Sự Sùng Bái Trong Dân Gian
NHỮNG BẰNG CHỨNG ÐƯỢC GHI Lại
Tác Giả: D. C. Ahir
Dịch Giả: Trần Ðức Phi Bằng
(tiếp theo kỳ trước và hết)
--o0o--
 
Một câu trong động Ðại sảnh số 6 trong nhóm Genesha Lena nói:
- Một động Ðại Sảnh được hiến dâng như là vật cúng dường do người Sulasadata ưu tú, con trai của Hairanyaka ở Kalya.[113]
51 câu[114] trong các động Kanheri gần Bombay cho thấy số lớn những thí chủ là từ những thành phố Kalayan(7)[115], Sopara(2)[116], Chaul(2)[117] và Nasik(1)[118] ở Mahharashtra. Có một thí chủ từ Dhenukakata(Amaravati )[119] cũng ở Andhra Pradesh. Những tín đồ tại gia là Swamidata, một người thợ vàng, thương gia Dharma, con trai của Shivamitra, cùng với Bhdhaka và gia đình, một người con trai của thương gia Vishnuandin; một vị ni là Damila, và Nada, một người thợ rèn. Những thí chủ đến từ Sopara là Swamika, một thương gia là Nagapalita, một người buôn bán ngọc và giảng sư Swtamitra. Trong số những thí chủ khác là Nakanaka; Gajiasena và Gajimita; Khadarki; Sivapalataanika; Satareka; Samika; Sulasadata; con trai của Rohanamita; isipala, con trai của Golanaka; Aparenu, con trai của Nanda; Nada, Nagamalanika, một người Maharathini; Nandanika, và Nana. Trong những thí chủ nầy là năm vị thương gia, hai vị thủ quỹ, một vị buôn ngọc, một vị y sĩ, một thợ rèn, hai người hoàng tộc, bốn Tăng sĩ Phật giáo và ba ni cô.
Trong những câu ở Kanheri một số tên của những tu sĩ cư sĩ tại đó[120]cũng được lưu giữ. Các vị đó là Achala; Bodhika; một vị Bodhika khác, đệ tử của Utra Semula; Gahala; Kanha; Mitraabhuti Dharmapala; Vijayamita Ananda; và những vị ni Gajasena; Gajamita; Lanaka; và Samidata. Những phái Aparashaila và Dharmottariya cũng được đề cập đến trong những câu ở Kanheri.
Một trong những câu ở Kenheri nói về sự thiết lập ngôi chùa tại Kalyan, một thành phố buôn bán phát triển lúc bấy giờ. Vị thí chủ nói [121] rằng ông cúng dường ngôi chùa hai buồng và một phòng ăn cạnh trong ngôi chùa ở Kalyan trong Gandharikabhami và cúng một số vốn cho những vị ở một ngôi nhà tại Mukadasivayiva. Lại cột câu khác ở Kanheri đề cập đến những sự cúng dường của một tín đồ cho chùa Ambalaka ở Kalyan[122].
Có 23 câu [123] trong các động Karta, phần lớn những câu nầy là ở điện Ðại Sảnh lớn nhất do một người Bhutapala, một thương gia từ Vaijayanti, một thành phố được nói ở trên bờ sông Varada ở miền Bắc Kanata (Karnataka) kiến lập. Câu chữ như sau[124]:
- Seth Bhutapala từ Vaikayanti đã thiết lập một khu nhà đá khu nhà tuyệt vời nhất ở Jambdvipa (india).
Theo những câu, những trụ của ngôi Ðại Sảnh nầy do Maharathi Agnimitranaka, con trai của Goti, cúng dường; giảng sư Satimita của phái Dharmottarya từ Sopara; Sihadaya, một người Yavana từ Dhenukakata(Amaravati trong Andhra Pradesh); và Dhamma cũng từ Amaravati. Những thí chủ từ những địa phương khác là Sihadata, người bán nước hoa; Bhayaila, mẹ của Mahadevanaka; Simila con trai của Venuvasa; và Sigutanika, vợ của Ushavanaka. Những thí chủ khác là một vị tăng tên Buddharakhita và một vị ni tên Kodi, mẹ của Bhunika.
Việc xây dựng ở Kale của những tín đồ địa phương do Maharati Somadeva trong nhóm Okhalakhiya hướng dẫn. Sự cúng dường bằng đất do Somadeva cũng được ghi lại. Usavadeva, rễ của Nahapana cũng hiến đất để dùng vào việc bảo trì những động Phật giáo ở Kale.
Việc Ðại Chúng Bộ phát triển mạnh tại Kale được chứng tỏ trong hai câu[125] ở đây, một ghi lại sự cúng dường của làng Karajaka do Gautamiputra Satakarni cho chư tăng ở các động Valuraka để bảo trợ cho phái nầy; và một câu khác trong thời gian đó ở Vasistiputra Siri Pulumayi ghi sự cúng dường một Ðại Sảnh chí phòng cho các vị Mahasanghika( Ðại Chúng Bộ)66 động, gần thị trấn Karad, chỉ có một câu chữ[126]. Câu nầy đề cập đến sự cúng dường của Sanghamitra, con trai của Gopala. Có 3 câu[127] trong các động ở Kol, một làng ở hướng Ðông Nam của Mahad. Những thí chủ của những động nầy là Sivadata; Damasiri, vợ của ông; và Sangharakhita, con trai củ Gahapati, ở làng Aghatakarasha. Một thí chủ khác là một chủ ngân hàng. Những động Kodane, cách 33 cây số về hướng Bắc của Lonavia, chỉ có một câu chữ[128. Thí chủ là Balukena hay Valaka, học trò của Kanha. Những động Kondivite, cũng được gọi là những động Mahakali, gần Bombay, cũng có một câu[129]. Thí chủ là một vị Ưu bà tắc ở Gautamgotra.
Có 25 động ở Kuda, một làng nhỏ ở mặt Ðông của phía Bắc thung lũng Murud Janjira trong vùng Nam Konlan. Những động Kuda có 30 câu[130]. Một trong những thí chủ nổi bật ở Kuda là gia đình của Slasadata phục vụ trong Mahaboja Skandapalita. Hai người Mahaboja khác là Mamdava Khandapalata, con trai của Mahaboja Sadgeri Vijaya; và Vijayanika, con gái của Mahaboja Sadakara Sudamasana. Trong số những thí chủ khác là: Một người chủ ngân hàng, một người buôn sắt, một người làm vườn, một nhà văn, một y sĩ, một người bán hoa, một đại thần, và những tăng, ni Phật Giáo. Có một câu như sau:
- Ðây là sự cúng dường của Khất sĩ Sakya ... nguyện đem công đức nầy hồi hướng trí tuệ vô thượng, trước cho cha mẹ, thứ đến cho tất cả chúng sanh[131].
Trong số 27 câu[132 ở Nasik, những câu của hoàng gia trong các động số 8, 3 và 15 của Nahapana, Gautamiputra và Sriyajna Satakarni theo thứ tự ở vào khoảng năm 100, 130 và 180 sau Tây lịch là những chữ khắc lịch sử quan trọng nhất trong nhữmg thời kỳ Satavahana.
Câu đầu thuộc thời kỳ Satavahana ở Nasikarni ở Nasikn đề cập đến triều đại Krisna, vị vua Satavana thứ hai cai trị vào thế kỷ thứ hai trước Tây lịch. Về sau, quân Kasahata chiếm đóng vùng Nasik Kale vào thế kỷ thứ nhứt sau Tây lịch. Usavadata, con trai của Dinika và con rễ của Mahakshatrpa Nahapana, làm thủ lảnh Nasik Trong thời kỳ nầy cho ta thấy là một ân nhân lớn của công đồng Phật Giáo tại Nasik. Một số câu[133] do ông làm ra trong động số 8 ở Nasik, cho chúng ta biết về sự những động mới cũng như những sự cúng dường của ông và gia đình cho Tăng già Khất sĩ.
Vùng Nasik Kale được vị vua Satavahana thứ 23 là Gautamiputra Siri Satakarni tái chiếm một lúc nào đó trong khoảng thời gian(106-130) sau Tây Lịch. Hoàng Hậu Gotami Balasiri, mẹ của vua Gautamiputra Satakarni, tỏ lòng biết ơn Ðức Phật, làm những sự cúng dường cho cộng đồng Phật Giáo ở Nasik. Các câu trong động số 3 của Gautamiputra Satakarni, mẹ của ông là Hoàng Hậu Balasiri và người con trai kế vị của Ông là Vaaiariputra siri Pulumayi cho ta thất rõ ràng sự ủng hộ của giới vương giả. Những câu[134] của vị vua hùng mạnh cuối cùng của triều đại Satavahana, vua Yajnasri Satakarni(166-196 sau Tây Lịch) cũng tìm thấy trong động số 15 ở Nasil.
Những câu cũng còn cho thấy rằng dân chúng ở Nasik và những làng chung quanh gắn bó sâu đậm với đời sống các tăng sĩ Phật Giáo ở những động Nasik. Một số thí chủ từ thành phố Nasik và những làng chung quanh được nhận ra trong các câu nầy[135] Một câu ở động số 10 nói rằng:
- Một thương gia đưa tiền cho dân trong thị trấn để cung cấp đồ che cho những nhà tu khổ hạnh sống ở đây trong mùa mưa.
Ba câu[136] ở Mahad cách Bombay 205 cây số về hướng Nam trên con đường Bombay Goa đề cập đến những sự cúng dường của Hoàng Tử Krishnabhoja Vishnupalita; và Vadsiri, vợ một chủ ngân hàng. Cũng có một sự hiến cúng một nông trại cho Tăng Già xử dụng. Có hai câu[137] trong các động ở Nadsur, một làng ở phía Ðông Bắc của Mahad. Những vị chủ của những động nầy là: một người Godata, cong trai của Shavagonaka; Mita, Sagharakhita, và Thupasakha.
Những động Patalkhora, cách Aurangabad 78 cây số trên con đường đi đến Chalisgaon, có bảy câu[138]. Những thí chủ của những động nầy là các con trai của Sanghaka từ Paithan, gia đình của người bán nước hoa tên Mitradeva từ Paithan; Mrigha, con trai của Vachi; một bác sĩ  hoàng gia, con gái của ông ta là Datta và con trai là Dattaka; và Krishna, con trai của Samsa từ Dhenukakata (Amaravati) trong Adhra Pradesh.
Những động ở Shelarwadi, cách Pune 24 cây số về phía Tây Bắc, có hai câu. Câu đầu tiên[139] đề cập đến sự cúng dường một động do Simhagupta, vợ của một chủ nông trại và chủ gia Rishabha ở Dhenukakata( Amaravati ở Andhra Pradesh) cùng với con trai là Nanda. Câu thứ hai[140] nói về sự hiến dâng một Ðại Sảnh do ni cô Ghopaki, con gái của Sagha và là học trò của Ðại Ðức Simba.
Phật Giáo phổ cập vào quần chúng đến mức độ như thế nào trong giai đoạn mà những câu chữ bao trùm cũng được Ông R.G. Bhandarkar nói đến:
- Giao đoạn mà chúng ta đang nói đến (từ khởi đầu thế kỷ thứ hai trước Tây lịch đến sau thế kỷ thứ tư sau Tây lịch) không có dấu vết gì để lại của một công trình xây dựng hay điêu khắc được xử dụng trong đạo Bà La Môn. Dĩ nhiên, đạo Bà La Môn có mặt và có thể, trong thời kỳ đó, đang được phát triển để có hình thức mà nó có trong giai đoạn về sau. Nhưng chắc chắn tôn giáo nầy không giữ một địa vị nổi bật, và Phật Giáo được đám đông rộng lớn quần chúng từ những vị vương tử cho đến những người thấp kém nhất nương theo.
Bằng chứng của Ngài Pháp Hiển
Mức độ phổ cập trong quần chúng của Phật giáo cũng được chứng minh trong những di bút còn để lại đến ngày nay do một vị tăng và là một nhà chiêm bái Trung Hoa đầu tiên, ngài Pháp Hiển, rời Trung Hoa vào năm 399 sau Tây lịch để tìm kiếm Phật Giáo chân thật và đã đi từ Trung  Hoa, qua sa mạc Gobi, đến tận Hindu Kush và vào Ấn Ðộ qua Afghanistan vào năm 406. Ở Banu, ngài thấy ba ngàn Tỳ Kheo thuộc phái Theravada(Thượng Tọa). Ở Peshawar, ngài Pháp Hiển thấy ngôi chùa lớn do vua Kanishka(Ca Nhị Sắc Ca) xây cất. Ngài nói về ngôi chùa nầy:
- Trong tất cả các chùa và đền thờ mà các nhà hành hương thấy, không có cái nào có thể so sánh với ngôi chùa nầy về sự rộng lớn và tráng lệ, và truyền thống nói rằng trong các chùa trên thế giới, ngôi chùa nầy được xếp vào hạng nhất.>
 Từ Peshawar, ngài Pháp Hiển tiếp tục đi và sau khi qua sông indu, ngài vào Punjab. Ngài viết[141]:
- Qua sông những người hành hương đến một xứ tên là Bhida (trong Punjab), ở đó Ðạo thịnh hành cả về Ðại Thừa cũng như Tiểu Thừa. Khi người trong xứ thấy những tăng sĩ từ Trung Hoa đến xứ họ, họ rất xúc động, nói: Làm sao những người ngoại quốc có thể biết được rằng từ bỏ gia đình là cốt tủy của Ðạo chúng ta, và đi đến xứ xa để tìm kiếm Tôn Giáo. Rồi họ cho những người hành hương những vật cần thiết, và tiếp đãi theo lễ nghi Tôn Giáo.
Băng qua Punjab, nơi Ngài thấy nhiều ngôi chùa với gần mười ngàn tăng sĩ, Pháp Hiển đi đến Mathura. Ở đây Ngài thấy 20 ngôi chùa, với khoảng ba ngàn tu sĩ, trên bờ sông Jamuna. Ngài nói[142]:
- Ðạo rất quảng bá ở đây, và tất cả các vị vua của các nước đến miền Tây sa mạc là những tín đồ trung kiên. Khi các vị vua nầy cúng dường cho chư tăng, họ lấy nón xuống, và cùng với gia đình và các quan chức trong triều, đích thân phục dịch các vị tăng sĩ lúc ăn. Khi bữa ăn hoàn tất, họ trải thảm trên nền nhà, và ngồi xuống đối diện vị chủ tịch không dám ngồi trên ghế khi có sự hiện diện của chư tăng.
Nhìn qua đời sống tu viện, Ngài Pháp Hiển nói[143]
- Các tăng sĩ bận rộn công tác từ thiện, và trì tụng lễ bái, hay ngồi  thiền. Khi những tăng sĩ du phương đến, những tăng sĩ thường trụ lớn tuổi ra tiếp đón họ và mang cho họ y phục và bát, cung cấp cho họ nước rửa và dầu thoa chân, và thực phẩm lỏng được dùng ngoài giờ. Khi những du tăng đã nghỉ ngơi, các tăng sĩ sẽ hỏi họ xuất gia bao lâu và địa vị của họ, và sau đó mỗi tăng sĩ sẽ được cung cấp một phòng và phòng ngủ, theo qui luật của Ðạo.
Ngài Pháp Hiển nói thêm[144]
- Các vị Ni cúng dường ở chùa Ananda, bởi vì chính Ngài xin Ðức Thế Tôn cho phép nữ giới xuất gia. Các vị tu sĩ tập sự của hai giới cúng dường ngài Rahula (con trai của Ðức Phật). Những vị Thầy dạy A Tỳ Ðàm(Luận sư) cúng dường A Tỳ Ðàm; các vị Luật Sư cúng dường Luật; một năm có một lần như thế, và mỗi giáo phái có một ngày đặc biệt riêng. Khi các tăng sĩ nhận danh phận hàng năm, trưởng lão, thượng toạ hay những danh phận khác, mỗi người mang những đồ y phục và vật dụng mà các vị Sa môn cần, và phân phối trong tăng chúng, các vị này cũng biếu tặng phẩm cho nhau.
Sau đó, Ngài Pháp Hiển thứ tự viếng Sankasya (Kapitha), Aydya, Sravasti, Kapilavastu, Kushinagar, Vaisali, Pataliputra, Rajagraha, Nalanda, Sarnath, và Kausambi. Tất cả những nơi nầy lúc bấy giờ là những trung tâm Phật Giáo. Ở Sankasa (Sankisa), Ngài Pháp Hiển thấy có vào khoảng 1,700 tăng và ni; ở Kanauj (Kanyakubja) có hai ngôi chùa; ở Sravasti, Ngài Pháp Hiển thấy các tháp, một cái đã sụp đổ, và nhiều nơi có dấu vết thiêng liêng của Ðức Phật. Ở Jetavana, Ngài được chư tăng đón tiếp với sự ngạc nhiên lớn. Ở đây Ngài thấy ngôi chùa do Anathapindaka xây dựng với cửa hướng về Ðông, và mỗi bên có một trụ đá; trụ đá bên trái có trên đầu hình một bánh xe, và trụ đá bên phải một con bò đực. Ngài nói thêm[145]:
- Nước trong ao trong trẻo, những cây tre lá tốt tươi, với bông hoa đủ màu, thật tráng lệ và người ta gọi là Chùa Vườn Vàng.
Ở Kushinagar, Ngài thấy dân chúng ít và ở rải rác, và chỉ liên hệ với nhà chùa. Ở Vaisali, Ngài Pháp Hiển thấy một số chùa được dựng ở nơi đã xảy ra Kỳ Kết Tập lần thứ hai sau khi Ðức Phật Ðại Niết Bàn khoảng 100 năm.
Từ Vaisali, Ngài Pháp Hiển đi đến Pataliputra, ở đây Ngài thấy cung điện của vua Ashoka, với nhiều phòng, vẫn còn đó và nhiều ngôi chùa. Ngài nói:
- Bên cạnh ngôi chùa của vua Ashoka, một ngôi chùa của Ðại thừa được xây dựng, có hình dáng rất hùng vĩ; và cũng có một ngôi chùa của Tiểu Thừa, cả hai ngôi chùa có tổng cộng từ 6 đến 7 trăm tăng sĩ, trang nghiêm và từ tốn, mỗi người ở trong cương vị của mình, gây ấn tượng khi  nhìn[147]. Ngài Pháp Hiển rất mực tán dương xứ Maghada và dân chúng ở đây. Ngài nói[148]:
- Trong tất cả các nước ở Trung Ấn, nước nầy có những thành phố và thị trấn lớn nhất. Dân chúng giàu có và thịnh vượng và đua nhau làm việc từ thiện và bổn phận đối với láng giềng của mình. Ðều đặn mỗi năm, vào ngày tám tháng hai, họ làm một chiếc xe bốn bánh có năm từng bằng cách đan những cây tre vào nhau, và các từng được giữ bằng những cây trụ có dạng cây kích hình lưỡi liềm. Chiếc xe cao trên 20 bộ, có hình dạng giống như ngôi chùa; và nó được che màn bằng loại len màu trắng, sơn vẽ nhiều màu. Họ làm hình của các vị trời, trang hoàng với vàng, bạc, và bột làm bằng ngọc, và với những biểu ngữ và màn bằng lụa ở trên đầu. Ở bốn bên, họ làm những chiếc tổ với một Ðức Phật đứng bên trong và một vị Bồ Tát đứng hầu. Có thể có đến 20 xe, tất cả đều trang trí đẹp đẽ và khác nhau. Trong ngày nầy, tất cả các tu sĩ và cư sĩ tề tựu; ca hát và chơi nhạc cao cấp, tất cả mọi người cúng dường hoa và hương.
            Rajagriha, Ngài Pháp Hiển thấy ngôi chùa nổi danh Venuvana với các tăng thường trú cũng như một ngôi chùa khác và một số tháp do tín đồ nhiều địa phương có liên hệ với Ðức Phật xây dựng. Sau đó Ngài Pháp Hiển đi đến Bồ Ðề Ðạo Tràng. Ngài viết:
- Nơi Ðức Phật thành Phật, có ba ngôi chùa, mỗi nơi đều có chư tăng thường trú, các ngài nhận của cúng dường phong phú từ quần chúng, không có hạn chế. Hạn định mà theo đó, khi Ðức Phật còn tại thế, tăng chúng tuân giữ các nguyện và giới luật, và oai nghi trong khi ngồi xuống, đứng lên, và đi vào chúng, vẫn còn được giữ cho đến ngày nay[149].
Từ Bồ Ðề Ðạo Tràng, Ngài Pháp Hiển đi đến Sanath. Ngài nói:
- Có hai ngôi chùa trong rừng nai, cả hai đều có các tăng thường trú.
Ngài nói thêm[150]:
- Những ngôi chùa được xây dựng ở tất cả các nơi sau đây: Nơi 5 vị, khi Ðức Phật đến, đứng lên và chào ngài, nơi cách 60 bước về phía Bắc, Ðức Phật ngồi quay mặt về phương Ðông và bắt đầu dạy giáo Pháp và độ Kaundinya(Kiều Trần Như) và những người khác, tất cả là năm người... Sau đó ngài Pháp Hiển đi đến Kausabi. Ngài nói[151]:
- Có một nơi thờ phụng ở đây, có tên là Vườn Ghochiravana (Ghostiarana), có lần Ðức Phật đã lưu tại đây, và ở đây vẫn còn các tu sĩ đa số thuộc Tiểu Thừa.
Từ Benares(Varanasi), Ngài Pháp Hiển trở về lại Pataliputra và lưu tại đây 3 năm để học tiếng Pali và Sanscrit, và sao chép Kinh điển mà Ngài sẽ mang về Trung Hoa. Sau đó, Ngài đi đến Tamluk, một hải cảng trên cửa khẩu Hooghty, và lưu tại đây 3 năm sao chép kinh điển và vẽ tranh ảnh. Trong xứ nầy, Ngài nói[152] có 24 ngôi chùa, tất cả đều có chư tăng thường trú, và Phật Giáo rất hưng thịnh.
Từ Tamluk, Ngài Pháp Hiển đi thuyền đến Sri Lanka vào năm 411 sau Tây lịch và rồi về Trung Hoa bằng đường biển vào năm 414.
Quan sát của Ngài Huyền Trang
            Ngài Huyền Trang, nhà hành hương thứ nhì nổi tiếng của Trung Hoa, đến Ấn Ðộ khoảng 230 năm sau Ngài Pháp Hiển, là một nhà quan sát rất tinh tế và để lại cho chúng ta một tài liệu giá trị nhất về Ấn Ðộ nói chung và về Phật Giáo nói riêng, tôn giáo mà Ngài ở trong đó. Ngài Huyền Trang rời Trung Hoa vào năm 629 sau Tây lịch, lúc Ngài 26 tuổi, và đi cùng con đường mà Ngài Pháp Hiển đã đi qua, ngang qua Trung Á, sa mạc Gobi và vùng núi Hindu Kush. Vì Ngài không được phép của Hoàng Ðế, Ngài đi bí mật trong lãnh thổ Trung Hoa, ban ngày ẩn trốn và đi vào ban đêm. Khi đi ngang qua Turfan, vương quốc đầu tiên ở Trung Á, Ngài Huyền Trang được vua nước nầy là một Phật tử thuần thành tiếp rước. Vua Turfan, sau khi cố gắng mà không giữ được Ngài Huyền Trang lưu lại tại đây, cho một đội hộ tống đi theo Ngài. Từ Turfan, Ngài Huyền Trang tiếp tục cuộc hành trình, và sau khi vượt được Hindu Krush, Ngài đi đến Bamiyan thuộc Afghanistan. Vào lúc đó, hầu như cả khu vực Trung Á đều là Phật Giáo và Ngài Huyền Trang đã thấy có hàng trăm ngôi chùa với hàng ngàn tu sĩ ở Turfan, Kara shahr(Kashgar), Kucha và Bactria. Ở Bamiyan, Ngài thấy có mười ngôi chùa với khoảng 1,000 vị tăng. Ngài cũng thấy hai tượng Phật khổng lồ tạc ở núi. Ở Kapisa, Ngài thấy có khoảng 100 ngôi chùa và khoảng 6,000 tăng. Từ Bamiyan, sau mùa hè năm 630, Ngài Huyền Trang đi đến Nagarahara, Jalalabad ngày nay, ở Afghanistan. Từ đây, Ngài bắt đầu đi vào Ấn Ðộ. Từ Nagarahara, Ngài Huyền Trang đi đến Peshawar[153] (Purashupura), thủ đô của Gandhara, ở đây Ngài thấy vào khoảng 1,000 tăng xá bỏ trống và tàn phế. Tuy nhiên ngôi Tháp Lớn của Kanishka vẫn còn đứng đó. Theo Ngài, có 18,000 tu sĩ ở Udayana[154](Thung Lũng Swat) và 10,000 tu sĩ ở Sind[155]. Tuy nhiên, ở Takshashila (Taxila) Ngài thấy nhiều ngôi chùa tàn phế với rất ít tăng chúng[156].
Từ Taxila, Ngài Huyền Trang đi đến Kashmir trong tháng năm tháng sáu năm 631 và lưu lại đây hai năm trước khi tiếp tục đi đến Jalandhar ở Panjab. Dưới đây là biểu đồ ngắn gọn[157] về tăng sĩ và chùa Phật Giáo mà Ngài Huyền Trang đã gặp thấy trong khi Ngài du hành từ Kashmir đến Kanyakumari từ năm 631 đến năm 643.
Ngài Huyền Trang cũng cho chúng ta tài liệu đáng chú ý về các trường Phật Giáo và Giới luật trong Tăng già. Ngài nói[158]:
- Các trường phái luôn luôn mâu thuẫn, và những phát biểu tranh luận của họ nổi lên giống như những con sóng lớn trong biển. Có 18 bộ phái, mỗi bộ phái đều cho mình là ưu việt. Những người theo phái Ðại Thừa hay Tiểu Thừa vui lòng đứng bên ngoài. Có một số người hiến mình vào sự chiêm nghiệm tĩnh lặng, hoàn toàn quay vào mình, hoặc bộ hành, hoặc đứng yên hoặc ngồi, để đạt được trí tuệ và nội chiếu; những người khác, trái lại, khác với những người nầy, tranh luận huyên náo về tín ngưỡng của mình. Tùy bộ phái, họ giữ những giới luật khác nhau.
Vào thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch, một số chùa đã trở thành những trung tâm học tập lớn. Những trung tâm quan trọng nhất trong số đó là Valabhi ở Gujarat và Nalanda ở Bihar. Chùa lớn phổ cập hơn và đã phát triển thành một trung tâm Phật học và văn hóa thế giới. Trong danh sách có đến 10,000 sinh viên từ Ấn Ðộ và nước ngoài. Ngài Huyền Trang, đã học 5 năm ở Nalanda, nói[159]:
- Tăng chúng, thuộc tu viện hay những người từ bên ngoài luôn luôn có tới 10,000, tất cả đều học Ðại Thừa, và cũng học(các tác phẩm) của 18 bộ phái, và chẳng chỉ vậy, ngay cả những tác phẩm thông thường như các sách Veda và những sách khác, Hetuvidya(luận lý), Sabdavidya(văn phạm), Chikitsadiya(thuốc), những sách huyền thuật (Atharvaveda), Sankhya(Số luận), bên cạnh những sách nầy họ còn khảo cứu các sách tạp. Có 1,000 người có thể giải thích 20 bộ Kinh và Luận; 50 người giải thích 30 bộ và có thể có 10 người, gồm cả Vị Pháp Sư, có thể giải thích 50 bộ. Chỉ có Silabhadra là nghiên cứu và hiểu tất cả. Ðức hạnh siêu việt của Người và tuổi tác lớn làm cho Ngài được coi như vị trưởng trong cộng đồng.
Vào năm 643 sau Tây lịch, Ngài Huyền Trang tham dự hai cuộc hội họp lớn do Ngài Harsha triệu tập, lần đầu tại Kanauj để tôn vinh vị khách ưu tú, và lần thứ hai tại Prayag(Allahabad), một cuộc hội họp định kỳ mỗi 5 năm, tại đây nhà vua trao tặng nhu yếu phẩm cho mọi người. Ngài Huyền Trang trở về vào năm 644, đi ngang qua Punjab bằng con đường Jalandhar và Taxila, theo cùng con đường ngang qua Hindu Kush qua các nước Trung Á. Ngài về đến Trung Hoa vào mùa Xuân 645 và được dân chúng trong nước đón tiếp long trọng. Ngài đem theo về Trung Hoa những Kinh sách sau đây[160]:
1- Một trăm hai mươi bốn kinh Ðại Thừa.
2- Những tác phẩm khác tất cả đến 520 cân, chở trên hai mươi con ngựa.
Ngài Huyền Trang để hết quãng đời còn lại của Ngài trong chùa, đặc biệt xây cho Ngài và những dịch giả đồng sự của Ngài ở kinh đô Trung Hoa. Khi ở chùa Từ Ân ở Trường An, Ngài Huyền Trang có trao đổi thư từ[161] với sư trưởng chùa Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng trong những năm 652-654. Khởi đầu là Ngài Prajna-deva, tu viện trưởng chùa Ðại Bồ Ðề, viết lá thư đầu tiên nhờ một sứ giả mang qua Trung Hoa. Lá thơ nầy đến tay Ngài Huyền Trang vào năm 652. Trong lá thơ Ngài Prajna-deva viết cho Ngài Huyền Trang những lời như sau:
- Maha-Sthavira Prajna-deva nổi danh ở chùa Ðại Bồ Ðề ở Vajrasana(nơi Ðức Gautama thành Phật) của đấng Thế Tôn vi diệu và lành tốt gởi những lời thăm hỏi đến Ngài Moksh-acharya của nước Ðại Trung Hoa người đã đạt được sự thông hiểu vi tế Tam Tạng vô lượng, và cầu mong Ðại Ðức sức khỏe và an vui.
            Tôi Tỳ Kheo Prajna-deva, có soạn một tán ca xưng tụng năng lực siêu nhiên lớn lao của đức Phật, cũng như các kinh và luận, và giá trị tỷ giảo của Phật Pháp. Tôi nhờ Tỳ Kheo Dharma-dirgha mang sang cho Ngài.
Ngài Jnana-Prabha uyên thâm ở đây cũng gởi lời thăm Ngài, và Ưu bà Tắc Surya-labdha cũng chào Ngài. Chúng tôi chung nhau gởi biếu Ngài hai cuộn vải bông trắng để tỏ lòng trìu mến. Vì đường sá xa xôi, chúng tôi mong Ngài nhận chúng không chê sự nghèo nàn.
Nếu Ngài cần kinh điển gì, xin gởi một danh sách, chúng tôi sẽ sao lại và gởi cho Ngài.
Kính chào Ngài Mokssh-acharya.
Ngài Huyền Trang trả lời lá thơ nầy bằng hai lá thơ, một cho Ngài Prajna-deva và một cho Ngài Jnana-prabha. Trong lá thơ trước vào khoảng tháng 2 năm 654, Ngài Huyền Trang soi một ánh sáng có giá trị về lý do tại sao các học giả Phật giáo tranh luận trong triều đình vua Harsha, trước quần chúng. Ngài viết:
- Tỳ Kheo Huyền Trang của nước Ðại Ðường xin gởi thơ nầy đến Ðại Ðức Tam Tạng Pháp Sư Prajna-deva của chùa Ðại Bồ Ðề.
Thưa Ðại Ðức, đã lâu lắm từ ngày tôi ra đi, làm cho tôi tăng thêm nhớ mong và ngưỡng mộ Ngài. Việc không giao tiếp giữa chúng ta càng để lại sự khao khát nhớ mong không nguôi.
Tỳ Kheo Dharma-dirgha đến đây với lá thơ đầy sự lân mẫn của Ngài làm cho tôi vui sướng. Cũng có hai cuộn vải bông mịn và một bản sao tán ca. Tôi cảm thấy bối rối vì đức hạnh của mình không xứng đáng với tấm lòng lân mẫn đó.
Tôi có thể tưởng tượng Ngài đã hiểu thấu giáo lý của các phái như thế nào, nghiền ngẫm tất cả các kinh điển, giương ngọn cờ chánh pháp, hướng dẫn những người lệch hướng vào con đường đúng, và đánh lui những vị giảng sư không hợp(Với chánh pháp). Ngài chắc chắn giữ vững tinh thần của Ngài trước các bậc vương giả, và ca ngợi hay phê bình theo ý muốn trong nhóm người tinh hoa. Tất cả những điều đó đem đến cho Ngài niềm vui cao cả.
Về phần tôi, sự thiếu khả năng của tôi đi cùng với sự xuống giốc của sức khỏe. Tất cả những điều nầy làm tăng thêm lòng luyến tưởng khi nhớ đến đức hạnh của Ðại Ðức.
Trong thời gian tôi lưu trú tại nước Ngài, tôi có vinh dự được gặp Ngài. Trong cuộc hội nghị Kanyakubja, chúng ta cũng đã tranh luận và đưa ra những quan điểm của chúng ta trước sự hiện diện của các vương tôn và hàng ngàn tín đồ. Một người trong chúng ta trình bày những giáo lý Ðại Thừa, người kia chủ trương mục đích của Tiểu thừa. Trong khi tranh luận, những lý lẽ của chúng ta không tránh khỏi trở thành sôi nổi. Với mục đích bảo vệ chân lý, chúng ta đã ít quan tâm đến cảm tưởng cá nhân. Do đó, đã có những va chạm. Nhưng khi cuộc tranh luận chấm dứt, chúng ta không có gì sai quấy với nhau. Giờ đây, Ngài nhờ sứ giả gởi sang lời xin lỗi về việc đã qua. Thật Ngài quá tỉ mỉ.
Ngài, vị thần thánh, hiểu biết sâu xa, lời nói hùng biện, vững chải trong đức tin, và cao cả trong sự hành trì. Ngài rộng lớn hơn cả nước trong hồ Anavatapa, và trong sạch hơn ngọc ma ni. Ngài là mẫu mực noi theo cho đàn hậu học mà trong đó Ngài giống như một người khổng lồ.
Tôi cầu mong Ngài làm được tốt nhất trong việc xiển dương truyền thống cao thượng và gieo rắc giáo pháp chân thật.
Giờ đây nhân có sứ giả trở lại Ấn Ðộ, tôi xin gởi lời thăm hỏi chân thành và tình cảm là biểu hiện lòng biết ơn của tôi. Ðiều đó không đủ nói lên cảm tưởng sâu đậm của tôi với Ðại Ðức. Tôi hy vọng Ðại Ðức hiểu cho.
Khi tôi trở về từ Ấn Ðộ, tôi mất một ngựa kinh điển ở sông Sindhu. Tôi kèm theo đây danh sách và xin được gởi cho tôi. Ðó là món quà nồng hậu.
Trong lá thơ thứ hai cũng vào tháng 2 năm 654 gởi Ngài Jnana-prabha, Ngài Huyền Trang tỏ lòng kính trọng đến Ngài Silabhadra, thầy của Ngài ở Nalanda và là viện trưởng Ðại Học nầy. Ngài viết:
- Tỳ Kheo Huyền Trang của nước Ðại Ðường xin gởi thơ nầy đến Ngài Jnana-prabha, Ngài Tam Tạng Pháp Sư của Magadha ở Trung Ấn.
Hơn 10 năm đã trôi qua từ khi tôi chia tay Ngài. Niềm nhớ tưởng của tôi đối với Ngài tăng lên với thời gian, vì chúng ta cách nhau quá xa, và sự khó khăn về liên lạc giữa đôi bên.
Khi Tỳ Kheo Dharma-dirgha đến đem theo sự hỏi thăm đầy lân mẫn của Ngài và tin tức về sức khỏe tốt đẹp của Ngài, cảnh tượng (trong trí nhớ) mở ra trước mắt, và hình ảnh của Ngài hiện ra. Tôi không thể diễn tả sự bất thần lúc ấy.
Trong những năm trước sứ giả của chúng tôi từ Ấn Ðộ trở về nói với chúng tôi rằng Ðại Sư Dharmakara gởi lời thăm tôi khi Ngài đang hấp hối. Nghe việc nầy, tim tôi như bị đâm sâu, và vết thương đó không thể lành được. Ôi, việc đó giống như con thuyền bị lật trong dukkha-sagara hay vị trời mắt không còn ánh sáng. Tại sao sự đau đớn về mất mát đến với chúng ta sớm quá vậy!
Ðại Sư Dharmakara đã trau giồi đức hạnh trong quá khứ, và đã tích lũy công đức lâu đời. Vì vậy Ngài đã có một bản chất điều hòa và cao thượng và tài năng xuất chúng không ai sánh. Ngài làm hưng phấn ngọn đuốc trí tuệ và giương lại ngọn cờ chánh pháp. Ngài dập tắt ngọn núi lửa không chính thống và chận lại giòng xông tà ngụy không cho dâng cao. Ngài hướng dẫn những du khách kiệt sức đến kho tàng tâm linh, và mở ra cảnh tượng mới cho những ai đã đánh mất phương hướng. Ðồng thời Ngài là biển lớn và núi cao, và một cột trụ lâu đài chánh pháp. Ngài hoàn toàn thông thạo pháp của các tông phái của Ba Thừa, dù chúng khiếm khuyết hay toàn hảo; và ngay cả với những tác phẩm không chính thống rao giảng lý thuyết Uchchheda-darsana và Nitya-darsana. Chúng không những thâm nhập vào tâm Ngài mà còn chảy ra trong tim Ngài. Văn pháp của Ngài trôi chảy trong khi vẫn phô bày các tư tưởng một cách đầy đủ. Lý lẽ của Ngài đầy biểu tượng trong khi vẫn tỏ lộ thông điệp một cách rõ ràng. Những điều đó làm cho quần chúng theo những lời dạy của Ngài, cả người trong đạo và người thế tục đều coi Ngài là vị lãnh đạo tinh thần của Ấn Ðộ.
Trên hết, Ngài là người thuyết phục thiện xảo, dạy dỗ ngày đêm không mệt mỏi. Ngài đong đầy tâm thức của dân gian giống như những chiếc lư đặt ngoài đường, cung cấp cho họ thức uống không bao giờ cạn.
Khi tôi đi tìm chân lý ở Ấn Ðộ, tôi có vinh hạnh được kết giao với Ngài và được sự ơn ích trong những lời dạy của Ngài. Tôi là một người quá tầm thường và không thông minh, tôi được bồi bổ trong cộng đồng cao thượng của Ngài.
Ngài Huyền Trang còn nói thêm trong lá thơ nầy về công tác dịch thuật của Ngài ở Trung Hoa và lặp lại yêu cầu của Ngài về việc các bản sao kinh điển đã mất khi vượt qua sông Sindhu. Ngài Huyền Trang đã hiến trọn đời vào công cuộc dịch thuật, Ngài viên tịch một cách an lành vào năm 664. Trong những tác phẩm Phạn văn do Ngài dịch, 75 tác phẩm vẫn còn trong Tam Tạng Trung Hoa.
KẾT LUẬN
Khoảng gần 200 năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn vào năm 483 trước Tây lịch, Phật Giáo được gây dựng và củng cố. Rồi đến khi vua Ashoka(A Dục) từ 273-232 trước Tây lịch, vị vua thứ ba của vương triều Mauryan(Khổng Tước) xuất hiện, sau khi thấy sự an ủi trong Giáo Pháp Ðạo Phật, phát động một chiến dịch lớn giảng dạy và truyền bá thông điệp của Ðức Phật. Với những cố gắng có hệ thống và đầy năng lực, Ashoka đem Phật Giáo ra khỏi các tu viện và làm cho nó trở thành một tôn giáo toàn cầu. Sau đó, Phật Giáo đã chi phối xã hội Ấn Ðộ khoảng 1,000 năm. Bên cạnh những vị vua có uy thế lớn như Kanishka, Harsha và các gia đình vua chúa khác, giai đoạn nầy cho thấy xuất hiện những bậc Thánh Tăng và học giả Phật Giáo đã đóng góp lớn lao vào triết học và tín ngưỡng Phật Giáo. Không chỉ có thế, tôn giáo của Ðức Phật luôn luôn là chọn lựa đầu tiên của những tư tưởng và triết gia Ấn Ðộ ngày xưa. Các Hoàng Tử, Quí Tộc và những người ưu tú luôn luôn coi là vinh dự được liên hệ cách nầy hay cách khác với tên của Ðức Phật. Hàng triệu người dân Ấn Ðộ thuộc giai cấp bị dồn nén và áp bức cũng tìm thấy niềm an ủi và cảm hứng trong Giáo Pháp của Ðức Phật.
Ấn Ðộ cổ đại là một nước, như Mahapandit Rahul Sankritiyayan nói:
- Từ vua chúa cho đến người ăn mày, từ người thất học cho đến các triết gia, từ người bình dân cho đến những người tuyệt vời thông minh, tất cả đua nhau trong niềm yêu kính Phật Giáo trải qua nhiều thế kỷ. Ở đây, trên đồi núi hay trong rừng sâu, mỗi đô thị, mỗi thị trấn và ngay cả trong các làng mạc, những am cốc thanh tịnh, những ngôi chùa, những đại học cho các tu sĩ Phật Giáo tràn lan; những nơi nầy trải qua hàng ngàn năm sinh viên từ nhiều nước trên thế giới đến để học những giáo lý cao thượng của Ðức Phật, tình thương và thân hữu của tất cả nhân loại. Ðất nước, nơi mà những tư tưởng gia lớn, những nhà huyền học lớn, những hiền triết Phật Giáo lớn với sự thông minh phi thường, trí tuệ siêu việt đã gieo ấn tượng vào tư tưởng nhân loại; những nhà điêu khắc, những nghệ sĩ Phật Giáo đã đục những ngôi chùa động và những tháp từ đá tảng như Ajanta, Ellora, và những nơi khác mà cho đến nay chúng là một số trong những thành tựu lớn của nhân loại.
Giòng lũ những nhà truyền giáo đi đến những quốc gia khác, thấm nhuần tư tưởng Dharma Vijaya của vua Ashoka, tiếp tục không giảm suốt trong thời kỳ vinh quang. Một giòng đi đến Sri Lanka(Tích Lan), Burma(Miến Ðiện), Thái Lan, Căm Bốt, và quần đảo Mả Lai Á. Giòng khác tràn xuống Trung Á, và từ đó đến Trung Hoa, Việt Nam, Ðại Hàn và Nhật Bản. Lại có một giòng khác đi vào Tây Tạng, và từ đó truyền vào Trung Hoa và Mông Cổ. Với những nổ lực của họ, văn hóa Ấn Ðộ đã lan tràn khắp Châu Á. Chỉ có những tu sĩ Phật Giáo đã mang những ngọn đuốc văn hóa và văn minh Ấn Ðộ xa và rộng, và làm cho Ấn Ðộ trở thành bậc thầy Văn Hoá của thế giới. Sự lớn lao[162] của những thành tựu nầy có thể tưởng tượng từ việc chúng đã đúc ra chữ viết và tư tưởng của những dân tộc nầy và làm cho họ có tính chất Ấn Ðộ trong suy nghĩ và hành động. Nghệ thuật, nghệ thuật kiến trúc, hình thức thờ cúng và ngay cả thái độ và phong tục cùng Ấn Ðộ hoá, và tất cả cái đó tạo ra không phải bằng sức mạnh của vũ khí cũng không phải với sự dụ dỗ bằng của cải, nhưng thuần túy với thiện chí. Chính tinh thần của những tu sĩ không có của cải không một vướng bận nào đến vật chất đã tạo ra kết quả nầy.
 Tóm lại, Phật Giáo ở Ấn Ðộ đã đến đỉnh vinh quang cao tột trong mọi bình diện từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch đến thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch. Và 1,000 năm đó về nhiều khía cạnh là giai đoạn lớn lao nhất trong lịch sử chúng ta. Tên tuổi và danh tiếng của Ấn Ðộ vươn lên tới đỉnh cao nhất trong những thế kỷ nầy, và trong lãnh vực nghệ thuật và văn chương, học thuật và đạo đức, sự thành tựu của Ấn Ðộ đạt đến những điểm cao vẫn còn không vượt qua[163].
-- o0o --