CHẾT - TRUNG ẤM THÂN - TÁI SINH
His Holiness the Dalai Lama
Tuệ Uyển Việt dịch
---o0o---
1- CHẾT
Qua những khổ đau của khát vọng, thù ghét và u
mê, nghiệp ô nhiễm được hình thành, nó sản sinh những năng
lực mạnh mẽ trong tâm trong hình thức của những khuynh hướng.
Khi một đời sống chấm dứt, một người có những khuynh hướng
như thế nào sẽ được sinh lại trong vòng luân hồi với một tâm
linh và thân thể qua những khuynh hướng nguyên nhân này.
Một số người chết trong lúc hoàn toàn kiệt lực
trong sự thúc đẩy của hành động nào đó, điều mà trong đơi
sống khác,nó sẽ dựa trên nền tảng của điều này. Những người
khác chết mà chưa hết thời gian thọ mạng của họ, trong tình
trạng chưa đầy đủ những nhân tố của đời sống, như là thiếu
thốn hay những sự cần thiết. Đấy gọi là chết yểu, hay chết
trong sự tiêu phá công nghiệp, bởi sự thúc đẩy của những
hành động thực hiện trong đới sống hiện tại này, nhưng những
trường hợp phù hợp ngoại tại đạt được qua những hành động
đạo hạnh trong đời trước đã không hiển lộ.
Một người chết với một tâm đạo đức, không đạo
đức hay trung tính. Trong trường hợp đầu tiên, cái chết của
một người có thể đem đến trong tâm một đối tượng đạo đức-
như Tam bảo (Phật, lời Phật dạy, và cộng đồng tâm linh) hay
đạo sư của người ấy, vì thế sinh ra một tâm tin thành. Người
ấy có thể phát triển vô lượng tĩnh lặng yên bình, trở nên tự
tại với khát dục và thù hận trước bất cứ chúng sinh nào, hay
thiền định trên tính không hay phát triển từ bi. Điều này có
thể được hoàn thành hoặc là xuyên qua sự nhớ lại những hành
động như thế hay qua sự cảnh tỉnh của người khác. Nếu những
thái độ như thế được phát triển tại thới điểm của lâm chung,
một người chết với một tâm đạo đức, điều ấy sẽ được tăng
cường trong kiếp tiếp theo. Thật là tốt lành để chết trong
cách này.
Tuy vậy, thỉnh thoảng, nó xãy ra những thứ khác,
ngay cả mặc dù không chủ tâm tìm kiếm sự khuấy động giận hờn,
phiền muộn người sắp chết với sự sợ hãi, khủng hoảng, vì vậy
làm họ giận hờn. Đôi khi, bạn bè hay thân nhân tập trung
chung quanh giường bệnh khóc than, ai oán trong hoàn cảnh
như vậy họ đã khơi dậy niềm khát ái. Dù là khát ái hay thù
hận, nếu một người chết trong tâm trạng vướng mắc, tội lỗi,
hoặc những việc không lành mà người ấy rất quen thuộc, điều
ấy rất nguy hiểm.
Một số người chết với thái độ trung tính, không
có đối tượng đạo đức cũng không phát sinh khát ái hay thù
hận.
Đây là ba thái độ đạo đức, không đạo đức và
trung tính, xuất hiện trong tâm vi tế khi lâm chung. Theo
kinh điển, thời điểm tâm vi tế cuối cùng này cần thiết trung
tính, không giống Tantra Yoga tối thượng, kinh điển không
diễn tả kỷ năng để chuyển hoá tâm vi tế thành tình trạng đạo
đức, chỉ là những chỉ bảo thô thiển. Tuy vậy,một hành giả
Tantra đúng phẩm chất, có thể chuyển hoá tâm vi tế liên hợp
với cái chết thành một nhận thức con đường đạo đức. Tại thời
điểm ấy hành giả phải rất thâm sâu.
Trong bất cứ mọi trường hợp, quan kiến tâm linh
trong lúc lâm chung rất quan trọng, ngay cả một hành giả
thuần thục ôn hoà nếu bị quấy rầy lúc này, khát ái và thù
hận hiển nhiên sẽ được phát sinh. Điều này là bởi vì tất cả
chúng ta đều có những khuynh hướng đã thiết lập bởi những
hành động quá khứ không đạo đức, những điều sẳn sàng bị kích
động khởi dậy khi gặp những điều kiện bất lợi. Những khuynh
hướng này cung cấp sự thúc đẩy cho những đời sống như súc
sinh,v.v...Một cách đơn giản, chúng ta có những khuynh hướng
thiết lập bởi những hành động đạo đức quá khứ, khi gặp những
điều kiện thuận lợi, sẽ cung cấp sự thúc đẩy cho những đời
sống hạnh phúc như loài người,v.v...
Những khã năng này đã có sẳn trong liên tục tâm
của chúng ta, chúng được nuôi dưỡng bởi vướng mắc chấp thủ
và sự tham đắm, dẫn đến một sự tái sinh tốt hay xấu. Vì vậy,
nếu khuynh hướng do nghiệp xấu được hoạt động, một đời sống
như súc sinh, quỷ đói hay địa ngục sẽ là kết quả.
Một cách đơn giản, nếu một người thường cư xử
sai trái khi lâm chung với một quan kiến đạo đức, người ấy
chắc chắn được tái sinh trong một hoàn cảnh tốt. Vì vậy, rất
quan trọng cho cả người lâm chung và những người chung quanh
để tránh tạo những hoàn cảnh của khát ái hay thù hận và tốt
hơn là nuôi dưỡng những tình trạng đạo đức của tâm. Chúng ta
cần biết điều này.
Những ai lâm chung trong quan kiến đạo đức có
nhận thức đi ngang qua một vùng tối đến vùng sáng, tự do với
phiền giận và cảm thấy thoãi mái xuất hiện. Có nhiều trường
hợp của những người bệnh nặng, gần với cái chết, nói năng
trong trạng thái thật thoãi mái bất chấp bệnh tình của họ.
Những người khác bệnh tình dù không nặng nhưng rơi vào sự sợ
hải vô cùng, với hơi thở nặng nề. Những người đó cuối cùng
chìm trong những tư tưởng không đạo đức, có nhận thức đi
ngang qua từ vùng sáng đến vùng tối và thấy những hình trạng
không dễ chịu.
Một số người nhiệt độ thân thể bị giảm do bệnh,
trở nên khao khát sức nóng vì vậy làm mạnh thêm khuynh hướng
cho sự tái sinh như một chúng sinh trong địa ngục nóng, ngay
lúc đó họ bị tái sinh trong một nơi cực kỳ nóng. Những người
khác trở nên vướng mắc trong một ao ước cảm giác mát lạnh,
thí dụ, uống nước, họ củng cố thêm khuynh hướng bị sinh làm
một chúng sinh trong địa ngục lạnh, vì vậy nó liên hệ với
một sự tái sinh như thế. Do đó rất quan trọng để tránh những
tư tưởng khao khát trong lúc lâm chung và hướng tâm trực
tiếp đến những đối tượng có tác dụng tốt.
Trong đời sống hằng ngày, thái độ khát ái, thù
hận, ghen tị, v.v..., những tư tưởng mà chúng ta đã quá quen
thuộc, dễ dàng hiển lộ chỉ với sự khiêu khích nhỏ; nhưng
những thứ mà khi chúng ta có một chút hiểu biết, thì phải có
sự khiêu khích to tát, như là sự viện dẫn lý lẽ đến tranh
luận, để tự chính chúng hiển lộ. Một cách đơn giản, lúc lâm
chung, thái độ quen thuộc lâu dài thường ưu tiên và trực
tiếp ảnh hưởng đến sự tái sinh. Cùng lý do này, những sự
vướng mắc-chấp trước mạnh mẽ thì tự nó sinh khởi, từ đó một
người sợ hải rằng tự người ấy đang trở nên không tồn tại (họ
sợ rằng chết là hết, vì mối lo sợ ấy dẫn đến tái sinh ) . Sự
chấp trước này phục vụ như sự liên kết đến trạng thái trung
gian giữa những đời sống (thân trung ấm), sự ưa mến một thân
hình, trong sự chuyển biến, hành động như một nguyên nhân
thiết lập thân thể của sự tồn tại trung gian.
Đối với những kẽ liên hệ mạnh mẽ với những hành
động không đạo đức, sức nóng trước hết rút lui ở phần trên
của cơ thể và rồi mới đến những phần khác; nhưng trái lại
những ngươi liên hệ mạnh mẽ với những hành động đạo đức, sức
nóng trước tiên rút lui ở chân. Trong cả hai trường hợp, sức
nóng cuối cùng hội tụ tại tim, nơi mà ý thức xuất ra. Những
phần nhỏ đấy của nguyên nhân, kết hợp tinh dịch và máu, dẫn
đến điều mà ý thức ban đầu thâm nhập và bầu thai của bà mẹ
tại lúc bắt đầu của đời sống, trở thành trung tâm của trái
tim; và từ thời điểm vô cùng sớm đấy của nhận thức-sau rốt
khởi hành tại sự chết.
2- TRẠNG THÁI TRUNG GIAN (TRUNG ẤM THÂN)
Ngay lập tức sau đó, trạng thái trung gian bắt
đầu- ngoại trừ những ai tái sinh trong thế giới không hình
dáng-vô sắc giới cúa không gian vô tận (không vô biên xứ),
nhận thức vô biên (thức vô biên xứ), vô sở hữu xứ hay tột
đỉnh của vòng luân hồi (phi tưởng phi phi tưởng xứ), cho
những ai kiếp sống mới bắt đầu lập tức ngay sau khi chết.
Những kẽ sinh trong thế giới của khát ái và hình sắc bắt
buộc phải qua một giai đoạn của trạng thái trung gian (trung
ấm thân), trãi qua điều một chúng sinh có hình thể của con
người như người ấy sẽ tái sinh. Chúng sinh trung ấm thân có
tất cả 5 giác quan, nhưng cũng có thần thông và tính khiêm
tốn kín đáo và khã năng đến ngay lập tức bất cứ nơi nào họ
muốn đến. Người ấy thấy những chúng sinh trung ấm thân cùng
loại với chính họ - địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhân loại,
a tu la hay chư thiên, và có thể thấy bằng thần thông.
Nếu một vị trí để sinh thích hợp cho khuynh
hướng của người ấy chưa tìm ra, một "cái chết nhỏ" sẽ xãy ra
trong 7 ngày và người ấy sẽ sinh trong một thân trung ấm
khác. Điều này có thể xãy ra tối đa sáu lần, với kết quả của
thời điểm dài nhất dành cho trạng thái trung ấm là 49 ngày.
3- TÁI SINH
Điều này có nghĩa rằng những chúng sinh, ngay cả
chết sau một năm, báo cáo rằng họ không tìm ra một địa điểm
sinh không trong trạng thái trung ấm nhưng đã sinh như một
tâm linh.
Nếu tái sinh như một con người, người ấy thấy bố
và mẹ tương lai khi họ nằm chung với nhau. Nếu người ấy được
sinh là nam, sự sinh này với cách nhìn khát ái với bà mẹ bao
nhiêu thì ghét bỏ người bố bấy nhiêu - điều trái ngược lại
với người được sinh ra là nữ. Trong sự khao khát, người ấy
lao đến nơi để dấn thân trong sự giao hợp, nhưng lúc đến đấy,
người ấy chỉ thấy bộ phận sinh dục của người phối ngẫu. Điều
này tạo nên sự giận dữ, điều ấy khiến chấm dứt trạng thái
trung ấm và tạo nên liên kết với kiếp sống mới. Người ấy đi
vào bào thai của bà mẹ và bắt đầu một cuộc sống con người.
Khi tinh trùng người bố và máu của người mẹ phối hợp với đời
sống này hay ý thức, chúng từ từ một cách tự nhiên phát
triển thành những yếu tố của con người.
Người ấy bị hấp dẫn lôi cuốn một cách khao khát
đến địa điểm sinh tương lai, ngay cả nếu nó là địa ngục. Thí
dụ, một người đồ tể, có thể thấy con cừu trong khoảng cách
khi trong mộng, trong sự lướt tới để giết chúng, sự kiện
xuất hiện nhoà nhạt đi, khiến người ấy giận dữ, ngay lúc đó
trạng thái trung ấm ngừng lại và kiếp sống trong địa ngục
bắt đầu. Cũng vậy, như đã nói ở trước, những kẽ bị tái sinh
trong địa ngục nóng bị hấp dẫn bởi sức nóng; và trong địa
ngục lạnh thì với cái mát lạnh. Trạng thái trung ấm của một
người bị tái sinh trong chiều hướng xấu thì tự nó rất khủng
khiếp; và cuối cùng, họ xốc tới địa điểm tái sinh và , khi
sự ao ước không đạt được, họ giận dữ, ngay sau đó trạng thái
trung ấm dừng lại và kiếp sống mới bắt đầu.
Sự liên kết với một kiếp sống, vì vậy, được tạo
ra dưới ảnh hưởng của khát ái, thù hận, và u mê. Cho đến khi
vượt thoát được những phiền não này, người ta bị trói buộc
trong xiềng xích và không có tự do. Quả thực có những sự tái
sinh tốt và xấu, nhưng, trong khi một người vẫn còn bị xiềng
xích, người ấy phải mang gánh nặng của cả toàn bộ tâm lý và
vật lý, những điều dưới sự ảnh hưởng của những hành động cấu
nhiễm và phiền não. Điều này không phải được làm một lần,
nhưng cứ lập đi lập lại không ngừng nghĩ.
Để vượt thoát khổ đau của sinh, già, bệnh, và
chết; khát ái, thù hận, và hổn loạn phải được vượt thoát.
Gốc rễ của chúng là vô minh si ám u mê, nhận thức tồn tại,
vốn gắn liền với con người và những hiện tượng khác. Thuốc
men bên ngoài làm giảm bớt những khổ đau ở bề mặt, nhưng
không thể chửa trị cốt lõi của vấn đề. Những sự thực hành
nội tại thì hữu ích hơn, như là dùng đến những loại thuốc
giải đặc trị đối với khát ái và thù hận, nhưng sự tác dụng
của chúng thì tạm thời, tuy nhiênm nếu một người có phá tan
màn vô minh si ám u mê, gốc rễ của chúng, thì tất cả những
phiền não theo chúng sẽ đồng dừng lại.
Nếu vô minh si ám u mê được loại trừ, rồi thì
những hành động cấu nhiễm tuỳ thuộc trên nó sẽ dừng lại.
Xa hơn nữa, không có vô minh, sự bám chặc (chấp
trước) và những xu hướng sản sinh bởi những hành động trước
đây dừng mở rộng, ngay khi vòng luân hồi cuả tái sinh không
kiểm soát chấm dứt.
Tuệ Uyển dịch from "Death,
Intermediate State and Rebirth"
Death, Intermediate State and Rebirth
His Holiness the Dalai Lama
Published as the foreword to Death, Intermediate State
and Rebirth by Lati Rinpoche and Jeffrey Hopkins.
Reproduced with the permission of Snow Lion Publications,
Ithaca, New York.
---o0o---
Death
Through the afflictions of desire, hatred and
ignorance, contaminated karma (actions) are performed, which
establish potencies in the mind in the form of
predispositions. When a lifetime finishes, a person who has
such predispositions is born again in cyclic existence with
a mind and body appropriated through these contaminated
causes.
Some persons die upon the full exhaustion of the
impetus of that action which, in another lifetime, laid the
foundation for this one. Others die without having used up
their allotted time, through the incompletion of the causes
of sustaining life, such as lack or necessities. This is
called untimely death, or death upon the consumption of
merit; for the impetus of the action that established this
life remains, but external concordant circumstances that are
achieved through other meritorious actions in previous lives
do not.
A person dies within a virtuous, non-virtuous or
neutral mind. In the first case, the dying person might take
to mind a virtuous object, such as the Three Jewels (Buddha,
his Doctrine and the Spiritual Community) or his own lama,
thereby generating a mind of faith. Or he or she might
cultivate immeasurable equanimity, becoming free from desire
and hatred toward any sentient beings, or meditate on
emptiness or cultivate compassion. This can be done either
through one's own remembering to do such or through others'
urging. If such attitudes are cultivated at the point of
death, one dies within a virtuous mind, through which one's
rebirth is improved. It is good to die in this way.
Sometimes, however, it happens that others, even
though not purposely seeking to arouse anger, annoy the
dying person with their nervousness, thereby making him or
her angry. Sometimes, also, friends and relatives gather
around the bed lamenting in such a manner that they arouse
manifest desire. Whether it be desire or hatred, if one dies
within a sinful attitude to which one is well accustomed, it
is very dangerous.
Some die within a neutral attitude, neither
taking a virtuous object to mind nor generating desire or
hatred.
These three attitudes: virtuous, non-virtuous
and neutral; occur until the point of the subtle mind of
death. According to the sutra system, this final subtle mind
necessarily neutral; for, unlike Highest Yoga Tantra, sutra
does not describe techniques for transforming subtle minds
into virtuous states, only for treating coarse ones. A
qualified practitioner of tantra, however, can convert the
subtle minds associated with death into a virtuous path
consciousness. At that point one's practice is very
profound.
In any case, the attitude just before death is
very important; for, if even a moderately developed
practitioner is disturbed at that time, manifest desire or
hatred will be generated. This is because we all have
predispositions established by former non-virtuous actions,
which are ready to be activated upon meeting with
disadvantageous circumstances. It is these predispositions
that provide the impetus for lifetimes as animals, and so
forth. Similarly, we have predispositions established by
former virtuous actions, which, upon meeting with
advantageous circumstances, will provide the impetus for
lifetimes in happy migrations as humans and so forth.
These capacities that are already in our mental
continuums are nourished by attachment and grasping, leading
to a bad or good rebirth. Thus, if the predisposition left
by a bad karma is activated, a life as an animal, hungry
ghost or hell-being will result.
Similarly, if a person who usually behaves
sinfully dies within a virtuous attitude, he or she will
probably be reborn in a good situation. Therefore, it is
very important for both the dying person and those around
him or her to avoid creating situations of desire or hatred
and instead to foster virtuous states of mind. We need to
know this.
Those who die within a virtuous attitude have a
sense of passing from darkness into light, are free of
anxiety and see pleasant appearances. There are many cases
of very ill persons who, near the time of death, speak of
being in great comfort despite their illness. Others with
little illness fall into great fright, with labored
breathing. These latter are sunk in non-virtuous thoughts,
have a sense of going from light to darkness and see
unpleasant forms.
Some whose physical warmth has diminished
through illness become desirous of heat, thereby fortifying
predispositions for rebirth as a being in a hot hell,
whereupon they take rebirth in a place of extreme heat.
Others become attached to a feeling of coolness wishing, for
instance, for a drink water, they fortify predispositions to
be reborn as a being in a cold hell, thereby making the
connection to such a rebirth. Thus it is very important to
avoid desirous thoughts at the time of death and direct the
mind to salutary objects.
In everyday life, attitudes of desire, hatred,
jealousy and so forth, to which we are well accustomed,
become manifest with only slight provocation; but those with
which we have little familiarity take considerable
provocation, such as recourse to reasoning, to manifest
themselves. Similarly, at the time of death, attitudes of
long familiarity usually take precedence and direct the
rebirth. For this same reason, strong attachment is
generated for the self, since one fears that one's self is
becoming non-existent. This attachment serves as the
connecting link to the intermediate state between lives (bardo);
the liking of a body, in turn, acts as a cause establishing
the body of the intermediate being.
For those strongly involved in non-virtuous
actions, the warmth of the body withdraws first from the
upper part of the body and then from other parts; whereas,
for those strongly involved in virtuous actions, the warmth
first withdraws from the feet. In both cases, the warmth
finally gathers at the heart, from which the consciousness
exits. Those particles of matter, of combined semen and
blood, into which the consciousness initially entered in the
mother's womb at the beginning of the life, become the
center of the heart; and from that very same point the
consciousness ultimately departs at death.
Intermediate state
Immediately thereupon, the intermediate state
begins; except for those reborn in the formless realms of
infinite space, infinite consciousness, "nothingness" or
peak of cyclic existence, for whom the new life begins
immediately upon death. Those born within the realms of
desire and form must pass through an intermediate state,
during which a being has the form of the person as whom he
or she is to be reborn. The intermediate being has all five
senses, but also clairvoyance, unobstructiveness and an
ability to arrive immediately wherever he or she wants. He
or she sees other intermediate beings of his or her own
type, hell-being, hungry ghost, animal, human, demigod or
god, and can be seen by clairvoyants.
If a place of birth appropriate to one's
predispositions is not found, a small death occurs after
seven days, and one is reborn into another intermediate
state. This can occur at most six times, with the result
that the longest period spent in the intermediate state is
forty-nine days.
Rebirth
This means that those beings who, even a year
after dying, report that they have not found a birthplace
are not in the intermediate state but have taken birth as a
spirit.
If taking rebirth as a human, one sees one's
future mother and father as if lying together. If one is to
be reborn as a male, this sight generates desire for the
mother as well as hatred for the father, and vice versa if
one is to be reborn as a female. Being desirous, one rushes
there to engage in copulation; but upon arrival, one sees
only the sexual organ of the desired partner. This creates
anger, which causes cessation of the intermediate state and
makes the connection to the new life. One has entered the
mother's womb and begun a human life. When the father's
semen and mother's blood are conjoined with this life or
consciousness, they naturally and gradually develop into the
elements of a human.
One is desirously attracted to one's future
birthplace, even if it is to be a hell. For instance, a
butcher might see sheep in the distance as in a dream; upon
his rushing there to kill them, the appearance would fade,
causing him to become angry, whereupon the intermediate
state would cease and his new life in hell begin. Also, as
said before, those to be reborn in hot hells are attracted
to heat; in cold hells, to coolness. The intermediate state
of one who is to be reborn in a bad migration is itself very
frightful; in the end, one rushes to the place of rebirth
and, when one's wish is not achieved, gets angry, whereupon
the intermediate state ceases and the new life begins.
The connection to a life is, therefore, made
under the influence of desire, hatred and ignorance. Until
these afflictions are overcome, one is as if bound in chains
without freedom. Indeed, there are good and bad rebirths;
but, while one is still bound, one must bear the burden of
mental and physical aggregates that are under the influence
of contaminated actions and afflictions. This is not done
just once, but again and again without break.
To overcome the sufferings of birth, aging,
sickness and death, desire, hatred and confusion must be
overcome. Their root, in turn, is ignorance; the conception
of an inherent existence of persons and other phenomena.
External medicines alleviate superficial suffering but
cannot cure the central problem. Internal practices, such as
resorting to specific antidotes to desire and hatred, are
more helpful, but their effects are temporary however, if
one can destroy ignorance, their root, then all of these
cease of their accord.
If ignorance is eliminated, then the
contaminated actions that depend on it are stopped.
Furthermore, without ignorance, the attachment and
predispositions established by previous actions cease to
operate, whereupon the cycle of uncontrolled rebirth is
ended.
07-01-2008 04:23:12