|
TẬP SAN DƯỢC SƯ
-
Nụ Cười Giải Thoát
-
Bạch Y Thư Sinh
-
---o0o---
-
-
Trong ba mươi
bảy phẩm Trợ Ðạo, chúng ta thấy có Bốn Nhiếp Pháp đó là:
-
- Bố Thí Nhiếp
-
- Ái Ngữ Nhiếp
-
- Lợi Hành
Nhiếp
-
- Ðồng Sự
Nhiếp
-
Nếu có lúc
tinh thần của Bốn Nhiếp Pháp, tức là Bốn Phép mà chư Phật và chư
Bồ Tát thường áp dụng trong đời sống hằng ngày để thâu lấy cái
tâm của chúng sanh, làm cho họ thân ái với mình đặng mình dạy
đạo lý cho họ, thì lời nói nhỏ nhẹ khiêm tốn cũng là một lợi khí
giúp chúng ta, trên là có thể thân cận với những bậc cao minh
hiền triết để học hỏi, và dưới chúng ta cũng dễ thân cận với mọi
người để chia sẻ những gì chúng ta có, chúng ta hiểu biết. Người
mà có lời nói nhỏ nhẹ tức là người có tâm không kiêu ngạo, không
tự đại, không cố tự đóng chặt bước tiến của mình. Khiêm tốn, hay
đức khiêm cung là thái độ biểu thị cho mọi người biết chúng ta ở
dưới người, tất cả những người khác đều mạnh hơn chúng ta, mọi
người đều tốt hơn chúng ta. Người có đức khiêm cung là người có
tâm không thành kiến. Chỉ ở nơi người có tâm không thành kiến
mới có thể nhận xét vấn đề một cách hoàn toàn khách quan và có
thể tiếp nhận những lời đề nghị của người khác. Vì thế, là người
tu học, chúng ta nên cần phải nhỏ nhẹ khiêm tốn với mọi người.
Học đạo mà không có đức khiêm cung sẽ không bao giờ thành tựu
đạo nghiệp. Nên biết rằng Ðức Phật giảng giải bình đẳng, tất cả
chúng sinh đều bình đẳng, già trẻ, trai gái, giàu nghèo, sang
hèn đều một lẽ bình đẳng, không phân biệt kẻ quen người lạ ...
Đối với mọi người đều một lẽ khiêm tốn và hài hòa, ở bất kỳ tình
huống nào, Ngài vẫn giữ tâm bình khí hòa, không sinh bực mình,
luôn luôn nhẫn nại đợi chờ, đây mới là nội công thành tựu tốt
đẹp nhất.
-
Chúng ta cũng
có thể thực hiện được tâm bình đẳng, đức tánh khiêm cung như Ðức
Phật, tuy nhiên muốn có sự thành tựu thật sự cũng không khó,
nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên nhẫn thực tập. Ðiều
nầy cũng tương tự như chúng ta học muốn được học vị bác sĩ, thì
cần phải trải qua các quá trình:
-
- Tiểu học,
trung học, đại học, rồi mới có thể được bác sĩ,
-
Trong những
khoảng thời gian đó lại trải qua nhiều lần thi cử. Nếu có một
lần mà thi không đậu, thì học vị bác sĩ cũng mất hy vọng. Niệm
Phật tu hành cũng như vậy, nếu chỉ có tu hành một thời gian
ngắn, hoặc chỉ niệm có mấy câu danh hiệu Phật như thế mà muốn có
thành tựu, dẫu là người thông minh đến cỡ nào đi nữa cũng không
có thể mau như vậy.
-
Nói đi rồi
chúng ta cũng có thể xét lại. Ðối với người thực hành pháp môn
nhị lực lẽ tất nhiên không bàn đến việc thành tựu, nhưng một
người tu tự lực thì phải nói đến sự thành tựu. Bởi vì người tu
tự lực nếu không có sự thành tựu thì không thể ra khỏi ba cõi,
không thể có nụ cười giải thoát được. Cho nên dứt khoát cần phải
có sự thành tựu. Tuy nhiên theo quan điểm của Pháp Môn Nhị Lực,
một người tu tự lực không nhẹ nhàng thoải mái giống như chúng ta
tu và thực hành Pháp Môn Nhị Lực. Nhiều khi chúng ta chỉ nhìn
đến khía cạnh thành tựu của người tu tự lực, mà không thấy được
sự khắc khổ cực nhọc của người tu tự lực. Cũng chính vì người tu
và thực hành pháp môn nhị lực dễ đạt được sở nguyện của mình như
thế, cho nên người Niệm Phật, Thiền Tọa và Kinh Hành không bao
giờ bàn đến sự thành tựu, mà cũng không có thành tựu để bàn, vì
khi chúng ta biết thêm một việc ở nơi tâm là chướng ngại thêm
một việc. Người niệm Phật, thiền tọa và kinh hành, chỉ cần lúc
mạng chung, biết trước được giờ chết mà chánh niệm luôn được duy
trì, tâm không điên đảo, niệm Phật vãng sanh tức là thành tựu!
-
Ðiểm quan
trọng là ở thời gian tu hành, cho dù gặp bất cứ cảnh giới nào,
là duyên thuận hay nghịch, đều phải cư xử như nhau. Là thuận hay
nghịch đều phải tinh tấn, xem tất cả muôn sự muôn vật đều có chỗ
kỳ diệu không thể nói được. Nếu đã biết rõ ràng như thế rồi, thì
có thể biết bản lai diện mục mà không bị muôn pháp mê hoặc,
không bị nó chướng ngại, thì lúc đó Phật Tánh của chúng ta sẽ
hiển hiện. Nguyên nhân Phật tánh chúng ta không hiển hiện, là vì
chúng ta không đủ sức dõng mãnh, cho nên gặp thiện duyên thì
thường do dự không cương quyết, gặp ác duyên thì chạy với nó, do
đó mà bị dừng lại ở trong đời hiện tại. Cho nên xem không rõ,
buông không rời, và kết quả dẫn theo là không được tự tại giải
thoát. Thế là bị nghiệp cuốn theo dòng sinh sinh diệt diệt, hồ
đồ sinh ra rồi hồ đồ chết đi, chung qui là điên điên đảo đảo,
không chịu thực tập đạo lý của chư Phật đã thương tưởng chỉ bày.
Ðời người nầy tức là đời người hồ đồ,
-
Trong cuộc
sống hiện tại, những ai tự cho là mình có thành tựu, có của cải
có sự nghiệp lớn, có danh vọng nhiều, mọi người khen ngợi. Thật
ra như vậy ở trên đời người như thế là thành công rồi, nhưng
không trọn vẹn. Phải biết rằng thành công trên đời người, mà lơ
là trong việc đầu tư công sức vào đời sống tâm linh thì kể như
thất bại. Bởi vì chúng ta chỉ có thể sở hữu một số tài sản tạm
bợ, nhưng khi chết lại không mang được gì theo, lại ra không
khỏi sáu nẻo luân hồi thì tài sản thế gian không giúp ích gì cho
chúng ta cả. Cho nên là một con người thật sự thành công, là một
đại trượng phu chân chính minh bạch, là chúng ta phải đánh phá
cửa sinh tử, vượt thoát vòng luân hồi, thì chúng ta mới đúng
nghĩa là một
con người có thành tựu, mới là con người có được nụ cười giải
thoát.
-
Như có lần
chúng tôi nói, thành tựu của thế gian là người có của cải giàu
có, mọi người khen ngợi, tuy nhiên đây cũng chính là nguồn gốc
phát sinh phiền não, đây là nguồn gốc dẫn dắt đến mê hoặc và đau
khổ. Do đó nếu chúng ta là người có chí nguyện vượt biển sinh tử
đến bờ giác ngộ, để trở thành con người có thành tựu, thì nhất
định cần phải tiến tu năm phương pháp:
-
1- Thấy Như
Thật
-
Ðối với muôn
sự muôn vật trên thế gian, cần nên giữ lấy cái nhìn chính xác,
thấy rõ quan hệ nhân quả, tin xác thực tất cả cội nguồn của khổ
đau đều khởi từ phiền não trong tâm ta. Khi đã thấy như vậy thì
phải hứa hẹn một ngày nào đó phiền não phải tiêu trừ. Phiền não
có tiêu trừ thì khổ đau sẽ tự nhiên không từ đâu sinh khởi.
Người đời bởi do chỗ thấy không chính xác, cho nên mới tham đắm
muôn sự muôn vật do vậy mà bản ngã sinh khởi lầm tưởng là có
thật. Hơn nữa do không rõ phép tắc, sự tuần hoàn nhân quả của
việc đời, cho nên tự mình làm tăng trưởng thêm sự mê hoặc. Một
khi đã bị trói buộc ở nơi quan niệm sai lầm nầy, thì phiền não
đương nhiên sẽ không có cách nào tiêu mất, sự đau khổ cũng sẽ
theo thời gian mà tăng trưởng. Cho nên nói:
-
- Chỗ thấy
chính xác là nguyên nhân chủ yếu nhất để làm tiêu trừ mọi khổ
đau.
-
2- Khắc Phục
Dục Vọng.
-
Người đời nếu
có tham cầu, dục vọng thì nhất định có phiền não. Cho nên cần
phải lấy tâm thanh tịnh để giữ gìn dục vọng đừng cho sinh khởi.
Dục vọng thường sinh khởi từ sáu căn là:
-
- Mắt,
-
- Tai,
-
- Mũi,
-
- Lưỡi,
-
- Thân và
-
- Ý
-
Do đó chúng ta
muốn dứt trừ cội nguồn phát sinh phiền não, có nghĩa là chúng ta
phải biết kềm chế sáu căn.
-
3- Không Làm
Nô Lệ Cho Vật Chất.
-
Vạn vật ở thế
gian là ứng với sự nhu cầu của con người mà phát sinh, chẳng hạn
như:
-
- Mục đích của
mặc y phục là ngăn che và tránh mưa, nắng, nóng lạnh, đồng thời
cũng che đậy những cái phàm tục, xấu hổ bên trong.
-
- Mục đích của
ăn uống là đủ no và nuôi dưỡng đời sống, để tiện việc tu tập,
chúng ta không nên tham lam hưởng lạc, mà không biết đủ đầy.
-
- Mục đích của
cái nhà là để có nơi nghỉ ngơi
-
- Mục đích mua
xe là để có phương tiện di chuyển ...
-
Nếu chúng ta ý
thức được điều nầy và đừng bao giờ làm nô lệ cho vật chất, thì
chúng ta sẽ không bị vật bên ngoài sai xử. Không bị vật bên
ngoài sai xử thì phiền não không có lý do phát sinh.
-
4- Bồi Dưỡng
Ðức Khiêm Cung
-
Hoàn cảnh dù
có khó khăn như thế nào đi nữa, nhưng nếu chúng ta là người có
nhẫn nại và đức khiêm cung thì tất cả phiền não tranh chấp sẽ bị
tiêu diệt ở nơi vô hình. Cho nên nếu có gặp thời tiết nóng quá,
lạnh giá, đói rét, khô khát ... Tất cả cũng đều cần phải nhẫn
nại. Gặp bị nhục mạ, chê bai, cũng cần khiêm cung bình tâm tĩnh
khí, quên hết những nỗi bận tâm, lo âu, làm được như vậy thì lửa
phiền não không cách nào nổi dậy, và cũng sẽ không cách nào
thiêu hủy được tự thân của chúng ta.
-
5- Tránh Xa
Bạn Ác
-
Người hiểu
biết cũng không nên tiếp gần hoàn cảnh đầy dẫy hiểm ác, hoặc chỗ
ở gần, bạn bè, sách vở không lành mạnh ..v..v... những điều có
hại đối với mình. Nếu xa lìa sự mê hoặc dẫn dụ của các việc hiểm
ác, thì lửa phiền não cũng tự sẽ bình yên dứt mất.
-
Con người, hầu
hết đều vì dục vọng của bản thân, của môi trường sống trong cuộc
đời mà chìm đắm trong đó. Do vậy nếu không nhận thức được kết
quả đam mê ở nơi ham muốn của bản thân thì sẽ phát sinh cho đến
gặp phải những tai hại đáng sợ. Nếu chúng ta có thể tu luyện tâm
mình, không bị mê hoặc bởi năm dục, thì không luận là hiện tại
hay vị lai, đều có thể không bị phiền não quấy rầy, không khổ
đau, và mãi mãi được hạnh phúc mà vui vẻ.
-
Một con người
tham cầu không nhàm chán sự giàu có, danh tiếng, quyền thế, sắc
đẹp, thế thì phiền não sẽ không cách nào dẹp thoát được. Thật ra
điều nầy ai cũng biết như vậy, nhưng tâm lý của một con người
thường hay tự lừa dối mình, cho nên rất dễ lay động. Cho nên một
chút mà không giữ tâm giữ ý, thì sẽ hướng đời mình đến cuộc sống
dục vọng đầy những tập khí nặng nề. Quả thật, như một khi chúng
ta thấy được, nghe được, muốn được sự vật vui thích, thì tất
nhiên sẽ sinh khởi tâm Tham. Thấy được, nghe được, gặp được sự
vật không vừa lòng, thì sinh khởi tâm Sân. Thấy được, nghe được,
gặp được sự vật đáng sợ, thì sẽ sinh khởi tâm sợ hãi. Trong tâm
nếu thường xuyên ở trong cảnh tham, thì tâm tham sẽ tăng mạnh.
Nếu thường nghĩ tưởng cảnh sân hoặc cảnh sợ hãi, thì tâm sân và
tâm sợ hãi cũng sẽ mạnh mẽ lên từng ngày. Cho nên chúng ta cần
phải nghiêm túc giữ gìn, phá trừ tất cả niệm tà ác, triệt để dẹp
bỏ tâm tham, sân và sợ hãi. Cùng lúc chúng ta phải bồi dưỡng tâm
không tham, không sân và không hãi sợ. Nếu như tâm không thanh
tịnh, hành vi sẽ tệ hại. Hành vi có tệ hại, thì không thể tránh
khỏi phiền não. Cho nên chúng ta phải biết giữ gìn cho thanh
tịnh nội tâm, cẩn thận lời nói và việc làm, thì Nụ Cười Giải
Thoát nằm trọn vẹn ở đó.
-
Thành quả của
nụ cười giải thoát không ở đâu xa mà chính ngay trong cuộc sống
hằng ngày của chúng ta. Như trong lúc chúng ta dùng thời giờ đầu
tư để đi làm việc, từ sáng sớm dậy đi làm, cho đến chiều tối,
nhiều khi chúng ta còn phải làm thêm để kiếm tiền phụ trội cho
gia đình. Ngày nào cũng như ngày nấy, cho đến chiều tối mới trở
về nhà nghỉ ngơi. Nghĩa là chúng ta cũng phải vất vả, đổ ra rất
nhiều mồ hôi tâm huyết mới có thể lãnh được đồng lương tương
xứng. Ðây là nói về công ăn việc làm trong cuộc sống hiện đời.
Nhưng từ nguyên lý nầy, nếu chúng ta là người bén nhạy, chúng ta
có thể áp dụng nguyên lý nầy vào trong cuộc sống đời thường.
Phải biết rằng, phàm làm bất cứ cái gì cũng đều có sự trả giá
của nó. Quả thật, sự tu học cũng vậy nếu không kiên tâm, bề chí
thì không có lúc thành tựu, bởi vì như tất cả mọi người chúng ta
ai cũng biết:
-
- Bồ Tát do
thệ nguyện mà thành, và Phật do tu nhiều đời nhiều kiếp mà
thành.
-
Thành Phật,
quả thật rất khó, cho nên cần phải có sự trả giá tương đương,
mới có thể đạt đến công phu tương đối. Từ đây chúng ta không có
lạ gì khi thấy những ai tu hành cũng đều cần được công phu ngang
bằng, cũng cần bỏ ra thời gian, tinh thần và sức lực tương đối.
Như tu hành mà không khó thì không nên nói đến tu hành làm gì.
Nếu sợ khó thì không thể tu hành. Nếu chỉ biết tin Phật, để cầu
phước báo trời người, hưởng lấy dục lạc thế gian, thì rồi sẽ có
lúc:
-
- Vui đến cùng
cực lại sinh buồn!
-
Ðến lúc đó thì
thành ra địa ngục của nhân gian. Vì thế, người biết tu học là
người tự đặt mình mình vào một sống có ngăn nắp, một cuộc sống
với nhiều thử thách, một cuộc sống tự cố gắng tích cực, nghiêm
túc và khắc khổ, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc, năng lương nơi
bản thân ... Mục đích tìm cầu là chỉ tìm cầu những gì cao
thượng, thanh khiết và vĩ đại. Do nhờ
tự đặt mình vào trong một cuộc sống có ngăn nắp, cho nên cũng
chính từ đó mà phát sanh tâm hỷ lạc. Sự hỷ lạc nầy thật sự
không có người nào hiểu được sự vui vẻ hay lo buồn, nhưng nó
ngược lại như loại bóng râm bao trùm lấy tâm người, gạt ra không
được. Lý do chúng tôi nói như vậy tại vì có một số ít người,
thường thường đối với những chuyện vặt vãnh, nhớ rất rõ ràng, cả
ngày không vui, giống như là trên cuộc sống loanh quanh chỉ gặp
toàn những người, những chuyện, những vật xem ra không vui vẻ,
giống như là bóng tối cuộc đời bao quanh người kia, không cách
nào tránh thoát sự đoanh vây của buồn, hận, sầu bi. Những ai nếu
cứ thường bị việc nhỏ nhặt không đáng kể làm cho đăm chiêu ủ
dột, biểu thị sự u uất, như thế cứ than thở ưu phiền thì cuộc
đời của những người ấy hết sức là khổ sở, vì người ấy đã hao tốn
không biết bao nhiêu là năng lượng về phương diện tinh thần.
-
Nếu như trong
cuộc sống có việc quá nhiều tham vọng, khiến chúng ta không thỏa
mãn, thì đó cũng có thể là do chúng ta có yêu cầu quá nhiều.
Chúng ta có quá nhiều oán hận, cũng có thể là vì đức khoan dung
của chúng ta quá ít, hoặc không có khoan dung. Nói như thế có
nghĩa là nếu chúng ta có tấm lòng như thế nào, thì có cuộc sống
của chúng ta sẽ như thế ấy. Nếu chúng ta cả ngày cứ sống trong
tiếng thở lời than, thì sự lo sầu càng sẽ gia tăng. Lo sầu càng
gia tăng thì sẽ làm cho chúng ta dễ dàng đánh mất tuổi trẻ, và
làm cho đời người khô gầy, thiếu sinh lực để sống. Cho nên trong
hiện tại chúng ta nên đuổi dẹp cái gốc rễ lo sầu đầy chật cả
trong tâm, và đồng thời làm mới lại tình thân với những người
thân, làm cho sự thoải mái, vui vẻ cho nó thể hiện trên khóe
mắt nụ cười. Cho nên lâu lâu chúng ta cũng nên bắt chước thi sĩ
Ðinh Hùng để làm mới tình thân gia đình:
-
- Chưa gặp em
tôi đã nghĩ rằng
-
Em là thiếu nữ
đẹp như trăng.
-
Bây giờ thì
gặp em rồi và sống chung cho nên:
-
- Sống với em
tôi mới biết rằng
-
Em là số một
đẹp hơn trăng..
-
Hoặc là:
-
- Vừa gặp em
tôi thấy quen quen
-
Thấy quen quen
nhưng không phải là quen
-
Cười lên đi,
hát lên đi cho chúng mình làm quen.
-
Chúng ta cứ
làm như vậy thì chắc chắn làm mới lại tình thân trong gia đình
không khó lắm. Tình gia đình có làm mới được thì nụ cười mới có.
Người đời thường nói:
-
- Một nụ cười
có thể giải tỏa nghìn sầu.
-
Cho nên một
người nếu miệng thường nở nụ cười, chắc chắn sẽ khiến cho cảm
giác người đối diện với chúng ta tất nhiên sẽ cảm thấy có một sự
hòa khí, vui vẻ trong lòng. Như vậy cười không những chỉ khiến
thân tâm chúng ta khỏe mạnh, tự được vui vẻ, trừ được thất vọng
và nôn nóng, mà còn có khả năng cải thiện quan hệ con người.
-
Những ai là
người thường có khuôn mặt mới vừa đưa đám tang xong, những ai là
người thường thở ngắn than dài, thì những người ấy mau cằn cỗi,
mau già, mau chết. Cho nên chúng ta phải biết cười để chấm dứt
được lời than vãn, buồn phiền khổ đau. Nghĩa là càng gặp việc
trái nghịch khốn khó, càng nên vui vẻ chấp nhận, và cười nhiều.
Bởi vì tác dụng của nụ cười, thật chẳng phải là biểu lộ sự thoải
mái tiêu cực, mà lại là sự thoải mái sáng tạo tích cực, xua đuổi
nỗi lo, giải tỏa cuộc sầu. Cười nhiều, và thường cười thì tự
nhiên đem đến hòa khí đầy đủ trong gia đình. Nếu có một người từ
sáng đến tối cứ kéo dài thừ nét mặt ra, than ngắn thở dài, như
vậy trước tiên người ấy tự thiêu đốt những ngày xuân xanh tươi
mát của chính mình, nhưng cũng có thể tự mình chuốc lấy những
tai họa.
-
Cười thật ra
không có gì khó khăn cả, bất cứ người nào cũng có thể cười được,
chỉ cần cơ thịt hai bên quai hàm động xếch lên chút xíu, khiến
khóe miệng vểnh lên, thì đã có nụ cười trên mặt rồi. Nếu chịu
bật khí ra tiếng, yết hầu phát ra âm: Ha... há! thì là phát ra
cười to, cũng thuộc về việc tầm thường, cho nên những ai mà cười
không được, là tại vì người đó không chịu làm, chứ không phải là
không làm được. Cũng có người nói rằng:
-
- Nụ cười hiện
lên mặt, trong lòng nuốt từng giọt đắng, phỏng có tác dụng gì?.
-
Kỳ thật, bồi
dưỡng cho nụ cười là có thể từ ngoài mà vào trong. Ðối với
những ai biểu hiện trên mặt cười nhiều, cười lâu rồi thì có thể
thói quen thành tự nhiên, đến lúc đó lại được vui từ tâm sinh
ra, không khác biệt nụ cười có do bên ngoài đem đến. Cười, cũng
là lúc ngay trong tâm, lúc đầu chúng ta không thấy thoải mái,
nhưng khi cười quen rồi, trong nụ cười ánh mắt của chúng ta sẽ
mang theo nụ cười bao dung để xử lý vấn đề.
-
Tóm lại để có
thể xử lý những sầu khổ đang mang trên lưng, hoặc đang chất chứa
trong nhà trong tâm khảm, chúng ta cần phải nhẹ nhàng tế nhị,
với nụ cười hết sức tươi mát thì nụ cười đó có thể giải được cái
nghìn sầu của chúng ta, nếu không tin thì cứ cười thử coi.
-
Sống trên đời
nầy, mỗi người đối với khổ vui đều có tiêu chuẩn bất đồng, cho
nên việc vui được đưa ra để ví dụ cũng không nằm trong một quy
luật nào hết, nhưng nếu là một người thường sống trong cảnh
chiến tranh đói khổ thì sự vui của họ chỉ cần:
-
- Chỉ được chỗ
ở bình thường vô sự.
-
- Ăn no, mặt
ấm.
-
- Thường niệm:
NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT.
-
Ba việc vui
nầy:
-
- Chỗ ở và nơi
làm lụng sinh nhai không có người đến quấy rối, sinh sống thoải
mái, lúc làm thì làm, lúc nghỉ ngơi thì nghỉ ngơi, chẳng tham
cầu gì đến vinh hoa phú quí, không so tính tốt xấu, được mất,
khen chê,
-
- Có thể ăn no
mặt ấm tiền bạc sớm biết dự phòng trước, không tham lam, không
tranh chấp, không liều lĩnh, an phận tùy duyên, tâm trong sáng
không lo nghĩ, cuộc sống vật chất và tinh thần không lo lắng
thiếu thốn, đầy đủ ở mình, chẳng cầu ở người là được.
-
- Sự đời nhìn
rõ hết tất cả các việc: Tốt cũng như xấu, thuận cũng như nghịch
... Việc gì thì việc nhưng trong lòng chúng ta vẫn bao dung, tâm
bình khí hoà, tâm an lý được, vô sự nhàn nhã. Một khi nhàn nhã
rồi thì dùng thời giờ nhàn đó mà tu thân, sửa tâm. Tất cả những
tâm tình thích thú đều dựa trên tinh thần hiểu biết mà hành xử
cho đẹp với bản thân và những người chung quanh.
-
Nói tóm lại,
để luôn luôn giữ mãi nụ cười giải thoát trên môi, , chúng ta
phải lưu tâm thực hiện cho được một số nguyên tắc:
-
- Nghĩ tưởng
chín chắn,
-
- Không tham,
-
- Không tranh,
-
- Không thẹn
với tự tâm,
-
Thực hiện được
điều nầy, chính là cơ sở của tất cả niềm vui thánh thiện, vì chỉ
có người bình thản phơi phới, thì đến chỗ nào cũng đều vui. Ðời
người thoải mái thật không khó, không có ngã chấp đối với việc,
không so tính đối với người, khi làm việc nếu có nghịch đến thì
thuận thọ, nhưng không cất giữ mãi trong lòng. Nhìn rõ mọi sự
mọi vật, để giữ gìn nếp sống thanh cao, nếp sống cố hết sức đơn
giản, đồng thời đơn giản hóa cách nhìn sự vật mà chúng ta gặp
được, để giảm nhẹ sức ép tâm lý, vì:
-
- Nụ cười giải
thoát là nụ cười không vướng bận và nhân ngã thị phi, thành bại
-
Hơn thế nữa:
-
- Non xanh còn
đó trơ tuế nguyệt
-
Ánh hồng biến
đổi bóng xiêu xiêu
-
Sự đời thành
đúng song sai bại
-
Ngoảnh mặt đi
rồi biết bóng chiều
-
Biết như thế
thì chúng ta chỉ có cười và cười mãi mãi cho cuộc đời thêm hương
thêm sắc.
--o0o--
|
|