TẬP SAN DƯỢC SƯ

 

Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Tựa
Bài giảng tại Chùa Dược Sư, Ngọc Liên ghi
(tiếp theo TSDS số 017)
--o0o--
 
I- Kinh Văn
- Lúc Bấy giờ từ tướng bạch hào của đức Phật phóng ra một luồng hào quang chiếu khắp 18 thế giới ở phương Ðông, dưới đến Ðịa Ngục A Tỳ, trên đến trời Sắc Cứu Cánh. Nhờ ánh quang nầy chúng hội thấy rõ sáu loài chúng sanh, chư Phật nói pháp, Bồ Tát tu hành thấy cả Chư Phật nhập Niết Bàn và việc xây chùa tháp thờ xá lợi.
Bồ Tát Di Lặc và Tứ chúng đều ngạc nhiên trước hiện tượng chưa từng thấy. Di Lặc thay mặc cho chúng hội nhờ Văn Thù giải thích. Văn Thù cho biết:
- Trong thời các đức Phật quá khứ Nhật Nguyệt Ðăng Minh Như Lai, ông đã từng thấy điềm lành nầy trước khi Phật muốn di­n nói pháp quan trọng mà mọi người khó tin theo, và các ngài phải phóng quang hiển hiện cảnh như vậy. Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðặng Minh Như Lai cũng nói pháp Tứ Ðế cho hàng Thanh Văn, nói 12 Nhân Duyên cho hàng Duyên Giác, và nói Sáu Pháp Ba La Mật cho hàng Bồ Tát. Tiếp theo đến 20,000 Ðức Phật đồng hiệu Nhật Nguyệt Ðăng Minh và đồng họ Phả La Ðoạ.
Ðức Phật sau cùng lúc chưa xuất gia có tám vương tử cai trị bốn phương thái bình. Nghe vua xuất gia thành đạo vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác họ cũng xuất gia phát tâm đại thừa tu hạnh thanh tịnh đều làm pháp sư.
Ðức Phật Nhật Nguyệt Ðăng Minh cũng nói Kinh Vô Lượng Nghĩa và nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Ðịnh. Khi ấy trời mưa hoa mạn Ðà La, Mạn Thù Sa và đức Phật cũng phóng quang chiếu 18,000 thế giới Phương Ðông, sau đó Ngài nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho Diệu Quang Bồ Tát trải qua 60 tiểu kiếp. Người nghe Pháp trong chúng hội cũng ngồi một chỗ đến 60 tiểu kiếp, thân tâm không động, không mệt mỏi, cảm thấy thời pháp ngắn ngủi như khoảng bữa ăn,
Giải Thích:
Ðoạn nầy Ðức Phật dùng hình ảnh để hiển bày cái chân thật tuyệt đối, đó là tri kiến Phật. Sở dĩ không dùng ngôn ngữ để di­n tả vì mọi ngôn ngữ đều trong vòng tương đối, không thể nói lên pháp tuyệt đối. Hai chân mày là hai bên chỉ cho pháp tương đối: Không, Có; Phải, trái; Tốt xấu ... Lông trắng giữa chặn mày tiêu biểu cho lý trung đạo không kẹt hai bên. Hào quang là ánh sáng, tượng trưng cho trí tuệ Phật.
Nhờ ánh quang minh đó của Ðức Phật, chúng hội thấy rõ sinh hoạt của sáu loài chúng sanh từ địa ngục đến cõi Trời Sắc Cứu cánh không sót. Nương theo trí tuệ Phật, chúng ta thấy rõ các cõi, biết rõ nhân và quả của sáu loài chúng sanh luân hồi trong sáu đường, và cùng thấu suốt được nguyên nhân tu hành cùng quả báo của các Thầy Tỳ Kheo, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Nhờ thần lực của Phật chuyển hoá thân phàm phu thành Bồ Tát thân và đứng ở cảnh giới Phật quan sát ngược lại, thấy được mọi thay hình đổi dạng của chính mình và của tất cả người thân từ vô thỉ đến vị lai, từ loài nầy sau khi chết, sanh sang loài khác. Cuộc sống rất ngắn ngủi khi thì thọ thân đi bằng hai chân, có lúc đi bốn chân, lại có lúc đi nhiều chân hoặc lăn lóc đi bằng bụng, trôi lăn trong sanh tử như vậy. Bồ Tát thấy rõ mọi di­n tiến qua tuệ giác của Phật nên thấy như thật và siêu thời gian, thấu suốt từ vô thỉ cho đến tận vị lai kiếp, không phải là cái thấy hạn hẹp theo nghiệp lực của mỗi loài trước khi dự hội Pháp Hoa.
Nương theo ánh hào quang của Phật, chúng hội cũng thấy được đức Phật ra đời, thành Phật màu thân như núi vàng tiêu biểu cho bực siêu nhân xuất hiện để cứu khổ chúng sanh. Ở điểm nầy cũng có thể nghĩ đến hình ảnh cao quý nhất của đức Phật Thích Ca ở cõi Ta Bà, dù là đang sống một cuộc sống như bao nhiêu con người khác, nhưng không dính chút nhơ uế của cuộc đời.
Trong ánh hào quang của Phật cũng hiện rõ hình ảnh vô số Bồ Tát nhận sự hộ niệm của chư Phật, đi hoạt động khắp pháp giới dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong đó có các Bồ Tát vận dụng mọi phương tiện để tu Lục Ðộ Ba La Mật là chính hạnh của Bồ Tát như:
- Bố Thí,
- Trì Giới,
- Nhẫn Nhục,
- Tinh Tấn,
- Thiền Ðịnh,
- Trí Tuệ.
- Bố Thí
Nói về bố thí chư tôn đức có phân thành ba thời kỳ biến chuyển từ tâm thức của con người. 
1- Bố Thí
a- Sơ Phát Tâm
Bố thí Mở đầu cho hạnh Bồ Tát. Bố Thí hay giúp đỡ nhằm tạo điều kiện cho người khác thuận lợi trong lúc khốn cùng, hoặc tạo điều kiện cho họ hiểu biết để mai kia mốt nọ họ có thể làm như chúng ta, tiếp tục công tác Bố Thí. Ngược lại Bố Thí để làm cho họ tệ ra, nghiệp ác tăng thêm cuối cùng phải đọa là lỗi ở nơi chúng ta. Vì vậy thực hành Bố Thí đúng pháp trong vòng quỹ đạo của Bồ Tát, chúng ta chỉ sẵn sàng nâng đỡ những người có chí cầu tiến làm lợi ích cho nhân quần xã hội. Chúng ta là những người hành đạo Bồ Tát, phải biết gieo hạt nhân Bồ Tát vào tâm chúng sanh để sau họ trở thành Bồ Tát mới thể hiện được ý nghĩa của Bố Thí.
b- Cúng Dường
Bố thí ở mức độ cao gọi là cúng dường. Người thực hành hạnh cúng dường thì chỉ cúng dường Phật và Tăng là chính yếu vì đó là hai mẫu người xứng đáng được cúng dường nhất. Cúng dường Đức Phật là vì Ðức Phật là bậc sáng suốt giác ngộ hoàn toàn, là đại Ðạo Sư của sáu loài chúng sanh, sự hiện hữu của Ngài rất cần thiết cho cuộc đời. Cúng dường Tăng là vì tuy Ðức Phật Niết Bàn nhưng chư Tăng là những người thừa kế của Ngài mang tâm hồn thoát tục, hy sinh cuộc đời để theo đuổi mục tiêu cao cả.
c- Ðoạn Tham Lam
Tiến lên một nấc nữa, người thực hành hạnh bố thí để đoạn tham lam. Vì chúng ta biết rõ hạt nhân tham lam dẫn chúng ta vào con đường sanh tử khổ đau. Vì vậy khi bố thí chúng ta phải kiểm chứng kỷ điều nầy. Thật vậy, nói về tâm lượng giải thoát, chư Phật hoàn toàn an trú trong pháp Không, cho nên khi các Ngài gởi đến cho chúng ta bất cứ thứ gì, chúng ta cũng đưọc an vui giải thoát. Trong khi đó đối với một con người còn tham lam ích kỷ, một khi họ cho một vật gì, chúng ta không nên nhận vì cả một tâm ác được gói ghém kèm theo món quà trút vào chúng ta. Ôm những nhơ bẩn nặng trỉu đó, chúng ta không tu được. Pháp Bố Thí nầy không phải là pháp bố thí của Như Lai, tại vì càng bố thí nhiều thì càng tăng thêm nghiệp ác. Vì vậy đức Phật dạy muốn bố thí cho người khác chúng ta phải luôn luôn ki­m tra xem chúng ta có đủ ba tâm hay không. Ba tâm đó là:
- Trực Tâm:
Trước tiên khi cầm đồ vật cho người, chúng ta cần kiểm xem chúng ta có trực tâm hay không. Trực tâm là tâm giúp người khi cần giúp đỡ chứ không phải để lợi dụng hay nhằm mục đích gì khác.
- Thâm Tâm:
Lòng chúng ta thực sự ngay thật thì bố thí xong thì chúng ta cũng truyền cho họ tâm ngay thật, nếu chúng ta bố thí mà thấy lòng người nhận cong quẹo thì chúng ta phải coi đó là tấm gương đừng để tâm của chúng ta cũng cong quẹo như vậy.
- Bồ Ðề Tâm:
Kế đến, chúng ta xét xem trong tận đáy lòng chúng ta coi cốt lõi của sự bố thí là gì. Đó là tâm tham sân phiền não, hay thực tình chỉ một lòng quyết tâm cầu Vô Thượng Ðạo. Và chỉ nêu lập trường Phật Bố Thí mới thật sự hành Bồ Tát đạo, mới có tâm đại bi, mới chan hoà tình thương cho chúng sanh một cách tuyệt đối được, ví như mặt trăng dù nước đục hay trong mặt trăng vẫn chiếu vào.
Khi chúng ta đủ ba tâm nầy thì người nào đó nhận được quà của chúng ta cũng sanh ba tâm như vậy, đó mới thực sự là thực hành Bố Thí Ba La Mật.
Chúng sanh là gương, là phản ảnh tâm của chúng ta, tâm chúng ta như thế nào, thì nó hiện lên chúng sanh như vậy. Nhờ có tấm gương là chúng sanh, chúng ta thấy rõ con người thật của chúng ta. Cũng vậy nhờ đối tượng là chúng sanh mà Bồ Tát biết được tâm Bồ Ðề của mình. Cho nên sự thành tựu cách hành xữ với chúng sanh cũng đồng nghĩa với sự thành tựu Vô Thượng Đẳng Giác của chúng ta.
Như vậy chúng ta thấy, người thực hành Bồ Tát Đạo, mới phát tâm bố thí biến chuyển lần hồi từ thấp lên cao. Khởi đầu bằng lòng thương người, chúng ta đem tài vật dư mà cho. Ở trường hợp nầy, bố thí còn có giới hạn vì chỉ cho những vật không dùng đến. Tuy nhiên đã khá hơn những chúng sanh tham lam tội lỗi tuy không dùng nhưng cất kín vào kho. Nâng lên một nấc nữa, những gì chúng ta đang dùng những người khác dùng có lợi hơn, chúng ta sẵn sàng cho. Càng bố Thí, tâm Bồ Tát càng nở hoa, trút bớt gánh nặng ở Ta Bà và thấy gần Phật hơn, cho nên nhàm chán thế giới nầy và hướng về Nhứt Thượng Thừa. Bố Thí ở giai đoạn một còn bình thường, nhưng đến giai đoạn hai đã liên kết tâm của chúng ta được với thế giới chư Phật và cứ thế mà dũng mãnh bước đi. 
Cao hơn một bậc nữa, tiến đến lãnh vực tình cảm, cho nên có vị bố thí cả vợ con. Bố thí như vậy, lòng nhẹ hơn nhờ được Phật lực gia hộ. Việc làm tuy người đời thấy ác nhưng kỳ thật lúc đó người thân bị bố thí được hưởng phước cao hơn. Ðây là việc là tự hành hóa tha của Bồ Tát đã gần đạt đến tri kiến Như Lai mới thấy được kết quả của mình làm. Những người ở trong pháp hội của Ðức Phật Thích Ca đã từng trồng căn lành với Ngài, đã từng là quyến thuộc của Ngài, cũng đã từng bị bố thí mà ngày nay mới hiện diện trong pháp hội nầy. Những việc bố thí bất khả tư nghì như vậy của các Bồ Tát chỉ có Ðức Phật mới thấy chính xác. Mọi việc làm bằng suy tư phàm phu, không được phát xuất từ Phật Huệ chỉ là việc từ thiện xã hội mà thôi.
Ðến giai đoạn thứ tư, sẵn sàng bố thí cả thân mạng như những vị thánh tử đạo sẵn sàng hiến thân vì Phật Pháp, nói khác tìm cái chết cho có ý nghĩa, vì vậy Bồ Tát phải có trí tuệ để thấy rõ nghĩa của Bố Thí.
2- Trì Giới
Ngoài pháp Bố Thí. Thanh Văn và Bồ Tát đều lấy giới làm đầu tùy trình độ mà có quan niệm về giới khác nhau. Khi chúng ta biết sống trong giới pháp của Phật cảm thấy an lành, cho nên giới đối với chúng ta là hàng rào ngăn chận tội lỗi phát sanh. Trong pháp tối thượng thừa của Kinh Pháp Hoa, Ðức Phật cho thấy các Bồ Tát giữ giới trong sạch từ tâm hồn cho đến bên ngoài được ví như bảo châu. Chính lòng trong sạch đó giúp các Ngài thành tựu tất cả pháp, bởi vì khi chúng ta không trong sạch thì làm bất cứ việc gì cũng là phàm phu. Quan trọng của giới đại thừa ở thời điểm lòng trong sạch như bảo châu, nghĩa là bên ngoài Bồ Tát làm tất cả lợi ích chúng sanh mà trong tâm các Ngài cũng không gợn mảy may tham muốn, phiền muộn ...
3- Tinh Tấn:
Bên cạnh pháp bố thí, trì giới, Bồ Tát còn thực hành pháp tinh tấn. Tinh Tấn là nhất tâm quyết liệt biểu lộ ý chí con người, trong kinh Pháp Hoa ghi lại những hình ảnh của chư Bồ Tát tinh tấn kinh hành trải ngàn muôn ức năm chưa từng ngủ nghỉ để suy xét Phật Ðạo, tinh tấn vì vấn đề Ðạo Phật còn tồn đọng trong suy tư chúng ta chưa hiểu, chưa nắm bắt được nên mãi thao thức với nó. Tâm các Ngài làm việc liên tục mãnh liệt, suy nghĩ làm thế nào để thành Phật, ra khỏi sanh tử luân hồi, chưa thấy được tương lai, chưa đắc đạo, chưa dám ngừng nghỉ giống như Thái Tử Tất Ðạt Ða ngồi suy tư dưới gốc cây Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng hạ quyết tâm, thệ nguyện:
           - Nếu không thành Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác dù thịt nát xương tan cũng không đứng dậy.
Bồ Tát quyết tâm rời bỏ ngũ ấm thân không thọ lại thân chúng sanh và đạt tới cùng tột, sử dụng diệu lực của các pháp hoàn toàn tự tại theo ý muốn mới thật là Tinh Tấn Ba La Mật. Trong kinh điển di­n tả đức Phật thành tựu pháp Tinh Tấn Ba La Mật qua hình ảnh Ngài phóng quang cho chúng hội thấy mười tám ngàn thế giới mà Ngài không hề di chuyển thân, không đi không về, không có giáo hoá chúng sanh, nhưng không một chúng sanh nào không được sự giáo hóa của Ngài. Trong lúc Ngài giáo hoá, không việc gì trên thế gian Ngài không thành tựu.
Trong ánh hào quang của Phật, hình ảnh những vị quốc vương bỏ cung điện, vợ con, cạo sạch râu tóc làm sa môn để cầu Đạo Vô Thượng khiến cho chúng ta liên tưởng đến tiền thân của Ðức Phật Di Ðà là vua Vô Tránh Niệm. Bấy giờ tiền thân của Ðức Phật Thích Ca là Bảo Hải đại thần. Nhờ Bảo Hải thông minh xây dựng một quốc gia phồn thịnh, nhưng khi có Phật ra đời, Bảo Hải theo Phật xuất gia và Vua Vô Tránh Niệm cũng bỏ ngôi báu phát tâm xuất gia theo.
           Hoặc có vị Bồ Tát vào núi rừng sâu đọc tụng kinh điển suy tư lời Phật dạy. Chúng ta ngày nay đọc tụng kinh điển, hình dung lại lời Phật, cảm nhận được thế giới mầu nhiệm của chư Phật nhưng vì không luôn sống trong kinh, cho nên mọi thấy biết không bao nhiêu. Bồ Tát nhờ an trụ vững chắc trong giáo lý vi diệu, các Ngài chứng được sáu phép thần thông biết được tâm niệm của mọi người, thấy được trình độ khả năng của chúng nhân, mới tùy theo đó mà phát huy nhân lành mà phá hủy tánh ác của họ. Chúng nhân theo các Ngài phước lành mỗi ngày thêm tăng trưởng uy đức các Bồ Tát to lớn như vậy nên xuất hiện ở chỗ nào, Trời Người đều cung kính mà các Ngài cũng chẳng lấy làm mừng.
            - Nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ cũng như vậy ....
--o0o--