|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Năm Giới
- Phúc
Trung
-
--o0o--
-
-
I.-
Nhập : Để cho
việc tu học được tinh-tấn, hồi Đức Thế Tôn còn tại tiền, ngài
chế ra giới luật, cũng như những luật lệ ở thế gian dùng, người
cư sĩ tại gia phải gĩư năm giới, vào chùa tu tập, giữ Tám giới
gọi là Bát Quan Trai, hay nguyện tu Bồ Tát hạnh có Bồ Tát Ưu Bà
Tắc giới gồm 6 giới Trọng và 28 giới Khinh, còn quý vị xuất gia
là Sa Di hay Sa Di Ni thọ 10 giới, tỳ kheo thọ 250 giới còn Tỳ
Kheo Ni thọ 348 giới và Bồ Tát Giới của quý vị xuất gia có 10
giới trọng và 48 giới Khinh.
-
Năm giới này là những
lời nói, việc làm không tốt cho bản thân và cho xã hội, giữ được
Năm giới sẽ tránh được nhân quả xấu, muốn tích cực hơn, người
Phật tử nên tu tập theo Mười điều thiện.
-
II. -
Năm giới : Vì
lòng từ bi đối với tất cả chúng sanh, vì để tránh quả báo xấu
phải chịu trôi lăn trong luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, nên Phật
chế ra Năm giới này cho người tu tại gia. Đạo Phật là đạo đem
sự an vui đến để cứu khổ cho mọi người, đạo Phật tôn trọng sự
bình đẳng và nhất là sự tự-do, bởi vì con người chúng ta tự làm
chủ lấy vận mệnh của chúng ta, chúng ta tự do lựa chọn con đường
tu, chúng ta tự do hành động và tự chúng ta chịu trách nhiệm về
hành động của mình qua luật nhân quả, Phật không bao giờ bắt
buộc chúng ta phải làm điều này điều kia, Phật không bao giờ có
thưởng hay phạt bất cứ ai. Người Phật tử giữ năm giới là một
việc làm hoàn toàn tự nguyện, khi mình bị sai phạm, tự mình biết
và tự mình sám hối. Năm giới đó là: Không giết hại (sát),
không trộm cướp (đạo), không tà dâm (dâm), không nói sai sự thật
(vọng ngữ), không uống rượu (ẩm tửu). Trong Thiên Thai Nhơn
Vương Kinh có nói rằng Ngũ giới của Đạo Phật tức là Ngũ thường
của đạo Nho: Bất sát sanh = Nhân, Bất du đạo = Nghĩa, Bất tà
dâm = Lễ, Bất vọng ngữ = Tín, Bất ẩm tửu = Trí.
-
1- Không
giết hại: Đức Phật chế ra giới không sát hại vì những lý do sau:
-
A) Tôn trọng sự bình
đẳng:
Chúng ta thường nghe câu Đức Phật nói: "Nhất thiết chúng sanh,
giai hữu Phật tánh" Như vậy mọi chúng sanh đều có Phật tánh, ta
không được giết hại một Phật tánh này để nuôi dưỡng một phật
tánh khác hay là để giải trí.
-
B) Nuôi dưỡng lòng từ
bi: Từ bi
là ban vui cứu khổ, bất cứ một con vật nào trước khi chết cũng
đều chống chỏi cái chết, để dành lấy sự sống cho mình, con bò,
con heo khi bị đập đầu thọc huyết đều kêu la thảm thiết, chúng
ta bị một vết thương đau đớn, rên la biết bao nhiêu, thì con vật
cũng đau đớn dường ấy, chúng ta sợ chết biết kêu la cầu cứu, tại
sao ta nỡ nào giết hại con vật khác? Tôi nhớ có người bạn là
Bác sĩ thú y, anh ta nói hồi còn làm việc ở Lò thịt Chánh Hưng,
những con trâu hay bò muốn làm thịt phải đưa qua cho anh khám,
nếu nó già cỗi mới được làm thịt, nếu nó còn tơ không được làm
thịt, anh thấy rõ hầu hết đều có linh tính, nó không muốn bước
tới chỗ khám, khi bắt buộc nó bước tới chỗ khám, hai hàng nước
mắt nó chảy dài !
-
C) Tránh luật nhân
quả báo ứng, oán thù:
Chúng ta giao Nhân thì chúng ta sẽ gặt quả chẳng sớm cũng muộn
mà thôi, một người gieo hạt đậu, dĩ nhiên sẽ được cây đậu đơm
bông kết trái cho người ấy hạt đậu, đậu có được sớm hay muộn,
tốt hay xấu còn do những yếu tố đất đai, mưa nắng... Sự giết hại
sẽ tạo thành mối oán thù, cứ giết hại lẫn nhau, chiến tranh cũng
vì thế mà có.
-
Tự mình giết, sai bảo
người khác giết, thấy người khác giết mà mình sanh tâm vui mừng,
tưởng nghĩ đến sự giết hại thảy đều phạm vào tội giết hại.
-
Sự lợi ích của không
giết hại: Về mặt cá nhân, chúng ta tạo được quả tốt, trưởng
dưỡng được lòng từ bi của chúng ta, về mặt xã-hội sẽ không có
chém giết nhau, sẽ không có chiến tranh gây ra biết bao nhiêu
đau khổ, tang thương, thế giới sẽ được hòa bình, nhà nhà ấm no
hạnh phúc.
-
2- Không
trộm cướp:
Trộm là lén lấy vật gì của người khác, cướp là dùng sức mạnh uy
hiếp người khác để lấy tài sản của họ. Những trộm cướp đều do
lòng tham, tật xấu gây ra. Phật chế ra điều này vì:
-
A) Tôn trọng tư hữu:
Mỗi người có của cải riêng, mỗi khi bị mất, ai cũng đều tiếc
của, cho nên ta không nên lấy của người khác.
-
B) Diệt trừ lòng
tham:
Tham lam, giận dữ, si mê gọi là ba thứ độc hại Tham, Sân, Si.
Người ta thường nói "lòng tham không đáy", một người có lòng
tham, khi muốn có món nầy được rồi lại muốn có món khác, muốn mà
không có được nhiều khi ăn không ngon, ngủ không yên, có khi lại
sanh tâm làm quấy như trộm cướp của người, sẽ gây ra biết bao
nhiêu tội lỗi. Trốn thuế, cờ bạc, gian lận diều gì cũng phạm
tội trộm cướp này.
-
Sự lợi ích của không
trộm cướp: Về bản thân, chúng ta giữ được tâm bình thản, không
lo nghĩ buồn rầu vì những ham muốn không thành, ăn ngon, ngủ
yên. Về mặt xã hội, nếu không có trộm cướp thì mọi người được
sống an vui, không lo sợ mất mát của cải, chiến tranh cũng sẽ
không xảy ra. Muốn giữ cho giới này được tốt, chúng ta cần phải
bố thí. Hạn chế: Chúng ta diệt lòng ham muốn, nhưng ham muốn
thành một vị Phật thì nhất thiết phải có.
-
3- Không
tà dâm: Không
được sống đời sống trác táng ăn chơi hoang đàng. Kinh dạy
rằng: Cội gốc sinh tử luân hồi, dâm dục là thứ nhất. Cư sĩ
chúng ta vì hoàn cảnh phải có gia đình, sanh con đẻ cái nhưng
không được hành dâm trái với luân thường đạo lý. Phương tiện
tà dâm có Thân: Sống trác táng, ăn chơi, đọc xem phim ảnh nói về
tà dục. Miệng: Nói những lời tà dục. Ý: Thầm nghĩ những
chuyện tà dục trái luân thường đạo lý.
-
Phật chế ra giới này
để:
-
A) Tiết dục:
Người tu hành phải diệt dục, cư sĩ phải tiết dục, nhờ đó giữ
được thân thể khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, tu học càng tinh tấn.
-
B) Bảo vệ hạnh phúc
gia-đình:
Sự ngoại tình làm mất hạnh phúc, cho nên không có tà dâm thì gia
đình sẽ được đầm ấm, an vui, hạnh phúc, phong tục được tốt đẹp.
-
C) Tránh quả báo xấu
và oán thù:
Tà dâm gây ra oán thù và nhất là có quả báo xấu. Người ta
thường nói :" Nhứt hậu hôn,nhì điền thổ", những chuyện đàn ông
đi lấy vợ người ta hay đàn bà ngoại tình, thứ nữa là cướp đoạt
vườn đất của người, hai thứ này sẽ tạo thành mối thâm thù, hay
gây ra án mạng.
-
Sự lợi ích của không
tà dâm: Về bản thân, thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, tu
học rất tinh-tấn, gia đình luôn luôn được an vui hạnh phúc. Về
mặt xã hội không gây ra những hủ hoại cho phong tục, không tạo
những mối thù hận, chém giết nhau.
-
4- Không
nói sai sự thật: Có 4 cách nói sai sự thật:
-
A) Nói dối hay nói
láo: Việc
có nói không, việc không nói có, việc phải nói trái, việc trái
nói phải... nó gây những tác hại, thường làm cho người ta hiểu
lầm, gây chia rẻ..
-
B) Nói thêu dệt:
Việc ít mà xít ra nhiều, gây ra những sự ghen ghét, phiền não,
thù hận nhau.
-
C) Nói lưỡi hai
chiều:
Đến chỗ này nói thế này, đến chỗ kia nói thế khác, thường làm
cho hai bên có xích mích, mâu thuẫn càng tăng thêm lên, nhiều
khi vì đó mà xảy ra mất tình hòa hiếu, đi đến xung đột với nhau
bằng lời nói hay thậm chí đánh nhau, giết nhau.
-
D) Nói lời hung ác:
Nói ra những lời thô tục, cộc cằn, chửi mắng người khác làm cho
người ta buồn rầu, xấu hổ.
-
Vì sao Phật chế ra
điều Không nói sai sự thật:
-
1) Tôn trọng sự thật:
Đức Phật đã tìm ra chân lý tức là tìm ra sự thật cho nên Đạo
Phật luôn luôn tôn trọng sự thật.
-
2) Vì lòng từ bi: Đạo
Phật là đạo Từ Bi, nếu ta nói sai sự thật sẽ làm cho người khác
đau khổ, trái với giáo lý nhà Phật.
-
3) Tránh quả báo
xấu: Chửi mắng người, nói sai sự thật người ta làm theo, nhân
quả ấy ta cũng sẽ gánh chịu.
-
Sự lợi ích của không
nói sai sự thật: Nếu ta không nói sai sự thật, mọi người sẽ tin
tưởng ta, dành cho ta sự kính phục, về mặt xã hội cũng vậy, sẽ
được những người chung quanh, đoàn thể tin cậy.
-
Hạn chế: Nói dối là
một tai họa cho bản thân và cho người khác, nhưng đôi khi cũng
phải nói sai sự thật vì lòng từ bi. Chẳng hạn như người ta đi
săn bắn, hỏi ta có thấy thú ở đâu không, ta nói có, họ sẽ lùng
giết hại, nếu ta nói không, thợ săn sẽ bỏ đi, thú rừng khỏi
chết. Vậy nói sai sự thật để cứu mạng chúng sanh, vì lòng từ bi
ta nói sai sự thật thì không phạm tội.
-
5- Không
được uống rượu :
Rượu là một chất độc
có hại cho sức khoẻ, làm hư trí thông minh, làm đau dạ dày.
Phật chế ra điều này vì:
-
A) Bảo toàn hạt giống
trí tuệ:
Rượu sẽ làm hỏng hệ thần kinh, làm giảm sút trí tuệ vì vậy không
uống rượu để bảo toàn hạt giống trí tuệ.
-
B) Ngăn ngừa nguyên
nhân sanh ra tội lỗi:
Nhiều tội lỗi chỉ do uống rượu mà sanh ra, những trận đánh nhau
chỉ vì rượu vào, lời ra, kích bác nhau, sanh ra xích mích rồi
đánh nhau, giết nhau. Tai nạn xe cộ xảy ra thường do uống rượu
rồi gây ra.
-
Sự lợi ích của không
uống rượu: Uống rượu dễ sinh ra nhiều thói hư, tật xấu vì vậy
xã hội thường xa lánh người uống rượu. Nếu ta không uống rượu,
về bản thân sẽ được mọi người kính nể, trí tuệ luôn luôn minh
mẫn, ít bệnh tật, tuổi thọ càng cao. Về mặt xã hội sẽ được an
vui, gia đình đầm ấm hạnh phúc, không gây cho xã hội những cảnh
xấu xa.
-
Hạn chế: Trong
trường hợp bịnh hoạn, uống thuốc ngâm rượu thì không phạm giới,
bia (beer) cũng là rượu, nằm trong giới cấm.
-
III.-
Kết luận: Sau
khi thọ tam quy, người Phật tử cần phải giữ giới, nếu ta giữ
được năm giới thì càng tốt, xòn bằng chưa giữ được thì trước giữ
2, 3 giới cho được nghiêm mật rồi dần dần tăng lên. Phật dạy:
Sau khi Phật nhập diệt, chư tăng lấy giới luật làm Thầy. Do đó,
Giới hết sức quan trọng, chúng ta cần phải giữ giới để được lợi
ích cho bản thân và cho xã hội.
-
- --o0o--
|
|