pháp.
|