-
Phước Báo Nhiệm Mầu
-
Sư Chú Thich Giác Thanh ghi
-
--o0o--
-
-
Trong nghi thức cúng quả đường, sau phần cúng dường, và thị
giả tống thực xong, thì vị Thầy hướng dẫn xướng:
-
- Phật chế đại chúng,
-
Thực tồn ngũ quán
-
Tán tâm tạp thọai
-
Tín thí nan tiêu
-
Đại chúng văn khánh thinh
-
Các chánh niệm
-
Đến phần dùng cơm, chư tăng ni, khi dùng cơm đều phải quán
tưởng:
-
- Nhứt kế công đa thiểu, lượng bì lai xứ.
-
- Nhị thổn kỷ đức hạnh tòan khuyết ứng cúng.
-
- Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông.
-
- Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hành khô.
-
- Ngũ vì thành đạo nghiệp, phương thọ thử thực.
-
Nghĩa là:
-
- Kể công nhiều ít, so chỗ kia đem đến.
-
- Xét đức hạnh của mình đủ hay thiếu, mà thọ của cúng dường.
-
- Ngừa tâm xa lìa các tội lỗi: Tham, sân, si là cội gốc.
-
- Chính là vị thuốc hay để chữa lành bịnh khô gầy.
-
- Vì thành đạo nghiệp, nên thọ cơm này.
-
Xem ra mỗi hạt gạo là những hạt minh châu qúy giá chúng ta
phải nên trân quý:
-
- Ai ơi bưng bát cơm đầy
-
Dẻo thơm một hạt
-
Đắng cay muôn phần.
-
Trong cái nhìn quán chiếu như thế chúng ta thấy được những
nhọc nhằn của những người nông phu tay lấm chân bùn, cho nên
thức ăn có thể ăn được thì không nên vứt bỏ, quần áo có thể
dùng được thì không nên coi như rác rưởi. Thức ăn chúng ta ăn
bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu, hoặc mua bấy nhiêu, không nên nấu
nhiều hoặc mua nhiều, vì khi ăn không hết hoặc dùng không kịp
thì hư lại vứt bỏ. Ðồ mặc có khi chúng ta có quá nhiều, nhưng
lại cứ tiếp tục mua. Mặc được vài lần thì không thích mặc nữa
hoặc lỗi thời thì lại coi như đồ rác rưởi. Ðồ vật còn có thể
dùng được không nên chê cũ mà vứt bỏ để mua cái mới... Nếu
chúng ta hành xử theo sự tùy tiện của mình như vậy tức là
chúng ta không thấy được những khó khăn, những nhọc nhằn của
những người đã tạo ra nó, và chúng ta không biết tiếc vật, mà
không biết tiếc vật tức là không tiếc phước.
-
Không nên cho là thức ăn, quần áo mặc, và những đồ dùng của
hiện tại đều là do tiền của chúng ta mua, cho nên chúng ta cứ
tha hồ, cần tiêu gì thì tiêu. Nên biết những gì mà chúng ta có
ngày hôm nay là do nhờ phước đức tu tạo từ lâu rồi. Nhưng
phước của chúng ta là phước có giới hạn, trong khi đó, nếu
chúng ta không biết trân qúy và lãng phí, thì phước của chúng
ta hưởng dùng có ngày rồi cũng hết, cuối cùng lại rơi trở lại
sự nghèo đói, thiếu thốn. Đó chính là lúc mà chúng ta hưởng
thọ cuộc sống không tốt đẹp.
-
Là người học Phật tu hành, chúng ta cần phải biết tiếc phước,
tu phước và tích lũy phước. Tiếc phước tức là chúng ta không
nên xa xỉ lãng phí trong những việc không cần thiết, trái lại
chúng ta phải biết xử dụng những tiện nghi đúng mức trong đời
sống thường ngày của chúng ta. Người tiếc phước là người biết
tu tạo phước báo, đây cũng là cái Ðức Cần Kiệm trong truyền
thống của Đông Phương chúng ta.
-
Kiệm là tiết kiệm, kiệm không phải là keo kiệt, kiệm tức là
nguyên tắc sống có kế hoạch, biết xử lý mọi việc có nguyên tắc
hợp tình, hợp lý, tự qui ước, tự chế định, đối với các khoản
tiền bạc trong cuộc sống. Người có đức Kiệm là người biết sử
dụng cẩn thận nghiêm túc những gì mà chúng ta có, không phóng
túng, không làm cho tàn hại, lãng phí nguồn sống của chính
mình.
-
Tiết kiệm không phải là keo kiệt, tham lam và bần tiện. Người
có đức tiết kiệm là người biết so lường được việc đầu tư vào
mà xuất ra, ngay lúc cần xét thì xét, đến lúc cần dùng thì
dùng. Người keo kiệt thì tính toán đầu tư ra để mà thu vào, có
thể xét thì xét, cái không đáng xét cũng xét, cái đáng dùng
cũng không dùng. Tiết kiệm là tiếc phước ở trong Phật giáo, là
đối với cuộc sống của mình, không nên xa xỉ. Tiết kiệm về tiền
tài để đem làm việc cúng đường Tam bảo, cứu trợ người nghèo
hoặc phóng sinh, đều không phải là keo kiệt bỏn xẻn. Người có
đức Tiết Kiệm là người biết tích lũy phước đức bằng cách bố
thí, cúng dường.
-
Xin được lưu ý với đại chúng rằng, người có tiền làm việc bố
thí hay tu phước thì rất là dễ. Nhưng nếu bỏ phước mà tạo
nghiệp tội thì cũng càng dễ hơn. Ví dụ như ăn cơm bình thường
chỉ tiêu hơn vài chục đồng, nhưng
những lúc vì thể diện thì có thể tiêu xài trăm kia ngàn nọ...
Mặc hàng hiệu nầy, hàng hiệu nọ, hợp thời trang, đủ thứ lãng
phí. Theo trong kinh luật cho biết:
-
- Người mà đời nay giàu có, là do đời trước đã tu nhân bố thí,
cúng dường.
-
Do vậy, người có tiền, hoặc đầy đủ phương tiện sống trong đời
nầy là người có nhân tạo phước báo từ đời trước đem lại cho
đời nầy, cho nên nếu biết lấy phước hiện đời đang có để đắp
bồi thêm phước cho cuộc sống tương lai, thì phước báo càng
ngày càng thêm lớn. Người có phước báo, nên thường nghĩ đến
những lúc thiếu thốn mà ráng tu bồi thêm, đừng để sự nhàn rỗi,
phóng túng chen vào, thì đây là cách tự lợi rất tốt. Cũng vậy
muốn nghĩ đến việc lợi tha cũng rất dễ. Nhu cầu của lợi tha là
có phước báo, có tiền. Chúng ta có phước báo có tiền tài, muốn
lợi tha cần cứu giúp kẻ nghèo khó thì làm, muốn cúng dường Tam
bảo thì cúng. Có tiền mà chúng ta dùng nó để cúng dường Tam
Bảo, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, đây gọi là lấy phước
bồi thêm phước, thì phước báo càng ngày càng thêm lớn. Nếu
không có phước báo, thì miếng ăn của chúng ta cũng là vấn đề
phải lo. Vì vậy hiện nay cuộc sống của chúng ta được đầy đủ,
thì chúng ta cũng nên duy trì và tô bồi thêm phước bằng cách
trên thì cúng dường Tam bảo, và dưới lợi lạc cho chúng sinh.
Cho nên người có hiểu biết, nhất định cần phải có phước.
Phước đời trước vun đắp được bao nhiêu, tự thân chúng ta không
biết được, nhưng ngày nay trồng thêm thì tự mình có thể làm
chủ được. Khi chúng ta nỗ lực tu phước, hay còn gọi là thanh
tịnh phước. Mà Phước là Nghiệp Thanh Tịnh, cho nên còn gọi là
tịnh nghiệp.
-
Người sống trong hiện đời nghèo đói, thì đó là người không có
phước, hoặc phước mỏng, là vì do đời trước không có gieo nhân
phước đức, tức là thiếu việc bố thí, cúng dường. Cho nên đời
nay muốn làm cái gì cũng không được, ngay cả muốn tu hành để
sửa đổi tư niệm cũng không tu được, bởi vì ma chướng rất là
nhiều, tiêu biểu như:
-
01- Ma Bệnh
-
Lúc không tu hành thì không có bệnh, nhưng khi muốn tu hành
thì bệnh nầy bệnh kia kéo đến. Để cho khỏe mạnh thì cần phải
trị thuốc là nguyên tắc, trong thời gian trị liệu đương nhiên
cũng có thể đồng thời tiến hành Sám hối, làm thiện, niệm Phật
để cầu chuyển biến nghiệp báo, sớm ngày bình phục. Nếu muốn
hoàn toàn nương vào sức niệm Phật, làm thiện, cầu cho bệnh
bớt, thì khả năng, điều kiện chuyển nghiệp báo sẽ không đủ sẽ
làm cho không được như ý, kết quả so ra còn tệ hơn trị liệu
bằng bác sĩ. Do đó, chúng ta phải tin sâu nhân quả, kết quả
chẳng khả quan nếu có phát sinh thì không oán, không hối hận,
nếu không được như vậy thì không nên tùy tiện buông bỏ sự trị
liệu của bác sĩ. Xin nói với tất cả mọi người rằng cả hai việc
đồng thời tiến hành là lý tưởng nhất. Nhưng nếu có bệnh mà, y
học không có cách nào chữa trị, thế thì chỉ tốt nhất là nương
vào sám hối, ngăn chặn việc sát sinh, nên ăn chay, niệm Phật,
làm việc thiện, cầu Phật Bồ Tát Từ bi gia hộ cho sớm ngày được
bình phục khỏe mạnh như cũ. Đó chính là ma bệnh.
-
02- Ma Công Việc
-
Do vì phước mỏng nên cuộc sống gian nan khốn khổ, và vì cuộc
sống không đầy đủ nên phải lặn lội mưu sinh, từ sáng bận rộn
đến tối, bận rộn để có được cơm ăn áo mặc một cách miễn cưỡng.
Vì mưu sinh mà phải đắng cay, cực nhọc làm việc, làm đến khi
tinh thần mỏi mệt, sức lực suy tàn, thì cũng không thế nào tu
hành được. Ðây gọi là ma công việc.
-
03- Ma Đua Đòi
-
Thấy bạn bè có được cái nầy, thì chúng ta cũng phải làm sao có
cho được cái nầy, thấy bạn bè đi rong chơi phóng túng thỏai
mái thì chúng ta cũng rong chơi thỏai mái, nhưng mà chúng ta
không biết sau những cuộc rong chơi thì tinh thần mệt mỏi rốt
cuộc cũng không tu được.
-
Như vậy ma bệnh, ma công việc, ma đua đòi tất cả đều thuộc về
ma phiền não. Bỡi vì phiền não nổi lên lăng xăng làm cho thân,
tâm không an, một khi mà thân tâm không an thì khó có thể tu
hành. Theo tinh thần Phật dạy:
-
- Tu là chuyển nghiệp.
-
Cho nên nếu những ai tự biết mình đời trước không tu được
phước đức, đời nầy phước mỏng nên phải nghèo khó, mà quyết tâm
nỗ lực gấp rút tu phước, thì trong hiện đời có thể được chuyển
hóa nghèo khổ thành an vui. Trong công cuộc chuyển hóa cần
phải thực tập:
-
01- Tinh Tấn Trì Giới
-
Trì giới là ngăn ngừa những sự sai quấy, dừng dứt việc ác,
không vì việc sai quấy mà làm ác, tức là không tạo tội, không
tạo tội thì làm thiện, mà làm việc thiện tức là vun bồi thêm
phước.
-
02- Tinh Tấn Không Sát Sanh.
-
03- Tinh Tấn Đọc Tụng Kinh Điển Đại Thừa,
-
Đọc tụng kinh điển Đại Thừa phát nguyện mỗi ngày nên tụng kinh
Di Ðà mấy quyển.
-
04- Tinh Tấn Niệm Phật
-
Thường xuyên niệm Phật, thế là vun bồi thêm phước lớn. Nghĩa
là chỉ cần dụng công tu tập như vậy, không tốn tiền, tốn bạc,
nhưng chỉ cố gắng nổ lực tu hành thì cũng được phước báo.
-
Một cách tổng quát, nếu những ai trong quá khứ không có nhân
duyên tu tạo phước đức, thì đời nay cũng có thể đem tiền mà bố
thí, tuy rằng tiền bạc thiếu thốn không có nhiều, nhưng chỉ
cần sự phát tâm, thì có thể từ sự chi dụng ở trong cuộc sống
tiết kiệm ra năm, mười đồng mà thành tâm bố thí cầu phước, như
thế nầy so ra công đức còn lớn hơn người có tiền bố thí chục
ngàn kia, chục ngàn nọ mà không có tâm thành. Đó là nói về
việc tu phước. Còn nói về việc tự mình dụng công tu hành, và
để đối với mọi chướng ngại, thì cần phải nghĩ tưởng đến những
sự lợi ích cho tất cả chúng sinh mà phát tâm dũng mãnh thêm
hơn. Một khi đã biết tu hành, thì khi nói đến bố thí không
nhất thiết phải đem tiền của mà bố thí, chúng ta có thể đem
pháp mà bố thí, đem Phật pháp mình nghe được, chuyển nói cho
người khác nghe, đây là bố thí pháp. Hoặc có thể đem đức không
sợ do sự tu tập của mình mà làm nơi nương tựa cho người khác.
Cứ theo con đường chân đạo mà thực tập thì chỗ cầu mong cũng
có lúc mãn nguyện.
-
Như có lần chúng tôi đã trình bày, ở đời nầy được giàu có,
khỏe mạnh, quyền thế, danh tiếng, bình yên, thanh thản ..
v..v... đều là nhờ phước báo vun trồng từ đời kiếp trước,
nhưng nếu không khéo xử dụng phước báo, thì những gì mà chúng
ta đã có do từ phước báo đó, nó lại chính là nhân của sự đọa
lạc, khiến cho chúng ta lãng phí vô độ, tranh quyền đoạt lợi,
rồi từ đó mà sinh ra tham, sân, si... Tham, sân, si chính là
nguồn gốc của tai nạn và nghiệp chướng. Vì thế để duy trì
phước báo nhiệm mầu do sự tích lũy mà có, chính chúng ta phải
biết quí, và thương tiếc những gì mà chúng ta đã có. Và một
điều nữa,một cách rõ ràng là cần tiêu nghiệp chướng thì trước
nhất cần phải tiếc phước, do đó chúng ta phải nên tích cực làm
việc tốt mà xa lìa cái xấu, càng cần phải tiếc phước mà không
bỏ phước. Muốn như vậy chúng ta cần phải tự đặt một quy luật
cho chính mình. Gọi là luật của mình tức là có thể dùng lý trí
để kiểm sóat tư tưởng và hành vi của mình, làm thế nào, và lúc
nào chúng ta cũng bình thản, đừng có bị chi phối bỡi những:
-
- Ghen ghét,
-
- Cầu cạnh,
-
- Óan giận,
-
- Khoe khoang,
-
- Phóng túng,
-
- Phí phạm,
-
Mà phải luôn luôn nhẫn nại, tự trọng, giữ tình nghĩa để vui
với những người chung quanh, học thái độ khoan dung, tha thứ
để tiếp xử với mọi người. Nghĩa là bất cứ việc gì cũng đều ra
sức chính chúng ta, mục đích là mong cho được tâm an mà thôi.
Chúng ta phải luôn luôn tự hỏi là chúng ta đã làm thiện hết
chức năng và bổn phận của chúng ta chưa. Khi mà chúng ta đã
làm hết sức mình thì chúng ta có thể không thẹn không dối, cho
nên chúng ta không có gì để vọng tưởng, ganh cầu. Có chỗ nói
rằng:
-
- Không vọng cầu thì tâm an,
-
Không vọng làm thì thân an.
-
Ngoài việc thu thúc thân tâm cho chính mình, chúng ta cũng
không được tự khoe khoang, tự ngạo nghễ, tự mãn, tự kiêu. Trái
lại cần phải làm cho được các đức:
-
- Chánh để hành xử tâm của mình, đó là đức ngay thẳng để làm
luật lệ cho mình,
-
- Tín để mà tiếp vật,
-
- Khoan Dung để đãi người,
-
- Kính để thừa hành công việc.
-
Nghĩa là lúc nào cũng giữ cái lễ nghĩa để cho thân tâm an ổn,
mọi việc đều nên tự trách lấy mình, và phải luôn luôn tha thứ
cho người, thì tâm của chúng ta và cảnh mới hòa bình, tất cả
những bực tức, phẩn nộ tự nhiên không cách nào phát khởi.
Chúng ta cần phải tránh khỏi những mưa gió bạo tàn của sự biến
đổi tâm lý của chúng ta, nhất là tình trạng tâm lý bi quan,
phẫn nộ và ưu sầu xâm nhập. Lại càng không nên có tư tưởng
muốn quản lý người ta, quản lý vợ con, anh em, bạn thân... Bởi
vì theo quan niệm thông thường con người một khi đã chiếm được
ưu thế cho mình, thì ai cũng muốn quản lý, cưỡng bách mọi
người phải phục tùng theo mình, mà quên mất sự tồn tại của
người khác. Phải biết rằng giận dỗi, bực tức, khổ đau đều là
do sự quản lý mà ra cả. Người có tuệ giác thà có thể bị người
khác quản lý, mà chính mình không nên quản lý người khác để
chuốc lấy phiền não. Chỉ cần đức hạnh tốt, ngay thẳng, lời nói
tròn đầy, thì cho dù chúng ta không quản lý người khác, thì
chúng ta cũng vẫn được người khác tôn kính như thường.
-
Một đức tính khác trong việc tu tập vun trồng cội Phước Báo
Nhiệm Mầu đó là chúng ta không nên tự tha thứ, dung túng cho
chính mình. Luân điệu tự dung túng cái xấu của chúng ta thường
gặp đó là:
-
- Lúc trời nóng thì nói: Ngày hè chói chang quá, nóng bức quá,
không làm được gì hết, cho nên đi chơi là tốt nhất,
-
- Lúc trời lạnh, tự dặn mình đừng ra khỏi tổ ấm, để khỏi bị
lạnh lẽo, vì lạnh lẽo thì bị cảm, bị bệnh.
-
- Công việc ngày hôm nay thì không làm xong, lại dùng cách qua
loa tắt trắc bảo rằng: còn có ngày mai, nhưng lúc tìm cầu
hưởng lạc thì ngược lại nói: sáng nay có rượu, sáng nay say.
-
Người thường có thói quen không thể dung túng người khác nhưng
lại có thể dung túng cho mình, chỉ trích người khác, mà không
biết tự xét mình, nên không thể chấp nhận sự sai lầm, thiên
kiến và hấp tấp của chính mình. Phải biết rằng một người nếu
buông lung, chạy theo lòng ham muốn, không kiềm thúc và tự chế
lấy bản thân, thì rốt cuộc chắc chắn sẽ không làm thành tựu
được một việc gì hết, ngay cả một chút phước đức nhỏ cũng
không làm được. Vì thế cho nên chúng ta phải nên luyện tập để
chặn đứng thất tình lục dục trong tâm, không bị lung lay vì
chúng nó. Chúng ta cũng nên thực tập để phục tùng mệnh lệnh
của lương tâm, để nuôi dưỡng thành lực phán đoán phân biệt
thiện ác, mới có thể tự chủ, tự tại một cách chân chánh. Thực
tập được tinh thần tự chủ thì dù cho:
-
- Gặp việc đắc ý chúng ta cũng không hớn hở vui mừng
-
- Gặp việc thất ý thì cũng không buồn rầu lo lắng,
-
Nghĩa là chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào những cảnh vui
hoặc buồn ở trước mắt, tự thân luôn luôn làm chủ lấy mình
trong việc tu tâm, dưỡng tánh, nhẫn nại. Phải biết rằng: Khổ,
vui, thuận, nghịch đều là trong khoảng một niệm. Ở trong
nghịch cảnh mà chúng ta không bị nghịch cảnh chi phối, thì
nghịch cảnh liền hóa làm thuận, chuyển phiền não thành bồ đề.
-
Không luận là vui hay buồn, là giàu có, hay nghèo khổ, tất cả
đều là những duyên mà chúng ta gặp được từ bên ngoài đem tới,
những tâm tình nầy, chúng ta cũng nên thực tập thản nhiên mà
đối diện, buồn vui tùy duyên. Chẳng hạn như:
-
- Giàu có, quyền thế, ham muốn, ăn uống, tửu sắc, tôn vinh,
hưởng thụ...
-
- Trí tuệ, tu dưỡng, đạo đức, văn chương...
-
Nói cho cùng tất cả đều là nhân của phiền não, là nguồn gốc
của tật đố, nguồn gốc của oán hận, đau khổ, họa của sự hại
thân. Vì thế chúng ta nên thực tập xa lìa, và luôn luôn nhớ:
-
- Trong cuộc sống bình thường, luôn luôn mặt nở nụ cười, thì
mọi người mới dễ thân cận, như cả ngày cau có mặt mày để tiếp
đãi người, thì ai ai cũng xa tránh chúng ta. Đó là một tai
họa. Mỉm cười là phương cách hay để xa lìa tai họa.
-
Có nhiều người vì nóng lòng tu phước, tu huệ nên hàng ngày
tham cứu pháp nầy, tông kia. Hàng ngày cái nầy không hiểu, cái
kia không biết, như vậy việc học Phật, tu hành đáng lý ra phải
giải thóat an vui, nhưng lại trở thành một việc đau khổ. Cho
nên rời cái chướng của chữ nghĩa, đó là chơn tu hành. Không
cần kỳ vọng rất cao đối với kinh Phật. Con người bình thường,
đối với thân thể, công sức, hành động hữu hạn mà nói, thì vô
lượng pháp môn tu là việc khó khăn khi chúng ta muốn thực tập
hay hướng dẫn người khác. Bởi vì chúng ta không bao giờ thực
tập và học hết cái vô lượng ấy. Chỉ có người trốn tránh trong
đống sách, mới có thể tham cái vật báu vô lượng ấy, bởi vì
những điều nói trên sách đều tốt. Cái nầy tốt, cái kia cũng
tốt. Thiền tông tốt, Mật tông cũng tốt, Tịnh độ tông càng
tốt... mọi người đều nói tốt!
-
Để tránh những tai họa nầy, Phật giáo cho là nhiều ham muốn là
khổ. Ham muốn rất nhiều, thường là gốc rễ của phiền não và khổ
đau. Do đó khuyên người nên:
-
- Ít ham muốn và biết vừa đủ.
-
Ít ham muốn và biết đủ, không phải chỉ trên phương diện năm
dục trong thế gian, mà ngay cả việc tu học cũng phải biết ham
muốn vừa đủ. Mỗi người đều phải đong đo tài trí của mình để
quyết định lòng ham muốn của mình. Nếu tài trí của mình không
đủ, mà ngược lại cả ngày tưởng mộng, nghĩ suông, thì chính
mình lại tự chuốc tìm phiền não thêm. Nhưng nên nhớ rằng, Phật
giáo thật ra không cần chúng ta dứt ham muốn, mà chỉ nói ít
ham muốn và biết vừa đủ. Ngay cả việc tu học mà làm tổn thương
thân thể, cũng là việc không được chấp nhận trong Phật giáo.
-
Học Phật tu hành mà ở nơi hoàn cảnh thiếu thốn quá, trên cơ
bản đó cũng là nhân chướng ngại. Hoàn cảnh quá tốt đẹp thoải
mái, tâm không dễ yên tĩnh; Còn khổ hạnh thì dinh dưỡng không
tốt, ngủ nghỉ không đủ, tạo nên sự thiếu hụt cho sức khỏe,
trái lại bị lùi sụt. Cho nên hoàn cảnh lý tưởng là không khổ,
không vui.
-
Lúc đức Phật còn tại thế, nói pháp bốn mươi chín năm, những
lời dạy dỗ của Ngài không việc gì là chẳng chỉ dạy cho chúng
sinh sự thật đau khổ của sinh tử luân hồi, chỉ cho chúng sinh
phương pháp để liễu sinh thoát tử.
-
Pháp môn của đức Phật nói rất nhiều, sâu có, cạn có, khó có,
dễ có, từng việc, từng việc không đồng nhau. Pháp môn và căn
khí nếu tu mà chẳng khế hợp với nhau, thì dùng sức nhiều mà
thu được hiệu quả ít; Còn nếu cùng với căn khí khế hợp nhau,
thì dụng công ít mà thu được hiệu quả lớn. Ở lúc mạt pháp nầy,
căn khí của đại đa số chúng sinh cùng với một pháp môn Trì
danh niệm Phật là khế hợp. Bỡi vì tu qua loa pháp môn khác, ở
trong đời ác năm trược: Kiếp trược, kiến trược, phiền não
trược, chúng sinh trược, mạng trược nầy là khốn khó. Nếu
chuyên tu Pháp môn trì danh niệm Phật, thì nương vào sức
nguyện đại bi của Ðức Phật A Di Ðà mà sinh về thế giới Cực Lạc
ở phương tây, được gặp Phật nghe Pháp.
-
Vì pháp môn trì danh niệm Phật rất là đơn giản, rất là thẳng
tắt, chỉ cần kiên trì một câu:
-
- Nam Mô A Di Ðà Phật
-
Chí thành chuyên nhứt, niệm đến khi: Trong tâm có Phật, nhất
tâm bất loạn. Như vậy lúc mạng chung tâm không điên đảo, tức
có thể nhờ Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, không luận là
người lợi căn hay độn căn, đều có thể tu hành thọ lãnh.
-
Một cách tổng quát, pháp môn nào cũng vậy, đều nương vào tự
lực, tu Giới, Ðịnh, Tuệ, thẳng đến dứt mê hoặc, mới có thể
chứng được khai ngộ, nói ra thì dễ, trên thực tế không có căn
cơ và công phu như nhau thì không dễ gì làm được.
-
Nói tóm lại, vấn đề tu tạo và duy trì Phước Báo Nhiệm Mầu thì
chúng ta cần phải có tu tự lực và tu tha lực: Như bố thí, cúng
dường, học kinh, tập luật, tu mật, niệm chú, xếp bằng tham
thiền v.v... các pháp môn đó là tu tự lực, là dựa vào sự nỗ
lực của mình mà tu thành. Khi đã có thành tựu thì ra khỏi ba
cõi, nếu không thành tựu thì còn lẩn quẩn trong sáu đường, lại
được thân người thì phải tu lại. Tu tha lực cũng nhờ vào nỗ
lực tu của mình, lại nhờ vào lực gia bị hộ trì của Phật mà
sinh về thế giới Cực Lạc ở phương tây. Không luận người thượng
trí kẻ hạ ngu, dẫu ít hiểu giáo lý, chưa đoạn được nghiệp mê
hoặc, chỉ cần Tín, Hạnh và Nguyện đầy đủ và trì giữ câu danh
hiệu Phật, lúc mạng chung, tâm không điên đảo, quyết nương nhờ
Phật hiệu mà tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Đây chính
là cách mà chúng ta duy trì Phước Báo Nhiệm Mầu.
|