Thư Viện Chùa Dược Sư
PHẬT HỌC CƠ BẢN
NỤ CƯỜI THIỀN
Tuệ Viên
(sư tầm & phỏng dịch)
--o0o--
 
Lời giới thiệu : Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói đùa trào phúng. Người Tây Phương, nhất là người Mỹ hay có tính hài hước ưa dùng những chữ ý nghĩa bóng bảy để bông đùa vô hại (joke). Sau đây, ta hãy xem những lời lẽ bông đùa của những Phật Tử Tây Phương viết về Thiền. Nếu bạn đọc nào cảm thấy đây là những điều xúc phạm thì vui lòng bỏ qua cho, vì Đạo cũng có những nguồn vui ý nhị riêng của nó.
Nụ cười viết bởi các Phật Tử Tây Phương:
* Cỗ Xe
Bất kể bạn đi xe lớn hay xe nhỏ (1), nếu bạn đậu lại không đúng cách, bạn sẽ bị câu xe đi và phạt vi cảnh.
(1) Góp ý : Trong danh từ nhà Phật xe lớn là Đại Thừa, xe nhỏ là Tiểu Thừa. Đại ý đây còn có nghĩa là dù ta tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa, nếu ta tu không đúng cách, thì sẽ nặng nghiệp.
(viết bởi Ana Dey 24-7-1994)
* Tu Đạo Giống Như Xây Nhà
Bạn phải bắc giàn để xây cất nhà. Khi xây cất nhà xong bạn có còn giữ lại những giàn đó không/span
(2) Góp ý : Đây là lời ví kiểu mới hợp với đời sống hiện đại . Lời ví này này giống như lời ví dùng bè vượt qua sông, khi sang đến bờ bên kia , "đáo bỉ ngạn", thì ta có còn mang theo cái bè không?
(viết bởi Luke C Bairan 13-5-1994)
* Cái Ngã
Cái "ngã" (3) giống như những ổ gà làm bạn chậm tiến trên con đuờng tới Niết Bàn.
(3) Góp ý: Đúng! Cái "ta" đúng là những chướng ngại lớn nhất đã cản trở con đuờng tu của chúng ta để đạt tới chốn Niết Bàn thanh tịnh.
(do Slug13@aol.com góp nhặt)
* Công Án Thiền
Các công án Thiền vẫn giữ ý nghĩa như vậy mỗi ngày không?
(viết Anthony Smith 26-7-1995)
* Ăn Chay
Người Á Đông ăn chay thường dùng những rau, đậu, nhưng đa số lại thích nấu món ăn cho có mùi vị giống như những món thịt heo, thịt gà , thịt vịt và gọi tên nó là heo chay, gà chay, vịt chay.
Góp ý : Quả có đúng như vậy, chúng ta lấy tên các món thịt để gọi món chay. Ăn chay mà vẫn còn vọng tưởng tới các món mặn thì có còn là ăn chay không?
(do Allan Adasiak góp nhặt)
* Niết Bàn
Một người hỏi : Niết Bàn là gì? Vị thiền sư trả lời : Là chẳng có gì xảy ra kế tiếp đó.
* Nơi An Lành
Người đệ tử : Xin Thầy chỉ cho con nơi an lành tịch mịch.
Thiền Sư : Nếu ta chỉ cho ngươi nơi đó, thì chốn đó không còn an lành tịch mịch nữa.
(viết bởi Neil Wood)
* Lòng Từ Bi
Tôi ăn chay trường đã được 5 năm. Ngày nọ tôi được gọi đến nhà mẹ tôi để dự tiệc Lễ Tạ Ơn. Mẹ tôi mang ra món gà tây, mà Bà đã nấu rất công phu. Tôi từ chối ăn thịt gà làm mẹ tôi nổi giận la hét om sòm vì bà cất công sửa soạn cả hai ngày nay cho món đặc biệt đó. Cuối cùng, tôi cũng mủi lòng và mở rộng lòng từ bi : Tôi đã ăn gà tây!!!
(viết bởi Sue Franklin)
* Lòng Rộng Lượng
Mỗi buổi sáng, tôi tập làm một việc bác ái là tôi tự cho tôi một tờ 5 dollars, tiêu biểu cho hành động rộng lượng, từ bi giúp đỡ kẻ khác. Tôi cũng đã nhận tờ giấy 5 dollars trong tinh thần "không có cái cho và cái nhận". Rồi tôi tự tát má nhẹ một cái. Thế là thân tâm hớn hở thanh thản cả ngày!
Nhưng sáng nào trong ví không có tờ 5 dollars thì tôi tát má tôi một cái thiệt mạnh!!
(viết bởi Rob Young ngày 10-7-1995)
* Thiền Sư Giỏi Nổi Tiếng Nhất
- Xin Anh vui lòng cho tôi biết tên vị Thiền sư giỏi nổi tiếng nhất?
- Sắc Không.
Góp ý : Đúng vị Thiền Sư giỏi nhất chính là "Sắc Sắc, Không Không". Tiếng Anh có thể gọi là Master M.T.Ness.
* Sách Thiền
Người nọ bước vào tiệm sách kia, tiến tới gian sách New Age, anh ta không tìm thấy quyển sách nào nói về Thiền. Anh ta liền hỏi cô bán hàng : Thưa Cô, tại sao nơi đây không có sách Thiền. Cô bán hàng trả lời : có lẽ tiệm sách này tuân theo tôn chỉ của Thiền là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền " !
Góp ý : Thiền là vô văn tự, sao còn có sách !
* Thăm Thiền Viện
Thầy Buddhadasa Bhikkhu (ở Thái Lan) càng ngày càng nổi tiếng, hàng đoàn xe bus tấp nập chở Phật Tử tới viếng thăm Thiền Viện. Than phiền về hành động của một số Phật Tử tới thăm Thiền Viện như thăm những công viên giải trí , Thầy nói : "Đôi khi, tôi có cảm tưởng nhiều người ngừng lại nơi đây vì họ cần dùng những tiện nghi công cộng giải quyết nhu cầu." (ý nói là nhà vệ sinh).
* Công Án Thiền 
Ngày xưa tại Hội Linh Sơn, đông đủ tứ chúng hội họp, để nghe Đức Phật thuyết giảng. Bỗng nhiên , đức Phật đưa ra một nhánh hoa, rồi Ngài quan sát phản ứng các đệ tử. Duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp tủm tỉm cuời . Rồi Đức Phật truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp và Ngài Ca Diếp trở nên tổ sư ngành Thiền.
Nếu ngày đó, Đức Phật đưa cái bình bát lên, thì đệ tử nào sẽ cười và ngộ?
Sau đây là một vài câu chuyện vui dùng chữ Việt :
* Dùng Chữ
Thiền sinh nọ nói : Tôi thích "vô" hơn là "không"
Góp ý : Trong danh từ Phật học, Vô là chữ nho, Không là chữ nôm na, cùng một nghĩa cả. Câu này đại ý muốn nói đến ý : tôi thích dùng chữ "vô" hơn là chữ "không". Ở đây còn lối dùng chữ mang hai nghĩa vui đùa vì chữ vô trong tiếng Việt là có nghĩa là đi vào nữa. Thành ra câu nói trên còn có nghĩa nữa là tôi thích đi vào hơn là không đi vào.
* Ngộ
Một Phật Tử gốc Hoa nói :
"Ngộ" cũng thấy " ngộ"⠫hi "ngộ" được lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.
Góp ý : Chữ Ngộ có nhiều nghĩa . Ông này là người Hoa , nên chữ Ngộ thứ nhất người Hoa (Quảng Đông) dùng chữ là tôi. Chữ Ngộ thứ hai , có nghĩa là vui vui, ngộ nghĩnh, chữ thường dùng trong Nam. Chữ Ngộ thứ ba có nghĩa là giác ngộ, tìm kiếm ra chân lý. Vậy ý nghĩa câu trên có ý : Tôi cảm thấy sung sướng khi tìm ra chân lý của lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.
* Nát Bàn
Ông nọ hay uống ruợu, cầm chai rượu đưa lên miệng tu ừng ực, rồi sau đó nát rượu nói lảm nhảm, về việc tu hành trong đạo Phật. Người bạn thấy thế nói :
- Anh à, anh mà tu gì! tu kiểu của anh thì chỉ có lên cõi "Nát" bàn mà thôi!
Góp ý: Tu có nghĩa là tu tâm sửa tính như trong đạo Phật, nhưng còn có nghĩa người ta không dùng ly mà mang nguyên chai lên miệng mà uống. Uống rượu say xưa nói lảm nhảm thì gọi là nát rượu. Ngày xưa , ngoài Bắc các cụ dịch chữ Nirvana, phiên âm từ chữ Hán sang chữ Việt là Nát Bàn , sau này người ta mới thống nhất phiên dịch là Niết Bàn.
Công án thời đại mới
* Tu Thiền
Bà thương gia giàu có nọ thường giao thiệp chơi hụi. Khi về già Bà chăm nghe băng giảng và có ý muốn tu Thiền. Một hôm Bà hỏi vị Thiền Sư :
- Thưa Thầy, con phải tu thiền như thế nào?
Vị Thiền Sư trả lời :
- Bà phải chăm lo nghe băng giảng, tụng kinh và áp dụng nó vào việc tu thân, sửa mình, thức tỉnh trong cuộc sống, còn như bà "tu thiền mà hát nhầm chỗ" thì không bao giờ đạt được kết quả.
- Thưa Thầy, Thầy nói sao, tu thiền mà lại hát ?
- Bà cứ về nghĩ kỹ mà xem !
Bà nọ ra về với đầy thắc mắc về câu nói của Thiền Sư.
Góp ý : Thiền Sư bảo bà thương gia nọ " tu thiền mà hát nhầm chỗ " nghĩa là chữ "h" của chữ "Thiền" viết nhầm chỗ sang chữ "Tu", thì thành ra "Thu Tiền". Thiền Sư ý nói bà chỉ lo "thu tiền" hụi thì làm sao tu được!
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cứ tập gạt bỏ mọi ý nghĩ về "Thiền Không Hát" (tiền), mà phải chú tâm thực thụ vào "Thiền có hát" (Thiền) thì chúng ta mới sống tỉnh thức, thấy được một phần Chân Tâm.
Source: Lotusnet Homepage
--o0o--