- Khả Năng
Ðóng Góp
- Của Cư Sĩ
Việt Nam Ở Hải Ngoại
- Nguyên
Thiện
- (tiếp theo
kỳ trước)
- --o0o--
-
-
II- TỔ CHỨC CẦN CÓ VÀ KHẢ NĂNG
ÐÓNG GÓP CỦA CƯ SĨ PHẬT TỬ VIệT Tại HẢi NGOại
-
Qua các nhận xét
sơ lược nêu trên về hiện trạng đạo Phật tại các quốc gia Âu
Mỹ, hẳn chúng ta cũng đã có được cái nhìn khái quát về hướng
đi và nhu cầu phát triển đạo Phật tại các quốc độ này. Chúng
ta thử kiểm điểm xem chúng ta đã thực hiện được gì trong hơn
hai mươi năm qua trong các lãnh vực soạn thảo kế hoạch hành
động, kiện toàn tổ chức cơ sở, huy động và huấn luyện nhân sự,
thu hút tài nguyên.. v..v.. để từ đó có thể dự phóng khả năng
đóng góp của tập thể cư sĩ Phật tử Việt Nam tại hải ngoại vào
công trình phát huy đạo Phật tại các quốc độ Âu Mỹ.
-
A- Thành quả hoạt
động của hơn 20 năm qua:
-
Kế hoạch hành
động, tổ chức, cơ sở, nhân sự, tài nguyên:
-
Hơn 20 năm đã trôi qua, từ
những lo lắng để ổn định đời sống cho bản thân và gia đình
trong những năm tháng đầu tiên(năm 1975) nơi đất lạ quê người,
mà từ ngôn ngữ đến phong tục tập quán, cũng như tổ chức xã hội
hoàn toàn xa lạ, chúng ta đã an cư và phát triển một cách khả
quan. Không thiếu những thí dụ về những thực hiện sáng chói
trong nhiều lãnh vực của nhiều cá nhân và gia đình người Việt
tỵ nạn, đã làm cho các sắc dân địa phương tán dương, ca ngợi
và nể phục. Nhưng về mặt kế hoạch hành động hay nói cách khác
tổ chức lãnh đạo chung cho toàn khối cư sĩ địa phương có tổ
chức thành lập Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhưng
chương trình hoạt động, kế hoạch vận dụng tài nguyên và khả
năng đóng góp vào tiến trình phát triển Phật giáo tại Hoa Kỳ
chưa có gì để lượng giá.
-
Về mặt tổ chức, cơ
sở, nhân sự, vận dụng tài nguyên: đại khối cư sĩ Phật tử Việt
Nam vẫn theo những khuôn mẫu có sẵn từ Việt Nam, nghĩa là chỉ
đóng vai trò hộ pháp qua trung gian những ngôi chùa và chư
tăng ni Việt Nam. Những sinh hoạt thường thấy chỉ quanh quẩn
giới hạn vào những lễ nghi như cầu an, cầu siêu, tụng kinh,
bái sám.. v..v... giữa những người Việt, phần lớn là những
người Việt lớn tuổi, đã có sẳn lòng tin và thói quen sinh hoạt
Phật sự tại Việt Nam. Những sinh hoạt tu học, văn hoá, xã hội
theo nếp sống Phật Giáo cho những người trẻ gốc Việt cũng như
cho người Hoa Kỳ thật là hiếm hoi. Ngoại trừ một số rất nhỏ
các lớp tu thiền do thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn có sự
tham gia của lớp trẻ, các sinh hoạt Phật sự khác hầu như hoàn
toàn vắng bóng họ. Những cơ sở giáo dục(sơ cấp, trung cấp, hay
đại học), phòng đọc sách hay trung tâm sinh hoạt Phật giáo cho
tuổi trẻ, các cơ quan xã hội, từ thiện Phật Giáo.. v..v.. hầu
như không có. Với tình trạng này không rõ trình độ hiểu biết
về giáo lý Phật Ðà, nếp sống theo đạo Phật cho chính bản thân
họ, chứ đừng nói gì đến việc huấn luyện, trao truyền cho thế
hệ con cái của họ! Ðến bao giờ những bậc thức giả, trí thức
Phật giáo mới có can đảm nhìn vào thực trạng sinh hoạt bi đát
hiện nay để tìm phương cải tiến? Mong thay!
-
Vấn đề phát triển chùa viện
Phật giáo do người Việt chủ xướng:
-
Trong hơn hai mươi năm qua,
người Việt đã thiết lập hằng trăm, nếu không muốn nói hằng
ngàn ngôi Chùa, Niệm Phật Ðường, Tịnh Xá, Trung Tâm Phật Giáo.
Nhìn vào số lượng thì có vẻ rất khả quan. Nhưng nếu nhìn kỹ về
phẩm chất cơ sở cũng như vào sinh hoạt Phật sự tại những tự
viện này, chúng ta không thể không lo lắng về sự duy trì chứ
đừng nói đến sự phát triển của những cơ sở này trong tương
lai. Ngoại trừ một số nhỏ ngôi chùa có tầm vóc và hội đủ điều
kiện pháp lý là đạo tràng thanh tịnh, là nơi chốn khả dĩ thu
hút được đại chúng đến để tu tâm luyện tánh, phần lớn chỉ là
những ngôi nhà nhỏ thiếu tiện nghi, không cây cảnh, thiếu vắng
không khí của chốn thiền môn, bất hợp pháp nằm chung đụng
trong những khu dân cư. Tăng thân thì thật là hạn hẹp và thiếu
sinh khí, nhiều tự viện không có tăng ni hướng dẫn việc tu
học. Chính đa số những cơ sở thiếu phẩm chất này đã thu hút
một số tài nguyên quan trọng mà không mang lại được những kết
quả tu học khả quan gì cho đại chúng, ngoài việc duy trì một
số sinh hoạt nặng tính chất tín ngưỡng. Tình trạng phân hóa về
tổ chức và cơ sở nêu trên đã không những gây khó khăn cho
chính những tự viện nhỏ này, mà còn ảnh hưởng đến việc phát
triển chung của những ngôi Chùa hay Tu Viện hội đủ tầm vóc vì
số lượng Phật Tử vốn đã ít lại bị phân tán nhỏ. Số lượng Tăng
Ni, và những cư sĩ có kiến thức Phật Học vững vàng vốn đã ít
oi lại càng khó khăn hoạt động vì phải tự lo liệu một số lớn
những sinh hoạt có tính cách trùng lập tại quá nhiều cơ sở.
Một ví dụ điển hình, chỉ nhìn vào tình trạng ấn tống kinh
sách, chúng ta cũng đã không khỏi châu mày vì phí phạm quá
nhiều tài nguyên, một quyển Kinh Nhật Tụng đơn giản mà đã phải
tốn công sắp chữ hay đánh máy, trình bày lại để in ấn cả vài
trăm lần là chuyện thường, đáng lẽ phải được soạn thảo nghiêm
túc và in ấn một lúc cả chục ngàn hay trăm ngàn cuốn để phân
phối đến các tự viện thì giá đơn vị sẽ chỉ bằng 1% hay 1/200.
Còn bao nhiêu ví dụ khác như tranh tượng Phật, chuông mõ,
những pháp khí khác... cũng phí phạm tương tự vì sự trùng lập
nhiều lần nói trên. Không những thế, tình trạng phí phạm tài
nguyên này đã làm giảm sút rất nhiều phẩm chất cần có để thu
hút hành giả tại những tự viện lớn, vì không đủ tài nguyên để
xây dựng những công trình vĩ đại xứng đáng như những ngôi nhà
thờ lớn của dân địa phương hay ngay cả một vài chùa Phật Giáo
lớn của người Trung Hoa, Nhật Bản hay Tây Tạng tại Hoa Kỳ.
-
Cơ Sở Xuất bản, truyền thông
và giáo dục Phật giáo:
-
Ngoài trung tâm xuất bản kinh
sách do Phật Học Viện Quốc Tế chủ trương, nhà xuất bản Lá Bối
và Parallax do những môn sinh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh phụ
trách, và một vài nhà xuất bản có tính cách tông môn khác,
chúng ta chưa có một nhà xuất bản, phát hành kinh sách Phật
giáo có tầm vóc và ảnh hưởng đến đa số đọc giả người bản
xứ(Kinh sách Phật giáo bằng Anh ngữ).
-
Ngoài Viện Ðại Học
Ðông Phương do Hoà Thượng Thích Thiện Ân chủ xướng của thập
niên 1970 mà nay không còn hoạt động hữu hiệu, khối Phật tử
Việt Nam chưa có tổ chức một tu viện hay viện nghiên cứu Phật
Học nào có tầm vóc, không có một cơ sở hay học trình nghiên
cứu hay phổ biến Phật Giáo Việt Nam nào có liên hệ đến các
trường Ðại Học danh tiếng tại Hoa Kỳ. Ngoài hai tác phẩm của
HT Thích Thiện Ân viết vào thập niên 1960, mà một số tác phẩm
dạy thực hành thiền tỉnh thức của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh,
không còn tác phẩm nào khác bằng Anh ngữ có tầm vóc kiến giải
về Phật Giáo Việt Nam và lối tu học Phật Ðạo của người Việt để
phổ biến cho quần chúng học Phật địa phương. Duyệt qua khối
lượng hằng ngàn ấn phẩm viết về Ðạo Phật bằng Anh ngữ phổ biến
trên thị trường sách báo Hoa Kỳ, hàng trí thức Phật Giáo Việt
Nam không khỏi ngỡ ngàng nếu không nói là hổ thẹn về niềm hãnh
diện hai ngàn năm văn minh Phật Giáo của dân tộc mình.
-
Ðề Nghị:
-
Sau khi đã duyệt qua nhu cầu
và hiện trạng sinh hoạt Phật giáo tại hải ngoại, chúng tôi xin
mạo muội đề nghị một số dự phóng công tác sau đây để chúng ta
bàn thảo hầu thiết lập một kế hoạch hành động cụ thể đóng góp
vào tiến trình phát triển Ðạo Phật nói chung và Việt Phật nói
riêng tại Âu Mỹ.
-
A- Quán Chiếu Tự
Thân:
-
Ðã đến lúc hàng thức giả Phật
Tử Việt Nam cần can đảm nhìn thẳng vào thực tế Phật sự tại địa
phương, để dũng mãnh tìm cách cải tiến trước khi quá trễ.
Không thể nào chúng ta xây dựng được một cộng đồng Phật Giáo
có tiềm năng tại hải ngoại để hỗ trợ lâu dài việc hộ trì Phật
Giáo trong nước, khi chính con em của chúng ta chưa được giáo
huấn, vun bồi một nền móng đạo đức vững chắc, đặt nền tảng
trên giáo lý Phật Ðà. Chúng ta phải tỉnh thức để quán chiếu
thâm sâu niềm an lạc, hạnh phúc cần có của chính chúng ta và
của con em chúng ta, trong khung cảnh bức bách, nhiều cám dỗ,
sa đọa của vật chất tại các xã hội Âu Mỹ. Chúng ta phải có an
lạc và hạnh phúc, cũng như có khả năng mang an lạc và hạnh
phúc đến cho con em chúng ta, những người trẻ gốc Việt tại hải
ngoại, sau đó mới mong có khả năng giúp lo việc hộ trì Phật sự
trong nước: Tiêu trừ pháp nạn. Nếu không chúng ta sẽ tự tạo
cho chính chúng ta, khi con em của chúng ta, những người trẻ
gốc Việt đã lớn lên và lìa xa cội nguồn Việt Phật. Chúng ta sẽ
mất tất cả! Hãy nhìn và cảnh tỉnh tình trạng bị Âu Mỹ hóa và
coi trọng vật chất của những người trẻ thuộc sắc dân Trung
Hoa, Nhật Bản, Ðại Hàn, Thái Lan, đến định cư tại Hoa Kỳ trước
chúng ta. Chúng ta không thể quá tự tin mà mê vọng về một
tương lai tốt đẹp cho con em của chúng ta như một biệt lệ, nếu
chúng ta không bắt tay vào việc tạo môi trường thuận lợi cho
lớp trẻ gốc Việt được học, hiểu để thực hành giáo lý và nếp
sống đạo đức theo khuôn mẫu Phật đạo.
-
B- Tổ Chức, Cơ Sở:
-
Về phía Tăng Sĩ:
-
Chúng con xin đê đầu đãnh lễ
Qúy Ngài, là những trưởng tử của Như Lai. Hãy thương xót những
chúng sanh trong thời mạt pháp mà chóng dùng Giới Ðịnh Tuệ ba
vũ khí sắc bén, hợp cùng Tứ Vô Lượng Tâm để mau hoàn chỉnh
việc hòa hợp tăng đoàn, thống nhất tổ chức, thành lập tăng
thân theo đúng giới luật mà Ðấng Thế Tôn đã chế định; để hướng
dẫn chúng con trên con đường tu đạo giải thoát, bớt khổ thêm
vui. Khẩn khoản van xin Quý Ngài, vì Ðạo cả mà dùng kiếm trí
tuệ chặt phăng những ràng buộc tục tướng, buông bỏ những chùa
chiền, tự viện, niệm Phật đường, tịnh xá, thiếu điều kiện, bất
hợp pháp, không đúng nghĩa Ðạo Tràng Thanh Tịnh mà qui về một
mối, thành lập những tu viện đúng nghĩa, xứng đáng và hợp với
giới luật để tiến tu đạo nghiệp, xiển dương giòng giống Thích
Ca. Qúy Ngài đã thị hiện y báo, chánh báo tròn đầy, kết quả tu
chứng của nhiều đời nhiều kiếp mà thệ nguyện xuất gia, là
trưởng tử của Như Lai, kính xin Quý Ngài dùng tâm đại bi, dùng
kiếm trí tuệ, mà dũng mãnh dạy dỗ chúng con học, hiểu và tu
trì chánh pháp, để mong chóng hoàn thành tiến trình giác ngộ
vô vàn cam go, và giúp cho chúng con bớt khổ vì chia rẽ, lo
âu.
-
Về Phía Cư Sĩ:
-
Là con nhà Phật trong bốn
chúng, chúng ta phải làm hết sức mình để ủng hộ pháp. Dùng sức
mạnh của bố thí, nhẫn nhục, chúng ta phải tâm nguyện tinh tấn
hỗ trợ toàn vẹn và bình đẵng để Tăng thân có đầy đủ hoàn cảnh
và phương tiện mà thanh tịnh dõng mãnh hoằng truyền Chánh pháp
của Như Lai. Chúng ta phải tâm nguyện hỗ trợ toàn vẹn và bình
đẳng những Tăng thân theo đúng giới luật của Thế Tôn. Trên lấy
trí tuệ làm sự nghiệp, dưới hóa độ quần sanh làm mục tiêu.
Nhưng cũng phải dùng trí tuệ sáng suốt, dõng mãnh dứt khoát
không để tình cảm lôi cuốn để lâm vào cảnh đi ngược hướng mà
đọa lạc trong ba đường ác.
-
Cần phải có ngay
một tổ chức chung cho toàn quốc Hoa Kỳ với chi nhánh thống
thuộc tại các thành phố lớn, tổ chức dưới dạng thức Cơ quan
văn hoá, xã hội Phật Giáo, không vụ lợi(A Non Sectarian
Buddhist Cultural, Social Foundation, Not-For-Profit
Corporation), của hàng ngũ cư sĩ Phật Giáo Việt Nam tại hải
ngoại đứng ngoài mọi hệ phái, tông môn để hướng dẫn mọi sinh
hoạt Phật sự cho quần chúng Phật Tử gốc Việt và mọi người con
Phật khác muốn tìm học giáo lý Phật Ðà.
-
C- Kế hoạch hoạt
động:
-
1- Ngắn Hạn & Ngay Tức Khắc:
-
Các tự viện và tổ chức Phật
giáo cần phải lập ngay những thống kê về các thành phần tuổi
trẻ gốc Việt tại mỗi địa phương hay cơ sở hoạt động của mình.
Sau khi nắm vững dữ kiện về những người trẻ này, cần thành lập
ngay một Ban Hướng Dẫn để soạn thảo một chương trình sinh hoạt
hầu đáp ứng nhu cầu của họ. Trong giai đoạn đầu cần thu hút họ
bằng những sinh hoạt vui tươi nhẹ nhàng như tập hát những bài
ca hợp với tuổi trẻ, những trò chơi lành mạnh, những buổi học
chữ Việt, những buổi cắm trại hay sinh hoạt ngoài trời..
v..v.. Sau đó sẽ hướng dẫn tiến lên trình độ cao hơn về âm
nhạc, vũ khúc, kịch nghệ, hội họa, văn chương có nội dung hợp
với tuổi trẻ trong khuôn khổ văn hóa, phong tục, đạo đức dân
tộc. Và sau cùng là những lớp học Phật Pháp căn bản.
-
Ðể dễ thu hút và
tạo sinh khí cho những lớp dạy tiếng Việt, sinh hoạt văn nghệ,
cần tổ chức các cuộc tranh đua, phát chứng chỉ mãn khóa, bằng
ban khen, giải thưởng... và nhất là triển lãm các tác phẩm do
các em sáng tạo vào những dịp lễ do cộng đồng tổ chức như Tết
Nguyên Ðán, Mùa Phật Ðản, Mùa Vu Lan, Tết Trung Thu.. v..v..
Và nếu có thể, khuyến khích, giúp đỡ phương tiện để họ tham
gia vào các hội chợ, các cuộc triển lãm do cộng đồng các sắc
tộc khác tại địa phương tổ chức, ví dụ như: Youth Fair, Asian
American Festival...
-
Cổ động các mạnh
thường quân, các thương gia giúp thành lập một Quỹ Phát Giải
Thưởng và cấp Học Bổng cho các học sinh, sinh viên Phật Tử gốc
Việt xuất sắc tại mỗi địa phương(từ cấp tiểu học, trung học
cấp 1, Tú Tài, Cử nhân).
-
Tổ chức các cuộc
tranh biện (debating contest) bằng tiếng việt, các cuộc tranh
tài bằng luận văn(Essay contest) tiếng Việt... Phổ biến kết
quả các cuộc tranh biện, những bài luận văn xuất sắc trúng
giải... bằng giai phẩm vào những dịp lễ lớn nêu trên.
-
2- Trung Tâm Văn Hóa, Xã Hội
Việt Phật:
-
Khi đã tạo được
những sinh hoạt thường xuyên trên, cần thiết lập ngay một
trung tâm văn hóa, xã hội Việt để xin trợ cấp của chính phủ
địa phương(quận, tiểu bang). Cần ghi nhận rằng chùa hay cơ sở
tôn giáo thì không được chánh phủ giúp đỡ, nhưng các Trung Tâm
Văn Hóa, Xã Hội thì có rất nhiều qũy thuộc các cơ quan chính
quyền địa phương, tiểu bang, các cơ sở văn hóa tư nhân(private
foundations) hỗ trợ qua các chương trình trợ cấp(Grants,
Cultural Funds)
-
Song song với các
chương trình văn hóa nêu trên, Trung Tâm còn có thể tổ chức
các dịch vụ để tạo lợi tức cho Trung Tâm như trung tâm giữ
trẻ(day care center), lớp dạy nghề(vacational training)..
v..v.. Những chương trình có tính cách xã hội này tạo thêm uy
tín giúp Trung Tâm dễ chứng minh hoặc xin các ngân khoản trợ
cấp của chính quyền và các cơ sở văn hóa tư nhân nêu trên.
-
Cần Tổ chức những
phòng đọc sách báo có nội dung văn hóa, phong tục dân tộc và
các kinh sách về giáo lý và truyền thừa Việt Phật để tạo cơ
duyên cho những người muốn tìm hiểu văn hóa và đạo Phật Việt
Nam.
-
3- Viện Nghiên Cứu Phật
Giáo/Trung Tâm Tu Học Việt Phật:
-
Nếu chúng ta có
thể thực hiện thành công được những sinh hoạt, chương trình,
trung tâm văn hóa nêu trên, bước kế tiếp sẽ tổ chức Viện
Nghiên Cứu Phật Giáo và Trung Tâm Tu Học Việt Phật để tạo cơ
hội cho những sinh viên, học giả gốc Việt cũng như bản xứ muốn
nghiên cứu và tu học Việt Phật. Ðể thu hút những sinh viên đại
học, Viện cần phải sinh hoạt dưới sự bảo trợ của một viện đại
học (affiliation with an University, e.g., institute for
Research and Teaching/Practicing Vietnamese Buddhism affliated
with the UCLA University in Los Angeles or University of
California in San Jose, or Berkeley... ) hay tối thiểu, tổ
chức những buổi nói chuyện về Phật Pháp tại các viện đại học
địa phương(community college) để tạo duyên với các tầng lớp
sinh viên, gieo mầm Bồ Ðề trong đại chúng địa phương.
-
4- Cơ Sở Xuất Bản và Phát Hành
Kinh Sách Việt Phật bằng ngoại ngữ:
-
Ðể hỗ trợ tài liệu giảng dạy
cũng như tạo phương tiện tài chánh để sinh tồn, một cơ sở xuất
bản và phát hành kinh sách Việt Phật sáng tác hay dịch thuật
bằng Anh Ngữ thông dụng khác như Pháp Ngữ chẳng hạn... cần
phải được tổ chức song song với Viện Nghiên Cứu nêu trên.
Trong giai đoạn đầu có thể thu xếp với nhà xuất bản Parallax
để phổ biến những kinh sách của Thiền Sư Nhất Hạnh, và các nhà
xuất bản khác như Wisdom, Shambhala, Snow Lion... về kinh sách
bằnh Anh Ngữ và nhất là những kinh sách của H.T Thiên Ân..
v..v... và dần dần khuyến tấn chư tăng cũng như các học giả
sáng tác hay dịch thuật một số kinh sách nổi tiếng thuộc
truyền thừa Việt Phật bằng Anh Ngữ hay song ngữ để hoằng
truyền chánh pháp tại các quốc độ Âu Mỹ.
-
5- Cơ Quan Truyền Thông, Hệ
Thống Tin Học(TV, Radio, Media, Internet web site):
-
Cần tận dụng một cách hữu hiệu
phương tiện truyền thông thời đại để quảng bá giáo lý và nếp
sống Ðạo Phật trên các đài truyền thanh, truyền hình, siêu xa
lộ tin học.
-
6- Hệ Thống Quán Cơm Chay:
-
Trào lưu ăn chay đang thịnh
hành trên thế giới Âu Mỹ. Cần tổ chức những cửa hàng bán cơm
chay, phần để khuyến tấn lòng từ bi theo nếp sống Phật Giáo,
phần để gây quỹ hổ trợ các cơ sở Phật giáo.
-
7- Chương Trình Giáo Dục Tình
Thương Tại Quốc Nội:
-
Trong hạnh nguyện Bồ Tát, dĩ
nhiên chúng ta không thể chỉ lo cho con em chúng ta tại các
quốc độ tạm dung, vì ngày nào chế độ Cộng Sản còn thống trị
trên đất nước Việt Nam, ngày đó nghèo đói, ngu dốt còn lan
tràn trên 70 triệu đồng bào ruột thịt tại quê nhà; vì ngu dốt
và nghèo đói là hai loại vi trùng cần thiết để nuôi sống chủ
thuyết nhân bản Cộng Sản. Một phương pháp hữu hiệu để hoá giải
quốc nạn, là chận đứng chính sách ngu dân của chế độ độc tài
thâm độc Cộng Sản, giúp cung cấp những phương tiện giáo dục
cho lớp trẻ trong nước được ăn học tối thiểu phải biết đọc,
biết viết để hiểu được quyền làm người của mình. Gác bỏ mọi
bất đồng chính kiến, không ai có thể phủ nhận được tương lai
của đất nước Việt Nam nằm trong tay những thế hệ trẻ tuổi
trong cũng như ngoài nước. Ngay cả khi chính thể Cộng sản bị
giải thể, một khối lượng đông đảo những người trẻ tuổi dốt
nát, mù chữ, là một gánh nặng vô cùng khó khăn để vượt qua
trong tiến trình xây dựng lại đất nước. Ngày nào nghèo đói và
ngu dốt còn lan tràn trên quê hương thân yêu Việt Nam, ngày đó
Cộng Sản còn đất sống!
-
Trên đây là một vài đề nghị sơ
khởi căn bản, có tính cách gợi ý để thảo luận hầu soạn thảo
một chương trình và kế hoạch hành động chung cụ thể, đầy đủ và
khả thi hơn. Tham luận viên, hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp
để hình thành một tổ chức,cơ sở, kế hoạch hoạt động hầu hoằng
truyền văn minh và văn hóa Việt Phật cho các thế hệ con em
chúng ta đang bơ vơ hụt hẫng trong cơn lốc khủng hoảng văn hóa
tại các quốc gia tạm dung. Là Phật tử, là những phụ huynh thao
thức, trước nguy cơ có thể mất mát nếp sống đạo đức, phong hóa
đã được trao truyền từ ông cha, thầy tổ qua hơn hai nghìn năm,
chúng tôi khẩn thiết kêu gọi qúy liệt vị, vì hạnh phúc của
chính mình, hạnh phúc của con em mình, dùng đức kham nhẫn và
tứ vô lượng tâm, để tạm gác qua những dị biệt nếu có về chính
kiến, về tông môn, về phương thức hành động, mà chung sức đâu
cật, kẻ công người của, người trí huệ, để cống hiến cho con em
chúng ta một môi trường thuận lợi, một hướng đi đứng đắn khả
dĩ mang lại niềm an lạc và hạnh phúc theo mô thức mà ông cha
thầy tổ đã dày công tạo dựng và trao truyền cho chúng ta đến
ngày nay. Chúng ta phải tập trung tim óc, đầu tư vào việc huấn
luyện tuổi trẻ gốc Việt, trao truyền cho họ những tinh ba của
nền văn minh và đạo đức của nếp sống Việt Phật để giúp họ có
khả năng kế thừa sứ mạng thiêng liêng gìn giữ và thăng hoa nền
văn minh và văn hóa này trong khi chờ thời cơ thuận tiện về
quang phục quê hương.
-
Hơn hai mươi năm đã trôi qua,
nước mất, nhà tan, gia đình ly tán, chúng ta đã bị quá nhiều
khổ nạn vì những chiêu bài, chủ thuyết chính trị, những trào
lưu tư tưởng ngoại lai đã làm phân hóa cùng cực tổ chức xã
hội, giá trị tâm linh của người dân Việt, đang lưu lạc dung
thân tạm bợ trên khắp năm châu, hay đang bị lưu đày ngay chính
trên quê hương mình. Ðã đến lúc chúng ta tỉnh dậy, dũng mãnh
phá bỏ mọi xiềng xích của vô minh, đạp đổ gông cùm của ý thức
hệ, tư tưởng ngoại lai, để xây dựng lại đời sống an lạc hạnh
phúc cho chính mình, cho con em của chúng ta theo ngọn đuốc từ
bi và trí tuệ mà chư Phật, chư Bồ Tát cùng lịch đại Tổ Sư đã
thắp sáng và trao truyền cho chúng ta qua suốt chiều dài lịch
sử Việt tộc.
-
Về phần các anh chị em tuổi
trẻ gốc Việt, anh chị em cần giúp chúng tôi bằng cách cố gắng
tham dự tích cực với phụ huynh trong tiến trình tạo môi trường
để anh chị em có cơ hội tìm hiểu, học hỏi, và thực tập những
nếp sống an lạc hạnh phúc theo mô thức đạo đức và kinh nghiệm
cuộc sống gia đình mà ông cha chúng ta đã tạo dựng, chứng
nghiệm và trao truyền lại cho chúng ta. Hãy kiên nhẫn với lòng
hiểu biết, khoan dung để cùng theo đuổi cứu cánh an lạc hạnh
phúc cho chính quý anh chị em, mà cũng chính là niềm an lạc và
hạnh phúc cho các đấng phụ huynh, vì không ai thương yêu anh
chị em bằng cha mẹ, anh, chị, em của qúy vị. Anh chị em phải
vô cùng thận trọng để tránh Hiện Tượng Chuối Vàng(banana
phenomenon) đã xảy ra cho các bạn trẻ Nhật Bản, Ðại Hàn trước
đây, và lần nầy có thể sẽ xảy ra cho chính anh chị em tuổi trẻ
gốc Việt.
-
Kính chúc qúy liệt vị chóng
thành công trong trọng trách vĩ đại này.
-
Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Cứu Khổ
Cứu nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
-
Om Mani Padme Hum.
-
-
Ghi Chú:
-
1- Jonh Snelling, The Buddhist
Handbook, innere Traitions international, 1991
-
2- Nanamoli, The
life of the Buddha, Kandy B.P.S 1978
-
3- Bốn Chân
Lý(Catvary Arysatyani):
-
- Khổ đế (Duhkam)-
về thân( già, bệnh, chết), về tâm(tham, sân, si), về đời sau(
địa ngục, ngạ qủy, súc sanh), bát khổ v.v...
-
- Tập đế
(Samudayah)- nguồn gốc của sự khổ
-
- Diệt đế
(Nirodhah) - đoạn trừ các sự khổ
-
- Ðại đế (
Margah)- con đường dẫn đến Niết Bàn, giải thoát (Bát chánh
đạo)
-
4- Triết lý duyên
khởi, hay 12 duyên khỏi:
-
a- Quán Thuận:
-
- Vô
minh(Avidya)
-
-
Hành(Samskarah)
-
-
Thức(Vijnanam)
-
- Danh
sắc(Namarupoam)
-
- Lục nhập
(Sadayatanam)
-
- Xúc (Sparsah)
-
- Thọ
(Vedana)
-
- Ái
(Trsna)
-
- Thủ
(Upadanam)
-
- Hữu
(Bhavah)
-
- Sanh(
Jatih)
-
- Lão tử(Jaramaranam)
-
b- Quán Ngược:
-
- Lão Tử
-
- Sanh
-
- Hữu
-
- Thủ
-
- Ái
-
- Thọ
-
- Xúc
-
- Lục nhập
-
- Danh sắc
-
- Thức
-
- Hành
-
- Vô minh
-
5- Lục Ba La Mật(Paramita)
-
- Bố thí (Dana
patamita)
-
- Trì giới (Sila paramita)
-
- Nhẫn nhục (Ksanti paramita)
-
- Tinh tấn (Viriya paramita)
-
- Thiền định
(Dhyana paramita)
-
- Trí huệ (Prajna paramita)
-
6- Bát chánh đạo
(Arystanga marga namani)
-
- Chánh kiến
(Samyakdristih)
-
- Chánh tư duy
(Samyaksamỳ kimalpah)
-
- Chánh ngữ
(Samyagvak)
-
- Chánh
nghiệp(Samyakkarmantah)
-
- Chánh mạng
(Samyagajivah)
-
- Chánh tinh tấn (
Samyagvyayamah)
-
- Chánh niệm
(Samyaksmritih)
-
- Chánh định (
Samyaksadhih)
-
7- Ngũ giới (Panca
sila)
-
- Không sát sanh
(Pranatipatadviratih)
-
- Không trộm cướp
(Adttadanadviratih)
-
- Không tà dâm
(Kamamithyacaraviratih)
-
- Không nói láo
(Mrsavadatviratih)
-
- Không dùng chất
say (rượu, ma túy) ( Madyapanaviratih)
-
8- Thập Thiện pháp
-
Thuộc thân nghiệp:
-
- Không sát
sanh(Pranatipatadviratih)
-
- Không trộm
cướp(Adattadanaviratih
-
- Không tà
dâm(Kamamithyacaraviratih)
-
Thuộc khẩu nghiệp:
-
- Không nói dối
(Mrsavadatviratih)
-
- Không nói thêu
dệt(Sambhinnapralapatprativiratih)
-
- Không nói lưỡi
hai chiều(Paisunyatprativiratih)
-
- Không nói hung
ác(Parusyatprativiratih)
-
Thuộc ý
nghiệp:
-
- Không tham lam
(Abhidhyayahprativiratih)
-
- Không sân hận,
tức giận(Vyapadatprativiratih)
-
- Không si
mê(mithyadrstehprativuratih)
-
9- Carl GustavJung
(1875-1961) of Zurich
|