-
Khái Niệm Về Các Loại Thiền
-
Thông Trí
-
--o0o--
-
-
Như
chúng ta biết tại Ấn Ðộ có truyền thống tư duy được thực hành
trong tất cả các trường phái triết học cũng như tôn giáo. Có
sáu phái triết học, trong số đó Du Già là một phái đặc biệt
chuyên về tư duy hay tập trung tư tưởng.
-
Những tập luyện nầy của nhà Du Già cũng giống như các nhà
thuộc học phái Du Gỉà Luận của Phật Giáo. Du Già Luận là Duy
Tâm Luận của Phật Giáo do Ngài Vô Trước đề xướng và được em là
Ngài Thế Thân hệ thống hóa thành học thuyết Duy Thức.
-
Tầm
quan trọng của thiền định trong hệ thống Du Già của ngoại đạo
ở chỗ phát triển và phục hồi những nguyên lý Nhị Nguyên và
giải thoát trọn vẹn Thần Ngã khỏi tự tánh, trong khi Du Già
Duy Tâm Luận của Phật Giáo đặt trọng tâm nơi sự nhất thống của
Thế Giới bên trong và bên ngoài, tổng hợp các hiện hữu nhân
quả và giả tạm của chúng ta, và từ đó mà khám phá ra trạng
thái chân như.
-
Nói
một cách khác, Phật giáo cũng có một học thuyết đặc biệt về
Thiền. Mặc dầu chiều sâu và chiều rộng của Thiền quán tuỳ
thuộc nơi căn tánh cá nhân, nhưng phương pháp hay nội dung của
thiền định do đức Phật thuyết giảng cho các hàng Tiểu Thừa và
Ðại Thừa đều giống nhau.
-
Như
thế nói về các loại Thiền, theo quan điểm Phật Giáo, trước sau
gì cũng chỉ nói đến thành quả sau bốn mươi chín ngày đêm tư
duy và thành đạo dưới cội cây Bồ Ðề của Ðức Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni. Ðạo Thiền phát xuất ngay từ khởi điểm đó.
-
Sau
nầy các tôn phái trong Phật Giáo nói chung, cũng thường đề cao
tinh thần đạo Thiền của Phật Tổ, nhưng nói riêng trường phái
Thiền lại càng đặc biệt chú trọng ở tinh thần truyền thống nầy
hơn, vì theo trường phái Thiền không có sự truyền thừa bằng
kinh luận.
-
Tinh
Thần truyền thống của Thiền là thiên trọng về sự: Sư Tư Tương
Thừa. Niêm Hoa Vi Tiếu giữa đức Phật và Ca Diếp ở núi Linh
Thứu là một lối truyền thừa vi diệu trong ý nghĩa Sư Tư Tương
Thừa. Phương pháp Sư Tư Tương Thừa nầy được áp dụng trong phái
Thiền từ thời đức Phật còn tại thế, cho đến đời thứ hai mươi
tám là Ngài Ðạt Ma Tổ Sư vốn là thái tử thứ ba của vua
Kanciputa Nam Ấn.
-
Vâng
lời thầy là Tổ Bát Nhã Ða La, sau khi đắc pháp, Ngài Bồ Ðề Ðạt
Ma liền vân du sang phương Ðông và đến Trung Hoa năm 520. Võ
Ðế nhà Lương mời Tổ đến Nam Kinh để triều kiến, nhà vua hỏi:
-
- Từ
khi tức vị đến nay, trẫm đã cho tạo chùa, sao chép kinh và độ
tăng rất nhiều. Công đức như vậy lớn như thế nào?
-
Tổ
đáp:
-
-
Không có công đức gì cả
-
Nhà
Vua hỏi tiếp:
-
-
Thế nào là thánh đế đệ nhất?
-
Tổ
dáp:
-
-
Rỗng tuếch không có thánh đế gì cả.
-
Nhà
vua hỏi tiếp:
-
-
Vậy ai đang diện kiến trẫm đây?
-
Tổ
đáp:
-
-
Không biết.
-
Sau
một vài lời đối thoại, thấy nhà vua không hiểu được Tổ, Bồ Ðề
Ðạt Ma liền bỏ đi, vượt giòng Dương Tử và đến Lạc Dương, kinh
đô của bắc Ngụy. Sau một thời gian ở đây, Tổ đến Ngũ Ðài Sơn
và trú tại Thiếu Lâm Tự, nơi đó ngài diện bích trong chín năm
trường.
-
Một
nhà nho nhiệt tâm, Thần Quang đến cầu đạo. Không được giải
đáp. Thế là Thần Quang đứng giữa tuyết rơi, chặt đứt cánh tay
trái để minh chứng lòng thành thật và quyết tâm của mình. Bồ
Ðề Ðạt Ma liền thâu nhận làm đồ đệ và truyền y bát cho. Dòng
thiền Trung Hoa từ đó được kế tục qua các vị tổ sư Tăng Xán,
Ðạo Tín, Hoằng Nhẫn rồi đến Lục Tổ Huệ Năng..v..v...
-
Nhờ
phương pháp Sư Tư Tương Thừa nầy nên mãi cho đến bây giờ phái
thiền vẫn giữ được tính chất truyền thống của Phật Tổ từ nghìn
xưa. Ðó là một đặc trưng của phái Thiền.
-
Theo
sách Thiền Nguyên Chư Thiền Tập của Ngài Ðịnh Huệ Thiền Sư thì
Thiền được chia thành năm loại:
-
a-
Ngoại Ðạo Thiền
-
b-
Phàm Phu Thiền
-
c-
Tiểu Thừa Thiền
-
d-
Ðại Thừa Thiền
-
e-
Tối Thượng Thừa Thiền.
-
Chúng ta lần lượt tìm hiểu ý nghĩa của năm loại thiền: Ngoại
Ðạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Ðại Thừa Thiền, và
Tối Thượng Thừa Thiền. Ðồng thời chúng ta cũng cần phân biệt
mục đích và tôn chỉ các thứ thiền ấy để dễ nhận định qua các
phương diện: Tà chánh, chơn ngụy, phiến diện, hoàn toàn,
phương tiện, cứu cánh..v..v.. Trong Phật Giáo, nhất là Thiền
Tôn không chú trọng ở phần lý thuyết, mà chỉ chú trọng ở chỗ
thực hành. Có thực hành mới có thể đưa đến những kết quả thiết
thực, tuy nhiên trên phương diện lý thuyết cần phải tìm hiểu
cho thật vững chắc để làm tư lương trong việc thực hành.
-
A-
Ngoại Ðạo Thiền:
-
Gọi
là Ngoại Ðạo thiền là muốn nói đến cách tu tập thiền định của
các tôn giáo khác Phật Giáo. Mục đích tu hành của các tôn phái
nầy là cầu sanh lên các cõi Trời sau khi chết.
-
Phương pháp thực hành thì họ quan niệm rằng tinh thần và thể
chất là biệt thể khác nhau, cho nên cách thức tu hành phần
nhiều đều theo lối tu khổ hạnh. Vì họ nghĩ rằng càng tu tập
khổ hạnh thì công quả càng cao. Mục đích của họ chỉ lo cho bản
thân có lợi ích sau khi chết, lý tưởng của họ là cầu sanh về
các cảnh ở cõi trời. Còn về quả chứng, thì họ cần được thần
thông tự tại và đề cao chủ trương Bản Ngã là vĩnh viễn bất
biến.
-
Các
tôn giáo như: Bà La Môn Giáo, cách thức luyện tập của Àlara
Kàlàma, Ông Uddka Ràmaputta, pháp thiền định của phái Du Già
trong sáu phái triết học của Ấn Ðộ.. v.. v... đều thuộc về
loại Ngoại Ðạo Thiền.
-
Ðức
Phật Thích Ca trước khi đắc Ngài cũng đã thực tập qua cách
thức luyện tập của ông Àlara Kàlàma, và Uddka Ràmaputta. Ngài
đã nhận thấy lối tu nầy không có kết quả lợi ích nên Ngài từ
bỏ họ và đi chọn một phương pháp tu hành khác.
-
B- Phàm Phu Thiền:
-
Gọi là Phàm Phu Thiền là muốn nói cách tĩnh tâm
của người trần tục. Vì
quan
niệm thế gian là khổ, và thấy trong
cuộc sống đầy dẫy những khổ đau, tranh chấp, thù hận, cho nên
họ khởi tâm xa lìa cảnh khổ, và cầu thoát ly ra khỏi
cuộc đời huyển mộng hư ảo, thể nhập vào cảnh giới an vui.
-
Vì ý
tưởng phân biệt vui khổ ấy, nên muốn cho thân tâm được yên
tịnh. Họ chỉ cần yên tịnh nhưng không cần chánh định, vì thế
họ không thể trụ nhập vào cảnh giới chánh định.
Những người tu hành theo phàm phu
thiền, cũng tin theo thuyết duyên khởi, nhân quả của
Phật Giáo, nhưng lý tưởng của họ chỉ cầu cho tâm hồn dược an
tịnh trong cuộc sống hiện tại, do đó nên gọi là Phàm Phu
Thiền.
-
C-
Tiểu Thừa Thiền
-
Gọi
Tiểu Thừa Thiền là vì mục đích của Phật Giáo là đưa người đến
chỗ giác ngộ giải thoát, nhưng theo quan niệm của Tiểu Thừa
Phật Giáo, họ thường chú trọng về phần tự lợi, tự giác nhiều
hơn là giác tha.
-
Cách
thức tu hành của Tiểu Thừa Phật Giáo, người ta thường xây dựng
trên căn bản cá nhân. Quan niệm tu chứng xả trừ các khổ vui,
thủ xã và cầu chứng nhập vào cảnh giới Niết Bàn Vô Ngã. Theo
quan điểm nầy họ thường áp dụng theo những lối tu hành bảo
thủ, cố định..v..v.. Vì lý do đó nên Phật Giáo Tiểu Thừa
thường bị người đời xem là một thứ tôn giáo để dành riêng cho
các vị xuất gia xa hẳn với cuộc đời thực tế, không phù hợp với
đại đa số quần chúng.
-
Tiểu
Thừa chú trọng về khoản mục và thứ bậc như Tứ Thiền, Tứ Ðịnh,
Tam Giới, Tứ Quả..v..v.. Phương
pháp tu hành thường lấy Ngũ Ðình Tâm Quán và Tứ Niệm Xứ
làm căn bản. Ngũ Ðình Tâm Quán tức là năm pháp quán để đình
chỉ sự rối loạn vọng tưởng nơi tâm. Năm pháp quán ấy là:
-
a-
Chỉ:
-
01-
Quán Bất Tịnh:
-
Pháp
quán nầy là loại trừ tâm tham dục, keo kiệt, chấp trước.
-
02-
Quán Từ Bi:
-
Loại
quán nầy là để vun bồi ý niệm thiện cảm với mọi người, và để
diệt trừ sân hận
-
03-
Nhân Duyên Quán:
-
Ðể
diệt trừ tâm vô minh hay còn gọi là si mê.
-
04-
Giới Sai Biệt Quán:
-
Hay
còn gọi là Niệm Phật Quán để nhận thức sự sai khác giửa các
quan điểm để diệt trừ ngã kiến.
-
05-
Sổ Tức Quán:
-
Ðể
đình chỉ tâm tán loạn buông lung, tập trung tư tưởng.
-
Năm
Phép quán nầy là những cách thức tu tập thuyền quán của Tiểu
Thừa Phật Giáo.
-
Khi
đã khuất phục tâm mê hoặc và đạt được tĩnh lặng, thì tiến đến
giai đoạn kế:
-
b-
Quán:
-
Tứ
Niệm Xứ Quán. Tứ Niệm Xứ tức là bốn phương pháp, hoặc là bốn
chỗ quán sát để cho tâm niệm được an trú vào một cảnh. Bốn
pháp quán ấy là:
-
01-
Thân Niệm Xứ Quán:
-
Nghĩa là quán sát thân là bất tịnh, là nguồn gốc của tội ác,
là nhân duyên giả hợp mà thành, chứ không phải thật thể trường
tồn.
-
02-
Thọ Niệm Xứ Quán:
-
Nghĩa là quán sát các sự lãnh thọ, các xúc giác cảm tình đều
là khổ.
-
03-
Tâm Niệm Xứ Quán:
-
Nghĩa là quán sát tâm là Vô thường, biến động, sát na sanh
diệt không ngừng.
-
04-
Pháp Niệm Xứ Quán:
-
Nghĩa là quán sát tất cả vạn pháp đều là duyên khởi vô ngã.
-
Bốn
pháp quán nầy cũng là những phương pháp thiền quán sai biệt
của Tiểu Thừa Phật Giáo.
-
Quả
vị của Tiểu Thừa là Tứ thánh quả như: Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A
Na hàm, A La Hán..v..v.. Còn chỗ chứng đắc của Tiểu Thừa là
ngộ nhập vào đạo lý Nhân Vô Ngã, nhưng quan niệm chấp pháp thì
chưa được tiêu trừ, nên chưa thật là chỗ chứng ngộ cứu cánh.
Nói một cách khác, thiền của Tiểu Thừa Phật Giáo là thiền:
Nhân Không Pháp Hữu.
-
Cách
thức tu tập tuy có phần thiên về tự lợi hơi nhiều, nhưng dầu
sao đi nữa Tiểu Thừa Phật Giáo cũng đã góp một phần quan trọng
trong lịch sử truyền bá của Phật Giáo cho đến ngày nay.
-
Ðại
diện các nước theo truyền thống Tiểu Thừa Phật Giáo như: Tích
Lan, Miến Ðiện, Thái Lan..v..v...
-
D-
Ðại Thừa Thiền
-
Nếu
có lúc pháp tu của Tiểu Thừa Thiền chủ trương là Nhân Không
Pháp Hữu, thì Ðại Thừa Thiền lại chủ trương lối tu hành quán
sát về đạo lý Nhơn Pháp Nhị Không, thể nhập chân lý. Nên nhớ
rằng:
-
-
Ðại Thừa cũng nói không, nhưng cái không của Ðại Thừa không
phải là cái Không của các hàng Nhị Thừa, mà là cái Chân Không,
nguyên lý của sự vật. Trong cái chân không ấy gồm có cả nghĩa
Diệu Hữu. Ðó là tinh ba triết lý của đại thừa.
-
Lập
trường của Ðại Thừa Phật Giáo là chú trọng ở chỗ tự do hoạt
động trong phương diện cứu mình giúp người. Dựa vào lập trường
ấy Ðại Thừa không chủ trương chấp trước vào một cái gì cả, dù
là quả vị chứng ngộ, do đó nên họ có thể từ trên quả vị Phật
Ðà nghiêng mình xuống để cứu độ chúng sanh, như tinh thần câu:
-
-
Thượng Cầu Phật Ðạo, Hạ Hoá Chúng Sanh.
-
Nghĩa là:
-
-
Trên Cầu Phật Ðạo, Ðưới Hóa Ðộ Chúng Sanh.
-
Theo
tinh thần nầy nên Ðại Thừa Phật Giáo được coi là một tôn giáo
nằm trong cuộc đời để giáo hóa chúng sanh, cải tiến xã hội.
Nói một cách khác, Ðại Thừa Phật Giáo lấy việc tự lợi, lợi tha
là lý tưởng cho việc tu tập. Tam Tạng kinh điển của Ðại Thừa
Phật Giáo không những là một kho tàng văn học vô giá của loài
người, mà nó còn là những sách ghi rõ cuộc đời tu chứng thể
nghiệm của Ðức Phật, và diễn tả chân lý vô cùng huyền diệu của
vạn pháp. Ngoài ra trong các kinh điển ấy cũng thường thuyết
minh các lối tu tập thuyền định của đại thừa như pháp:
-
-
Ðẳng Trì Vương Tam Muội của Kinh Bát Nhã,
-
- Vô
Lượng Nghĩa Xứ tam Muội của Kinh Pháp Hoa,
-
-
Hải Ấn Tam Muội của Kinh Hoa Nghiêm,
-
-
Bất Ðộng Tam Muội của Kinh Niết bàn...v...v...
-
Hầu
hết các kinh điển và các pháp thiền quán của Ðại Thừa đều là
do Ðức Phật nói ra hoặc bằng nhập định thuyết pháp, hoặc bằng
xuất định thuyết pháp. Dựa vào chân lý của các kinh điển nầy,
phương pháp tu thiền của Ðại Thừa không chấp trước vào những
khoản mục và thứ bậc tiệm tiến như Tiểu Thừa, trái lại chỉ chú
trọng ở chỗ Nhất Pháp Thấu Triệt, Tam Giới Duy Tâm, tức thời
đắc đạo mà thôi.
-
Ðại
Thừa thiền, trước khi tổ chức thành tôn phái ở Trung Hoa nó đã
có những phương pháp tu hành đặc biệt, ứng hợp với căn tánh
của đại thừa như pháp:
-
a-
Bát Bất Trung Ðạo Quán của Tam Luận Tôn
-
Bát
Bất Trung Ðạo Quán của Tam Luận Tôn tức là chỉ cho tám món:
-
-
Bất Sanh, Bất Diệt,
-
-
Bất Ðoạn, Bất Thường,
-
-
Bất Nhất, Bất Dị,
-
-
Bất Lai, Bất Khứ.
-
Tam
Luận Tôn sở dĩ dùng lý trí để quan sát tám món bất nầy là để
đoạn trừ quan niệm đối đãi, ngộ nhập vào đạo lý trung đạo viên
dung.
-
b-
Tam Ðế Viên Dung của Thiên Thai Tôn,
-
Còn
thuyết Tam Ðế Viên Dung của Thiên Thai Tôn là chỉ cho: Không
Ðế, Giả Ðế, và Trung Ðế.
-
-
Không Ðế là chỉ cho chân lý do đoạn trừ quan niệm chấp hữu mà
có. Câu: Nhất Thế Giai Không là chỉ cho ý nghĩa nầy.
-
-
Giả Ðế là chỉ cho chân lý duyên khởi, nghĩa là vạn pháp tuy
không phải cố định thật hữu, nhưng cũng không phải là không
vô, vì hiện tại các pháp là do nhân duyên hòa hợp mà sanh khởi
tồn tại. Câu: Nhất Giả tức Nhất Thế Giả là chỉ cho ý nghĩa
nầy.
-
-
Trung Ðế là chỉ cho chân lý Trung Ðạo, vượt ra ngoài quan niệm
đối đãi Không và Giả. Nói một cách khác, Trung Ðế là chủ
trương trong Không mà có Giả, trong Giả mà có Trung. Ngoài
không, không có giả, ngoài giả không có Trung, đó là thuyết
tương tức tương như của Trung Ðế. Câu: Nhất Trung Tức Nhất Thế
Trung là chỉ cho ý nghĩa nầy.
-
Bởi vì Tam Ðế là: Không, Giả và Trung nầy thường
tương tức tương dung với nhau, hoà hiệp với nhau trong một bản
thể chân lý đại đồng, cho nên trong kinh luận thường gọi là
Viên Dung Tam Ðế.
-
c-
Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới Quán của Hoa Nghiêm Tôn..v..v..
-
Ngoài thuyết Bát Bất Trung Ðạo và thuyết Tam Ðế Viên Dung
trên, trong kinh điển Ðại Thừa Phật Giáo còn có một thuyết đặc
biệt khác, đó là thuyết Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới Quán của Hoa
Nghiêm Tôn. Sư Sự Vô Ngại Pháp Giới Quán tức là chỉ cho đạo
lý:
-
-
Một tức là tất cả, tất cả tức là một. Vạn sự, vạn vật trong
thế gian nầy tuy thiên sai vạn biệt, lưu động biến chuyển
thành vô lượng hình thức tánh chất khác nhau, nhưng tất cả đều
hoà hợp với nhau như nước với sữa trong bản thể viên dung vô
ngại. Dùng trí tưởng mà quán sát như vậy, gọi là Sự Sự Vô Ngại
Pháp Giới Quán.
-
Các
phương pháp tu hành quán sát của Ðại Thừa Phật Giáo thường y
vào văn tự và phán giáo, nên cũng thường bị các hình thức ấy
ràng buộc, chướng ngại trong lúc thiền quán. Vả lại, những
hình thức văn tự và phán giáo nầy đôi khi cũng đưa đến những
biến chất xa với tinh thần truyền thống của Phật Tổ, tuy
nhiên, Ðại Thừa Thiền vẫn là một thứ thiền quán cao tột, có
công dụng lớn trong mục đích tự độ, độ tha, nên cũng có khi
gọi là Bồ Tát Thiền.
-
E- Tối Thượng Thừa Thiền:
-
Như
chúng ta đã biết Thiền được bắt đầu từ đức Phật Thích Ca, sau
truyền đến Ngài Ca Diếp, và lần lượt được nối tiếp bởi các vị
Tổ Sư như: Ngài Thế Hữu, Ngài Hiếp Tôn Giả, Ngài Mã Minh, Long
Thọ, Thế Thân, rồi đến Ngài Ðạt Ma Tổ Sư đem thiền truyền đến
Trung Hoa ở đời Ðường(618-907) và từ đó vì để phô trương và
phổ biến tính chất truyền thống, phái Thiền được tổ chức thành
một tôn phái biệt lập với các tôn phái khác trong Phật Giáo,
nhưng không phải vì thế mà mất đi truyền thống của nó.
-
Trong lịch sử truyền thừa của phái thiền, mặc dầu đến đời thứ
hai mươi tám, tức là đời của Ngài Tổ Sư Ðạt Ma, phái thiền
chia làm hai hệ thống, nhưng phái thiền chính thống được lưu
truyền ở Trung Hoa và Nhật Bản ngày nay là phái Thiền của Ngài
Ðạt Ma Tổ Sư. Trong tinh thần truyền thừa nầy chỉ có thiền của
Bồ Ðề Ðạt Ma Tổ Sư mới gọi là Tối Thượng Thừa Thiền.
-
Thiền của Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma là chủ trương bản tánh thanh tịnh
tâm từ vô thỉ đến vô chung vẫn là một, không thay đổi mà cũng
không bị phiền não làm cấu uế nhiễm ô. Bản Tánh ấy luôn luôn
tỏa sáng những tia trí tuệ vô ngại. Bản Tánh ấy tức là bản lai
diện mục của mọi loài chúng sanh, là tự tâm và cũng là Phật.
Nói một cách khác, thiền của Ngài Ðạt Ma là thứ thiền thuyết
minh đạo lý:
-
-
Tâm Phật Tương Tức, Ðịnh Huệ Tương Dung.
-
Trong tự tánh gồm đủ cả Tâm và Phật, cả Ðịnh và Huệ. Tu Thiền
chỉ là một phương pháp làm cho hành giả thực chứng thể nghiệm
vào tự tánh thanh tịnh ấy mà thôi.
-
Như
thế, Tối Thượng Thừa Thiền thường đề cao thuyết lý tự tánh
thanh tịnh tâm, tức Tâm là Phật, Tâm và Phật bình đẳng nhất
như, không có gì sai biệt. Phương pháp của Tối Thượng Thừa
Thiền là:
-
-
Ðốn Ngộ Diệu Tu, Trực Chỉ Chân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật,
-
Vì
thế không cần phải trãi qua nhiều quả vị tu chứng như các thứ
thiền khác.
-
Tóm
lại, Tối Thượng Thừa Thiền là một thứ Thiền do Phật Tổ tương
truyền từ đời Ðức Phật Thích Ca đến đời Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma, rồi
từ Ngài Bồ Ðề Ðạt Ma đến đời Ngài Lục Tổ Huệ Năng và cho đến
cả bây giờ nữa, phái Thiền bao giờ cũng giữ được một tính chất
duy nhất, tính chất ấy là tính chất Sư Tư Tương Thừa, Dĩ Tâm
Ấn Tâm.
-
F- Phương Pháp Thực Tập
-
Như
trên, chúng ta đã hiểu lý thuyết khái niệm về các loại thiền,
tuy nhiên, nếu muốn có lợi ích thì cần phải quyết tâm thực
tập. Ðức Phật đã dạy các oai nghi: Ði, Ðứng, Nằm, Ngồi tất cả
cũng đều là Thiền, tuy nhiên đối với người sơ cơ, tọa thiền là
một phương pháp thuận lợi hơn các oai nghi kia. Muốn tọa thiền
hành giả cần phải sửa soạn:
-
1-
Dụng Cụ Tọa Thiền
-
-
Một bồ đoàn tròn đường kính 2 tấc, bề cao 2 tấc dồn gòn khi
ngồi xuống còn 1 tấc là vừa.
-
-
Một tọa cụ vuông 6 tấc, trải dưới, bồ đoàn để lên trên.
-
2-
Tọa Thiền
-
Toạ
thiền có ba giai đoạn: Nhập, Trụ, và Xuất Thiền.
-
A-
Nhập
-
Khi
ngồi thiền, trải toạ cụ ra, đặt bồ đoàn lên trên tọa cụ. Ngồi
lên bồ đoàn, xương cùng đúng giữa bồ đoàn, nghiêng qua nghiêng
lại cho an ổn rồi mới kéo chân ngồi kiết già hay bán già tùy
theo sự thuận lợi của mỗi cá nhân.
-
a-
Nếu ngồi bán già, thì kéo chân trái để lên chân mặt, hoặc
ngược lại.
-
b-
Nếu ngồi kiết già, thì có hai cách:
-
-
Kiết Tường Tọa
-
Bàn
chân trái kéo để lên trên bắp đùi chân phải phía trong, và bàn
chân phải kéo để lên trên bắp đùi chân trái phía ngoài.
-
-
Hàng Ma Tọa
-
Bàn
chân phải kéo để trên bắp đùi chân trái phía trong, và bàn
chân trái kéo để lên bắp đùi chân phải phía ngoài.
-
c-
Thế Tự Do
-
Thế
ngồi thiền tự do nầy không phải bán già cũng không phải kiết
già. Thế ngồi nầy giúp cho chư thiền sinh lớn tuổi không thể
ngồi bán già hoặc kiết già, thì có thể phương tiện ngồi trên
ghế, hay bất kỳ nơi nào mà thiền sinh cảm thấy thoải mái trong
việc luyện tập thiền định.
-
Trong hai thế ngồi kiết già, thế ngồi Kiết Tường Tọa thì Ðức
Phật và chư tôn đức thường ngồi, còn Hàng Ma Tọa là thế ngồi
để cho hàng sơ cơ học đạo như chúng ta.
-
Sau
khi sửa soạn thế ngồi rồi, tiếp theo là sửa cho thân ngồi ngay
thẳng, tiếp theo là lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái, hoặc
ngược lại. Nghĩa là tùy theo cách ngồi kiết già: Hàng Ma Tọa
hay Kiết Tường Tọa. Hai ngón tay cái vừa chạm nhau ngay dưới
rún. Hai bàn tay để lên lòng hai bàn chân, cùi chỏ tay vừa ôm
hông là được.
-
Ngồi
lưng thẳng vừa phải, đừng quá ưỡn cũng đừng để cong hoặc ẹo.
Hai mắt mở 1/3 tầm nhìn không quá 6 tấc tính từ hai đầu gối
đến điểm tưởng tượng mắt chú ý vào nơi đó, gương mặt luôn luôn
giữ bình thản ngồi yên.
-
Dùng
mũi hít hơi thở vô, đừng mạnh cũng đừng gấp, nhẹ và đều. Trong
tâm tưởng không khí đang hít vô là không khí trong sạch đem
nuôi các tế bào trong khắp châu thân, rồi há miệng thở ra,
tưởng như phiền não, bệnh hoạn, cấu uế đều theo hơi thở ra
ngoài. Thở như thế ba lần từ mạnh rồi đến nhẹ dần. Thở xong
ngậm miệng lại, môi và răng vừa khít lại, đầu lưỡi để lên trên
nướu bên trên. Từ đó về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều nhẹ
nhẹ.
-
B-
Trụ Thiền
-
Có
ba tiến trình căn bản:
-
1-
Sổ Tức Quán
-
Sổ
là đếm. Tức là hơi thở. Sổ Tức Quán có nghĩa là quán sát hơi
thở ra vào, đếm từ một đến mười. Có hai cách: Nhặt và khoan
-
-
Nhặt: Hít hơi thở vô đếm một, thở ra đếm hai, lần lượt đếm từ
một đến mười, rồi từ mười đếm trở lại một.
-
-
Khoan: Hít hơi thở vô thở ra đếm một, hít vô thở ra đếm hai,
lần lượt đếm từ một đến mười, rồi từ mười đếm trở lại một. Cứ
đếm như vậy suốt thời gian tọa thiền.
-
Trong lúc đếm từ một đến mười, nếu nửa chừng quên bị lộn số
thì phải bắt đầu đếm trở lại từ một... Sau một thời gian tu
tập, hành giả thực tập thuần thục không còn lộn số nữa thì ta
bước qua giai đoạn tùy tức.
-
2-
Tùy Tức
-
Tùy là theo. Tức là hơi thở. Tùy tức là theo dõi
hơi thở, nghĩa là hít vô tới đâu thì ta biết hơi thở đi tới
đó. Thở hơi ra đến đâu thì ta cũng biết hơi thở ra đến đó.
-
Khi theo dõi hơi thở thuần thục rồi, hành giả bước
sang giai đoạn tỉnh thức.
-
3- Tỉnh Thức
-
Ðầu tiên chúng ta cũng phải theo dõi hơi thở ra
vào an ổn đôi ba phút, sau đó không cần phải theo dõi hơi thở,
mà để cho tâm được an tịnh, và luôn luôn tỉnh thức. Vừa có
vọng khởi lên liền biết vọng, ngay tức khắc đem tỉnh thức trở
về. Tỉnh thức trở về thì tâm thanh tịnh.
-
C- Xả Thiền
-
Thiền tọa một mình hay với đại chúng trước khi xả
thiền cũng nên đọc bài hồi hướng:
-
- Nguyện đem công đức nầy
-
Hướng về khắp tất cả
-
Ðệ tử và chúng sanh
-
Ðều
trọn thành Phật Ðạo.
-
Kế đến dùng mũi hít vào, dùng miệng thở ra từ
nhẹ đến mạnh. Hít vô tưởng như máu huyết theo hơi thở lưu
thông khắp cơ thể.Thở ra tưởng như nhập thiền. Sau đó:
-
- Ðộng hai bả vai lên xuống mỗi bên từ 3 đến 7
lần.
-
- Ðộng cái đầu, cúi xuống ngước lên từ 3 đến 7
lần.
-
- Xoay đầu sang phải và sang trái mỗi bên từ 3
đến 7 lần.
-
- Ðộng hai bàn tay co duỗi từ 3 đến 7 lần.
-
- Ðộng thân từ 3 đến 7 lần. Lần chót dời hai
bàn tay úp lên hai đầu gối
-
- Xoa hai bàn tay cho nóng áp vào mắt từ 3 đến
7 lần.
-
- Cùng một lúc dùng hai ngón tay giữa của hai
bàn tay đặt vào mi tâm, là điểm giữa hai chân mày, thoa vòng
hai con mắt theo chiều của hai chân mày từ 3 đến 7 lần. Tiếp
tục dùng hai bàn tay xoa ra hai tai cũng từ 3 đến 7 lần. Tiếp
tục dùng hai bàn tay xoa đầu từ 3 đến 7 lần. Xoa sau gáy từ 3
đến 7 lần. Xoa cổ từ 3 đến 7 lần.
-
- Dùng bàn tay phải xoa từ vai xuống cánh tay,
bàn tay trái xoa từ nách xuống bên hông, hai bên kết hợp xoa
một lượt. Xoa như thế từ 3 đến 7 lần. Ðổi tay làm ngược lại.
-
- Lòng bàn tay phải đặt lên ngực, lưng bàn tay
trái xoa lên lưng, hai tay kết hợp xoa một lượt từ trên ngực,
xuống ức, và bụng.
-
- Dùng hai bàn tay xoa thắt lưng, mông, đùi.
-
- Hai bàn tay cùng xoa mạnh từ đùi đến bàn
chân, và xoa nóng lòng bàn chân. Xoa bàn chân nầy xong rồi xoa
bàn chân kia.
-
- Dời thân khỏi bồ đoàn, ngồi yên khoảng vài
phút mới đứng dậy đi.
-
Tiến
trình tư duy như thế, chung cho tất cả các trường phái Tiểu
Thừa cũng như Phật Giáo Ðại Thừa.
-
-
Tài
Liệu Tham Khảo
-
-
Các Tông Phái của Ðạo Phật
-
-
Phật Lý Căn Bản
-
-
Triết Học Zen
-
-
Thiền Ðạo Tu Tập
-
-
Phật Học Tinh Hoa
-
-
Thiền Căn Bản
-
-
Phương Pháp Tọa Thiền
-
-
Kinh Lăng Già
-
-
Phật Học Phổ Thông
-
- Tổ
Thiền Tông
-
-
Lược Luận Câu Xá Luận
|