|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
-
Sáu Độ
- Phúc
Trung
-
--o0o--
-
-
I.- Dẫn : Sáu Độ hay
cũng còn gọi là Ba La Mật, Ba La Mật là tiếng Phạn Parâmitas,
người Trung Hoa dịch ra là Độ, có nghĩa là vượt qua, cũng có
nghĩa là hoàn toàn, tức là vượt từ bến Mê, qua bên kia bờ Giác,
vượt từ chỗ đau khổ đến chốn an vui giải thoát. Vậy Sáu Độ là
sáu phương tiện tu, để đưa chúng sanh từ Vô minh đến cảnh giới
Niết Bàn.
-
II.- Sáu độ : Sáu Độ
gồm có : Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và
Trí tuệ.
-
1) Bố thí :
Đem cho người khác những gì của mình có, đó gọi là Bố thí, gồm
có ba thứ :
-
a) Tài thí
: Gặp những hoàn cảnh khốn khổ của người nghèo khó, đem cứu
giúp, cho họ những của cải như tiền bạc, ruộng đất, nhà cửa, xe
cộ ... để làm phương tiện sống, đó là Tài thí, ngược lại, không
nên cho người khác tiền của, phương tiện để làm những việc độc
ác, chẳng may làm như vậy chúng ta sẽ bị quả báo xấu.
-
b) Pháp thí
: Đem những điều hiểu biết về Phật Pháp, giảng giải cho người
khác nghe, tin theo, làm thiện, lánh ác theo lời Phật dạy. Dẫn
dắt người chung quanh tu học, ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền,
tụng kinh đều là Pháp thí.
-
c) Vô úy
thí : Sự lo nghĩ, sợ sệt đều làm cho con người rất khổ, cho nên
một lời an ủi, một câu vỗ về làm cho người khác an tâm, không sợ
hãi, đó là Vô úy thí. Bồ Tát Quán Thế Âm thường ban cho chúng
sanh sự không sợ hãi, cho nên mỗi khi gặp sự sợ hãi, người ta
hay cầu đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cho tâm mình được an lành.
Trong Tâm Kinh có câu "... Bởi vậy chư vị Bồ Tát nương theo pháp
Bát Nhã Ba La Mật, nên tâm không bị chướng ngại, vì tâm không
chướng ngại, nên không sợ hãi, xa lìa những vọng tưởng xáo trộn
đến chỗ rốt ráo Niết Bàn..." . Kinh A Di Đà cũng dạy rằng, một
người chuyên tâm niệm Phật, lúc sắp chết, tâm không điên đảo,
liền được sanh về cõi Cực lạc. Cho nên giúp cho người khác được
an tâm, không sợ hãi một điều gì đó là một việc khá quan trọng.
-
2) Trì giới
: Giữ giới là điều rất quan trọng. Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết
Bàn, ngài A Nan hỏi nhiều điều quan trọng, đức Phật đã dạy phải
tôn trọng giới luật như là thầy vậy. Nội dung trì giới gồm có :
-
a) Giữ giới
: Giới là căn bản chân chánh của sự giải thoát, nơi phát sanh
mọi điều thiện, công đức và sự an ổn cho thân tâm. Nhờ giữ giới
mà có thiền định, nhờ thiền có trí tuệ phát sinh. Phật chế ra 5
giới cho hàng cư sĩ tại gia, 6 giới nặng và 28 giới nhẹ cho các
vị Bồ Tát tại gia, 10 giới cho Sa Di và Sa Di Ni, 250 giới cho
Tỳ kheo ( Cụ túc giới ), 348 giới cho Tỳ kheo ni, còn Bồ Tát
giới xuất gia có 10 giới nặng và 48 giới nhẹ.
-
b) Giữ mình
chỉ làm điều thiện : Luôn luôn giữ thân, khẩu, ý là làm, nói,
suy nghĩ những điều thiện mà thôi. Kinh sách đã dạy :
-
Đừng làm điều ác
-
Các điều thiện nguyện
làm
-
Tự thanh tịnh ý mình
-
Đó là chư Phật dạy.
-
c) Hóa độ
cứu khổ chúng sanh : Đạo Phật người ta còn gọi là đạo Từ Bi tức
là đem vui tới để cứu khổ cho chúng sanh. Cứu khổ cho người tức
là chúng ta đã gieo nhân lành, ra ơn giúp người không cầu người
báo đáp lại, tuy nhiên làm việc thiện thì luôn luôn có phước báo
ở mai sau.
-
3) Nhẫn
nhục : Có người giải thích rằng nhẫn tức là chịu đựng, nhục tức
là phải chịu nhục nhã, giải thích như vậy cũng có phần đúng,
nhẫn nhục có bốn phần.
-
a) Nhẫn
trong thuận cảnh : Gặp những khi người ta khen mình, đừng lấy đó
tự tôn, cho rằng mình hay, mình giỏi hơn mọi người, để rồi kiêu
căng và tự đắc. Đọc, thuộc, một vài quyển kinh, chưa chắc mình
đã hiểu hết ý nghĩa trong kinh đó, hiểu chưa chắc mình đã làm
theo lời Phật dạy, làm chưa chắc mình đã chứng đắc.
-
Bạch Cư Dị
là một đại thi hào Trung Hoa đời Đường, ông ta tìm Thiền sư Ô
Sào hỏi :
-
- Xin cho
biết đại ý Phật Pháp.
-
Thiền sư
bảo :
-
- Đây là một câu rất
dễ, hãy nghe ta nói đây :
-
- Chư ác mạc tác
-
Chúng thiện phụng
hành
-
Tự tịnh kỳ ý
-
Thị chư Phật giáo.
-
(Nghĩa đã ghi ở trên
)
-
Bạch Cư Dị
nghe xong liền nói :
-
- Những lời
Sư vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được !
-
Thiền sư Ô
Sào bảo :
-
- Con nít
lên ba cũng nói được, nhưng ông già 80 chưa chắc đã làm xong,
ngài nghĩ có phải vậy không ? !
-
b) Nhẫn
trong nghịch cảnh : Vì tu là phải hiền lành, cho nên dù có gặp
những cảnh người ta chửi, mắng cũng phải làm thinh, nín chịu.
Hãy xem như một kiếp nào đó mình đã gây nhân không thiện nên bây
giờ gặp quả xấu, vui vẻ nhận lấy, không bực tức, thù hằn. Trái
lại còn cám ơn hoàn cảnh đã tạo ra dịp thử thách để cho mình lập
hạnh nhẫn nhục.
-
c) Nhẫn ở
trong: Dù cho bên ngoài xã hội có đưa đến cho ta những sự trắc
trở, phiền muộn, tâm ta phải giữ cho được thanh tịnh luôn luôn.
-
d) Nhẫn ở
ngoài : Những hoàn cảnh xãy đến như đói rách, cơ cực, nghèo hèn,
bệnh hoạn vẫn giữ được bình thường, tinh tấn trong tu học.
-
4) Tinh tấn
: Người tu phải luôn luôn tiến tới trên bước đường tu học, nó
gồm có bốn phần :
-
a) Các điều
ác chưa sanh : Các điều ác trong hành động, lời nói, ý nghĩ chưa
sanh, giữ gìn không cho nó sanh ra.
-
b) Các điều
ác đã sanh : Chúng ta phải diệt trừ các điều ác, làm ác tức là
có tội, trong bài sám có ghi :
-
Tội từ TÂM khởi, đem
tâm sám,
-
Tâm được tịnh rồi,
tội liền tiêu.
-
Tội tiêu, Tâm tịnh
thảy đều không,
-
Thế mới thật là chơn
sám hối.
-
c) Các điều
thiện chưa sanh : Như chúng ta chưa thương người, chưa cứu giúp
người, hãy tập thương người, cứu giúp, bố thí cho người. Đó là
ta làm cho các điều thiện nảy sanh.
-
d) Các điều
thiện đã sanh : Những việc thiện mà chúng ta đã làm, hãy làm
nhiều hơn nữa, hôm nay ta bố thí ít, ngày mai bố thí, cúng dường
nhiều hơn. Các điều thiện đã làm, chúng ta làm cho nó lớn hơn
ra.
-
5) Thiền
định : Thiền định là pháp môn làm cho tâm ta thanh tịnh, tâm có
thanh tịnh thì trí huệ sanh. Trong thiền có Ngũ đình tâm quán,
để đối trị với chứng bất trị của tâm chúng ta.
-
a) Quán hơi
thở : Sơ cơ tu theo ngồi thiền, người ta hay tập Quán hơi thở,
tức là theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra để cho tâm mình được tập
trung vào hơi thở, không nghĩ bông lung những chuyện nọ, chuyện
kia, trị tâm tán loạn.
-
b) Quán
hạnh Từ bi : Xem chúng sanh đều có Phật tính, bình đẳng do đó
không thù ghét mà phải thương yêu, phép nầy để đối trị lòng sân
hận.
-
c) Quán sự
không thanh tịnh : Xem xét thân thể người ta chỉ là xương, là
thịt, là máu mủ tanh hôi, chết rồi người ta còn ghê tởm, để
không tham đắm vào sắc dục.
-
d) Quán về
pháp Nhân duyên : Xem xét vạn pháp đều giả hợp, do nhân duyên mà
có, khi nhân duyên hết sẽ tan rã, không trường tồn để đối trị
lòng tham mê vật chất như nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn.
-
e) Quán
theo Niệm Phật : Quán công đức, tướng hảo của chư Phật, nhờ đó
trị được phiền não.
-
Cũng là Ngũ
đình tâm quán, thay vì Quán theo niệm Phật là Quán về 18 giới,
đều không có " ngã, pháp ", để đối trị Ngã chấp.
-
6) Trí tuệ : Chỉ cho
sự hiểu biết sáng suốt, dùng chánh trí để nhận hiểu, phân biệt
sự chân thật của muôn vật, không nhận giả làm chơn, không nhận
hư làm thật, không chấp chặt thành kiến sai lầm của mình, không
theo cổ tục di truyền vô nghĩa, không mê theo những tà thuyết,
mê tín dị đoan.
-
Thường tìm
hiểu sự thật và hành theo đúng với sự thật. Các món trí huệ gồm
có :
-
a) Có trí
huệ do xét nghe chánh lý. ( Văn )
-
b) Có trí
huệ do suy nghiệm chánh lý. ( Tư )
-
c) Có trí
huệ do thực hành chánh lý. ( Tu )
-
Nhờ có trí
huệ phát chiếu thì vô minh được phá tan, phiền não sẽ tiêu trừ,
thấy rõ được sự thật vạn vật chỉ giả có, vô thường, như hư ảo mà
thôi, nhờ trí tuệ sẽ phá chấp những sai lầm gây khổ đau, gây ác
nghiệp phải chịu luân hồi trong sáu nẽo, từ đó chúng ta tu hành
để sớm giải thoát.
-
III.- Kết Luận :
-
Khi đã nhận
thức được đạo Phật là con đường giải thoát khỏi sanh tử, luân
hồi, người Phật tử chúng ta phải thực hành Sáu độ, pháp môn nầy
chẳng những tu sửa nghiêm trang thân tâm ta mà còn giúp ích cho
mọi người, công hạnh rất lớn lao, hành Bồ Tát đạo, nhất thiết
phải theo Sáu độ.
-
Louisville, Kentucky 11/96
- --o0o--
|
|