-
Ðường Ði Ngàn Hoa Nở
-
Thông Nghĩa ghi
-
--o0o--
-
-
-
Ðạo
Phật là đạo từ bi. Lòng thương yêu của đức Phật thực rộng lớn
vô cùng như biển cả đại dương, không phân biệt con người hay
cầm thú mà bao trùm khắp mọi loài chúng sanh. Tất cả loài vật
dù lớn hay nhỏ đều tham sống sợ chết. Không ai trong chúng ta
muốn mạng sống của mình bị tước đoạt hay hủy diệt. Bởi vậy,
sau khi Quy Y Tam Bảo, chúng ta còn phải giữ thêm Năm Giới
cấm. Bởi vì trong Kinh Nhân Quả đức Phật dạy:
-
-
Người nào đời nay hay sát sanh, đời sau bị chết yểu. Ðời nay
ai thường giết hại chim non, đời sau sẽ không có con. Và đời
nay ai hay phóng sanh thả cá, đời sau hưởng phước trường thọ.
-
Và
trong Tăng Chi Bộ Kinh đức Phật Ngài dạy:
-
- Tự
mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, tùy
hỷ sự từ bỏ sát sanh, sẽ được sanh lên cõi trời, không bị rơi
vào địa ngục.
-
Tâm
lý chung của người đời, chắc chắn ai cũng muốn sống cuộc sống
lâu dài và an vui, nhưng đại đa số chúng ta không biết phải
làm sao để có được kết quả như vậy. Do đó hôm nay tôi muốn
giới thiệu bài pháp nầy đến các Phật Tử sắp thọ Giới Thập
Thiện tại Chùa Dược Sư và đại chúng các bài pháp Ðường Ði Ngàn
Hoa Nở để thấy rõ các pháp không lương thiện mà xa tránh.
-
Như
quý vị đã biết, theo lời của đức Phật dạy: Chúng ta chỉ giữ
một giới Không Sát Sanh mà phước báo như vậy, huống chi là
người quyết lòng từ bỏ các pháp không lương thiện.
-
Một
người luôn luôn tuân thủ và thực hành các pháp lương thiện,
người ấy cho dù là trần tục nhưng vẫn được chư thiện thần hộ
trì, được chư thiện tri thức thân cận gần gủi, được bạn bề quý
mến. Trái lại một người không được đào luyện theo các pháp
lương thiện sẽ bị các bậc thiện tri thức xem là người bất
thiện đó là người:
-
-
Không thành thật, thiếu thẳn thắn,
-
-
Thiếu giới hạnh và tư cách.
-
Các
pháp không lương thiện thì có rất nhiều nhưng ở đây dựa trên
căn bản thân, miệng và ý nên chúng tôi giới thiệu đến đại
chúng về Thân có ba, miệng có bốn, và ý có ba pháp không lương
thìện
-
A-
Ba Pháp không Lương Thiện Về Thân.
-
01-
Sát Sanh: Pháp không lương thiện đầu tiên nầy có liên quan đến
sân hận và bất bình. Một người thiếu lòng từ ái và bi mẫn sẽ
dễ dàng nỗi tâm sân hận và vì tâm luôn luôn sân hận nên dễ
dàng chuyễn sang hành động. Họ có thể hiếp đáp, làm hại hoặc
giết chết những chúng sanh khác, ngay cả lúc họ có thể huỷ
hoại chính bản thân họ.
-
02-
Trộm Cắp: Pháp không lương thiện thứ hai, xuất phát từ tham
lam. Nếu chúng ta không được hướng dẫn và tự kiểm soát lấy
mình có thể sẽ dẫn đến việc cướp đoạt, bội tín, lường gạt để
làm chủ tài sản của người khác.
-
03-
Tà Hạnh: Là một hành động không lương thiện thứ ba về thân.
Một người bị tham dục chi phối, họ chỉ nghĩ đến việc thoả mãn
dục vọng của mình, nên họ không nghĩ đến những hạnh phúc gia
đình của người khác bị tước đoạt vì hành động bất chính của
mình.
-
B-
Bốn Pháp Không Lương Thiện Về Miệng.
-
01-
Nói Dối: Thứ nhất nói lời không thật. Chuyện không có nói có,
chuyện có nói không. Ðây là lý do tự mình bôi nhọ uy tín và
đức độ của cá nhân mình, khiến cho mọi người không tin tưởng
-
02-
Lưỡi Hai Chiều: Thứ hai nói lời đâm thọc. Ðó là những lời nói
gây bất hòa, làm đổ gãy tình thân thiện của bạn bè hay đoàn
thể. Ðây là lý do gây sự chia rẽ sự đoàn kết của đoàn thể nầy
với đoàn thể nọ, gia đình nầy và gia đình nọ, giữa cá nhân nầy
và cá nhân khác.
-
03-
Ác Khẩu: Thứ ba là nói lời độc ác, thô lỗ, mắng nhiếc, chửi
rủa, hạ nhục người khác. Ðây là nguyên nhân tại sao chúng ta
sống đời cô độc
-
04-
Ngữ: Thứ tư nói lời nói vô ích, tầm phào, ngồi lê đôi mách.
-
C-
Ba Pháp Không Lương Thiện Về Tâm.
-
01-
Tham: Suy nghĩ, âm mưu chiếm đoạt vật sở hữu của người khác.
-
02-
Sân: Suy nghĩ đến cách làm hại người khác. Tâm giận dữ hung
bạo.
-
03-
Si: Hiểu sai lầm luật nhân quả, không tin rằng hành động xấu
hay tốt sẽ trả quả tương ứng.
-
Trong Phật Giáo tư tưởng hay suy nghĩ đóng vai trò quan trọng
vì hành động phát xuất từ suy nghĩ là nguyên nhân, và kết quả
là do hành động. Vì thế nếu chúng ta không tin tưởng vào
nghiệp báo nhân quả sẽ khiến cho chúng ta có những hành vi
thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện đễ gây ra đau khổ cho mình và
cho người khác.
-
Người bị các pháp không lương thiện nầy chi phối cũng bị xem
là người có tâm bất thiện. Một khi mười pháp không lương thiện
thể hiện qua thân, miệng, ý thì cuộc đời của chúng ta bắt đầu
gặp phong ba, thiếu sự an toàn và sẽ gặp nhiều loại khổ đau
phiền lụy.
-
Có
những người có thể thấy được những sai lầm và tự đánh giá lại
những hành động đã qua, lúc đó tâm trở nên hối hận, đau khổ,
nuối tiếc những điều ngoài ý muốn. Nhiều pháp không lương
thiện được chúng ta đánh giá là lương thiện. Hoặc vào lúc đầu
chúng ta tưởng đó là điều thiện. Về sau chúng ta mới biết đó
là điều ác. Sự sai lầm nầy khiến ta ân hận
-
Ân
hận hối hận là một đau khổ. Ðau khổ nầy không phải ai gây ra
cho ta mà do chính chúng ta. Vì thiếu suy tư nên đi sai đường
và tự ta mang lấy đau khổ vào mình. Những sự kiện nầy cũng có
thể là ân hận, lo sợ trong một khoảng thời gian nào đó, nhưng
nó sẽ trở nên hãi hùng trước khi ta lâm chung. Chính vì thế mà
có rất nhiều trường hợp xảy ra đối với những người có hành
động không lương thiện, họ phải nói ra trước khi họ lìa đời.
-
Thực
sự lúc đó một phần kinh hãi do mang theo trong cuộc sống hiện
tại đến giây phút lâm chung. Một phần, thông thường con người
trước khi chết, một luồng tâm thức không thể kiểm soát được sẽ
phát sanh, luồng tâm thức nầy làm cho chúng ta hồi tưởng lại
những hành động đã làm trong cuộc sống. Vì vậy nếu chúng ta
nhớ đến ác nghiệp thì chắc chắn chúng ta sẽ chết trong đau
khổ, sợ hãi. Nếu chúng ta nhớ đến đức hạnh và điều thiện đã
làm trước đây, thì lúc bất giờ tâm của chúng ta tràn đầy ấm áp
và an tịnh, và ta sẽ chết trong bình an.
-
Ðiều
nầy cho chúng ta thấy, nếu trong cuộc đời tu tập nếu chúng ta
không thận trọng giữ gìn giới luật, tinh chuyên tu tập thì sự
hối hận và nối tiếc sẽ tràn ngập trong tâm ta. Ðó là lý do tại
sao có những người trước khi chết họ có những trạng thái đau
khổ tận cùng đến nổi rơi nước mắt hay khóc òa trước khi từ giả
cõi đời.
-
Những người có tâm hạnh bất thiện lẽ tất nhiên nghiệp quả
không những họ phải gánh chịu mà những sự nguy hiểm trong hiện
đời hoặc phải đau khổ trong sanh tử luân hồi mà còn bị các bậc
thiện tri thức khiển trách. Ngoài ra những người có tâm lương
thiện sẽ không chịu làm bạn với những người không đáng tin cậy
hay người hung bạo, và cũng không xem trọng họ. Người không
lương thiện, cuối cùng sẽ trở thành người không thích hợp để
sống trong xã hội nầy, họ sẽ sống trong niềm đau nổi khổ,
trong cô độc.
-
Nếu
chúng ta đi trên đường không lương thiện, sớm muộn gì chắc
chắn chúng ta cũng sẽ phạm pháp. Nếu phạm pháp, chúng ta sẽ bị
trừng phạt vi cảnh, phạt tiền hay bị giam nhẹ một thời gian
ngắn. Tội nặng sẽ bị trừng phạt nặng hơn. Ở thời đại nầy có
thật nhiều vụ phạm pháp trầm trọng. Nhiều người phạm pháp vì
tham lam, sân hận, hay si mê. Không phải chỉ phạm pháp một
lần, mà họ tái phạm nhiều lần. Hố sâu tội lỗi dường như không
có đáy, hằng ngày có biết bao nhiêu vụ giết người cuồng bạo
xảy ra và những hung thủ cuối cùng đã trả giá bằng cái chết.
Ði trên đường không lương thiện thật đầy nguy hiểm. Trước sau
cũng sẽ bị trừng phạt đích đáng.
-
Dĩ
nhiên có những vụ phạm pháp không tìm ra thủ phạm. Họ có thể
thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp bên ngoài, nhưng họ
không tránh được sự trừng phạt ở bên trong. Sự trừng phạt ở
bên trong thật nặng nề và đau đớn, bạn luôn luôn là nhân chứng
chính xác của chính mình. Chúng ta không thể nào thoát khỏi
kiếp tái sinh vào ba cảnh khổ: Súc sanh, Ngã Qủy, Ðịa Ngục mỗi
khi làm một hành động gì, nghiệp sẽ trả quả. Nếu nghiệp không
trả ngay trong kiếp nầy thì nó sẽ theo chúng ta trong kiếp vị
lai. Con đường không lương thiện đưa đến những loại nguy hiểm
nầy.
-
Ðến
đây chúng ta mới thấy những lời dạy của Ðức Phật là thiết thực
và hữu ích. Ngài dạy cho chúng ta từng bước một để thực hành
con đường chân đạo. Bắt đầu bằng những giới, Ngài khuyên răn
chúng ta nên hành trì để giữ thăng bằng tâm lý trong cuộc
sống. Kế đến là chánh kiến về nghiệp quả trước khi nói đến
việc tu tập khác để minh tâm kiến tánh, để an trú trong an
định. Ngài rất khéo léo và thiện xảo trong việc giảng dạy.
-
Có
một số người, cho rằng thực tập thiền không cần phải giữ gìn
giới luật và giáo lý căn bản nhất là luật nhân quả, cho nên
khó mà đạt được kết quả trong việc tu tập.
-
Khi
dạy đại chúng Ðức Phật là một nhà tâm lý học, Ngài tùy the căn
cơ trình độ của mỗi người mà chỉ dẫn tùy theo xu hướng, nghề
nghiệp và quá khứ của mỗi người. Ngài biết rằng mỗi người đều
có một quá khứ nhân duyên thiện ác khác nhau. Nếu một người
trong hiện đời đã có gieo trồng phước đức nhân duyên, nghĩa là
vị ấy có tu tập và đã giữ gìn giới luật tinh nghiêm nên hiện
đời nhờ phước đức nhân duyên đó, thì Ngài khuyên dạy nên tiếp
tục vẫn giữ gìn cuộc sống phạm hạnh của mình một cách chặc
chẽ. Nếu người nào tu tập, mà có phước duyên gặp giáo pháp
trong hiện đời thì Ngài dạy phải nỗ lực dõng mảnh để tu tập.
-
Nếu
chúng ta quyết lòng tu tập đạo giải thoát, chắc chắn phải khác
hẳn với người thích sống theo danh lợi. Lúc đó chúng ta thấy
rõ ràng rằng chúng ta không phải là một người học giả, hay một
người mộng mơ và đầy tưởng tượng. Cũng không phải là một người
lười biếng ngơ ngác trước những diễn tiến đang xảy ra, mà là
người có đủ tinh cần và nghiêm túc, đi trên đường giải thoát
với lòng nhiệt thành. Ðức tin sâu xa và sự nhiệt thành tin
tưởng vào việc thực hành hỗ trợ cho khả năng của chúng ta kiên
trì tinh tấn. Từng sát na một, chúng ta cố gắng thực hành
những gì đã được thụ huấn từ trước. Nếu chúng ta tinh cần tu
tập chắc chắc chúng ta sẽ tụ vui mừng khi Ðức Phật dạy:
-
-
Hãy thẳng tiến trên con đường người đã bước. Con đường nầy sẽ
dẫn ngươi đến chốn an vui, thoát khỏi mọi sợ hãi. Ðó là mục
tiêu của ngươi.
-
Con
đường mà đức Phật dạy ở đây chính là Bát Chánh Ðạo. Khi chúng
ta bắt đầu đi trên đó thì chúng ta hãy tiếp tục tiến bước. Nên
nhớ rằng, có thực tập thì chúng ta sẽ gặt hái thành quả tươi
đẹp ngay trong kiếp sống nầy. Vì thế Ðức Phật chỉ dạy chúng ta
con dường thẳng, trực tiếp thực hành. Tám Chánh Ðạo là một con
đường rất thẳng, không có lối rẽ, không cong quẹo, không uốn
khúc dẫn thẳng chúng ta đến cuộc sống an vui.
-
Ðược
coi là một con người hoàn toàn phẩm hạnh là người ấy hoàn toàn
nhiệt thành và ủy thác đời mình cho giáo pháp, nỗ lực để đạt
thành kỳ được chân lý tối hậu. Các chuyện khác đối với chúng
ta phải được coi là thứ yếu. Hiểu rõ những gì là tinh túy và
những gì là giả tạo, hời hợt bề ngoài, nên chúng ta phải có
thái độ dứt khoát xa tránh những hoạt động có tính cách hình
thức, tạo điều kiện cho tâm tư có cơ hội chạy rong bên ngoài
và dành thật nhiều thời giờ để Chánh Niệm.
-
Ðể
có nhiều thời giờ tu tập chúng ta nên hạn chế bớt những chuyện
thị phi tranh chấp. Nhất là vào những lúc chúng ta bị lôi cuốn
vào những thị phi tranh chấp, chúng ta hãy nhớ đến những cảnh
khổ của những người đang trôi giạt trong đầu đường xó chợ,
những người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, những người tật
nguyền, câm ngọng..v..v... để tự sách tấn mình trên con đường
tu học đừng vương vào những ác nghiệp ác quả như vậy.
-
Mỗi
người chúng ta hãy cố gắng nhìn đến những người có phước duyên
để tùy hỷ, hay tán dương và thực tập giống như họ đừng sanh
lòng ganh tỵ. Hãy bắt chước những cung cách và thái độ hành xử
của những bậc thiện tri thức, đồng thời lưu ý đến giáo pháp
của đức Thế Tôn đã chỉ dạy, đừng để tâm chạy quá xa.
-
Nói
Tóm, một người chết trong lúc hành thiền hay trong lúc đang
thuyết pháp có thể xem như một vị anh hùng chết dũng cảm ngoài
chiến địa. Theo trong Trung Bộ Kinh đức Phật có nhắc đến một
Thầy Tỳ Kheo chết trong lúc đang tinh tấn kinh hành, lúc tỉnh
dậy thì Thầy đang ở cõi Trời. Cũng vậy, chắc chắn chúng ta sẽ
sanh về cõi trời nếu chết trong lúc đang thực hành giáo pháp
tinh nghiêm, mặc dầu trong lúc chúng ta chưa đắc quả.
-
Lý
tưởng của một người hướng thượng, hướng thiện, trước sau gì
cũng vẫn chỉ ước muốn con đường thoát ly, con đường hoàn toàn
giải thoát và an toàn. Vì thế biết rằng cõi Trời cũng là nơi
cần có phước báo mới được sanh về, nhưng nơi ấy khó có thể
thắng được tư niệm dục lạc, nếu không khéo sớm muộn gì cũng
rơi trở xuống cuộc sống phàm tục hoặc tệ hơn nữa. Như vậy việc
giác ngộ đạo quả vẫn là mục đích ưu tiên hàng đầu, cho nên
chúng ta là người đã có một hướng đi rồi thì phải luôn thận
trọng tâm ý đừng để các pháp không lương thiện can thiệp vào.
Giữ được tâm ý như vậy là chính chúng ta đang đi trên đường
đầy hoa nở.
-
Ðể
kết thúc bài pháp hôm nay, chúng tôi xin gởi đến đại chúng bài
kệ:
-
- Mỗi con người ai cũng có hai sự lựa chọn
-
Sống
hạnh phúc hoặc và đau khổ trầm luân
-
Môt chiến sĩ ngoài trận địa chỉ mất một mạng,
-
Nhưng một người chạy theo các pháp bất thiện
-
Sẽ tự mình giết chết hằng muôn triệu ức kiếp.
|