|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Đức
Phật:
- Con
Người Của Mọi Thời Đại
- TT.
Thích Thiện Bảo
- --o0o--
-
-
Gần 25 thế kỷ trôi
qua, Đức Phật : một con người có thật trong lịch sử nhân loại -
vẫn còn để lại những dấu ấn đầy tính nhân bản với những lời dạy
của Ngài làm cho con người có nhiều suy tư về vị giáo chủ đã
tuyên bố : "Con người và chỉ có con người mới có thể thực hiện
những hoài bão lý tưởng hưóng đến Phật quả". Chúng ta có thể gọi
Đức Phật là một con người tuyệt vời trong nhân tính và cũng chỉ
có Đức Phật là vị giáo chủ duy nhất trên hành tinh chúng ta
khẳng định vị trí của con người : "Các Người là nơi nương tựa
của chính mình, là hòn đảo chứ không còn nơi nương tựa nào
khác". Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để
tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi
chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật trong hơn
40 năm hoằng pháp lợi sanh.
-
Hôm nay chúng ta nhìn
lại nền giáo lý của Đức Phật trong hoàn cảnh các dân tộc trên
thế giới bước vào thiên niên kỷ mới, mọi người không phân biệt
Âu, Á, màu da, chủng tộc đều mong muốn có một xã hội công bằng,
văn minh, tiến bộ ; con người không còn khổ đau bệnh tật và đói
nghèo. Điều này không phải của riêng ai mà của cả toàn nhân loại
trên hành tinh này đều hướng về con đường lý tưởng đó. Trong
dòng chủ lưu đó con người là chủ nhân ông quyết định và điều này
lại khẳng định một lần nữa vai trò của nền giáo lý Đức Phật
không phải là vô ích, nếu không muốn nói là giáo lý đó có những
tư tưởng tiến bộ để con người tự xây dựng một xã hội mà con
người đang đi tìm giải pháp.
-
Đức Bổn Sư Thích Ca
tên là Sidhartha họ Gotama, ra đời cách đây hơn 2.500 năm tại
Bắc Ấn Độ vào TK VI trước Tây lịch. Thân phụ là Suddhodana (Tịnh
Phạn) cai trị vương quốc của dân tộc Kàkyas (Nepal ngày ngay),mẹ
là Hoàng hậu Maya.Theo tục lệ lúc bấy giờ Ngài kết hôn với Công
chúaYasodharà(Da-du-đà-la).Là một Thái tử đương triều sống trong
cung điện đầy đủ tất cả những vật chất xa hoa, nhưng khi va chạm
với đời sống bình thường thực tại, Ngài nhận thấy khổ đau của
kiếp người,Ngài quyết định bỏ lại sau lưng uy quyền và địa vị để
tìm giải pháp cứu mình và cứu người.
-
Trong 6 năm làm một
nhà khổ hạnh, Đức Phật đã đi khắp thung lũng sông Hằng tìm học
những vị thầy nổi tiếng lúc bấy giờ,nhưng Ngài thất vọng vì họ
không chỉ dạy được gì mà Ngài muốn đến. Đức Phật đã từ bỏ tất cả
những phương pháp mà Ngài đã học,đi theo con đường riêng của
Ngài. Và một hôm Ngài phát đại nguyện dưới cội cây bồ đề trên bờ
sông Neranjarà(Ni Liên Thiền) tại Buddha-Gaya(Bồ Đề Đạo Tràng)
xứ Bihar ngày nay: " Dù thân ta có tan thịt ta có nát, nếu không
tìm ra đạo,ta nguyện không rời chổ ngôì nầy".
-
Từ nơi đây Ngài thực
sự đạt được đỉnh cao của trí tuệ, thành bậc Giác ngộ, chuyển
bánh xe Chánh pháp đem lại lợi lạc cho con người với những
phương pháp mà Ngài đã tìm ra được ; và cũng từ đó những phương
pháp mà Đức Phật đưa ra như là những phương thuốc trị những căn
bệnh mà loài người đang gặp phải : "Hỡi các Tỳ kheo, có hai thứ
bệnh. Hai bệnh ấy là gì ? Bệnh thể xác và bệnh tinh thần. Có
những người hưởng sự vô bệnh và thể xác trong một năm, hai
năm...cả đến trong một trăm năm hay hơn nữa. Nhưng này các Tỳ
kheo, hiếm thay trong thế gian này là những người hưởng được sự
vô bệnh về tinh thần, ngay cả trong chốc lát, trừ phi những
người thoát khỏi sự xấu xa ô uế" (chỉ cho những vị đắc
A-la-hán). Hình ảnh giáo lý và nhân cách của Ngài vẫn là bức
thông điệp nhân bản muôn đời gởi đến cho nhân loại.Những lời dạy
của Đức Phật đã thành những điệp khúc bất tuyệt vượt ra ngoài
không gian và thời gian, những lời dạy đó nhằm vào tinh thần
giải thoát cho con người thoát khỏi khổ đau bởi những trói buộc
của phiền não và vạch ra con đường để cho những ai muốn thoát ra
khỏi sự trói buộc của kiếp nhân sinh. Có người cho rằng giáo lý
của Phật dạy quá cao siêu khó có thể ứng dụng trong đời sống
hàng ngày trong nền phát triển KHKT hôm nay ; vì nếu muốn trở
thành những người Phật tử phải từ bỏ việc này, ngăn ngừa việc
khác trong khi đời sống bình thường của con người ngày nay thực
hiện vì "cơm, áo, gạo ,tiền" để mưu sinh cho gia đình và cho
chính bản thân họ. Đó là một quan niệm sai lầm về giáo lý Đức
Phật.Thông thường phần đông thường đi đến kết luận một cách vội
vã, chủ quan ,chỉ hiểu được một khía cạnh thiên lệch sau khi đọc
một quyển kinh hay một cuốn sách Phật của một tác giả nào đó mà
lại không hiểu hết những giáo lý cốt lõi của Đức Phật. Điều này
trong thời điểm này hay trong những thời điểm khác, ở Việt Nam
hay một số quốc gia trên thế giới, đã từng có những quan niệm
sai lầm của một số người khi đặt bút viết về giáo lý của Phật
hay về những vấn đề liên quan đến Phật học, đó là chưa kể những
người cố tình bóp méo hay gán ép cho Đức Phật và giáo lý của
Ngài, với ý đồ nào đó(?) . Ở đây chúng ta không phải biện minh
cho những kiến giải hơn thua phải quấy của những người con Phật,
mà chúng ta xác định tinh thần Phật dạy như là quan niệm sống
thực nghiệm giúp con người trong thời đại của Ngài và ngay trong
thời điểm hôm nay và mai sau. Giáo lý đó là một chân lý vượt ra
ngoài phạm trù của thời gian và cả không gian, và những lời dạy
của Đức Phật thực sự có ích cho con người. Nền giáo lý của Đức
Phật không phải chỉ dành riêng cho người xuất gia hay tại gia tu
theo Phật, mà đó là của mọi người muốn ứng dụng nó vào đời sống
tâm linh,mà không có sự phân biệt quy y hay chưa quy y theo Phật
.
-
Tất cả mọi người
không phải ai cũng bỏ cuộc đời, đi vào chùa hay tu viện xa lánh
cuộc đời, ẩn dật chốn nào đó của núi rừng, am cốc. Đạo Phật dù
có thuần khiết cao cả đến đâu cũng sẽ trở thành vô dụng đối với
mọi người vì không "đại chúng hóa"vì họ không thể áp dụng đựơc
trong đời sống hàng ngày.Trái lại khi mọi người hiểu đúng tinh
thần Phật dạy, xem như là một triết lý sống, đem áp dụng vào
cuộc đời mà không phải xa lánh cuộc đời thì đó mới thực sự là
một tôn giáo có lợi ích thiết thực. Như vậy rõ ràng Đức Phật và
giáo lý của Ngài không bao giờ khuôn biệt trong một mô thức bắt
buộc nào mà chỉ khuyên mọi người nên áp dụng tu tập thực hành
Pháp trong điều kiện và hoàn cảnh mà mình đang sống, không
khuyến khích con người chạy đi tìm cầu, điều kiện khác mà con
người chưa có thể thực hiện được. Trong kinh Phật có nhiều câu
hỏi của cư sĩ Vacchagotta được đặt rá: "Bạch Đức Thế Tôn, có
người nam và nữ nào đệ tử của Phật sống đời sống thế tục thực
hành giáo lý của Ngài mà có hiệu quả, mà đạt được những trạng
thái tâm linh cao siêu không ?". Đức Phật đã khẳng định không
phải 100 hay 500 mà còn nhiều hơn thế nửa. Qua đó cho chúng ta
một quan niệm về Đức Phật và giáo lý của Ngài.
-
Ở thời đại ngày nay
khi kinh tế thị trường như là một yếu tính của thời đại và nó
được xem như một nhu cầu phát triển xã hội loài người, vậy giáo
lý của Phật dạy có ảnh hưởng gì không trong sự tu tập? Chúng ta
hãy xem một đoạn kinh Đức Phật có đề cập đến nền kinh tế : "Một
hôm Đức Phật bảo ông Cấp Cô Độc - một thương gia danh tiếng:
"Này cư sĩ, sống thường nhật có 4 thứ hạnh phúc:
-
1/Sở hữu lạc : sự thọ
hưởng bảo đảm về kinh tế hay tài sản kiếm được bằng phương tiện
chính đáng.
-
2/ Thọ dụng lạc :
Tiêu dùng tài sản đó một cách rộng rãi,cho chính mình ,cho gia
đình bà con,bè bạn, trong những việc công đức.
-
3/ Vô trái lạc :
Không bị nợ nần đeo bám.
-
4/ Vô tội lạc : Sống
một đời sống trong sạch, không phạm những điều ác trong công
việc mưu sinh ngoài xã hội".
-
Qua những điều nêu
trên cho chúng ta thấy Đức Phật đã có những cái nhìn thấu đáo về
nền kinh tế trong thời kỳ của Ngài khi dạy một cư sĩ sống làm
sao để có hạnh phúc, Ngài không cho rằng chỉ thuần có đời sống
tinh thần ; mà phải làm sao quân bình giữa đời sống vật chất và
tinh thần . Một mặt Phật giáo khuyến khích con người cần có sự
tiến bộ phát triển về vật chất, mặt khác Ngài cũng nhấn mạnh đến
sự phát triển về đạo đức và tâm linh để có một xã hội hoà bình
an lạc.
-
Ngày nay con người
sống trong hận thù,sợ hãi lo âu và khủng hoảng, nghi ngờ đố khau
một cách căng thẳng. Nền công nghệ KHKT phát triển một cách
chóng cả mặt mày. Đứng trước sự sợ hãi do chính mình tạo ra, bao
nhiêu thiên tai thảm họa đang đè nặng lên vai con người trong
thiên niên kỷ mới phải khắc phục ; thông điệp của Đức Phật dù
cách đây hơn 25 thế kỷ, nhưng khi nhìn vô số lời dạy còn lưu lại
cho đến hôm nay, mọi người con Phật đều có thể xem như là kim
chỉ nam trong việc xây dựng đời sống cộng đồng. Nơi tiềm tàng
trong nền giáo lý và nhân cách của Phật mọi người có thể rút ra
một bài học ứng xử giúp con người tìm về chính mình, làm chủ vận
mệnh tương lai do mình tạo ra. Đó là tình thương, khoan hồng,
rộng lượng , thông cảm, tôn trọng đối với mọi sự sống hãy vứt bỏ
đi lòng ích kỷ, hận thù và bạo động... Nhân loại đang sống trong
bản lề của một thiên niên kỷ mới cũng sống và mong ước thế giới
không còn hận thù khổ đau mà chúng ta hằng mong muốn : "Tâm tịnh
quốc độ tịnh".Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã ân cần tuyên
bố: "Bất luận Chơn Lý nào mà Như Lai đã truyền dạy, các người
hãy thực hành một cách khéo léo,trao dồi phát triển đầy đủ, để
đời sốngthiêng liêng được duy trì trường tồn vĩnh cửu,vì tình
thương chúng sanh,vì sự tốt đẹp và hạnh phúc của nhiều
người...". Những lời nầy làthông điệp muôn đời của tình thương
yêu nhân loại gởi đến cho toàn thể mọi người khắp hành tinh đang
thực hiện lời dạy của Ngài, hãy vì hạnh phúc của nhiều người,
hãy xây dựng hạnh phúc cho mình cho người.
-
- --o0o--
|
|