|
- Thư Viện Chùa Dược Sư
- PHẬT HỌC CƠ BẢN
- Nhập
Thất
- Phúc
Trung
-
--o0o--
-
-
I - Dẫn :
Nhập thất là một phương pháp rốt ráo nhất, để cho chúng ta tu
tập theo ngồi thiền, niệm Phật, hay trì chú... Nhiều người tu
tập theo pháp môn này hay pháp môn khác chưa có hiệu quả, ấy là
vì sự tu tập còn dãi đãi, chưa được tích cực, xưa nay nhiều vị
chân tu vẫn thường áp dụng phương pháp nhập thất này.
-
II - Phương pháp Nhập
thất : Ở
Việt-Nam, người ta cất một cái cốc (một căn nhà nhỏ), trong căn
nhà này chỉ có giường nằm, một cái bỉnh đựng nước uống, chén đĩa
dùng để ăn và uống, một cái chăn để đắp và một cái mùng để tránh
muỗi, mọi thứ đều phải giản tiện tối đa. Trước khi nhập thất,
người ta phải chuẩn bị thức ăn, nếu không có người giúp đỡ,
người ta chỉ ăn cơm khô (cơm phơi khô), nếu có người gíup đỡ,
nhờ người đem thức ăn đến cho ta hàng ngày. Ở Mỹ, chúng ta có
thể dọn một căn phòng để dùng vào việc kiết thất, phòng này
không nên để gì cả, tiện nghi luôn luôn tối thiểu, ngăn cách
được với đời sống hàng ngày bên ngoài.
-
Trước khi nhập thất,
chúng ta phải trai giới thân tâm, bảy ngày trước. Phải làm phép
kiết giới, có nghĩa là chia giới hạn thiện ác, mê ngộ. Có nhiều
cách kiết giới, nhưng cách giản dị nhất là phép kiết giới trong
Chuẩn Đề, làm như sau: Thiết một hương án (đặt một cái bàn có
bát nhang, hoa quả, nước cúng, nến), lấy một cái chén mới, đựng
nước (thường dùng nước mưa hứng ngoài trời hay múc giữa sông, để
được tinh khiết), bỏ vào chén nước vài thứ hoa thơm, để cái
chén ấy trước mặt chỗ ngồi của mình trước hương án, lên nhang
đèn rồi ngồi kiết gìa, hai tay kiết ấn Chuẩn Đề, để ngang ngực,
chuyên chú một lòng ngó chén nước ấy, niệm chú Chuẩn Đề 21 biến,
rồi đem chén nước ấy rãi mười phương: đông, tây, nam, băc, đông
nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, trên, dưới, để cho chỗ kiết
thất được thanh tịnh.
-
Theo cách ngồi kiết
già, chân trái gác trên vế chân mặt, chân mặt gác lên vế chân
trái. Cách kiết ấn Chuẩn Đề như sau: lấy tám ngón tay xỏ xéo
vào lòng bàn tay, rồi nắm lại, dựng hai ngón giữa lên cho giáp
với nhau, lấy hai ngón tay cái mà bấm vào lóng giữa hai ngón tay
vô danh. Chú Chuẩn Đề: Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề, cu
chi nẫm đát điệt tha. Án chiếc lệ chủ lệ Chuẩn Đề ,ta bà ha.
-
Từ khi kiết giới, đối
với người tu theo pháp môn niệm Phật, tập tưởng niệm Đức Phật A
Di Đà, đến ngày nhập thất, cầu nguyện Ngài giáng xuống chứng đạo
tràng, rồi lạy 100 lạy hay 50 lạy, qùy trước hương án, phát
nguyện đem hết tâm chí thành niệm Phật trong 7 ngày, không để
khởi một tư tưởng nào của thế gian.
-
Sau đó thì luôn luôn
niệm Phật khi đi, đứng , nằm, ngồi, ban ngày không ngủ, ban đêm
chỉ ngủ chừng 2 giờ mà thôi. Khi niệm Phật, tiếng niệm không
huởn mà cũng không gấp, tâm niệm không được lảng, cũng không
được mê, làm thế nào cho tâm niệm luôn luôn được rõ ràng, minh
bạch.
-
Đối với người tu
thiền, phát nguyện mười phương chư Phật, lịch đại tổ sư thiền,
trong 7 ngày nhập thất, giữ tâm thanh tịnh, không để tâm buông
lung tưỡng nghĩ đến việc trần thế. Sau mỗi khi ngồi thiền xong,
xả thiền thì thiền hành chừng nửa giờ, lại ngồi thiền trở lại.
-
Có một pháp môn, phát
xuất từ Saigon-Gia Định từ mấy chục năm nay, người theo pháp môn
này mỗi lần nhập thất là không ăn, chỉ uống nước chanh đường,
muốn nhập thất phải có thầy truyền cho. Trong bài thiền chúng
tôi có nói đến trường hợp của anh Ân, theo pháp môn này, khác
với kiết thất, vì kiết thất vẫn ăn uống, nhưng nếu có thể chỉ
nên ăn ngọ mà thôi, hoặc nếu cần thì cũng chỉ nên ăn vào buổi
sáng và ăn ngọ.
-
Đã nhập thất tức là
cắt đứt mọi liên lạc với xã-hội, gia-đình để chuyên tâm tu tập
ngồi thiền, trì chú hay niệm Phật nhất tâm bất loạn. Nhiều
người có kinh nghiệm, ngoài việc chuyên chú tu tập đó, chúng ta
phải có nguyện lực vững chắc, bởi vì kiếp này, nhiều năm nọ
tháng kia, chúng ta đã sống trong xã hội, nay ta tách rời nó,
nhiều chướng ngại ta sẽ gặp phải, sẽ có nhiều trường hợp nó thúc
bách ta phải xả thất, không thể tiếp tục, đó là những ma chướng
ngại mà chúng ta cần phải vượt qua, đề phòng những trường hợp
này, chúng ta phải giải quyết mọi chuyện cho xong trước khi nhập
thất, để nó khỏi lôi kéo, réo gọi chúng ta.
-
Chúng ta nhớ rằng ở
Việt Nam, nhiều khi chúng ta đi thập tự (viếng mười cảnh chùa),
hoặc khi chúng ta đi viếng một ngôi chùa nào đó, chư tăng, ni
hay người trong chùa cho biết vị trụ trì đã nhập thất rồi, đương
nhiên là vị ấy chẳng bao giờ ra khỏi thất cho chúng ta gặp.
-
Chúng tôi có quen
biết một đạo hữu ở số 12 đường Nguyễn thiện Thuật Saigon, nhà
đạo hữu này có dành riẻng một tầng lầu để cho anh ta hoặc vợ hay
bạn đạo nhập thất, có khi ba ngày, có khi bảy ngày. Riêng chị
ấy đã có lần đến chùa của Thượng Tọa Thông Lạc để nhập cốc trong
ba tháng mười ngày (100 ngày), cả vợ lẫn chồng đồng tu, rất
thuận duyên và tinh tấn.
-
III - Kết luận :
Thọ Bát Quán Trai đã là tích cực rồi, nhưng mà nhập thất là một
phương pháp rốt ráo nhất, chư tăang, ni ngoài an cư kiết hạ ra,
những vị này cũng dùng phương pháp kiết thất, để cho việc tu học
của họ được trang nghiêm, thanh tịnh, chóng đạt được chứng đắc
pháp môn của họ tu, cho nên hàng cư sĩ tại gia chúng ta có điều
kiện nên kiết thất, tùy hoàn cảnh không nhất thiết phải 7 ngày
đêm, có thể 1 ngày, 2 ngày lần lần tiến lên đến 7 ngày, công
hạnh thành tựu nhanh hơn hết.
- --o0o--
|
|