-
Ông Ðồ
-
Nguyễn Mộng Khôi
-
--o0o--
-
-
Bài
thơ Ông Ðồ của Vũ Ðình Liên xuất hiện khoảng giữa thập niên
30. Trải dài một thời gian gần 70 năm mà vẫn được nhiều người
ưa thích. Có những trường học đã xem bài thơ là một tài liệu
giáo khoa. Những tác giả nổi tiếng như anh em Hoài Thanh, Hoài
Chân viết:
-
-
Theo đuổi nghề văn, làm một bài thơ như thế cũng đủ, nghĩa là
đủ để lưu danh, đủ với đời người.
-
Ông
Ngô Văn Phú phê bình:
-
-
Ông Ðồ của Vũ Ðình Liên dung dị, nhưng là một thi phẩm không
ai làm được. Kể từ bấy đến giờ và có thể nói cả sau này nữa.
-
Năm 1999, ở Hoa Kỳ, nhạc sĩ Vĩnh Sử phổ nhạc, do
Làng Văn thực hiện trong video tape:
-
-
Khi Mùa Xuân đến.
-
Cô
Vân Khanh hát được nhiều khán thính giả khen ngợi:
-
- Mỗi năm hoa đào nở.
-
Lại thấy ông Ðồ già,
-
Bày mực tàu giấy đỏ
-
Bên phố đông người qua
-
-
Bao nhiêu người thuê viết
-
Tấm tắc ngợi khen tài.
-
Hoa
tay thảo những nét,
-
Như phượng múa rồng bay
-
-
Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
-
Người thuê viết nay đâu?
-
Giấy đỏ buồn không thắm.
-
Mực đọng trong nghiên sầu
-
-
Ông đồ vẫn ngồi đấy.
-
Qua đường không ai hay,
-
Lá vàng rơi trên giấy;
-
Ngoài trời mưa bụi bay.
-
-
Năm nay đào lại nở.
-
Không thấy ông Ðồ xưa
-
Những người muôn năm cũ
-
Hồn ở đâu bây giờ?
-
Ông
Ðồ là một nhân vật có thật ngoài đời. Ông thường ngồi ở phố
Hàng Bồ, Hà Nội. Ông ngoại Vũ Đình Liên cũng là một ông đồ; vì
vậy tác giả đã cảm thông những thời kỳ huy hoàng cũng như đen
tối của nhà nho. Ông tiếc cho một nền Nho học đang suy tàn.
Còn đâu cái thời kẻ sĩ có danh vị vua ban, có chỗ đứng hàng
đầu trong dân dã.
-
-
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỹ liệt.
-
Dân
hữu tứ, sĩ vi chi tiên.
-
Nguyễn Công Trứ
-
Bài
thơ chỉ có 20 câu ngắn ngũi với vỏn vẹn 100 tiếng mà lại bao
quát được một vấn đề quan trọng. Từ thuở chữ Nho thành hình ở
Trung Hoa. Sau đó du nhập vào Việt Nam, rồi thời kỳ hưng thịnh
hàng chục thế kỷ, tiếp theo là suy tàn và đang trên đà lịm
tắt. Bài thơ đã đi trọn một vòng sinh mệnh qua 4 thời kỳ: Hình
thành, hưng thịnh, suy tàn.
-
1-
Thời Kỳ Thành Hình Và Du Nhập:
-
Chữ
Nho có một thời Hoàng Đế ở Trung Hoa, cách nay khoảng 4000
năm. Viên Thái Sư Thượng Hiệt dựa trên dấu chân chim và dấu
chân thú vật để lại trên cát mà sáng chế ra chữ. Tớ nhà
Tần(221-207 trước CN), tể tướng Lý Tư chế ra bờ Tam Thương gồm
3300 chữ. Tại thế kỷ thứ nhất sau CN, Hứa Thận lại làm ra bộ
tự điển 10.516 chữ.
-
Chữ
Nho du nhập vào nước ta lúc mà nhà Tần sai tướng Đồ Thư sang
chiếm Giao Chỉ thời An Dương Vương. Dưới triều Hán Linh
Đế(168-189), có Lý Cầm người bản xứ, giỏi chữ Nho, đậu hiếu
liêm tương đương cử nhân, được cử ra làm quan. Từ đó, nhiều
người Giao Chỉ học chữ Hán. Thời tự chủ, từ Ngô Quyền tới
Nguyễn sơ, người học chữ Hán ngày càng đông.
-
2-
Thời Kỳ Hưng Thịnh:
-
Bài
thơ bắt đầu bằng một hình tượng rất đẹp, chứa đựng sức sống
mùa xuân và man mác thơ Đường:
-
- Mỗi năm hoa đào nở
-
Chính tác giả cho biết là ý thơ từ một câu nổi tiếng của Thôi
Hộ:
-
-
Ðào hoa y cựu tiếu đông phong.
-
Tất
cả đều gợi nhớ một thời Nho học thịnh hành, khi mà chữ Nho
được coi là chữ của Thánh Hiền. Người nào học nhiều là được xã
hội kính trọng. Muốn tiến thân thì ra làm quan, muốn lui thì
về làm thầy đồ(tiến vi quan, thoái vi sư). Đỗ đạt làm quan thì
được mát mặt gia đình, dòng họ. Nếu không thì làm thầy đồ(ông
đồ hay anh đồ) vẫn được nhiều người nể vì, mong ước:
-
- Chẳng tham ruộng cả ao liền,
-
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ
-
Ông
Đồ hãnh diện ngồi viết chữ Nho ngay trên hè phố nhộn nhịp để
khoe tài:
-
- Mỗi năm hoa đào nở.
-
Lại thấy ông đồ già,
-
Bày mực tàu, giấy đỏ,
-
Bên phố đông người qua.
-
Hình
ảnh Ông Đồ trong bài thơ là cái biểu tượng cho nền Nho học,
một nền văn hóa kéo dài hàng mấy ngàn năm và đã góp phần quan
trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, cũng như rèn
luyện tính cách đặc trưng bản lĩnh Việt Nam.
-
- Bao nhiêu người thuê viết,
-
Tấm tắc ngợi khen tài.
-
Hoa tay thảo những nét,
-
Như phượng múa rồng bay...
-
Ông
Đồ vừa hãnh diện vừa có một niềm vui thanh thoát. Biết bao
người tìm đến ông để thuê viết vì từ trong tiềm thức sâu xa
nhất của mình, họ tin rằng Ông Đồ là người đem đến cho họ
những gì có tính chất tinh hoa nhất trong truyền thống văn
hiến của dân tộc; và có được chữ đẹp như phượng múa rồng bay
để thưởng lãm ở nhà. Đó không những là một phong tục tốt đẹp
mà còn là một niềm vui trí tuệ lớn lao mang đậm đà hương vị
văn hóa dân tộc.
-
3-
Thời Kỳ Suy Tàn:
-
Bắt
đầu từ những thập niên cuối thế kỷ 19 khi mà người Pháp mang
một nền văn hóa mới đến nước ta. Đầu thế kỷ 20, khoa thi Hương
Đinh Dậu cuối cùng ở Bắc Kỳ. Có quan Toàn Quyền Paul Doumer và
phu nhân tham dự. Các sỉ tử trúng tuyển vào lạy tạ ơn những vị
giám khảo và luôn cả quan Toàn Quyền cùng phu nhân. Nhà thơ Tú
Xương chứng kiến:
-
- Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
-
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.
-
Thật
là một điều nhục nhã cho các ông Tú, ông Cử. Họ là những người
được xã hội xưa kính trọng, nay phải đứng dưới sân mà lạy một
mụ đàn bà ngoại bang, vênh váo, kênh kiệu.
-
Sau khóa thi chót, chữ Nho cùng với nền Hán học
không còn giữ địa vị độc tôn nữa mà nhường bước cho nền văn
hóa mới với những lớp người mới. Vì vậy, người thuê viết ngày
một vắng:
-
- Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
-
Người thuê viết nay đâu?
-
Giấy đỏ buồn không thắm.
-
Mực đọng trong nghiên sầu..
-
Trần
Tế Xương còn mĩa mai và đau sót cho một nền Nho học đã có mặt
ở nước ta từ mấy ngàn năm, nay đang bị thay thế bởi nền tân
học:
-
- Ðạo học ngày nay đã hỏng rồi.
-
Mười người đi học, chín người thôi...
-
Hoặc:
-
- Nào có ra gì cái chữ Nho,
-
Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co.
-
Ông
Đồ không chịu nằm co một cách dễ dàng. Ông vẫn ngồi đấy:
-
- Ông Ðồ vẫn ngồi đấy.
-
Nhưng mà nền văn hóa Nho đã tỏ ra bất lực trước sự tấn công
mãnh liệt của ngọn gió văn hóa phương Tây, đã được quảng đăi
quần chúng hưởng ứng. Ông Ðồ vẫn ngồi đấy, nhưng người qua
đường lờ đi như không trông nhìn thấy:
-
-
Qua đường không ai hay..
-
4- Thời Kỳ Diệt Vong:
-
Ngày
xưa mỗi độ hoa đào là Ông Đồ rộn rã: Bày mực tàu giấy đỏ và
bao nhiêu người thuê viết. Nhưng năm nay hoa đào lại nở, mà
chẳng ai thuê. Ông có cảm tưởng là tờ hồng điều năm nay không
đỏ tươi như những năm trước: Giấy đỏ buồn không thắm; Những lá
vàng rơi trên giấy, ông không buồn nhặt. Trời lại lất phất mưa
như phụ họa thêm cái cảnh tiêu sơ: Ngoài trời mưa bụi bay.
-
Năm sau cùng hay là thời mà cái học nhà Nho cáo
chung, người ta không thấy Ông Đồ nữa:
-
- Năm nay đào lại nở.
-
Không thấy ông đồ xưa,
-
Những người muôn năm cũ,
-
Hồn ở đâu bây giờ?
-
Vũ
Đình Liên phải kêu lên một cách bi thiết:
-
-
Hồn ở đâu bây giờ
-
Chính là những câu hỏi đã từng làm day dứt biết bao nhiêu
người Việt yêu nước và yêu văn hóa dân tộc:
-
-
Hồn nước ở đâu? Hồn thiêng sông núi ở đâu?
-
Bài thơ Ông Đồ trải qua 4 thời kỳ: Hình thành,
hưng thịnh, suy tàn và diệt vong giống như đời người. Chữ Nho
đang ở thời kỳ diệt vong. Tại Trung Hoa bây giờ, chữ viết theo
dấu chân chim của Thương Hiệt, đang được thay thế bằng hệ
thống La Tinh Hóa là Wades Giles, dùng trong những sách
của người Tây Phương viết về Trung Hoa và Pin Yin mà chính phủ
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cho xử dụng trong các văn kiện và
các tác phẩm viết về Trung Hoa. Chữ Nho rồi sẽ lịm tắt như
những từ ngữ của người Incas nam Mỹ Châu và người Phénicie Ai
Cập cách nay 6000 năm.
|