- Hạnh Nguyện
Phổ Hiền
- (Bài thuyết
pháp của Thượng Tọa Viện Chủ Chùa Dược Sư
- Ban Tu Học ghi
chép ngày 29 tháng 03 năm 2003)
- --o0o--
-
-
Hôm
nay là ngày thực tập Thiền Quy Hướng Tịnh Độ đầu tiên và cũng
là ngày Vía Đức Phổ Hiền Bồ Tát, vì vậy bài pháp hôm nay chúng
tôi muốn giới thiệu đến đại chúng là: Hạnh Nguyện Phổ Hiền
-
Hai
vị Bồ Tát hiệp sĩ của đức Phật Thích Ca Như Lai. Ngài Văn Thù
tượng trưng cho trí-tuệ-chứng và Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho
lý-định-hành. Lý trí dung thông. Trên Phật điện, trong bộ
tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Ngài Văn Thù cưỡi sư tử xanh hầu
bên trái đức Như Lai, Ngài Phổ Hiền cưỡi voi trắng hầu bên
phải. Hai vị Bồ Tát này là hai bậc thượng thủ của hết thảy
hàng Bồ Tát, thường giúp đỡ, tuyên dương cho việc giáo hóa của
Ðức Như Lai. Ðiểm đặc sắc của đức Phổ Hiền Bồ Tát là tâm
lượng rộng lớn như hư không pháp giới. Theo Kinh Ðại Phương
Quảng Phật Hoa Nghiêm, Bồ Tát Phổ Hiền dạy rằng: Nhược dục
thành tựu thử công đức môn, ưng tu thập chủng đại hạnh nguyện:
-
-
Nhứt giả lễ kính chư Phật.
-
Nhị
giả xưng tán Như Lai.
-
Tam
giả quảng tu cúng dường.
-
Tứ
giả sám hối nghiệp chướng.
-
Ngũ
giả tùy hỷ công đức.
-
Lục
giả thỉnh chuyển pháp luân.
-
Thất
giả thỉnh Phật trụ thế.
-
Bát
giả thường tùy Phật học.
-
Cửu
giả hằng thuận chúng sanh.
-
Thập
giả phổ giai hồi hướng.
-
Nghĩa
là:
-
Nếu
ai muốn trọn nên công đức của Phật, thời phải tu mười điều
hạnh nguyện rộng lớn như sau:
-
- Một
là thành tâm kính lễ các đức Phật.
-
Hai
là khen ngợi, tán thán Như Lai.
-
Ba là
thực hành hạnh cúng dường rộng rãi.
-
Bốn
là ăn năn chừa bỏ các nghiệp chướng.
-
Năm
là vui theo các công đức.
-
Sáu
là thỉnh Phật thuyết pháp.
-
Bảy
là thỉnh Phật trụ ở thế gian.
-
Tám
là thường tu học theo lời Phật dạy.
-
Chín
là luôn luôn tùy thuận lợi ích chúng sanh.
-
Mười
là hồi hướng công đức khắp tất cả pháp giới.
-
Do đó
mười nguyện của Ngài, nguyện nào cũng nhằm vào việc độ sanh,
nguyện nào cũng đạt tới cứu cánh viên mãn.
-
01-
Thứ nhất: Lễ Kính Chư Phật
-
Thông
thường nói đến Chư Phật là chúng ta hiểu là những vị tu hành
đã đạt quả vị chánh đẳng chánh giác, tuy nhiên theo trong Kinh
Hoa Nghiêm, Phật dạy chúng ta rằng:
-
-
Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí.
-
Tình
là muốn nói đến tất cả các lòai hữu tình chúng sanh đó chính
là tất cả động vật.
-
- Vô
Tình là chỉ cho các lòai cây cỏ vô tri giác..
-
Từ ý
nghĩa nầy, chúng ta hiểu chư Phật có nghĩa là bao gồm tất cả
mọi loài Hữu tình và Vô tình. Như vậy kính lễ chư Phật có
nghĩa là đối với tất cả chúng sanh cũng như đối với Phật không
có khác. Bởi vì tất cả chúng sanh vốn là Phật. Ðắc tội với một
chúng sanh tức là đắc tội với một vị Phật, là không cung kính
với một vị Phật. Nếu chúng ta thực hành đúng như tôn chỉ của
Ngài Phổ Hiền thì sự cung kính nầy mới thực sự là hạnh nguyện
chân thật,
-
Nói
về sự cung kính, đối với người thì chúng ta phải cung kính đó
là chuyện bình thường, tuy nhiên đối với cây cỏ, súc vật chúng
ta cũng phải tỏ lòng cung kính, bởi vì nó cũng là chúng sanh
vậy. Chữ chúng sanh ở đây có nghĩa là:
-
-
Chúng duyên hòa hợp, tạo thành hiện tượng.
-
Vậy
đối với vật chúng ta phải cung kính, nhưng cách cung kính đối
với đồ vật, có nghĩa là chúng ta sắp xếp cho ngăn nắp thứ tự.
Ðối với thú vật thì chúng ta nuôi dưỡng đàng hoàng. Ðối với
sách vở, chúng ta cẩn thận xếp gọn trên kệ sách. Như thế gọi
là cung kính đối với vật. Còn làm việc thì chúng ta phải có
trách nhiệm, siêng năng hết lòng làm cho thật tốt, gọi là cung
kính đối với việc làm.
-
Ðối
với người, vật, cũng như đối với việc làm đều phải tỏ ra thái
độ bình đẳng cung kính. Ðây là đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền.
Cho nên chư Bồ Tát tu tập lục độ vạn hạnh đến khi rộng lớn,
tròn đầy thì gọi là Hạnh Phổ Hiền. Từ ý nghĩa nầy chúng ta
cũng có thể nói Hạnh Phổ Hiền là phương pháp tu tập thù thắng,
viên mãn nhất.
-
02-
Thứ Hai Xưng Tán Như Lai
-
Chúng
ta cần chú ý điểm quan trọng ở đây, nguyện thứ nhất nói:
-
- Lễ
Kính Chư Phật.
-
Nguyện thứ hai lại nói:
-
-
Xưng Tán Như Lai, mà Ngài không nói là: Xưng Tán Chư Phật?.
Thật ra đây là một dụng ý rất sâu xa.
-
Bởi
vì thứ nhất Lễ Kính Chư Phật là muốn nói về mặt hình tướng,
đối với tất cả nguời thiện, kẻ ác, đối với tất cả chánh pháp,
tà pháp đều nhất mực cung kính không hề phân biệt hoặc tỏ ra
bất kính. Thứ hai là "Xưng Tán Như Lai" là nói về mặt Tánh. Ở
đây, đối với người học Phật, tất cả các điều thiện chúng ta
xưng tán, và tất cả các điều không lương thiện chúng ta không
xưng tán đó là thái độ dứt khóat. Chỗ khác biệt giữa Lễ Kính
Chư Phật, và Xưng Tán Như Lai là như vậy. Thầy Thiện Tài Đồng
Tử trong năm mươi ba lần tham vấn đã có những điển hình như
sau: Ngài đối với mỗi một vị thiện tri thức đều lễ kính tán
thán, duy chỉ đối với ba vị, ngài lễ kính mà không có tán
thán. Ba vị này là:
-
- Thứ
nhất: Thắng Nhiệt Bà La Môn, một người ngoại đạo, đại diện cho
si mê. Do đó Thiện Tài đồng tử chỉ cung kính mà không tán
thán.
-
- Thứ
nhì: Cam Lồ Hỏa Vương, tượng trưng cho sân giận, vị này rất
nóng tính, chỉ đắc tội với ông ta một chút liền bị trị tội,
chẳng hạn như thả vào chảo dầu, bắt leo lên núi đao. Do đó
Thiện Tài đồng tử ra đi trong cung kính mà không tán thán.
-
- Thứ
ba: Phát Tô Mật Ða, là một dâm nữ, Thiện Tài đồng tử vẫn cung
kính mà không tán thán.
-
Ba
người này tiêu biểu cho Tham, Sân, Si là ba thứ độc phiền não,
Ngài chỉ cung kính mà không tán thán. Do đó, Tán thán là dựa
trên tiêu biểu tính đức:
-
-
Nhứt định phải là hòan tòan Thiện,
-
-
Nhứt định phải là Chánh Pháp
-
Hội
đủ hai điều kiện nầy mới tán thán. Nếu không phải thiện pháp,
không chánh pháp thì không tán thán, nhưng vẫn cung kính. Bởi
vì cung kính là Tâm thanh tịnh, Tâm bình đẳng. Ðối với tôn
giáo khác chúng ta cũng phải cung kính, nếu là chánh pháp,
chánh giáo, chúng ta càng thêm tán thán. Như Ca Tô giáo là một
tôn giáo, chủ trương ai theo chúa thì được lên thiên đàng, mặc
dù chưa phải là cứu cánh nhưng vẫn tốt hơn đưa người xuống địa
ngục! Do đó chúng ta nếu cần xã giao thì cũng có thể tán thán.
Những Tà giáo dẫn dụ người tạo nghiệp, tạo tội đọa ba đường ác
như các đạo thờ lửa, thiêu sống người để tế thần. Chúng ta
tuyệt đối không tán thán. Cho nên điều nguyện thứ nhì so với
điều nguyện thứ nhất trong mười nguyện có sự khác biệt to lớn
như vậy. Hơn nữa trong điều nguyện thứ nhì muốn nói lên tâm
địa của chúng ta là tâm địa tuyệt đối thanh tịnh viên mãn.
-
03-
Thứ Ba Quảng Tu Cúng Dường
-
Như
chúng ta đã biết tâm lượng của Bồ Tát Phổ Hiền là thứ tâm
lượng rộng lớn không gì sánh bằng. Trong Phật pháp đại thừa
gọi đó là khởi dụng của tánh đức tròn đầy. Những vị Bồ Tát
khác tuy đã kiến tánh nhưng chưa được tròn đầy cho nên sự khởi
dụng của tánh đức mới chỉ là một phần thôi. Duy chỉ có tánh
đức Phổ Hiền Bồ Tát mới là Khởi Dụng tròn đầy. Bởi vì mỗi điều
nguyện của ngài đều rộng lớn như tận hư không biến pháp giới.
Ðây là điểm khác biệt so với chư vị Bồ Tát tu Lục Độ Vạn Hạnh.
Ðối với ngài cúng dường một người là cúng dường tất cả, cúng
dường một vị Phật, là cúng dường tất cả các Phật, không phải
chỉ cúng dường riêng những vị Phật đã thành Phật; mà đối với
tất cả các lòai hữu tình và vô tình cũng đều như thế. Vì tất
cả là một, một là tất cả. Ðây là phương pháp tu học của Bồ
Tát, và cũng là cảnh giới của Hoa Nghiêm mà chúng ta thường
được nghe nói đến. Với tâm lượng như vậy mới hoàn toàn thoát
khỏi sự phân biệt và giới hạn. Vì vậy Ngài Phổ Hiền thường dạy
chúng ta rằng:
-
-
Trong tất cả cúng dường, cúng dường pháp là tối thượng.
-
Bởi
vì chỉ có Phật pháp mới chỉ dạy cho chúng sanh phá mê khai
ngộ, giúp chúng ta chứng đắc, hồi phục tự tánh tròn đầy của
mình. Những việc cúng dường bố thí khác không thể đạt được.
Trong pháp cúng dường, pháp: Y Theo Lời Chỉ Dạy mà tu, đó là
cúng dường hàng đầu. Tôi xin đặc biệt nhắc quý vị điều này,
Phật pháp là thầy dạy đạo. Cho nên chúng ta nhất định phải
kính thầy trọng đạo, y theo sự chỉ dạy của thầy mà tu học,
chúng ta sẽ đạt được công đức, lợi ích vô cùng thù thắng không
gì sánh bằng. Nói đến Phật pháp, trong thời gian đầu thì hầu
hết chư tôn đức đều nhất trí công nhận kinh Hoa Nghiêm là bộ
kinh đứng đầu. Từ đó kinh Hoa Nghiêm được xem như môn học đạt
mức cứu cánh, viên mãn nhất trải qua nhiều thế kỷ. Nhưng về
sau đó chư tôn đức một lần nữa đem so sánh kinh Vô Lượng Thọ
với Kinh Hoa Nghiêm, các ngài cho rằng kinh Vô Lượng Thọ là bộ
kinh hàng đầu. Bởi vì Chư cổ đức nói rằng: Hoa Nghiêm, Pháp
Hoa là hai bộ kinh lớn và quan trọng duy nhất, được xưng là
nhất thừa viên giáo trong Phật pháp Trung Hoa. Tuy nhiên hai
bộ kinh nầy đều là sự dẫn nhập của kinh Vô Lượng Thọ, chính vì
thế kinh Vô Lượng Thọ mới thật sự là bộ kinh đứng đầu trong
những bộ kinh quan trọng.
-
Trong
kinh Vô Lượng Thọ có tất cả bốn mươi tám phẩm. Chúng ta đã
hiểu rõ kinh Vô Lượng Thọ là bộ kinh đứng hàng đầu trong các
kinh, cũng là bộ kinh chính yếu mà chư Phật Như Lai dùng để
hoằng dương độ sanh. Ngoài ra những bộ kinh khác là bổ xung
cho bộ kinh này. Trong bốn mươi tám phẩm, phẩm thứ sáu là quan
trọng nhất. Phẩm này do chính Phật A Di Ðà tự nói, đức Thích
Ca Mâu Ni thuật lại. Bởi thế cho nên nói:
-
-
Phật Phật đạo đồng.
-
Nghĩa
là:
-
-
Phật với Phật, mối đạo đều cùng một hướng.
-
Đức
Phật Thích Ca thuật lại cũng như chính đức Phật A Di Ðà nói
vậy. Bây giờ chúng ta triển khai toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ.
Ðức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu hình ảnh của thế giới Tây
phương Cực lạc, không một câu nào trái ngược với bốn mươi tám
lời nguyện của Đức Phật Di Đà, mà là từng câu từng chữ một cả
đều tương ưng, liên quan mật thiết. Tuy nhiên trong bốn mươi
tám nguyện, của Đức Phật A Di Đà theo chư vị cao tăng đại đức
từ xưa đến nay đều công nhận là nguyện thứ mười tám là cần
nhất cho những ai tu Tập Pháp Môn Nhị Lực. Bởi vì nội dung của
nguyện nầy là: Mười niệm vãng sanh. Mặc dầu nói mười niệm,
nhưng nếu nhất tâm chỉ cần Một niệm cũng được vãng sanh. Như
vậy mới chứng tỏ cảnh giới của Phật pháp thật sự viên mãn, thù
thắng không thể nghĩ bàn.
-
Ngài Ðế Nhàn dạy cho đệ tử của Ngài chỉ một câu
niêm: A Di Ðà Phật, và người đệ tử đó chuyên tâm trì niệm suốt
ba năm, đến lúc mãn phần vị đệ tử biết rõ ngày giờ mình ra đi,
và đã vãng sanh trong tư thế đứng thẳng. Sự vãng sanh này chắc
chắn là được dự vào bậc thượng phẩm thượng sanh chứ không phải
tầm thường. Ông đã ra đi trong thế đứng, và đứng suốt ba ngày
để chờ đợi sư phụ ông đến chôn cất. Như thế mỗi câu niệm Phật
của ông đều tương ưng và thành tựu như lời nguyện thứ mười tám
của Phật A Di Ðà đã phát nguyện. Vì vậy nếu ai tin được pháp
môn này, người đó nhất định là người có nhiều thiện căn, nhiều
phúc đức. Nói theo kinh Vô Lượng Thọ thì người này đã từng
cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai mới có thể Tín, Thọ,
Phụng Hành, vì nếu không có căn lành sâu sắc, thì dù có khuyên
bảo thế nào thì người đó cũng không tin.
-
Danh
hiệu A Di Ðà có vô lượng nghĩa, nhưng nghĩa rốt ráo là:
-
- Tận
hư không biến pháp giới
-
Tức
là bao gồm hết tất cả. Như vậy toàn bộ kinh Vô Lượng Thọ chỉ
để giải thích một danh hiệu này thôi. Danh hiệu này là toàn bộ
Phật giáo, trùm hết hư không, trải khắp pháp giới và gồm thâu
tất cả các pháp. Do đó niệm một câu A Di Ðà Phật là niệm đủ
tất cả.
-
Ngày
xưa, vào triều đại nhà Thanh, có một vị pháp sư lỗi lạc trong
lịch sử Phật giáo Trung quốc đó là Ngài Từ Vân Quán Ðảnh pháp
sư.Õ Ngài có nhiều trước tác, trong đó có bài Kinh Vô Lượng
Thọ Chỉ Quán. Ngài nói:
-
- Người thế gian cầu tai qua nạn khỏi, dùng kinh,
dùng chú hoặc dùng phương pháp sám hối đều có hiệu lực. Nhưng
với người tội chướng sâu nặng thì tụng kinh bái sám không có
tác dụng. Công đức của câu A Di Ðà Phật mới có thể tiêu trừ
nghiệp chướng và tội nạn. Rất tiếc nhiều người không tin,
không hiểu, thường dùng công đức tụng kinh Dược Sư cho hết
bịnh hoặc tụng Phổ Môn để được tai qua nạn khỏi, thực tế công
đức của câu A Di Ðà Phật vượt bực hơn mọi thứ công đức.
-
Thực
ra chỉ cần một câu niệm A Di Đà Phật cũng đủ, nhưng chúng ta
thấy đức Thích Ca Mâu Ni Phật lại đem đủ thứ kinh, chú, sám
pháp để nói với chúng ta, bởi vì chúng ta không tin, không
chấp nhận nên ngài phải phương tiện đem loại hàng thượng hạng
này tái chế. Người đời không hiểu rõ được công đức của câu
niệm A Di Ðà Phật, Thế Tôn bất đắc dĩ phải nói đủ thứ kinh để
phương tiện dẫn dắt chúng sanh hướng về thế giới Cực lạc là
như vậy. Chúng ta hiểu rõ được đường lối tu tập, để chuyên tu,
chuyên hoằng dương Tịnh Độ Tông cũng là nhờ sự gia hộ của Tam
Bảo, đồng thời căn cơ của chúng sanh đời này đã chín mùi.
-
Tóm
lại chúng ta y theo pháp môn này tu và đẩy mạnh truyền bá rộng
rãi pháp môn này. Chúng ta đã thực hiện đầy đủ ý nghĩa câu:
-
-
Quảng Tu Cúng Dường.
-
Phương tiện tiếp dẫn của chư Phật-Bồ tát thật là vô lượng vô
biên, đây chính là sự biểu hiện của tâm đại từ đại bi nơi các
Ngài, để rồi sau cùng đều dẫn về Thế giới cực lạc của đức A Di
Ðà Phật.
-
Hiểu
dược như thế mới biết rằng tám vạn bốn ngàn pháp môn đều trở
về một nơi! Phật vì muốn dẫn dắt chúng sanh căn tánh không
giống nhau cho nên phải hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công
đức, chúng sanh muốn học thứ gì các Ngài dạy thứ đó. Sau cùng
khi trở về nhà, mọi người gặp được Phật A Di Ðà, mới biết thì
ra tất cả đều giống nhau.
-
Khi
biết rõ được sự thật như vậy rồi, đối với bất cứ một tông
phái, một pháp môn nào, chúng ta đều phải chân thành cung
kính. Bởi vì phương pháp tu học tuy khác nhưng mục đích hòan
tòan giống nhau.
-
04-
Thứ Tư Sám Hối Nghiệp Chướng
-
Nghiệp chướng, con người ai cũng có. Vừa khởi Tâm động Niệm là
đã tạo nghiệp và sanh chướng ngại rồi.
-
-
Chướng: Là ngăn trở Bổn tánh của chúng ta. Trong bổn tánh chân
thật của chúng ta, vốn nó tự đầy đủ vô lượng trí tuệ và đức
năng khôn cùng. Nhưng vì sao tất cả những trí tuệ, đức năng
thần thông đó, bây giờ không còn xử dụng được nữa, đó là vì do
chướng ngại.
-
Chướng ngại chia làm hai loại chính:
-
- Thứ
nhất là phiền não chướng.
-
- Thứ
hai là sở tri chướng
-
Ðối
với sở tri chướng chúng ta không nhũng tiếc rẻ không tiêu trừ
nó, mà mỗi ngày còn tạo thêm nhiều hơn. Trong kinh Hoa Nghiêm,
Phật dạy chúng ta rằng:
-
- Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng
giống Như Lai, do vì vọng tưởng, chấp trước mà không thể chứng
đắc" .
-
Qua
câu nói này Phật đã chỉ rõ tận gốc căn bệnh của chúng ta cũng
giống như Bác sĩ trong nháy mắt đã tìm ra nguyên nhân gây ra
bệnh tật đó là:
-
-
Vọng Tưởng là gốc của Sở Tri Chướng
-
-
Chấp trước là gốc của Phiền Não Chướng
-
Cho
nên việc tu học Phật pháp không có gì khác, dù có vô lượng
pháp môn, phương pháp, cách hành trì có khác nhau, nhưng cuối
cùng cũng đều giúp chúng ta Ðọan Vọng Tưởng, Phá Chấp Trước.
Một khi đã phá sạch hai thứ chướng này sẽ Kiến Tánh Thành
Phật. Cho nên Sám hối nghiệp chướng trong việc tu học là mấu
chốt quan trọng. Tất cả các pháp tu học đều vì sám hối nghiệp
chướng. Tuy nhiên, nghiệp chướng không phải dễ mà đoạn trừ
được! Nhưng nếu còn nghiệp chướng thì việc tu học quyết định
không thể thành tựu!
-
Trong
vô số pháp môn, pháp môn Tịnh độ dễ hành trì và có kết quả thù
thắng nhất, cho dù chúng ta tạo nhiều nghiệp tội sâu dầy. Ngay
cả tạo tội ngũ nghịch phải đọa địa ngục A Tỳ, nghiệp chướng
tuy chưa sám hối, tiêu trừ hết, chỉ cần phát lòng chân thành
nguyện từ nay sửa đổi. Niệm hồng danh A Di Đà Phật cầu sanh
Tịnh Ðộ, thì bao nhiêu tội chướng cũng sẽ tiêu hết, lập tức có
thể thành Phật.
-
Tuy
nhiên, trong khi niệm tâm của chúng ta cũng phải tương ưng với
tâm của Phật A Di Ðà. Hành, Giải của ta cũng phải tương ưng
với Hành, Giải của Phật A Di Ðà. Được gọi là Hành Giải Tương
Ưng có nghĩa là khi quý vị tụng kinh Vô Lượng Thọ, quý vị phải
siêng năng nỗ lực làm theo tất cả những đạo lý, lời dạy trong
kinh, được như thế gọi tương ưng. Như vậy, quý vị mới là người
niệm Phật chân chính. Do vậy niệm Phật tuyệt đối không phải
là:
-
- Hữu
khẩu Vô tâm
-
Nghĩa
là:
-
-
Miệng niệm Phật mà lòng thì suy nghĩ vẩn vơ,
-
Niệm
Phật như vậy thì không được một chút lợi ích gì hết. Trong khi
niệm Phật, tâm mình nhất định phải giống với tâm của Phật,
nguyện mình giống với nguyện của Phật, không một chút sai
khác. Ðem bốn mươi tám đại nguyện của ngài biến thành bổn
nguyện của chính mình. Như thế mới là chân chính niệm Phật, và
thật sự tiêu trừ hết tất cả nghiệp chướng
-
05-
Thứ Năm Tùy Hỷ Công Đức
-
Nguyện thứ năm là Tùy Hỷ Công Đức là dùng để đối trị với bịnh
phiền não nặng nề của phàm phu đó là sự đố kỵ. Tâm đố kỵ đã
hình thành và theo chúng ta nhiều đời kiếp đến nay. Quý vị hãy
xem một đứa trẻ, khi cho nó ăn kẹo khi thấy đứa khác được
nhiều hơn, tâm đố kỵ của nó liền biểu hiện ra một cách tự
nhiên! Tâm đố kỵ là một chướng ngại lớn đối với việc tu học.
Cho nên, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát, mới đặc biệt đề ra nguyện: Tùy
Hỷ Công Đức này để dạy cho chúng ta. Chúng ta không những
không đố kỵ với người khác mà còn phải sanh tâm vui vẻ khi
thấy, biết, cái đẹp, cái tốt của họ để hết lòng giúp đỡ họ
hoàn thành việc làm tốt đẹp. Nếu chúng ta không đủ khả năng,
không thể giúp đỡ, nhưng chúng ta có lòng vui vẻ ca ngợi, như
thế cũng gọi là tùy hỷ công đức. Trường hợp chúng ta có khả
năng lại không chịu giúp đỡ, mặc dù không có tâm đố kỵ như vậy
không thể gọi là tùy hỷ. Cho nên trong lúc tùy hỷ không những
không mang tâm đố kỵ mà còn hết lòng giúp đỡ nữa, mới thật sự
là tùy hỷ.
-
Chúng
ta phải luôn nhớ rằng khi giúp người khác thành tựu chính là
thành tựu cho mình. Bởi vì công đức tùy hỷ thù thắng nhất
chính là: Tâm rộng rãi vui vẻ, chấp nhận người khác vượt bực
hơn mình.
-
Do
đó, người nào muốn hóa độ cho họ, cần phải có tâm thanh tịnh
hơn, trí tuệ cao hơn, đức hạnh thâm hậu hơn, thì mới có thể
ứng phó với thời cơ và thời đại hiện tại, cho nên "tùy hỷ công
đức" rất là quan trọng.
-
Tóm
lại, đố kỵ, sân hận đều có tác hại trầm trọng đến tự tánh của
chúng ta. Cần phải nhổ tận gốc rễ, phương pháp dùng để nhổ tận
gốc đó là tùy hỷ công đức.
-
06-
Thứ Sáu Thỉnh Chuyển Pháp Luân
-
Là
Phật tử, chúng ta nhận sự giáo dục của Phật và được lợi ích
chân thật, vậy chúng ta phải dùng phương pháp này để báo đáp
Thầy, Phật.
-
Chúng
ta cảm niệm ân đức của Ngài, mỗi ngày dâng hương, hoa, quả,
cúng dường trước hình tượng của Phật, Bồ Tát. Dâng cúng trước
hình tượng hoặc lễ bái cúng dường, những việc đó chỉ là dựa
trên nghi thức nhằm nhắc nhở chúng ta luôn luôn tôn kính biết
ơn và đền ơn Ngài. Tuy nhiên sự báo ân chân chính là làm thế
nào để thực hiện được nguyện vọng của Phật. Tâm nguyện của
Phật là mong muốn tất cả chúng sanh đều được nghe chánh pháp,
y theo giáo pháp tu học, sớm đạt thành quả vị Phật.
-
Ðể
thực hiện tâm nguyện của Ngài, chúng ta phải lấy Tâm Phật làm
Tâm của mình. Như thế, mới thật sự gọi là báo đáp ân Phật. Mà
báo đáp ân Phật một cách chân chính tức là:
-
-
Thỉnh chuyển pháp luân.
-
Từ
ngữ này, nói theo ngôn ngữ hiện nay là lễ thỉnh Pháp Sư, Ðại
đức đến giảng kinh thuyết pháp, hoằng pháp lợi sanh. Sự lễ
thỉnh này có phúc đức vô cùng to lớn, bởi vì làm như vậy chính
là mang pháp đến cúng dường cho cả một khu vực. Tuy rằng việc
giảng pháp do Pháp sư đảm trách, nhưng nếu không có người trợ
duyên lễ thỉnh các vị Pháp sư, Giảng sư thì các vị đó không
thể tự động đến giảng. Nên nói phúc đức của người lễ thỉnh lớn
lắm là vậy.
-
Khi
nói đến tu phước, dù tu riêng cho cá nhân hoặc vì đại chúng
hay vì người quá cố như tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân
v..v.. Công đức tụng kinh rất lớn. Nếu có thể nhân đó thuyết
pháp thì công đức càng nhiều gấp bội. Việc tụng kinh giúp
người gieo trồng được một ít thiện căn, nhưng không hiểu ý
nghĩa thâm áo bên trong. Nếu thỉnh Pháp sư giảng giải thì được
thông suốt mọi điều trong kinh. Do hiểu ý nghĩa trong kinh mà
sanh tâm ưa thích trì tụng, y giáo phụng hành. Cho nên phúc
đức của việc giảng kinh so với việc tụng kinh lại lớn hơn
không biết bao nhiêu lần.
-
Cho
nên người không tu, thì không dám nhận sự cúng dường và hưởng
thụ sự cúng dường. Ngay cả chư Phật, Bồ Tát cũng không hưởng
thụ sự cúng dường. Nhưng nếu có người đến cúng dường với lòng
chân thành, muốn gieo trồng ruộng phước, đương nhiên chúng ta
không thể từ chối, tuy nhiên sau khi thọ nhận của cúng dường,
chúng ta nhất định phải luân chuyển sự cúng dường đó. Ðem tài
vật của những người cúng dường triển chuyển bố thí cúng dường,
như vậy, cái phước của những người cúng dường và người nhận sẽ
trở nên rộng lớn vô lượng vô biên. Bởi vì nếu dùng tài vật của
người cúng dường để hưởng thụ cá nhân thì tuyệt đối không thể
như Pháp. Cho dù dùng tài vật cúng dường của thí chủ để xây
chùa, xây đạo tràng cũng phải vì mục đích hoằng pháp lợi sanh.
Ðược như vậy người bố thí cúng dường mới thật sự có công đức.
Nếu như ở trong chùa mà không tu hành, cũng không hoằng pháp,
ngôi chùa đó sẽ trở thành nơi tranh chấp. Cho nên cất chùa xây
đạo tràng phải đặc biệt cẩn thận, mà Cúng dường Pháp sư phải
hết sức thận trọng. Phật dạy chúng ta: Tứ sự cúng dường:
-
1- Ẩm
Thực:
-
Pháp
sư là người sống ở thế gian, không thể không ăn cơm, cho nên
chúng ta cúng dường ẩm thực cho Pháp sư để duy trì mạng sống
của họ
-
2- Y
Phục:
-
Pháp
sư cũng cần có áo quần để mặc. Nếu áo của Pháp sư cũ rách, ta
nên cúng dường cho họ một bộ, khi thấy còn tốt thì không cần
thiết cúng dường.
-
3- Y
Dược:
-
Khi
Pháp sư có bịnh, chúng ta cúng dường thuốc uống để chữa bịnh
cho họ.
-
4-
Ngọa Cụ:
-
Pháp
sư cũng cần có chỗ nghỉ ngơi, chúng ta cúng dường giường, mền
vân vân.
-
07-
Thứ Bảy Thỉnh Phật Trụ Thế
-
Như
nguyện thứ sáu nói:
-
-
Thỉnh Chuyển Pháp Luân
-
Mục
đích chính là truyền bá Phật pháp. Ðem Phật pháp phổ biến,
truyền bá giới thiệu cho mọi người.
-
Trong
cuộc đời của chúng ta, sự tu học muốn đạt đến mức thành tựu,
nếu chỉ thỉnh chuyển pháp luân thì chưa đủ, mà chúng ta cần
phải thỉnh Phật trụ thế nghĩa là thỉnh vị thầy tốt thường trụ,
để có thể mỗi ngày chỉ dẫn chúng ta, khiến chúng ta trường kỳ
được giáo huấn, từ đó mới đạt đến chỗ thành tựu. Chúng ta muốn
thành tựu, nhất định phải Thỉnh Phật trụ thế. Phật đã nhập
diệt rồi, không phân biệt là người xuất gia, hoặc tại gia cư
sĩ, chỉ cần họ là người tu hành chân chính, có học, có đạo
hạnh, có thể làm gương mẫu cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta
tu học. Chúng ta đều nên thỉnh họ thường xuyên ở lại nơi đây,
khiến cho vùng này được sự giáo huấn trường kỳ, như thế mới có
sự thành tựu chân chính. Cho nên ngoài việc muốn thành tựu
thỉnh chuyển pháp luân, nhất định phải phát tâm chân chính
thỉnh Phật trụ thế. Nếu chúng ta là người Phật tử thuần thành,
thật sự muốn đạt được lợi lạc trong Phật pháp, chúng ta phải
dẫn đầu trong việc lễ thỉnh Pháp sư, Ðại đức ở một chỗ và tận
tâm tận lực cúng dường.
-
Những
vị Ðại đức chân chính, cuộc sống của họ rất đơn giản, rất dễ
chiếu cố, đây là đạo lý tất yếu. Ðạo tràng là nơi tiếp đón đại
chúng. Do đó phải trang nghiêm, nếu không người ta sẽ nghĩ:
-
- Ðạo
tràng này chắc cũng chẳng ra gì!
-
Nếu
như đạo tràng trang nghiêm đẹp đẽ họ sẽ nghĩ:
-
Ồ!
Chỗ này chắc cũng được lắm và tự nhiên sanh tâm vui vẻ cung
kính.
-
Bởi
vì, đa số người ta chỉ ham chuộng bề ngoài, không biết được
nội dung bên trong. Do đó, chúng ta cũng cần phải làm cho hình
dáng bên ngoài coi được một chút mới thu hút nhiều người tới.
Mặc dù nói người biết được gía trị của đồ vật không chuộng bề
ngoài, nhưng để hấp dẫn đại chúng, một đạo tràng trang nghiêm
cũng cần thiết lắm. Tuy nhiên, đạo tràng càng trang nghiêm
lộng lẫy bao nhiêu, thì nơi sinh hoạt ăn ở của người tu thì
phải hết sức đơn giản bấy nhiêu. Cảnh này nếu chúng ta chịu
khó để ý chúng ta sẽ thấy rõ. Các Chùa ở Việt Nam xây theo
kiểu cách vô cùng trang nghiêm. Tuy nhiên, phòng ở của người
xuất gia thì lại rất đơn sơ, phòng của trụ trì cũng thế. Ðiểm
này cho ta thấy bề mặt lộng lẫy trang nghiêm của đạo tràng,
mục đích là để thu hút đại chúng. Chúng ta cần quan sát để
hiểu, sau đó mới biết nên dùng thái độ gì, phương pháp và nghi
thức nào để thỉnh Phật trụ thế, khiến Phật pháp thật sự ở một
địa phương có thể xuống gốc ra rễ, khai hoa, kết trái.
-
Trong
mười nguyện Phổ Hiền, bảy nguyện ở trên là hạnh nguyện của Bồ
Tát, ba nguyện sau là hạnh hồi hướng của Bồ tát.
-
08-
Thứ Tám Thường Tùy Phật Học
-
Thường tùy Phật học là nói cho chúng ta rõ:
-
-
Phật là tấm gương, là điển hình, là mô phạm cho chúng ta học
hỏi.
-
Nay
Phật không còn tại thế, kinh điển của Ngài vẫn còn, chúng ta y
theo kinh điển tu hành. Ðó là Thường tùy Phật học, là tiêu
chuẩn tối cao cần có để tu học Phật pháp.
-
09-
Thứ Chín Hằng Thuận Chúng Sanh
-
Nghĩa
là đối với tất cả hữu tình chúng sanh nhất định phải thuận.
Thuận là điều rất khó làm, cho nên người Việt Nam, trong một
gia đình người con có hiếu với cha mẹ, thường nói chữ Hiếu kế
tiếp nói chữ Thuận, không thuận tức là không hiếu. Học Phật là
đại hiếu, đại thuận với chúng sanh, ở trong hằng thuận để quán
cơ duyên, hướng dẫn chúng sanh bỏ ác làm lành, giúp họ phá mê
khai ngộ. Nhất định phải biết rõ nhân duyên thời tiết, khi
nào, phải làm gì. Ðược như vậy mới gặt hái được kết quả lợi
ích viên mãn. Cho nên phải có trí tuệ, phương tiện thiện xảo
mới có thể hằng thuận chúng sanh.
-
10-
Thứ Mười Phổ Giai Hồi Hướng
-
Là
đem tất cả những công đức mà chúng ta tu học được đều hồi
hướng trọn vẹn đến tất cả Pháp giới chúng sanh, hồi hướng Bồ
đề, hồi hướng đến thật tế, trải rộng tâm lượng của chúng ta
đến tận hư không, khắp pháp giới, đó chính là chân ngã. Ðạt
đến cảnh giới này mới gọi là đại viên mãn.
-
Tóm
lại, nếu chúng ta y cứ vào Pháp Môn Nhị Lực để chúng ta tu
học, thì chúng ta phải y cứ vào tôn chỉ của Ngũ Kinh, Nhất
Luận, nghĩa là chúng ta phải y cứ vào năm quyển kinh, một
quyển luận. Năm kinh đó là:
-
-
Kinh A Di Ðà,
-
-
Kinh Vô Lượng Thọ,
-
-
Kinh Quán Vô Lượng Thọ,
-
-
Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát trong kinh Hoa Nghiêm,
-
-
Chương Ðại Thế Chí niệm Phật viên thông trong kinh Lăng
Nghiêm.
-
Và:
-
-
Nhất luận là Vãng sanh luận của Bồ Tát Thế Thân.
-
Về
phương pháp tu học có năm đề mục:
-
1-
Tam Phước (Ba Thứ Phước)
-
a-
Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm không sát sanh,
tu mười thiện nghiệp.
-
b-
Thọ trì Ba Quy Y, thọ Giới Cụ Túc, không phạm oai nghi.
-
c-
Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa,
khuyến tấn mọi người cùng tu.
-
2-
Sống với nhau trong tinh thần Lục hòa
-
3-
Trau giồi Giới, định, tuệ
-
4-
Thực hành Lục độ
-
5-
Thực tập theo mười đại nguyện.
-
Những
đề mục trên rất đơn giản rõ ràng, không một chút phức tạp.
Chúng ta trọn đời dựa theo nguyên tắc này để tu học, quyết
định thành tựu, và chắc chắn đúng như lời chư cổ đức thường
nói:
-
- Vạn
người tu, vạn người vãng sanh.
-
Chúng
ta có luận cứ rồi, có phương pháp tu hành rồi, vì vậy trong
những sinh hoạt hàng ngày, chúng ta phải biết dùng thái độ,
tâm thái nào khi chúng ta đối với người, với vật. Làm theo năm
đề mục trên đây thì nhất định không sai. Sau đó nhất tâm niệm
Phật để cầu vãng sanh, thì chắc chắn không một ai mà không
thành tựu.
|