Trên lộ trình thuyết pháp đầu
xuân năm nay, sau thời Pháp tại tịnh xá Ngọc Ninh, Phan Rang, tôi đến thuyết
giảng ở chùa Linh Phước, Đà Lạt, đồng thời dự lễ khánh thành chùa và lễ húy
k?òa thượng Minh Đức. Hòa thượng tuy không phải là vị khai sơn nhưng Ngài
là vị trụ trì lâu nhất, đóng góp nhiều công sức cho chùa Linh Phước. Ngày
nay, nhờ nuơng vào công sức của Hòa thượng, Đại đức Tâm Vị, đương kim trụ
trì, đã sửa đổi ngôi niệm Phật đường thành ngôi chùa tráng lệ, thật đáng
khen ngợi. Trong buổi lễ khánh thành, chùa được tặng bức tượng Bồ Tát Phổ
Hiền và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Điều này tự nhiên trùng hợp với việc tôi vừa
giảng Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh mở đầu bằng hình ảnh Bồ Tát Văn Thù và kết
thúc bằng hạnh đức của Bồ Tát Phổ Hiền, để hình thành Tỳ Lô Giá Na tạng tâm
hay đức Phật gồm đủ cả trí và hạnh. Sự trùng hợp ấy khiến tôi liên tưởng
đến Ngài Phổ Hiền, một vị Bồ Tát xuất hiện trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập
bất tư nghì giải thoát cảnh giới và cũng xuất hiện trong kinh Pháp Hoa, phẩm
Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát. Sở dĩ Ngài hiện diện trong hai bộ kinh Đại thừa
quan trọng với tư cách một đại Bồ tát thần lực vô song vì chúng ta nhận thấy
nơi Ngài nổi bật hai tư chức: hoàn toàn trong sạch và vô nhiễm.
Thật vậy, đức Phật dạy rằng Phổ Hiền Bồ tát là trưởng tử của
ba đời mười phương Phật. Ngài gánh vác các Phật sự quan trọng cho Phật pháp
tồn tại mãi ở cõi Ta bà. Để thành tựu trọng trách ấy, Ngài đã cỡi voi trắng
sáu ngà đến thế giới chúng ta. Voi là loài thú mạnh nhất có khả năng kéo
nặng khi đi ngược dốc mà không loài thú nào có thể cản ngăn bước chân voi.
Vì vậy, trong kinh đức Phật thường ví voi mà tiêu biểu nhất là hình ảnh Bồ
Tát Phổ Hiền cỡi voi. Điểm đặc biệt voi của Ngài Phổ Hiền cỡi không phải
là voi thường nhưng là voi trắng, tượng trưng cho bạch nghiệp hay sức mạnh
của sự trong
--o0o--