|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
-
Tâm Hạnh Nhẫn Nhục
- Tịnh Nghiêm
- --o0o--
-
-
Nhẫn là
nhẫn nại.
-
Nhục
nghĩa là sĩ nhục, nhơ nhuốc, xấu hổ.
-
Như vậy
chữ Nhẫn Nhục có nghĩa là nhịn chịu, chịu đựng những điều xấu
hổ, nhơ nhuốc.
-
Nhẫn
Nhục cũng còn gọi là Nhẫn Ðộ.
-
Nhẫn
là an nhẫn, trụ vào pháp. Ðộ là đưa đến bờ bên kia, bờ giác
ngộ, Niết Bàn. Cũng kêu là:
-
- Nhẫn
Ba La Mật,
-
- Nhẫn
Nhục Ba La Mật,
-
- Sàn
Ðề Ba La mật,
-
Tất cả
đều muốn nói đến đức Nhẫn trong sáu đức có khả năng đưa chúng
ta đến bến bờ giác ngộ.
-
Chữ
Nhẫn hay Nhẫn Ðộ được dịch nghĩa từ chữ Ta Bà. Nghĩa là ở cõi
Ta Bà Thế Giới là thế giới của ác năm trược nên có rất nhiều
phiền muộn, chướng ngại khổ đau, vì thế đối với những ai có
tâm tu học phải rất mực kiên nhẫn mới có thể đắc đạo. Vì là
một thế giới nhiều phiền lụy, những người sống trong đó phải
kiên cường vượt qua mọi gian nan, cho nên thế giới Ta Bà cũng
còn gọi là:
-
- Kham
Nhẫn Thế Giới,
-
Hay:
-
- Ðại
Nhẫn Thế Giới.
-
Theo
định nghĩa chữ Nhẫn Nhục có nghĩa là nhịn chịu, chịu đựng những
điều xấu hổ, nhơ nhuốc. Vì vậy nếu chúng ta là người thực hành
Tâm Hạnh Nhẫn Nhục mỗi khi gặp:
-
- Những
ai có tâm niệm oán ghét, độc, hại chúng ta, thì chúng ta cũng
phải an nhiên nhẫn nại không ý trả lại.
-
- Những
nổi khổ bức bách như nước lửa, đao gậy... thì chúng ta cũng vẫn
điềm nhiên mà nhẫn chịu không đem lòng tức giận.
-
Nghĩa là
chúng ta luôn quán sát mọi sự, mọi việc, để thấy thể tánh của
mọi sự, mọi vật là hư huyển, bản chất của nó là không sanh,
không diệt, nghĩ vậy nên nhẫn nhịn được.
-
Như vậy
theo định nghĩa trên chúng ta thấy Tâm Hạnh Nhẫn Nhục là đức
tính khắc chế được cái tánh nóng giận và oán thù. Ở đây chúng ta
không nên ngộ nhận chữ nhẫn nhục theo như người ta thường hiểu ở
đời. Nghĩa là trước một sự bất công, một điều sĩ nhục, người
nhẫn nhục không tỏ ra phản đối trong lời nói cử chỉ, nhưng trong
lòng họ vẫn không dằn được cơn tức giận phẩn uất, thứ nhẫn nhục
ấy chỉ có hình thức bên ngoài, chứ không đi sâu vào bên trong,
không phải là nhẫn nhục trong đạo Phật.
-
Theo
tinh thần của người học Phật là phải thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục
gồm cả: Thân Nhẫn, Miệng Nhẫn, và Ý Nhẫn. Nghĩa là:
-
- Ở nơi
thân nhẫn, tất cả các sự như: Lạnh nóng, đói, khát, già, bệnh,
chết, ở nơi thân thì cam chịu đau khổ mà không đối phó bằng cử
chỉ hay hành động trả thù.
-
- Ở nơi
miệng không thốt ra những lời hung ác, cho đến những lời chê
bai, mắng nhiếc, quở trách, nguyền rủa.
-
- Ở nơi
lòng thì cũng phải dẹp tan những cơn giận, nỗi oán thù, không
cho nó vươn lên vùng dậy.
-
Trong
chiều hướng thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục là chúng ta phải luôn
luôn kiểm soát cả: Thân Nhẫn, Miệng Nhẫn, và Ý Nhẫn, Vì vậy nếu
không dẹp được sự giận dữ, phẩn uất ở trong lòng thì chưa gọi
được là nhẫn nhục theo nghĩa trong đạo Phật. Chúng ta một khi đã
thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì phải luyện cho đến trình độ
không còn thấy:
-
- Có
người làm mình khổ nhục,
-
- Có nỗi
khổ nhục, và người chịu khổ nhục.
-
Thực tập
đến trình độ nầy thì chúng ta đã thể nhập vào thể tánh bao la
rộng lớn của vũ trụ, nơi đó không phân chia biên giới, vì nó bắt
nguồn từ lòng từ bi, từ trí tuệ và bình đẳng tuyệt đối của tánh
Phật. Cho nên người thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục, muốn thành tựu
phải dựa lên ba đức tánh: Thân Nhẫn, Miệng Nhẫn và Ý Nhẫn. Đó là
lý do chúng ta thường nghe chư tôn đức giảng dạy:
-
- Một
đám lửa sân cháy cả rừng công đức.
-
Quả thật
là như vậy. Một trong đại họa của cõi đời là tánh giận dữ oán
thù. Một khi đã nóng giận lên thì con người chỉ tuân theo cái sự
hướng dẫn của giận, chỉ đạo của tham sân, cho nên tâm trí mê
muội. Vì tâm trí mê muội nên không có chuyện gì trên thế gian
nầy mà không dám làm. Có thể nói rằng, một con người mà bị lửa
sân chi phối, can thiệp vào đời sống, thì ngọn lửa giận sân của
chính chúng ta có khả năng đốt thiêu một nửa cuộc đời, hay trọn
cả cuộc đời. Cho nên Tâm Hạnh Nhẫn Nhục là một phương thuốc thần
diệu để dập tắc lửa sân.
-
a- Về Phương Diện Cá Nhân
-
Người
thực tập Tâm hạnh Nhẫn Nhục thì người ấy có khả năng làm cho
người chung quanh cảm mến, bởi vì:
-
- Nét
mặt hiền diệu,
-
- Lời
nói hòa nhã,
-
- Cử chỉ
khoan hòa.
-
Hơn nửa
người thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì:
-
- Tâm
trí được sáng suốt, xét đoán phải lẽ,
-
- Không
thắc mắc những lỗi lầm đáng tiếc vì thiếu bình tĩnh.
-
- Thân
tâm người nhẫn nhục luôn luôn được an lạc, nhẹ nhàng,
-
Do những
điều trên, cho nên nếu chúng ta là người thực tập Tâm Hạnh Nhẫn
Nhục thì chúng ta sẽ dễ thành tựu trong mọi công việc, trong đời
mình.
-
b- Về Phương Diện Gia Đình,
-
Nếu mọi
người trong nhà đều thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì cảnh gia
đình luôn luôn được hoà thuận tin yêu, ấm cúng. Cho nên người
Việt Nam thường nói:
-
- Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.
-
Do đó mà bất cứ một ai thiếu Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì sự
hoà thuận, hạnh phúc trong gia đình không bao giờ có thể thực
hiện được. Và không hòa thuận thì rất có thể gia đình sẽ trở
thành một cảnh địa ngục nho nhỏ, vì cứ gây gỗ, đay nghiến, dằn
vật với nhau hoài, cho nên mọi người ai cũng đều muốn đạp đổ để
thoát ra.
-
c- Về Phương Diện Xã Hội,
-
Nếu tất
cả mọi người đều thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì cái tâm hạnh
đó nó có khả năng làm cho mọi người, mọi đoàn thể có thể thực
hiện được sự đoàn kết, có thể chung sống với nhau một cuộc sống
êm đẹp, chiến tranh không xảy ra, hoà bình được cũng cố, cõi đời
sẽ trở thành cảnh Tịnh Ðộ trong nhân gian.
-
d- Về
Phương Diện Tu Hành
-
Một
người tu hành mà thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thì nó làm cho con
người tu hành đó luôn luôn phải cảnh giác, đề phòng trước những
nghịch cảnh. Nó bắt buộc kẻ tu hành luôn luôn phải vận dụng lòng
từ bi, ánh sáng trí tuệ, tinh thần bình đẳng để phá tan giận dữ
oán thù.
-
Chúng ta
biết rằng, là con người phàm phu cho nên sức chịu đựng của chúng
ta cũng có giới hạn, vì vậy để có một nơi chiêm nghiệm, noi
theo, chúng ta phải noi theo gương nhẩn nhục của Ðức Bổn Sư. Chỉ
có Ðức Bổn Sư là người mới có đủ khả năng chịu đựng rất bền bỉ.
Sức đề kháng và Tâm Hạnh Nhẫn Nhục của đức Bổn Sư Thích Ca cho
chúng ta thấy, trên bước đường tìm đạo của Ngài thật là một
gương sáng rực rỡ cho chúng ta. Chúng ta thấy cương vị của Ngài,
từ một vị Thái Tử sống trong nhung lụa, Ngài trở thành một người
không nhà, Ngài lặn lội hết khu rừng nầy đến ngọn núi khác, chịu
lạnh chịu nóng, nhin đói nhịn khát, tìm học với tất cả mọi
người, không sợ nhục nhã, xấu hổ khi phải hỏi những điều mình
chưa biết. Khi tu khổ hạnh với nam anh em ông Kiều Trần Như,
thấy không có kết quả, Ngài rời họ trở lại ăn uống như thường,
và đã bị họ chế riểu khinh bỉ, nhưng Ngài vẫn điềm nhiên như
không, chỉ một dạ quyết tâm tu học.
-
Khi đắc đạo, trở thành một đấng chí tôn, Ngài bị Ðề Bà
Ðạt Ða nhiều lần quấy phá, nào là thả voi dữ, nào là lăng đá từ
sườn núi cao xuống mình Ngài, nhưng không một lần Ngài tỏ ra
phẩn nộ, bực tức. Khi bị thương nhẹ nơi chân vì hòn đá Ðề Ba Ðạt
Ða lăn xuống, Ðức Phật đã điềm nhiên bảo các đệ tử rằng:
-
- Ðề Bà Ðạt Ða là thiện tri thức của Ngài, nhờ Ðề Bà
Ðạt Ða mà Ngài mau thành Phật.
-
Có lần
khi bị ngoại đạo âm mưu sai người nhục mạ Ngài giữa đại chúng,
Ðức Phật lặng thinh để cho người ấy mắng nhiếc. Cuối cùng, Ngài
chỉ hỏi lại một câu nhưng bao hàm ý nghĩa vô cùng thâm thúy, mà
chúng ta cần phải nhớ lấy nằm lòng trong khi thực tập tánh nhẫn
nhục. Ngài hỏi người nọ rằng:
-
- Khi
người đem cho ai một món gì mà họ không nhận, thì người làm thế
nào?
-
Người
trả lời:
-
- Thì
tôi đem về.
-
Đức Phật
dạy tiếp:
-
- Ở đây
cũng vậy, ta không nhận những lời nhục mạ của ngươi. Người hãy
đem về đi.
-
Hơn ai
hết, Ngài đã hiểu rõ công dụng lớn lao của nhẫn nhục nên Ðức
Phật luôn luôn tán thán những người biết thực tập Tâm hạnh Nhẫn
Nhục như sau:
-
- Người nào ngăn chận được phẩn nộ sắp phát ra như
dừng được chiếc xe đang chạy nhanh, như thế mới đươc gọi là
thiên ngự, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương mà thôi.
-
Do sự cao quý như vậy, cho nên người Phật Tử chúng ta
phải nuôi dưỡng Tâm Hạnh Nhẫn Nhục trong đời sống hằng ngày của
chúng ta. Trong lúc thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục, trước tiên
chúng ta phải nên luôn nhớ điều nầy:
-
- Không
phải vì để được người đời tán thán, khen ngợi mà chúng ta nhẫn
nhục.
-
- Không
phải vì sợ sệt trước oai lực của kẻ khác mà ta nhẫn.
-
- Không
phải vì mong được chức tước quyền lợi mà ta nhẫn.
-
- Không
phải vì lười nhác, muốn buông xuôi tay cho khỏe trước cuộc đời
bất công mà ta nhẫn.
-
- Không
phải vì không biết nhục nhã thiếu nhân cách mà ta nhẫn.
-
Nếu vì
những lý do trên mà chúng ta nhẫn, thì cái nhẫn ấy còn nguy hại
hơn là sự phẫn nộ, vì nó là tay sai đắc lực của dục vọng, tham
lam kiêu mạn, hèn nhác ích kỷ... Cái nhẫn như vậy là cái nhẫn
của một người thiếu nghị lực. Phải biết, chúng ta thực tập Tâm
Hạnh Nhẫn Nhục chỉ vì:
-
- Một
đại nguyện,
-
- Một
mục đích cao quý,
-
- Một
tình thương lớn lao
-
- Một
trí tuệ sáng suốt.
-
- Muốn
trai giồi đức tánh,
-
- Muốn
đối trị với cái bệnh nóng giận do tham lam ích kỷ ngao mạn, si
mê, gây ra.
-
Thực hành cho đúng nghĩa như vậy mới là Tâm Hạnh Nhẫn
Nhục cao quý, và như vậy là chúng ta đã thực hành đúng theo ý
nghĩa và tôn chỉ của Ðức Phật dạy. Khi đã thực tập rồi thì Tâm
Hạnh Nhẫn Nhục nầy cần phải nuôi dưỡng hằng ngày. Nghĩa là bất
cứ lúc nào, và mặc dù đứng trước một hoàn cảnh như thế nào đi
nữa, thì cử chỉ của chúng ta cũng phải luôn luôn dịu dàng, nhã
nhặn, lời nói chúng ta luôn luôn ôn tồn, điềm đạm. Ý nghĩ chúng
ta luôn luôn sáng suốt để phân tách vì đâu có cảnh ấy, vì sao
chúng ta không nên nóng giận. Chúng ta phải luôn luôn vận dụng
đến tình thương, là thứ nước cam lồ có thể dập tắc bao nhiêu lửa
dữ.
-
Là một
con người phàm phu, cho nên chúng ta cũng phải tự cảm thấy tâm
của chúng ta không đủ rộng lớn, vì không đủ rộng lớn cho nên rất
khó có thể thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục một cách trọn vẹn. Vì
vậy, để trợ duyên cho việc thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục một cách
tích cực, chúng ta cũng nên tập làm cho lượng trái tim của chúng
ta rộng lớn. Phương pháp hữu hiệu để làm cho trái tim của chúng
ta trở nên rộng lớn, bằng cách chúng ta phải thực tập bốn loại
tâm đó là: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ và Tâm Xã.
-
1-
Tâm
Từ:
-
Có
nghĩa là khả năng đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người. Tuy
nhiên chúng ta phải nhớ, khả năng không phải là thiện chí, tại
vì nhiều khi chúng ta có thiện chí mà không có khả năng. Nếu chỉ
có thiện chí mà không có khả năng thì càng thương chúng ta càng
làm cho người kia đau khổ, và vì vậy mà chúng ta phải học để có
khả năng hiến tặng niềm vui cho mọi người. Muốn có khả năng như
vậy thì phải tập quán chiếu, phải nhìn vào người kia để thấy
được những khổ đau của người kia, từ hồi còn ấu thơ và cả thời
gian lớn lên. Khi đã thấy được những cái khó khăn và những khổ
đau, những cái cản trở, những vết thương của những người kia thì
chúng ta mới có thể hiểu. Khi đã hiểu rồi thì dầu cho người đó
có vụng dại, có nói những điều có thể gây ra đau khổ và đổ vở,
thì chúng ta cũng có thể chấp nhận, vì người đó từ ấu thơ cho
đến khi lớn lên đã sống trong hoàn cảnh thiếu tình thương, thiếu
hiểu biết, vì vậy đau khổ của người đó bị vung vải ra chung
quanh. Khi mà hiểu được như vậy, không những chúng ta không giận
mà chúng ta còn thương nữa. Một khi chúng ta đã thương rồi, thì
những điều người đó làm hoặc nói chúng ta cũng không nên cố
chấp, mà chỉ tội nghiệp, và chúng ta mới có thể thương thật sự.
-
Từ những
dữ kiện nầy, nếu chúng ta muốn thực tập tâm từ thì chúng ta phải
quán chiếu, nghĩa là nhìn sâu để thấy và để hiểu, khi thấy và
hiểu người nào rồi thì chúng ta mới có thể hiến tặng niềm vui và
hạnh phúc cho người đó. Người đó có những nhu yếu nào, và không
có những nhu yếu nào, khi mà chúng ta thấy được nhu yếu đích
thực của người đó thì mới có thể hiến tặng cái mà người đó cần.
-
2- Tâm
Bi
-
Bi là
khả năng làm vơi đi những nổi khổ người kia, chuyển hóa được cái
nổi khổ trong người kia. Muốn lấy đi cái nổi khổ niềm đau của
người kia, thì chúng ta phải có một nhận thức chính xác về cái
bản chất của cái khổ trong lòng người kia. Khổ vì những lý do gì
vì những điều kiện nào, vì vậy chúng ta phải tập quán chiếu. Khi
mà chúng ta có trái tim hiểu biết rộng mở, khi mà chúng ta không
có thành kiến thì chúng ta có thể nhìn vào người kia và chúng ta
thấy được cái nổi khổ niềm đau của người kia và bản chất của nổi
khổ niềm đau đó. Biết được như thế rồi thì thấy chúng ta cần
phải làm cái gì, và ta không nên làm cái gì, để cho vết thương,
để nổi khổ niềm đau của người được tan biến. Còn nếu không có
cái hiểu đó, không có cái Thiền quán đó, thì chúng ta sẽ không
có cái tuệ Ba La Mật, vì vậy những hành động của chúng ta nó có
cái tác dụng ngược lại, nó làm cho người chúng ta thương đau
khổ. Cho nên Bi là lòng xót thương phải luôn luôn có Trí mới có
thể thấu đáo mọi sự mọi vật.
-
3- Tâm
Hỷ
-
Hỷ là
niềm vui, trong các liên hệ đến những cuộc tình, thì yếu tố của
Hỷ rất quan trọng. Thương nhau, thì phải thương nhau như thế nào
để hai người cùng có một niềm vui, thì cái đó mới gọi là tình
thương chân thật. Còn nếu thương nhau mà ngày nào hai bên cũng
khóc cả thì tình thương đó không phải là tình thương đích thực.
Vì vậy yếu tố Bi và Hỷ là yếu tố rất quan trọng trong tình
thương của chúng ta. Nếu có lúc chúng ta biết yếu tố Từ là hiến
tặng niềm vui, yếu tố Bi là làm vơi nổi khổ, thì yếu tố thứ ba
là cái vui do tình thương nó xuất hiện ra đó là Hỷ.
-
4- Tâm
Xả.
-
Xả như
thế nào là không bị vướng mắt, thương yêu như thế nào mà chúng
ta bảo tồn được cái tự do của chúng ta, và chúng ta bảo tồn được
cái tự do của người chúng ta thương.
-
Thương
mà đánh mất tự do của mình, và tự do của người mình thương thì
tình thương đó chưa phải là đích thực, chưa phải là chân tình.
Khi mà chúng ta thương với mục đích chiếm hũu thì chúng ta đã
đoạt mất tự do của người chúng ta thương, lẽ tự nhiên khi mất tự
do thì không còn hạnh phúc nữa. Khi thương mà chúng ta bị vướng
mắt thì chúng ta cũng đánh mất cái tự do của chúng ta, vì vậy
cho nên chúng ta cũng không có hạnh phúc. Như chúng ta đã biết,
tình thương là nền tảng của hạnh phúc, thì chúng ta phải thương
như thế nào để cho người mình thương còn có khoảng không gian để
vùng vẫy. Thương mà với tính cách chiếm hữu độc tài, thì chẳng
khác nào nhốt người mình thương vào địa ngục. Vì vậy:
-
- Chúng
ta phải có cơ hội để nhìn lại bản chất tình thương của chúng ta,
nếu cần chúng ta đem cái tình thương của ta đặt lên trên bàn và
dùng ánh sáng của chánh niệm quán chiếu, xem thử coi nó có yếu
tố từ không, nếu có thì có bao nhiêu phần trăm chân tình, bao
nhiêu phần trăm độc tài ích kỷ. Buổi sáng có hiến tặng được hạnh
phúc nào cho người mình thương không, buổi chiều mình có hiến
tặng được hạnh phúc nào cho người mình thương không?
-
- Trong
tình thương của chúng ta có yếu tố Bi hay không, có khả năng làm
vơi đi cái nổi khổ hay không? Nếu có thì có bao nhiêu phần trăm
chân tình, bao nhiêu phần trăm độc tài ích kỷ? Buổi sáng chúng
ta có làm cho người mình thương vơi bớt đi nổi không? Buổi chiều
có là cho người mình thương bớt khổ đau không?
-
- Thứ Ba
trong tình thương của ta nó có cái yếu tố Hỷ không? Nếu có thì
có bao nhiêu phần trăm chân tình, bao nhiêu phần trăm độc tài
ích kỷ? Buổi sáng có phải nhờ cái hạnh phúc nầy mà người mình
thương hoan hỷ mĩm cười và đi làm với rất nhiều cái năng lượng
và tin tưởng hay không? Nếu có thì chúng ta có yếu tố thứ ba tức
là Hỷ. Nếu thương mà buổi sáng khóc, buổi chiều khóc, buổi tối
khóc, thì tình thương đó không có yếu tố Hỷ.
-
- Và cuối
cùng nhìn vào trong tình thương của ta có yếu tố Xả hay
không. Nghĩa là ta và người thương có tự do hay không, hay là cả
hai đều có cảm tưởng bị vậy hãm trong ngục tù đau khổ không
thoát ra được không? Nếu có thì có bao nhiêu phần trăm chân
tình, bao nhiêu phần trăm độc tài ích kỷ?
-
Nếu thấy
bốn yếu tố có khả năng để tạo tình thương đích thực nó không có,
thì chúng ta phải biết rằng tình thương nầy là tình thương Bi
Lụy, mà trong đó hai chúng ta đã và đang dìu nhau đi vào cõi
khổ, tình thương đó nó không đáng để cho chúng ta duy trì. Nếu
mà chúng ta thấy có một chút ít Từ, một chút Bi, một chút ít Hỷ,
một chút ít Xả, thì ta phải cố gắng thực tập mỗi ngày để cho Từ
mỗi ngày nó lớn hơn một chút, Hỷ nó lớn hơn một chút, Xả nó lớn
hơn một chút, và như vậy cái tình của ta nó từ từ biến thành
chân tình, và cái hạnh phúc của chúng ta càng ngày càng thắm
thía hơn.
-
Là một
người hiểu đạo, biết tu tập, và được hướng dẫn của các Thầy,
bạn, chư thiện tri thức, thì phải sáng suốt, phải nhìn, phải
phân tích, phải nhận diện, để thấy rõ tình thương là một cái gì
cao quý, là một chất liệu cần thiết để duy trì cuộc sống hạnh
phúc. Như khi chúng ta mới gặp nhau, hình ảnh đẹp của người con
gái giống như Ðinh Hùng diễn tả:
-
- Chưa
gặp em tôi vẫn nghĩ rằng
-
Em là
thiếu nữ đẹp như trăng,
-
Mắt xanh
là bóng dừa hoang dại
-
Âu yếm
nhìn em không nói năng.
-
Do đã có
những ấn tượng đẹp như vậy nên khi cưới nhau, chúng ta về ở với
nhau rất hạnh phúc. Nhưng nếu chúng ta không biết duy trì và
nuôi dưỡng tình yêu đó, thì nó sẽ biến thành hận thù, thành rác.
Thì lúc đó, nếu ngày chưa gặp nhau thơ mộng bao nhiêu thì bây
giờ khi cưới nhau rồi thì lúc đó mới thấy, mới biết:
-
- Khi
cưới em tôi đã biết rằng
-
Em là
thiếu nữ mập như trâu.
-
Xác xơ
đôi mắt thành hoang dại
-
Tôi tức
nhìn em hết nói năng.
-
Khi mà
tình thương đã trở thành hận thù, thành rác thì với một người
thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục chúng ta sẽ không nên bỏ cuộc và
cũng đừng nên lo lắng nhiều, nếu chúng ta biết phương pháp biến
sự hận thù thành tình thương trở lại, đó gọi là sự chuyển hóa.
Nếu chúng ta học được cái phương pháp của Phật dạy, và làm một
cuộc chuyển hóa, biến rác thành hoa thì chắc chắn chúng ta sẽ
khôi phục lại cái hạnh phúc ngày xưa mà chúng ta đã có.
-
Ly dị
không phải là con đường duy nhất. Ly dị có thể không có ích lợi
gì cả, mà vấn đề là chúng ta có thể chuyển hóa chất liệu rác
rưới trong chúng ta thành chất liệu tươi mát của hoa trở lại hay
không đó là chuyện cần nên biết. Vấn đề chuyển hóa đau khổ thành
ra an lạc, chuyển hóa sự hận thù thành ra sự thương yêu hay
không, đó mới là vấn đề quan trọng.
-
Chúng ta
đã học và thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục, chúng ta nhận thức rằng,
cái hiểu đưa tới sự chấp nhận tha thứ và thương yêu. Nó sẽ làm
cho trái tim của chúng ta lớn hơn, cái chất liệu hiểu và thương
làm cho chúng ta lớn hơn, và khi trái tim của chúng ta lớn rồi
thì cũng câu nói vụng về đó, cũng những cái hành xử vụng về đó,
cũng những oan ức đó chúng ta có thể chấp nhận sống được. Người
kia không hiểu chúng ta, chúng ta không có giận lại đó là thái
độ của người quân tử. Có thể người kia không hiểu, nhưng mà
chúng ta không vội lên án, chúng ta cần có thời giờ cho người
kia một cơ hội, để tìm hiểu sự thật, chúng ta có thể cho người
đó thời gian cần thiết nào đó để hiểu.
-
Thông
thường thì con người rất là nhẹ dạ, nên khi đọc báo chí, hoặc
nghe tin tức thì họ tin liền, và từ đó họ ngồi lê đôi mách, và
ưa nói xấu thêm ra. Nếu nạn nhân đang được bêu xấu đó là chúng
ta, chúng sẽ đau khổ vô cùng. Vì thế mà là con người học Phật,
khi nghe thấy những việc như vậy, thì chúng ta nên tội nghiệp
cho những người nhẹ dạ, chúng ta nên khởi tâm từ bi, mà thương
người ta. Do đó mà dầu cho có bao nhiên người vu khống, mạ lỵ
chúng ta cũng không quan hệ gì. Nếu chúng ta thực tập quán chiếu
Từ Bi thì chúng ta thấy liền con người và cuộc đời là như vậy.
Con người thường khi thiếu hiểu biết, không có suy xét và quán
chiếu độc lập của mình, cho nên khi nghe một chuyện gì đó, thấy
một cái gì đó thì vội vàng tin, và cho đó là thật. Những ai là
người thiếu hiểu biết, thiếu suy xét, dễ nghe, dễ tin thì những
con người như vậy là nạn nhân của tri giác sai lầm dài dài.
-
Là người
học đạo, nếu chúng ta đã hiểu được thấu đáo như vậy thì trái tim
của chúng ta trở thành lớn, dầu cho bao nhiêu triệu người có vu
khống thì chúng ta vẫn không lay chuyển. Sở dĩ chúng ta không
giận là vì chúng ta có cái sự hiểu biết lớn và niềm thương lớn.
Nếu trái tim chúng ta nhỏ, thì chúng ta sẽ đau khổ vô cùng.
-
Như vậy nếu chúng ta còn đau khổ nhiều không phải tại vì người
kia không biết điều, mà tại vì cái lượng trái tim của chúng ta
chưa lớn. Khi tạo cho nhau những đau khổ là đã tự dìu nhau
xuống địa ngục và không biết cách dìu nhau đi lên và cũng
không buôn ra được. Khi mà chúng ta lâm vào tình trạng đó thì
chúng ta biết rằng, sở dĩ chúng ta tiếp tục đau khổ và làm khổ
với nhau như vậy là tại vì cả hai bên chưa có bên nào có trái
tim đủ lớn để có thể ôm lấy người kia. Người kia sở dĩ đau khổ
và tiếp tục làm cho chúng ta đau khổ, tại vì người kia không
có nẻo thoát. Người đó có đau khổ quá nhiều, và người đó không
có phương pháp để chuyển hóa những đau khổ, cho nên người đó
vung vãi những đau khổ lên chúng ta. Trong khi chúng ta cũng
có niềm đau nỗi khổ trong lòng, chúng ta chưa biết cách chuyển
hóa, trái tim ta còn nhỏ cho nên chúng ta lại cũng vung vãi
những đau khổ lên người đó, và như vậy chúng ta chỉ muốn trừng
phạt nhau, chúng ta chỉ muốn trách cứ nhau mà thôi. Có người
nghĩ rằng trách cứ nhau, làm cho người khác đau khổ là chúng
ta bớt khổ, đó là ý nghĩ hết sức sai lầm, và đừng bao giờ làm
như vậy.
-
Phải biết rằng vì chúng ta thiếu thực tập, cho nên những niềm
đau nỗi khổ trong chúng ta, chúng ta không chuyển hóa được,
cho nên chúng làm khổ cho người chúng ta thương. Cũng vậy,
những niềm khổ đau ở trong người của chúng ta thương, người đó
không có khả năng chuyển hoá, không đủ hiểu biết, không đủ
thương yêu, nên tự làm khổ cho bản thân và làm khổ cho chúng
ta.
-
Nếu gặp hoàn cảnh như vậy, thì con đường thoát duy nhất là
chúng ta phải thực hành Tâm Hạnh Nhẫn Nhục thêm lên, và đồng
thời quán chiếu để biết, người đó khổ như vậy là vì từ thời ấu
thơ cho đến khi lớn lên, chưa được dạy dỗ phương pháp tạo tát
tình thương và tạo tát sự hiểu biết, và vì vậy chúng ta có đòi
hỏi cách mấy người đó cũng không thay đổi được. Thà rằng chính
chúng ta chấp nhận người ấy. Chúng ta là người học Phật, có
những cái khổ, và có những điều kiện chuyển hóa cái khổ, thì
chúng ta nên bắt đầu thực tập để trái tim của chúng ta nó rộng
ra, ngay lúc đó chúng ta sẽ chấp nhận người đó và chúng ta bớt
khổ đi rất nhiều. Giờ phút chúng ta chấp nhận người đó là
chính chúng ta đã bớt khổ rồi.
-
Nói tóm
lại, nếu chúng ta muốn chuyển hóa tình trạng đau khổ của chúng
ta, và người chúng ta thương, thì chúng ta phải nghĩ ngay đến
việc thực tập Tâm Hạnh Nhẫn Nhục để có khả năng nhẫn chịu, và
phương pháp chỉ quán để quán chiếu tại sao chúng ta như vậy. Chỉ
tức là làm ngưng lại, làm cho êm dịu lại, tập trung tâm ý lại,
và khi mà chúng ta ngưng được lại rồi, làm êm dịu được rồi thì
chúng ta bắt đầu nhìn sâu vào cái đó gọi là quán. Và cái thấy
đó, cái quán sát đó nó giúp chúng ta thoát ra khỏi những đau
khổ, sợ hãi tuyệt vọng. Làm được như vậy là chúng ta đã có một
phương pháp thích hợp, chúng ta sẽ biết tạo ra hoàn cảnh, trong
đó có điều kiện giúp chúng ta tu tập chuyển hóa thân và tâm của
chúng ta. Khi mà chúng ta hiểu được như vậy rồi thì chúng ta
chấp nhận được chúng ta, chúng ta chấp nhận được người thân,
thương và những người chung quanh chúng ta, thì tự nhiên hòa
bình an lạc cũng bắt đầu có, với những cố gắng hằng ngày thì ta
sẽ đạt tới sự chuyển hóa đó.
--o0o--
|
|