-
Bình Thường Là Ðạo
-
Bài thuyết pháp tại Chùa Dược Sư
-
Quảng Nhuận Ghi
-
--o0o--
-
-
Kính
thưa đại chúng, hôm nay là ngày 28 tháng 05 năm 2001, hôm nay
là ngày thứ ba của khóa tu mùa xuân năm 2001. Hôm nay chúng
tôi muốn giới thiệu đến quý vị bài pháp: Bình Thường Là Ðạo.
-
Tuy
nhiên trước khi đi vào chi tiết bài pháp hôm nay, chúng tôi
xin hầu chuyện với quý vị một câu chuyện đạo:
-
- Ðạo
Nguyên là một thiền tăng Nhật Bản. Khi mới sang Trung Quốc,
ông lưu dưới thuyền của một vị thương khách.
-
Hôm
nọ, gặp một vị sư già, trông nom về việc bếp núc trong Chùa A
Dục Vương đến thuyền mua nấm. Ðạo Nguyên mời ông sư dùng trà
và thăm hỏi:
-
- Sao
Thầy không lo việc toạ thiền, tụng kinh, mà chỉ chuyên bếp
núc, lại lặn lội đi xa để mua nấm như thế nầy.
-
Vị sư
già cười lớn và bảo:
-
- Này
ông khách Nhật Bản, thật ông chưa biết gì là học đạo, tu hành
cả.
-
Ðạo
Nguyện chợt nhận ra sự sai lầm của mình và từ đó, ông có một
quan niệm về chữ tu hành mới mẻ và thực tiển hơn.
-
Khi
đã thành một thiền sư chính hiệu, Ngài Ðạo Nguyên viết trong
quyển hành trì, những dòng như sau:
-
-
Hành trì hằng ngày là báo tạ ơn lớn của Thầy, Tổ.
-
Thông
thường chúng ta cứ nghĩ rằng tu có nghĩa là cạo tóc, ăn chay,
tọa thiền, tụng kinh lễ Phật... mới gọi là tu. Còn ngoài ra
các động tác khác trong đời sống thường ngày như ăn cơm, mặc
áo, tiếp chuyện, quét nhà, gánh nước, đều là không phải tu.
-
Chính
vì thế mà chúng ta thường hành trì thành kính trang nghiêm rất
mực trong thời gian tu học, và xả giàn trong những lúc không
tu. Từ hoà nhẫn nhục trong khi toạ thiền, lễ Phật, và náo loạn
cau có, nói sùi bọt mép trong lúc không tu.
-
Quan
điểm sai lầm đó không phải chỉ có Ngài Ðạo Nguyên và chúng ta
vấp phải mà thuở xưa, các vị Tỳ Kheo sống với thời Đức Phật
cũng vậy. Do đó Đức Phật đã nhắn nhủ với chúng ta rằng:
-
- Nầy
các Tỳ Kheo! các con phải tỉnh giác khi đi, khi đứng khi nằm,
khi ngồi....
-
Hiểu
được điều nầy, chúng ta mới thấy thời giờ tu hành của mình
thật là dồi dào và đạo tràng của chúng ta cũng hết sức rộng
rãi. Nơi điện Phật, trong tịnh thất, hay ngoài ruộng rẩy chúng
ta cũng có thể dụng công toạ thiền, và không mất công phu hạ
thủ trong lúc nấu cơm gánh nước, cuốc đất, trồng rau.. Hành
động nào cũng cần thiết và quan trọng như nhau, cũng là báo ân
Thầy Tổ, là cúng dường chúng sanh hết.
-
Như
vậy việc kiên trì giữ gìn, theo dõi hay biết những hành động
của mình là điều kiện thiết yếu giúp cho sức mạnh của định tâm
càng thêm mạnh mẻ. Chúng ta phải hay biết những hành động cụ
thể của chính mình trong từng giây phút, từ thời điểm nầy đến
thời điểm khác đừng để gián đoạn.
-
Nếu
được như thế thì chánh niệm được thiết lập. Liên tục giữ gìn
hành động lời nói việc làm của chính mình một cách nghiêm mật,
thì tự chúng ta ngăn ngừa phiền não, không cho những phiền não
như:
-
-
Tham lam,
-
- Sân
hận,
-
- Si
mê,
-
Ba
độc xâm nhập vào tâm và lôi chúng ta đi đến chỗ sai lầm. Khi
chánh niệm mạnh mẻ thì phiền não không thể khởi sinh, khi tâm
thoát khỏi phiền não thì chúng ta sẽ nhẹ nhàng như trút bỏ
gánh nặng và đầy an vui, hạnh phúc.
-
Hãy
làm mọi điều cần thiết để duy trì chánh niệm. Do vậy, mỗi lần
chúng ta chỉ làm một công việc, không nên làm hai ba công việc
cùng một lúc. Thí dụ:
-
-
Chúng ta đang tham dự khóa tu vừa nghe pháp, vừa hoà mình với
đại chúng trong khóa tu, nhưng cùng một lúc chúng ta lại để
micro phone trong tai để nghe pháp từ trong băng casset, vì
cho rằng mình nghe pháp nhiều đều có lợi ích cho sự tu tập.
-
Quan
niệm như thế là sai lầm. Thật ra nghe pháp nhiều là tốt, nhưng
cũng phải cẩn thận, bởi vì cùng một lúc chúng ta không thể nào
thu nạp vừa tụng kinh, niệm Phật và ngồi thiền cùng một lúc.
Ngay cả ở nhà chúng ta cũng không thể làm được như thế, đành
rằng chúng ta có quyền tụng kinh, niệm Phật và ngồi thiền, thì
huống gì trong lúc tham dự một khoá tu học. Trong tinh thần
duy trì chánh niệm là không đúng. Vì thế trong chiều hướng duy
trì chánh niệm mỗi khi thay đổi đề mục, chúng ta phải ghi nhận
từng chi tiết một với thận trọng và tỉ mỉ tối đa.
-
Sau
khi ngồi thiền, muốn đứng dậy, chúng ta chỉ nhận ý định mở
mắt. Sau đó chỉ nhận những cảm giác xảy ra khi mí mắt bắt đầu
di động. Ghi nhận tay nhắc lên khỏi đùi...
-
Suốt
ngày chúng ta phải ghi nhận mọi động tác xảy ra, dù đó là mọi
động tác nhỏ nhặc nhất. Không phải chỉ ghi nhận bốn động tác
chính: Ði, Ðứng, Nằm Ngồi mà tất cả các động tác khác như nhắm
mất, quay đầu, mở cửa, bật đèn... đều phải được chú tâm ghi
nhận.
-
Ngoài
giờ ngủ ra, chánh niệm phải được duy trì liên tục trong mỗi
lúc.
-
Sự
liên tục chánh niệm chặc chẻ như vậy, cho nên chúng ta không
có thời giờ để liên tưởng, do dự, suy nghĩ, phán đoán hay so
sánh với những điều mình đọc trong sách thiền trước đây. Chỉ
cần để ý đơn thuần mà không thêm gì cả.
-
Hành
thiền hay giữ gìn chánh niệm chẳng khác nào tạo ra lửa. Ngày
xưa khi chưa có hộp quẹt, lửa được tạo ra bằng cách là tạo hai
thanh cây cọ sát vào nhau. Người ta liên tục cọ cho đến khi
bật lửa ra và bắt vào bùi nhùi để sẵn. Nếu chỉ cọ hai thanh
củi vào nhau chừng vài cái lại dừng, rồi tiếp tục cọ vài cái,
rồi lại dừng nữa... cứ như thế thì chẳng bao giờ có lửa cả.
-
Nhiều
thiền sinh hành thiền rất khá trong buổi đầu, ghi nhận đề mục
thật chánh niệm, nhưng được một lát, lại bắt đầu suy nghỉ tính
toán. Thiền sinh mỗi lần có một chút kinh nghiệm mới lại bắt
đầu suy nghỉ so sánh:
-
-
Không biết ta đạt đến tuệ nào rồi.
-
Một
số khác thì không có kinh nghiệm, chỉ suy nghĩ băng khoăn lo
lắng những chuyện quen thuộc bình thường, đại loại như:
-
- Hôm
nay ta cảm thấy mệt, có lẽ là ngủ chưa đủ, hay là tại ta ăn
quá nhiều, chắc là cần phải nghỉ một lát chân ta bị đau, không
biết có bị sưng lên hay không. Ðiều nầy có thể là do ảnh hưởng
đến việc hành thiền của ta, có lẽ ta cần mở mắt ra để xem
sao...
-
Ðó là
những do dự, mà một người thực hiện chánh niệm cần phải loại
trừ. Muốn thực hiện được chánh niệm, điều cần thiết phải có
những yếu tố hổ trợ tốt. Có bảy điều kiện thuận lợi cho việc
thực hành quán chiếu:
-
01-
Phương Tiện Ðầy Ðủ:
-
Nơi
hành thiền cũng như những khu vực gần đó phải có phương tiện
đầy đủ: Chẳng hạn như nước dùng, điều kiện vệ sinh tốt, an
ninh, không nhiều muổi mòng, thú dữ..v... Một nơi có thể đạt
đươc tuệ giác tốt đẹp.
-
02-
Ðịa Ðiểm Thuận Lợi:
-
Nơi
thực tập thiền quán đừng gần xóm làng quá, vì gần xóm làng quá
sẽ ồn ào và dễ bị phóng tâm. Cũng đừng xa xóm làng quá, vì xa
xóm làng phương tiên di chuyển khó khăn hơn, cũng là một điều
trở ngại cho một số người có lòng muốn tu, nhưng thiếu phương
tiện. Nên tránh những nơi có thể làm cho sự định tâm của mình
bị sút kém, nghĩa là những nơi quá nhiều hoạt động và bận rộn
làm cho tâm bị tán loạn, khó tập trung vào đề mục. Tóm lại,
địa điểm cần có sự an tịnh tối thiểu, nhưng đừng quá xa xóm
làng, vì ở quá xa xóm làng thì thiếu phương tiện nên cũng trở
ngại cho việc hành thiền.
-
03-
Dinh Dưỡng Cần Thiết:
-
Trong
những lúc tu tập thức ăn phải được đầy đủ. Dĩ nhiên cũng vừa
phải, đừng để bị phân tâm vì thức ăn.
-
04-
Thắc Mắc Cần Ðược Giải Ðáp:
-
Nghe
pháp là điều thích hợp. Khi có điều gì trở ngại trong việc
hành thiền thì nên hỏi ý kiến thiền sư để thiền sư điều chỉnh
giúp chúng ta dễ dàng tiến bước trên đường thiền.
-
05-
Thực Tập Nhiều:
-
Nhưng
nên nhớ, cái gì quá nhiều thì không tốt. Trong khi hành thiền
mà bạn bàn luận giáo pháp quá nhiều thì sự định tâm của bạn
cũng bị phá vỡ. Ngay cả các bài pháp của thiền sư cũng cần
được thẩm định xem có đem lại lợi ích cho sự định tâm của mình
hay không. Một bài thuyết pháp cho thiền sinh đựợc coi là có
hiệu quả:
-
- Sau
khi nghe bài pháp tâm định đã có, và tâm định càng thêm vững
chãi.
-
- Sau
khi nghe bài pháp nầy, tâm định chưa có, thì được tâm định.
-
06-
Nói Vừa Ðủ:
-
Trong
Khoá thiền, lời nói nên được giới hạn. Không nên qua dài dòng
mà chỉ nói những vấn đề quan trọng và cần thiết. Thiền sinh
trong một khoá thiền tích cực nên tránh nói chuyện. Tránh nói
chuyện càng nhiều càng tốt, nhất là nói chuyện thế sự. Ngay về
việc bàn luận giáo pháp một cách nghiêm túc cũng không thích
hợp trong lúc hành thiền tích cực. Tránh luận bàn giáo pháp
giữa các thiền sinh trong khoá thiền.. Trong khóa thiền cũng
không nên nói chuyện hay bàn thảo về thức ăn, chỗ ở công việc,
chính trị, kinh tế ..v...v.. Ðây là những lời nói không bổ.
Mục đích sự cấm đoán nầy là để tránh phóng tâm. Ðức Phật với
tình thương sâu xa Ngài dạy:
-
-
Thiền Sinh hành thiền tích cực thì phải thận trọng giữ gìn lời
nói. Nói chuyện nhiều thường xuyên bị phóng tâm nhiều.
-
Dĩ
nhiên nhiều chuyện thật sự cần thiết thì nên nói, nhưng cũng
không vượt quá những gì cần nói. Chúng ta cũng phải đặc hết
chánh niệm vào tiến trình nói. Trước tiên là ý muốn nói. Tư
tưởng sanh khởi trong tâm về những gì cần nói thì phải nên nói
như thế nào. Chúng ta nên ghi nhận và nên niệm thầm mọi tư
tưởng khởi sinh. Tâm chuẩn bị nói và sau đó tác động nói bao
gồm những chuyển động vật chất. Sự chuyển động của môi và mặt
những cử chỉ đi kèm đều là mục đích để chánh niệm.
-
07-
Vâng Lời:
-
Kinh
điển có dạy rằng, dù chúng ta có học hành giỏi dắn và kinh
nghiệm đến đâu, nhưng trong thời gian hành thiền phải có thái
độ như mình không thông hiểu gì về lãnh vực sở trường của mình
và luôn luôn vâng lời vị Thầy đang hướng dẫn. Khi chúng ta
không rành về lãnh vực nào, thì chúng ta không xen vào. Ngay
cả khi chúng ta thành thạo, có thẩm quyền cũng như từng trải
về một lãnh vực nào đó, nhưng nếu không có lời yêu cầu thì
chúng ta cũng không nên xen vào.
-
Trước khi kết thúc bài pháp hôm nay tôi xin kể cho
đại chúng một câu chuyện, Ðức Sơn Thiền Sư thượng đường bảo:
-
- Hôm
nay không ai được thưa hỏi hết, ai thưa hỏi sẽ ăn 30 hèo.
-
Một
vị tăng bước ra lễ bái, liền bị ăn 30 gậy. Vị Tăng Thưa:
-
- Con
chua thốt tiếng nào, vì sao hoà thượng đánh con?
-
Thiền
Sư Ðức Sơn hỏi:
-
- Ông
người xứ nào?
-
Vị
Tăng đáp:
-
- Con
người Triều Tiên.
-
Ông
khi chưa xuống thuyền đã đáng ăn 30 gậy rồi.
-
Ðây
là một lối tiếp khách mất lịch sự, thất nhân tâm, thất nghi lễ
mà các thiền sư thường dùng, khác hẳn với lối tiếp ngọt ngào
của chúng ta ngày nay. Vậy mà điều lạ lùng là lối xử sự của
các Ngài lại chuyển mê khai ngộ cho thiền sinh.
-
Trong
chiều hướng Bình Thường Là Đạo, nhà thiền không bằng lòng cho
chúng ta buông cái nầy bắt cái kia, chạy tới chạy lui như con
thoi, mà bắt buộc chính mình phải quay lại, nhìn thẳng vào
mình, đồng thời phải theo dõi quán sát tất cả mọi diễn biến
trong từ chính bản thân, ngoài là hoàn cảnh và tất cả những
người chung quanh. Có tỉnh thức như vậy chúng ta mới ghi nhận
tất cả những chuyển trong tâm thức một cách linh động, nếu
không chúng ta nghĩ Phật nhà không linh, cho nên cứ đi cầu
Thích Ca ngoài đường. Của báu của mình không đếm xỉa tới, lại
đi rong ruổi ăn mày khắp hang cùng ngỏ hẻm ... nên vừa bước
chân rời bỏ quê hương, xuống thuyền tha phương cầu thực như vị
tăng kia là đã đáng ăn 30 hèo rồi...
-
Nói
tóm lại, dù trong hoàn cảnh lúc nào cũng vậy, nhất là trong
một khoá thiền tu tập, thiền sinh cần phải có nhiều hổ trợ để
dễ dàng phát triển chánh niệm và định tâm. Thiền sinh tránh xa
mọi thế sự, chạy tới chạy lui, lăng xăng, lộn xộn. Về phần tự
thân, thiền sinh khi đã sống chung với tập thể đông người, thì
cũng phải xét xem những hành động của mình đừng để có những
ảnh hưởng bất lợi đến việc hành thiền của những người khác. Cử
chỉ thô tháo, hay gây tiếng động, có thể quấy rầy người khác
cần phải loại bỏ. Ðiều mà thiền sinh cần nhớ nằm lòng là nên
nghĩ đến người khác, và tôn trọng người khác hơn là tự khoe và
bắt người khác phải kính trọng mình.
-
Nếu
chúng ta là những thiền sinh trong các khóa tu, hay tự mình
vạch ra một giới hạn để thực tập hằng ngày, thì chúng ta hãy
tự kiểm xét xem chúng ta có thực hiện những yếu tố được coi là
bình thường nhất hay không. Nếu không được, hãy cãi thiện dần
dần để việc hành thiền được tiến triển tốt đẹp. Nếu có những
điều cần phải thực hiện nhằm đem lại sự tiến bộ trong việc
hành thiền, thì phải thực hiện, đừng ngại ngùng cho rằng đó là
những đòi hỏi quá đáng.
|