|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Căn Bản Pháp Hành Thiền
-
Thiền Sư Panyapatipo
-
(Phra Acharn Plien Panyapatipo)
-
Chiang-Mai, Thái Lan
-
Phạm Kim Khánh dịch Việt
-
Seattle, Hoa Kỳ - 1994
-
--o0o--
-
-
Giới
thiệu Tác Giả:
-
Đại Đức
Acharn PLIEN PANYAPATIPO ra đời vào ngày 16 tháng 11, năm 1933,
trong gia đình Wongsachandra, quận Sawang-Dan-Din, tỉnh Sakon
Nakorn, miền Đông Bắc xứ Thái. Lúc còn thơ ấu Ngài sống với ông
bà, cho đến năm lên 11 tuổi thì trở về phụ giúp cha mẹ buôn bán
tiệm trong làng.
-
Khi lên
18 Ngài tỏ ý muốn theo học ngành y khoa, do đó bắt đầu phụ tá
cho vị bác sĩ trong xứ, vốn là người trong họ. Nhưng rồi Ngài
gác lại dự định đi Bangkok học nghề y sĩ để vâng lời cha mẹ ở
nhà phụ giúp gia đình.
-
Mặc dầu
từ lúc thiếu thời lúc nào ý nguyện cũng hướng về đời sống tu sĩ
nhưng mãi đến năm 1959 Ngài mới xuất gia tại Wat Dhat' Mechai,
thuộc tỉnh Sakon Nakorn và sau đó ba năm, đậu bằng Giáo Pháp cấp
Một.
-
Sau mùa
An Cư Kiết Hạ năm ấy Ngài lên đường tìm minh sư để học pháp hành
và gặp được nhiều vị Thiền Sư nổi tiếng vào thời bấy giờ tại
miền Đông Bắc, miền Nam và miền Bắc xứ Thái, quan trọng nhất là
Ngài Acharn Luang Pu Brohm Jirapunno, Acharn Luang Pu Thet
Desaransi, Acharn Luang Pu Teur Achaladhammo và sau cùng Ngài
Luang Pu Waen Suchino (theo Thái ngữ, danh từ "Acharn" -- Ajahn,
A-chàn -- có nghĩa là Thầy. Luang Pu là Đại Đức Ông, hay Sư Ông,
bao hàm ý niệm vừa tôn kính vừa quý mến).
-
Trong
hiện tại Acharn Plien là Tăng Trưởng Wat Aranyavivake, trong
quận Mae Taeng, tỉnh Chieng Mai, miền Bắc xứ Thái.
-
--
o0o --
-
Dưới
đây là một thời Pháp của Acharn Plien về "Căn Bản Pháp Hành
Thiền":
-
* Tính
chất cốt yếu của pháp hành thiền Định (Samàdhi) là học hỏi nhằm
hiểu biết cái tâm.
-
* Tâm
hay biết và suy tư , nghĩ ngợi điều này rồi nhảy sang điều kia,
quây quần theo những vấn đề khác nhau. Lơ đểnh buông lơi, lợi
dưỡng trong giả tưởng và những ý niệm ấy là làm cho tâm luôn
luôn khuấy động, không bao giờ ngừng nghỉ.
-
* Hay
biết, theo dõi, ghi nhận cái tâm suy tư, được gọi là niệm
(sàti).
-
* Thấu
hiểu cái tâm đang suy tư là sampajanna, tức hiểu biết rõ ràng và
sáng suốt.
-
* Chúng
ta cần phải rèn luyện chú niệm (sàti) và hiểu biết rõ ràng
(sampajanna) đủ bén nhạy để kịp theo dõi tâm.
-
Nếu chú
niệm còn yếu ắt không đủ lanh lẹ để theo kịp cái tâm vốn phóng
chạy đầu này, xẹt nhảy đầu kia vô cùng nhanh chóng, và do đó
pháp hành vắng lặng (samàdhi) không thể tiến triển tốt đẹp, ta
không thể gom tâm vào đề mục đã chọn, không thể chăm chú vào hơi
thở-vào và thở-ra. Thay vì thế, tâm cứ tiếp tục trôi chảy theo
con đường thiên nhiên của nó, niệm bị bỏ rơi lại, mãi chạy theo
sau không bắt kịp. Chúng ta cố gắng đem nó trở về. Vừa gần đến
nơi thì nó đã lẫn thoát nhảy vọt sang "Hoa Kỳ", và trong khi
theo dõi, ta thấy nó đã về Thái… hoặc sang Đức. Chúng ta chỉ có
thể đuổi chạy theo sau nhưng không bắt kịp vì niệm vẫn chưa được
phát triển đầy đủ, chưa thuần thục. Niệm không theo kịp tâm. Đó
là căn nguyên của những vấn đề khó khăn mà hành giả gặp phải
trong khi trau giồi thiền vắng lặng (cũng gọi thiền định, hay
thiền chỉ). Vì lẽ ấy, điều chánh yếu là phải gia công chuyên cần
trau giồi niệm (sàti).
-
* Pháp
hành nhằm phát triển chú niệm khởi đầu bằng cách hay biết oai
nghi (tư thế) của thân trong giây phút hiện tại.
-
Đứng,
hay biết mình đang đứng. Đi, hoặc nằm, ngồi, luôn luôn theo sát
sự di chuyển và oai nghi của thân vào lúc ấy. Tắm, ăn, hoặc đi
giải, luôn luôn hay biết đầy đủ những gì đang xảy ra. Sự hay
biết không gián đoạn những tác động của thân đem niệm (sàti) và
hay biết rõ ràng (sampajanna) lên hàng đầu.
-
Một khi
chú niệm và giác tỉnh đã thuần thục, quý vị sẽ hay biết sự thay
đổi oai nghi ngay vào lúc tác động xảy diễn: đang làm việc, giặt
quần áo, rửa chén, đọc hay viết, may vá hay thêu thùa, bất luận
việc gì mà quý vị đang làm, quý vị sống trong đó, ngay trong
hiện tại, trong tác động. Ngay trong lúc đang làm, trong công
việc đang làm. Không để phóng tâm, chớ nên lơ đểnh để tâm xẹt
nhảy. Đó là phương cách trau giồi niệm trong cuộc sống hằng
ngày.
-
Quý vị
sẽ thấy rằng niệm trở nên nhanh nhẹn, sắc bén hơn, có thể nhận
ra và bắt kịp cái tâm luôn luôn trôi chảy. Bất luận nơi nào mà
tâm phóng đến, niệm sẽ theo sát và kịp thời đem trở về đề mục
(cũng gọi là công án). Đã điêu luyện hơn trong pháp hành, quý vị
có thể thành công gom tâm an trụ vào hơi thở-ra thở-vào. Mỗi khi
tâm phóng, quý vị sẽ có thể bắt lại và đem trở về hơi thở.
-
Giờ đây
niệm (sàti) đã thuần thục và sắc bén, quý vị hãy đưa tâm cùng
với chiều hướng suy tư của nó an trụ vào hơi thở cho đến khi cảm
nhận luồng hơi thở ra vào. Vào lúc quý vị thật sự cảm nhận hơi
thở, tâm cũng hiện hữu cùng với hơi thở. Nếu không thấy rõ ràng
hơi thở, ắt tâm đã phóng đi đâu khác. Chừng khi đem tâm trở lại,
quý vị phải có thể hiểu biết như vậy. Dầu sao, nếu không còn ở
với hơi thở tâm sẽ phóng đi bất định và không còn hay biết.
-
Quý vị
hành giả nào có thể gom tâm quán niệm ở hơi thở một cách tương
đối dễ dàng sẽ thấy rằng tâm mình trở nên an tĩnh, vắng lặng,
cùng với hơi thở-ra thở-vào. Có sự hay biết rõ ràng từng hơi
thở-ra, thở-vào, nặng hay nhẹ, dài hay ngắn, luồng hơi này tiếp
theo luồng hơi khác. Trạng thái hay biết như vậy chỉ rằng tâm đã
cùng ở với hơi thở.
-
Nên
hiểu biết như thế này: Nếu tình trạng gom tâm như vậy chỉ phát
sanh yếu ớt và tồn tại trong một thời gian ngắn thì được gọi là
"tạm định" (khanika samàdhi, định, samàdhi, một cách tạm thời,
khanika). Tâm phóng đi, ta kéo về, quán niệm hơi thở trở lại. An
trụ như vậy một thời gian, hơi thở hình như trở nên ngày càng vi
tế hơn nhiều, hầu như không còn nữa. Quý vị không còn thấy hơi
thở ở đâu hết ! Đến lúc bấy giờ vài người sợ chết, "Hơi thở của
tôi đâu mất rồi? Vừa mới thấy ở đây tức thời mà!…", và rồi họ
xuất thiền, ra khỏi trạng thái định (samàdhi). Họ xuất thiền vì
sợ chết.
-
Không
nên sợ và bỏ cuộc như vậy. Hơi thở vẫn còn đó, chỉ vì nó vô cùng
vi tế, vô cùng tế nhị. Không cần phải tìm nó ở đâu khác. Hãy
hướng chú niệm và giác tỉnh vào tâm, và đưa nó trở về đề mục.
Hãy quán chiếu và khảo sát: "Một cách chính xác, tâm phát xuất
từ căn nguyên nào? Những suy tư của tâm phát sanh từ đâu? Cảm
giác thỏa thích và hạnh phúc được chứng nghiệm lúc bấy giờ như
thế nào?". Ngay vào khoảnh khắc ấy quý vị tìm thấy tâm mình. Giờ
đây, hãy hướng nó về trước ngực hoặc một điểm nào khác trong
thân. Hãy đặt cảm giác thỏa thích mà tâm đang chứng nghiệm trên
điểm ấy và giữ lại đó, cùng với niệm và giác tỉnh, hay biết rõ
ràng. Giữ quán niệm của quý vị lại đó, để nó ở nơi mà "suy tư"
phát sanh. Làm như thế ấy ít lâu sẽ phát triển một trạng thái
vắng lặng thâm diệu và vững vàng sâu sắc hơn, dần dần cho đến
khi tâm đạt đến "cận định" (upacàra samàdhi -- "upacàra" là gần
kề).
-
Đến đây
vài người có thể chứng nghiệm ánh sáng tỏ rạng (định tướng,
nimitta). Nhưng nếu không có gì xảy ra, chớ nên nản lòng. Pháp
hành thiền không hề liên quan đến ý muốn trông thấy bất luận
hiện tượng nào. Quý vị chớ nên chế tạo những ấn chứng, trông chờ
ánh sáng hoặc cái gì tương tợ. Không nên nghĩ đến điều gì có thể
sắp xảy ra. Trạng thái vắng lặng sẽ tự nó phát triển theo đường
lối của nó, và bất cứ gì xảy ra sẽ xảy ra. Không nên vọng móng,
nóng lòng muốn thấy cảnh trời hay cảnh địa ngục, bởi vì chính
loại suy tư có tánh cách ham muốn ấy sẽ gây trở ngại, chận đứng
con đường dẫn đến vắng lặng.
-
Quý vị
hành giả nào đã an trụ tâm dễ dàng, chắc chắn sẽ chứng nghiệm
tình trạng thoải mái hoan hỷ ngay lúc tâm vừa an tĩnh và vắng
lặng. Lần đầu tiên quý vị sẽ tự mình nhận thức hạnh phúc của an
lạc là như thế nào. Tâm tự tại và thoải mái, vắng lặng và thỏa
thích. Trạng thái này cũng bao hàm chi thiền "phỉ" (pìti), mặc
dầu phỉ lạc có thể phát hiện dưới những hình thức khác nhau cho
mỗi người. Tóc của quý vị có thể dựng đứng lên; hay quý vị chứng
nghiệm một loại cảm giác már mẻ nhẹ nhàng trong tâm hoặc quý vị
có thể nghe như có một lớp bông gòn mịn màn bao trùm cơ thể
mình; hoặc thân người hình như nhẹ nhàng đến đổi tưởng chừng như
có thể bay trôi như mây.
-
Vị
Thiền Sư không thể điều khiển hay kiểm soát những loại chứng
nghiệm tương tợ, được gọi là "thân an khinh", và "tâm an khinh".
Tại sao tâm vắng lặng lại an khinh, tức nhẹ nhàng thơ thới, như
vậy? Là bởi vì nó đã được phóng thích, nó đã phá vỡ mọi chướng
ngại tinh thần (nìvarana, pháp triền cái) và đã đặt xuống mọi
gánh nặng. Quý vị hãy cố gắng duy trì và bảo tồn trạng thái an
khinh này.
-
Nơi đây
Sư muốn phớt qua, không đề cập đến những âm thanh mà hành giả có
thể nghe khi ở trạng thái này. Nghe văng vẳng như có tiếng nói
trong điện thoại từ xứ xa đến. Có thể hình như quý vị thật sự
nghe và thấy những cuộc đàm thoại, xa và gần, liên quan đến quý
vị. Tuy nhiên, các âm thanh ấy chấm dứt liền khi tâm quý vị an
trụ sâu hơn, hoặc rút ra khỏi từng lớp vắng lặng ấy. Cái tâm lúc
bấy giờ chỉ tình cờ lọt vào đúng tần số. Vì lẽ ấy, chớ nên khoe
khoang rằng mình đã có "thiên nhãn" hay "thiên nhĩ". Vài người
có thể không thích chứng nghiệm những hình ảnh tương tợ, nhưng
bất cứ gì xảy diễn cũng đều tùy thuộc nơi bản chất của tâm an
trụ.
-
Khi
hành giả để những ấn chứng kể trên trôi qua, và tiếp tục gia
công chú niệm, hiểu biết rõ ràng, thì trạng thái vắng lặng càng
thâm sâu, thâm sâu hơn từng giờ. Cơ thể vật chất hình như dần
dần biến dạng. Không tay, hay không chân: quý vị cảm nghe như
không còn tay, hay không còn thân mình. Đâu mất rồi? Quý vị nghe
lòng thúc giục muốn mở mắt nhìn xem, nhưng rồi thôi, không màn
để ý đến việc ấy. Hãy nhìn tận tường tâm mình, xem mình đã đặt
nó vào điểm nào, và giữ nó lại đó. Một loại hạnh phúc phi thường
phát hiện nổi bật rất linh động. Đó là trạng thái "nhập định"
(apanà samàdhi, toàn định -- tức là tâm định kiên cố vững chắc,
không lay chuyển), trạng thái tâm vô cùng an lạc, nhẹ nhàng mát
mẻ và thơ thới, đã vượt qua mọi chướng ngại tinh thần. Không còn
no hay đói, không còn ham muốn bất cứ gì ở ngoài, chỉ muốn ở lại
trong tình trạng thỏa thích này mà trước đây chưa bao giờ chứng
nghiệm. Hạnh phúc tinh thần này, mà hành giả thành đạt do nhờ
tâm định, đẩy lui ra khỏi tâm tất cả những sự việc và những ham
muốn của cuộc sống phàm tục hằng ngày.
-
Nếu tâm
định tiếp tục tiến triển đến hạnh phúc cao cả tuyệt vời, buông
trôi tất cả mà chỉ sống trong đó, thì đó là nhập Thiền (jhàna,
thiền-na). Trạng thái tĩnh lặng này chỉ khác đôi chút với tâm xả
(upekhà). Đến giai đoạn này những câu hỏi về người khác phát
sanh đến hành giả: "Có ai khác chứng nghiệm giống như ta vậy
không?". "Họ đã làm thế nào để đạt đến?". Đây là lúc mà hành giả
phải cực kỳ thận trọng để khỏi rơi vào tình trạng khoe khoang sự
hiểu biết của mình. Tới đây quả thật rất dễ sai lệch con đường
chân chánh. Vậy, phải giác tỉnh, luôn luôn sẵn sàng tự cảnh giác
trong vấn đề này. Nhiều người lạc lối và trở nên điên cuồng,
khoác loác khoe khoang cùng tất cả mọi người, "Quả thật là hạnh
phúc thật sự… Phải thực hành đi !… Hành như thế này !… như thế
kia !". Quý vị hãy chú niệm, hiểu biết rõ ràng, và cẩn mật đề
phòng. Chớ nên đi đầu nầy đầu kia để phô trương -- đến giai đoạn
này quý vị chưa giác ngộ đâu !
-
Hãy
khảo sát và ghi nhớ từng bước tiến mà quý vị đã thực hiện để
thành tựu mức độ định (samàdhi) này. Đến khi ngồi xuống, quý vị
có thể lặp lại dễ dàng và nhuần nhã hơn. Hãy chú tâm hồi nhớ quý
vị đã làm thế nào để củng cố chú niệm và hiểu biết rõ ràng, ngay
từ đầu. Đặt cái tâm như thế nào? Cái gì đã được phát triển và
cái gì đã được loại bỏ? Khi tâm đạt đến mức an trụ cao, làm thế
nào để giữ tâm lâu dài ở mức ấy?
-
Mỗi khi
hành thiền quý vị sẽ có thể đối phó với bất luận gì xen vào, gây
trở ngại cho tâm định. Những phiền toái khuấy rối ấy cũng giống
như trước và quý vị cũng khắc phục nó giống như trước, để củng
cố trạng thái an trụ trở lại. Người đã thuần thục thực hành sẽ
hành thích ứng trong mọi trường hợp, dầu đang đi xe, đi tàu hay
đi phi cơ, bất luận ngồi ở đâu, hay đang ở xứ nào. Một khi đã
tinh thông trong pháp hành thì hành giả có thể nhập thiền hay
xuất thiền dễ dàng và nhanh chóng. Các pháp triền cái không còn
gây trở ngại nữa.
-
Tuy
vậy, vài người cảm thấy rất khó mà gom tâm được. Dầu cố gắng
mấy, tâm cũng cứ phóng nhảy đầu này đầu kia, vô định. Hãy bám
sát theo dõi cái tâm bay nhảy ấy cho đến khi nó mệt mỏi. Thật sự
nó không thể trốn thoát tình trạng phóng dật, bởi vì đã kẹt dính
trong những suy tư về tiền của, xe cộ, nhà cửa, hay con cái,
cháu chít và bạn bè.
-
Vừa khi
tâm bị vướng mắc trong một đối tượng như vậy thì niệm và hiểu
biết rõ ràng (sàti và sampajanna) phải theo bắt nó tại đó. Hãy
tức khắc gạn hỏi, "Tại sao ta bám níu và giữ chặt… (thí dụ như)
cái nhà này? Có chắc nó là của ta không?". Câu trả lời sẽ trở
lại, "Chắc như vậy, nó là của ta". Chừng đó, niệm và trí tuệ can
thiệp vào, thăm dò và khảo sát, "Chừng ta chết, nó có đi theo
với ta không?". Nếu chấp nhận rằng nó sẽ không theo ta, thì tiếp
theo, "Vậy, tại sao ta mãi bận lòng vì nó; cái nhà đã được xây
cất vững chắc, nó sẽ còn đó chớ không chạy mất đi đâu!".Ta phải
quở rầy cái tâm và kéo nó trở về, khép vào khuôn khổ kỷ cương.
Quán xét và suy tư như vậy làm cho tâm giựt mình tỉnh thức và
vâng lời để ta đưa về đề mục hành thiền (công án), an trụ theo
hơi thở. Đó là phương pháp dùng trí tuệ phát triển tâm định
(samàdhi) của người cảm thấy rất khó gom tâm. Tức là xử dụng
phương tiện tinh xảo và hữu hiệu nhất, thích ứng với hoàn cảnh.
-
Một khi
tâm đã trở về với đề mục thì phải kềm giữ nó lại đó, cột vào,
không để nó chạy vuột thoát. Tuy nhiên, đôi khi tâm cũng đáng
được nuông chiều và ngợi khen, ban thưởng. Thí dụ như có lúc, ta
đang mắc bận việc gì, bỗng nghe phát tâm muốn ngồi xuống hành
thiền. Hãy cố gắng nuôi dưỡng loại ý định tương tợ bằng cách
nhanh chóng sắp xếp công việc để chiều theo nó. Thông thường ta
không thể hoàn tất tất cả công việc ở đời. Hết việc này đến việc
khác, không bao giờ viên mãn hoàn thành tất cả. Thừa đúng lúc
lòng sẵn sàng lắng dịu, hãy ngừng nghỉ, ngồi lại giữ tâm tĩnh
lặng. Chính những lúc tâm muốn an trụ, đức tin trở nên dõng mãnh
nhiệt thành ta mới dễ dàng phát triển trạng thái vắng lặng, an
tĩnh và tự nhiên gác qua một bên những bận bịu của cuộc sống
hằng ngày.
-
Tâm
tĩnh lặng đưa đến hạnh phúc không thối chuyển, không lo âu. Đó
là trạng thái mãn nguyện. Cũng giống như ta thích khí hậu và
cảnh vật ở một động đá, một khu rừng, hay bóng mát của một cội
cổ thụ nào. Khi được ngồi xuống, một làn gió mát nhẹ nhàng
thoảng qua làm cho ta khỏe khoắn và sớm cảm nghe thoải mái dễ
chịu vô cùng. Trạng thái tâm muốn hành thiền đáng được ngợi khen
và phải được khuyến khích như vậy. Vào ban đêm, nếu nghe tâm
tĩnh lặng dễ chịu thì hãy cố gắng tiếp tục ngồi đến khuya. Và
nếu nghe trạng thái an tĩnh ngày càng vững chắc, thâm sâu, thì
chớ nên vội ngưng thiền. Phải trau giồi trạng thái vắng lặng ấy
cho đến toàn hảo. Nó sẽ ngày càng yên tĩnh thâm sâu và càng lúc
càng kiên cố vững chắc hơn, trên một từng lớp ngày càng sâu.
Không nên ngừng. Đây là lúc mà ta sẽ biết được công phu hành
thiền của mình đã phát triển đến mức độ nào.
-
Giờ
đây, đã thành tựu một giai đoạn tiến bộ, ta có thể đi nghỉ. Sau
khi đảnh lễ Phật, ta nằm xuống và hồi nhớ lại những giai đoạn
vắng lặng vừa trải qua và an nghỉ với tâm niệm ấy. Khi tỉnh
giấc, tức thì nhớ đến đề mục hành thiền và tầng vắng lặng ấy.
Chính Sư (Acharn Plien) thực hành như vậy. Lúc bấy giờ tâm tự
nhiên sẽ gom lại và an trụ ngày càng thâm sâu, thâm sâu hơn mức
độ đã đạt đến trong đêm qua. Với tình trạng phát triển đều đặn
không ngừng và với tâm thật sự an trụ, tuyệt đối sẽ không chiêm
bao mộng mị trong giấc ngủ. Đến khi tỉnh giấc trở lại, tâm liền
hiểu biết nhiệm vụ của nó và đó là trạng thái mà chúng ta gọi là
chú niệm và hiểu biết rõ ràng. Niệm (sàti) và hiểu biết rõ ràng
(sampajanna) sẽ được duy trì tại đó để nâng đỡ, trông nôm và
chăm sóc tâm.
-
Quý vị
đã thông hiểu về phương cách rèn luyện tâm. Khi cần phải khiển
trách, quý vị hãy quở rầy nó. Khi cần phải khép nó vào khuông
khổ kỷ cương, hãy khép nó vào, và khi cần phải nâng đỡ bảo trì,
hãy nâng đỡ nó. Và khi nó đáng được khen ngợi, hãy ngợi khen,
tán thưởng nó. Cũng như đối xử với một đứa trẻ cứng đầu, không
biết vâng lời. Ta nắm giữ tay nó lại, không buông ra, cho đến
khi nó vâng lời. Khi nó biết nghe lời dạy bảo, biết chăm lo học
hành và trở nên ngoan ngoãn hiền lành thì ta phải khen ngợi và
ban thưởng nó. Tâm ta cũng dường thế ấy. Nếu ta mãi luôn luôn
dùng sức để cưỡng bách, nó sẽ kháng cự lại. Vậy ta phải ngọt
dịu, dỗ dành và khuyên bảo. Vì bẩm tánh ngoan cố, có thể nó từ
chối không chịu học, không chịu làm việc, và trở nên yếu ớt,
lười biếng. Nhưng nếu ta ôn tồn khuyến khích và dỗ ngọt, nó sẽ
siêng năng làm việc suốt ngày. Người làm công với ta cũng phải
được đối xử như thế. Người phụ giúp ta buôn bán, trông nôm chăm
sóc hàng hóa và tiếp đón khách hàng để cho cuộc thương mại làm
ăn của ta được thạnh vượng, chớ nên gắt gao ngược đãi, gây khó
khăn cho họ. Họ cũng cần ta chăm sóc và chú ý đến, cũng cần ta
đối xử dịu hiền nhã nhặn. Tuy nhiên, khi họ lầm lỗi, ta phải nêu
lên để sửa sai. Hành động cộc cằn thô kịch sẽ xua đẩy họ ra xa,
bỏ ta lại làm việc một mình để sinh sống.
-
Trẻ con
yên lặng và không ồn ào khuấy phá là nhờ cha mẹ sáng suốt khéo
dạy. Không phải chỉ rầy la quở quắng và hình phạt, làm cho con
mãi lo sợ, tinh thần luôn luôn căng thẳng, không thể chăm học.
Tâm tĩnh lặng cũng cần phải được niệm và tuệ thận trọng canh
chừng và sửa sai. Chú niệm với trí tuệ -- đó là nguyên liệu phải
xử dụng, càng nhiều càng tốt.
-
Niệm
cũng trông chừng lời nói. Ô nhiễm phát sanh dưới nhiều hình
thức, và chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, hay biết mình đang
nói gì. Lời ăn tiếng nói cẩn trọng có lợi ích chăng? Có đáng cho
ta cố gắng chăng? Thí dụ lời nói của Sư (Acharn Plien) trong
hiện tại có lợi ích gì cho ai không? Có đem lại hạnh phúc, có
làm cho ai hoan hỷ và có đáng được nói không? Thuyết giảng mà
không có niệm và tuệ trông chừng lời nói ắt phải lỗi lầm sai
lạc. Lúc ban sơ, tất cả chúng ta đều phải lầm lỗi. Vậy, trước
tiên, phải nhận ra lỗi mình, và sau đó hãy sửa sai.
-
Sau khi
đề cập đến lời nói, giờ đây đến tư tưởng. Hãy chú niệm, hay biết
suy tư bất thiện khi nó phát sanh. Và nếu là ý nghĩ tốt, hiểu
biết đúng như vậy. Một suy tư theo chiều hướng sai lại phải được
chận đứng lại. Phải kéo nó về con đường chân chánh. Tiến trình
tư tưởng cần phải được thận trọng theo dõi và nếu cần, phải chấm
dứt. Hãy buông bỏ, để cho những tư tưởng bất thiện trôi qua.
Trong mọi oai nghi -- đi, đứng, nằm, ngồi -- hãy chú tâm vào
thiện ý nghiệp, những suy tư tạo thiện nghiệp. Tức nhiên sẽ có
hạnh phúc. Một khi quý vị đã nhận thức đúng như vậy tâm sẽ
chuyên cần tự nó hướng về thiện nghiệp, trau giồi đức hạnh và
tích trữ phước lành. Quý vị thử so sánh điều này với một hiện
tượng hoàn toàn vật chất. Như ta xây đắp đường lộ, chế tạo xe
hơi, máy bay, tàu bè hay vải sồ v.v… Nếu thận trọng và sáng suốt
suy tính trước, thành quả sẽ khả quan, sản phẩm sẽ tốt đẹp, và
công việc làm ăn sẽ tiến triển phát đạt.
-
Với cái
tâm cũng vậy. Tư tưởng hiền lành sẽ làm cho tâm nhẹ nhàng thơ
thới và an vui. Suy tư hung dữ thiêu đốt tâm can và đưa đến đau
khổ. Nếu quý vị làm ra những sản phẩm không tốt ắt không bán
được. Nếu quý vị nói điều không lành, sớm chầy sẽ phải gây gỗ và
tranh chấp. Rồi chắc chắn đau khổ sẽ đến vì sân hận và thù oán
chỉ đem đến phiền muộn và thất vọng sâu xa.
-
Hành
thiền mỗi ngày sẽ được an vui vì ta luôn luôn hay biết sinh hoạt
--vật chất và tinh thần -- của mình. Hãy trông chừng: trong khi
đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, đi giải, rửa tay, bất luận gì đang làm,
hãy ghi nhận, hay biết mình đang làm việc ấy. Phải luôn luôn
hành thiền. Dầu nấu ăn hay rửa chén, hãy hay biết mỗi tác động
-- đó là hành thiền. Vị hành giả sáng suốt sẽ có thể hành thiền
bất luận lúc nào. Đó là điều mà Sư khuyên quý vị nên làm. Không
nên mãi chờ đợi cho đúng ngày, đúng giờ, đúng thời gian, mới
hành. Hãy trau giồi pháp hành. Khi quý vị đang đọc sách này,
đang viết hay đang thêu thùa, may vá hay đang cắt móng tay đi
nữa, luôn luôn hay biết mình đang làm gì. Hãy giác tỉnh chú
niệm, gom tâm vào những gì đang xảy ra và an trụ nơi đo. Nhưng
hãy thận trọng tránh xa điều bất thiện, vì tư tưởng bất thiện sẽ
đưa đến đau khổ phiền muộn. Người chuyên cần giác tỉnh, người
luôn luôn canh chừng tâm mình như trên, hay biết tâm mình trong
từng khoảng khắc -- ngoại trừ lúc ngủ -- người ấy lúc nào cũng
tĩnh lặng và an lạc.
-
Các bậc
Thánh Nhân (ariya) và những vị Cao Tăng, Thiền Sư của chúng ta,
đều hành như thế. Tâm các Ngài luôn luôn an trụ. Các Ngài nói
chuyện, nhưng tâm luôn luôn ở trong trạng thái vắng lặng và an
lạc, luôn luôn có trí nhớ và hay biết mình. Niệm và tuệ của các
Ngài luôn luôn hiện hữu để trông chừng toàn thể tiến trình sinh
hoạt, do đó, dầu trong lúc chuyện trò, tâm vẫn an tĩnh vắng
lặng. Quý vị Đại Đức bị tử nạn máy bay cách đây mấy năm [1], đã
sẵn sàng để ra đi. Lúc bấy giờ tâm các Ngài an trụ vững chắc và
sẵn sàng để tịch diệt, không mảy may sợ hãi. Trí tuệ luôn luôn
sắc bén, thâm sâu và luôn luôn hiện hữu để giữ tâm an tĩnh trong
mọi trường hợp. Các Ngài sẵn sàng để bỏ lại cái thân xác này bất
cứ lúc nào, luôn luôn giác tỉnh.
-
Những
ai chưa từng hành thiền, chưa quen thuộc với pháp hành để trau
giồi tâm vắng lặng (samàdhi), ắt khó có thể tin những sự việc
như kể trên có thể xảy ra. Nếu không bao giờ họ thật sự hiểu
biết cái tâm của chính họ là như thế nào, thì làm sao có thể
trông chờ họ tin tưởng. Đối với các vị ấy, không ai có thể rèn
luyện cái tâm, bởi vì tâm luôn luôn biến chuyển. Khi tâm bám vào
đau khổ, ta khổ đau sầu muộn. Khi tâm nắm lấy hạnh phúc, ta hoan
hỷ thỏa thích. Nhưng đối với các vị Đại Đức Thiền Sư, dầu hạnh
phúc hay đau khổ, tâm buông bỏ tất cả. Do đó, các Ngài luôn luôn
tĩnh lặng, thanh bình.
-
Nếu tâm
ở trong trạng thái vắng lặng (samàdhi) thì lúc nào ta cũng hành
thiền. Sư đã suy nghiệm về điều này và thật sự nhận thức rằng
giáo huấn của Đức Bổn Sư quả thật thâm sâu, vô cùng vi tế và
huyền diệu. Rõ ràng trạng thái tâm hoàn toàn trong sạch của các
bậc cao tăng đã thực hành Giáo Pháp đến mức độ tuyệt đối cao
thâm, thấm nhuần cơ thể vật chất, tràn ngập vào tận xương tủy.
Tại sao xương của Ngài Acharn Mun [2], sau khi hỏa táng đã trở
thành Xá Lợi trong sáng như thủy tinh? Trạng thái trong sạch
chẳng những chỉ ở tâm, mà cũng ảnh hưởng đến xương cốt. Xương là
xương, nhưng ở đây còn có thêm gì nữa. Phải chăng có chi liên
quan đến Niết Bàn? Quả thật là thâm sâu! Quả thật mầu nhiệm!
-
Phật
giáo vô cùng thâm diệu. Các tôn giáo khác, mỗi tôn giáo đều cao
quý theo đường lối của mình. Ai muốn theo tôn giáo nào là việc
của người ấy, ta không thể nói gì. Chúng ta nên biết những tánh
chất khác nhau (parisannutà) của mỗi tông phái để có thể đi từ
đoàn thể này sang đoàn thể khác, trong những quốc gia khác nhau,
mà không tranh luận hay có những lời lẽ bất hòa với bất cứ ai,
về bất cứ vấn đề nào [3]./.
-
-
Chú
Thích:
-
[1] Lời
người dịch (PKK): Vào năm 1979, một chiếc phi cơ của hoàng gia
Thái cung thỉnh tám vị cao tăng, từ các tỉnh miền Bắc xứ Thái,
về triều để tham dự một cuộc lễ tại Hoàng Cung ở Bangkok. Không
may, giữa đường máy bay lâm nạn và cả tám vị đều chết. Hiện nay,
tại chân núi Puthork có đền thờ Ngài Luang Pu Choun, một trong
tám vị. Dịch giả được duyên may đến viếng đền thờ đồ sộ và rất
trang nghiêm trong khung cảnh núi non hùng vĩ này. Ngay trước
pho tượng của Ngài, trên bàn thờ, có tủ kiếng tôn thờ Xá Lợi
Ngài, đựng từng nhóm theo cỡ lớn nhỏ trên lối mười cái dĩa, để
khách thập phương chiêm bái.
-
[2]
Acharn Mun (đọc là A-chàn Manh) là vị Thiền Sư nổi tiếng nhất ở
Thái Lan, trong thời hiện đại.
-
[3] Bài
nầy ghi lại một thời Pháp do Ngài Thiền sư Acharn Plien
Panypatipo thuyết giảng bằng Thái ngữ. Dr. Chalerm-Sri Janorn
dịch sang Anh ngữ tựa đề "The Fundamentals of Meditation". Phạm
Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt ngữ với tựa đề "Căn Bản Pháp
Hành Thiền".
-
Mọi thơ
từ về quyển sách này xin liên lạc với địa chỉ:
-
Acharn
Plien Panyapatipo
-
Aranyavivake Monastery
-
Mae-Taeng District
-
Chiang-Mai, Thailand
-
|
|