MÔI TRƯỜNG TINH KHIẾT LÀ NHÂN QUYỀN
His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển
chuyển ngữ
---o0o---
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí
hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng
có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự
sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi
Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm
đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh
đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
Đáng buồn thay, sau một vài thập niên, đời sống
hoang dã ở Tây Tạng đã hầu như bị phá hủy hoàn toàn, trong
nhiều nơi, sự tổn hại không thể đền bù lại được đối với
những khu rừng của nó. Ảnh hưởng toàn bộ trên môi trường
thanh nhã của Tây Tạng đang bị tàn phá – đặc biệt vì một đất
nước ở cao độ và khô cằn có nghĩa là tiến trình phục hồi
thảm thực vật sẽ đòi hỏi lâu dài hơn những vùng thấp hơn và
ẩm ướt hơn. Vì lý do này, những gì ít ỏi còn lại phải được
bảo vệ và những cố gắng làm để thay thế những điều trái đạo
lý và tàn phá bừa bãi môi trường Tây Tạng của quân xâm lược.
Để làm thế, trước tiên nhất sẽ là tạm dừng lại
việc sản xuất vũ khí nguyên tử và, còn quan trọng hơn nữa,
là ngăn ngừa việc đổ tháo những chất thải nguyên tử. Một
cách hiển nhiên, Trung Cộng không chỉ dự định bố trí phần
riêng của họ mà còn nhập khẩu chất thải của những quốc gia
khác, để trao đổi ngoại tệ giá trị cao. Nguy hiểm này hiện
diện rõ ràng. Không chỉ những thế hệ hiện sinh sống, mà
cũng đe dọa những thế hệ tương lai. Hơn thế nữa, những vấn
đề vẫn thường được thấy này sẽ là nguyên nhân địa phương có
thể dễ dàng biến thành một thảm họa cho sự cân đối toàn cầu.
Đưa chất thải vào Trung Quốc là điều có thể tiến vào những
khu vực rộng lớn, những vùng dân cư thưa thớt nhưng chỉ có
kỷ thuật thô sơ, sẽ giống như chứng tỏ chỉ có một giải pháp
ngắn hạn cho vấn đề.
Nếu chúng tôi thực sự bỏ phiếu trong một cuộc
bầu cử, chúng tôi sẽ ủng hộ cho những ai thuộc về những đảng
phái môi trường. Một trong những phát triển tích cực nhất
trên thế giới gần đây đấy là sự tăng trưởng tỉnh thức về sự
quan trọng của thiên nhiên. Không có sự thánh thiện hay
thiêng liêng về điều này. Chăm sóc hành tinh của chúng ta
giống như săn sóc ngôi nhà của chúng ta. Vì những con người
chúng ta đến từ thiên nhiên, cho nên không có lý do nào
trong sự phát triển của chúng ta chống lại thiên nhiên, điều
này là tại sao chúng tôi nói rằng môi trường không phải là
vấn đề của tôn giáo hay đạo đức hay luân lý. Đây là những
xa xí phẩm, vì chúng ta có thể tồn tại mà không cần đến
chúng. Nhưng chúng ta không thể sống còn nếu chúng ta tiếp
tục việc đi ngược lại thiên nhiên.
Chúng ta phải chấp nhận điều này. Nếu chúng ta
làm mất cân bằng thiên nhiên, nhân loại sẽ khổ đau. Hơn thế
nữa, như những con người hiện sống hôm nay, chúng ta phải
quan tâm đến những thế hệ tương lai: một môi trường tinh
khiết là một quyền con người như bất cứ thứ nào khác. Do
vậy, nó là một phần trách nhiệm của chúng ta đối với những
người khác để bảo đảm rằng thế giới mà chúng ta đi tiếp qua
là lành mạnh, nếu không phải là lành mạnh hơn khi chúng ta
mới nhìn ra nó. Điều này không phải là một đề xuất quá khó
khăn như chúng ta nghĩ. Vì mặc dù có một giới hạn đến những
gì mà chúng ta như những cá nhân có thể làm, không có giới
hạn đến những gì mà một sự đáp ứng toàn cầu có thể đạt được.
Nó tùy thuộc vào chúng ta như những cá nhân để làm những gì
chúng ta có thể, tuy thế điều đó có thể nhỏ bé. Chỉ bởi vì
vặn tắt một ngọn đèn khi rời phòng dường như vụn vặt tầm
thường, nhưng nó không có nghĩa là chúng không nên làm như
thế.
Điều này là chỗ mà, như một tu sĩ Phật Giáo,
chúng tôi cảm thấy rằng tin tưởng vào khái niệm nghiệp báo
là rất hữu ích trong việc hướng dẫn đời sống hằng ngày. Một
khi chúng ta tin tưởng vào liên hệ giữa động cơ và tác động
ảnh hưởng của nó, chúng ta sẽ trở nên cảnh giác hơn đến
những kết quả, điều mà những chính những hành động của chúng
ta có trên chúng ta và những người khác.
Vì thế, mặc dù thảm kịch tiếp diễn ở Tây Tạng,
chúng tôi tìm thấy nhiều sự tốt lành trên thế giới. Chúng
tôi đặc biệt được cỗ vũ rằng sự tin tưởng vào việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng tự chấm dứt dường như đang mở ra
đường hướng để đánh giá đúng đắn rằng chúng ta những con
người phải bảo tồn tài nguyên trái đất. Điều này rất cần
thiết. Nhân loại có ý nghĩa như những trẻ con của trái đất.
Và trái lại cho đến bây giờ Bà Mẹ chung của chúng ta đã bao
dung thái độ những đứa con của Bà ta, hiện thời Bà đang biểu
lộ với chúng ta rằng Bà đã đến mức giới hạn của sự bao dung.
Đấy là lời cầu nguyện của chúng tôi rằng một
ngày nào đấy chúng tôi sẽ có thể đem thông điệp quan tâm vì
môi trường và vì những người khác đến với nhân dân Trung
Quốc. Vì Phật Giáo thì chẳng có xa lạ vì với người Trung
Hoa, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi có thể phụng sự họ
trong một đường lối thực tiễn. Đức Ban Thiền Lạt Ma đời
trước đã một lần hướng dẫn một buổi lễ khai tâm Kalachakra ở
Bắc Kinh. Nếu chúng tôi có thể làm giống như thế, điều ấy
sẽ chưa từng có bao giờ trước đây. Vì như một tu sĩ Phật
Giáo, sự quan tâm của chúng tôi mở rộng đến tất cả những
thành viên của gia đình nhân loại, và quả thật, đến tất cả
những chúng sinh khổ đau.
Chúng tôi tin rằng điều đau khổ này là do si ám
vô minh, và rằng người ta gây ra khổ đau cho những người
khác nhầm mưu cầu hạnh phúc hay toại nguyện của chính họ.
Tuy thế, hạnh phúc an lạc chân thật đến từ cảm giác an bình
và mãn nguyện nội tại, điều trong chiều hướng phải được đạt
đến qua sự phát triển vị tha, yêu thương, từ bi, và sự loại
trừ sân hận, vị kỷ, và tham lam.
Đối với một số người điều này có thể dường như
khờ dại, nhưng chúng tôi muốn nhắc với họ rằng, chẳng kể là
chúng ta đến từ nơi nào của thế giới, một cách căn bản tất
cả chúng ta cùng là những con người giống nhau. Tất cả chúng
ta cùng tìm kiếm an lạc hạnh phúc và cố gắng xa lánh khổ đau.
Chúng ta có cùng căn bản những sự cấn thiết và quan tâm.
Hơn thế nữa tất cả những con người chúng ta muốn tự do và
quyền quyết định số phận của chính chúng ta như những cá thể.
Đấy là tính thiên nhiên của con người. Những thay đổi lớn
lao diễn ra mọi nơi trên thế giớ, từ Đông Âu đến Phi Châu,
là một sự biểu lộ rõ răng cho điều này.
Cùng lúc, những vấn đề chúng ta đối diện hôm nay
– những xung đột bạo động, tàn phá thiên nhiên, nghèo túng,
đói khổ, v.v…- là những vấn đề chính được tạo nên bởi loài
người. chúng có thể giải quyết – những chỉ qua tác động ảnh
hưởng của con người, thấu hiểu và phát triển một cảm giác
tình anh em và chị em. Để làm điều này, chúng ta phải trau
dồi một trách nhiệm toàn cầu cho mỗi người và cho hành tinh
mà chúng ta chia sẻ, đặt cơ sở trên một trái tim tốt, một
lòng hảo tâm và một sự tỉnh thức.
Bây giờ, mặc dù chúng tôi đã tìm thấy ở Phật
Giáo của chúng tôi sự hổ trợ phát sinh tình yêu thương và từ
bi, chúng tôi đoan chắc rằng những phẩm chất này có thể được
cải thiện bởi bất cứ người nào, có hay không có tôn giáo.
Chúng tôi tin tưởng xa hơn rằng tất cả mọi tôn giáo mưu cầu
cùng những mục tiêu: đấy là trau dồi lòng hào hiệp và đem
đến hạnh phúc an lạc cho toàn thể nhân loại. Mặc dù những
phương tiện hay biện pháp có thể biểu hiện khác nhau, nhưng
cuối cùng tất cả đều giống nhau.
Với sự tác động lớn mạnh chưa từng có của khoa
học đến đời sống của chúng ta, tôn giáo và tâm linh đóng một
vai trò to lớn hơn trong việc nhắc nhở chúng ta về nhân tính
của chúng ta. Không có sự mâu thuẫn giữa hai bên. Mỗi thứ
cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc giá trị đến thứ khác. Cả
khoa học và những lời giáo huấn của Đức Phật nói với chúng
ta về căn bản nhất trí của tất cả mọi thứ.
Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với những độc
giả của chúng tôi một lời nguyện cầu ngắn, điều đã cho tôi
một cảm hứng và quyết tâm lớn lao:
Cho đến khi nào không gian còn tồn tại
Và cho đến khi nào chúng sinh vẫn hiện hữu
Nguyện cho chúng tôi cũng hiện diện đến lúc ấy
Để xua tan khổ đau của thế giới.
Adapted from the chapter Universal
Responsibility and the Good
Heart in Freedom in Exile: The autobiography of His
Holiness The Dalai Lama of Tibet, Hodder and Stoughton. UK
1990. (p 280-299).
Tuệ Uyển chuyển ngữ
05-01-2009
01-06-2008 07:12:55