BỒ TÁT HẠNH

QUÁN ÂM DIỆU PHÁP
Thích Giác Nhàn  biên soạn
--o0o--
 
Một niệm Quán Âm dứt niệm sầu,
Ngân vang Bồ Tát hết khổ đâu.
Tâm hồn thanh tịnh không còn vọng,
Tu niệm Quán Âm thật nhiệm màu.
 NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
           
Trong mỗi năm nhiều chùa thường làm lễ kỷ niệm Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhằm ba ngày âm lịch. 
1-Ngày 19 – 2
2-Ngày 19 – 6
3-Ngày 19 – 9 
Vậy giờ đây xin lần lược trình bày về ý nghĩa danh hiệu, sự tích, hạnh nguyện, ảnh hưởng lý do cảm ứng và lợi ích xưng niệm hồng danh của Ngài để hiểu rõ thêm về đức tánh Đại Bi và công đức thù thắng của Bồ Tát Quán Thế Âm mà chư Phật tử thường thành kính xưng niệm. 
I. Ý NGHĨA DANH HIỆU 
Cũng như phần nhiều danh hiệu của chư Bồ Tát khác. Danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm là danh hiệu của Bồ Tát hằng cứu khổ, danh hiệu này do nghiệp nhân tu hành và hạnh nguyện độ sanh mà thành tựu. 
1. ĐẠI BI.
Là lòng thương cứu khổ không bờ bến, thương người như thương mình, cứu người như cứu mình một cách bình đẳng, vô tư sáng suốt không bị thời gian chi phối, không bị không gian ngăn cách, không phân biệt giống nòi, người hay vật, không phân biệt giàu sang hay nghèo hèn, không phân biệt trí tuệ hay ngu si và không phân biệt người ân hay kẻ oán. 
2. QUÁN.
Nghĩa là quán sát, xem xét 
3. THẾ.
Nghĩa là tiếng tăm trong thế gian
4. BỒ TÁT. 
Nói cho đủ là Bồ Đế Tát đỏa tức là giác hữu tình, nghĩa là bậc hữu tình đã giác ngộ và trở lại giác ngộ các loài hữu tình khác.
Vậy Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Đại Bồ Tát  có lòng thương rộng lớn, thường quán sát tiếng kêu cầu đau khổ của chúng sanh trong thế gian mà thị hiện cứu độ.
Bồ Tát Quán Thế Âm không giong ruổi theo âm thanh động tịnh bên ngoài như phàm phu. Trái lại Ngài dùng trí huệ thanh tịnh quán sát cái tự tánh bên trong mà chứng được bản thể vũ trụ. Do đó Ngài chúng được “ Nhĩ căn viên thông” mà khắp trong hoàn vũ không có âm thanh nào mà ngài không nghe, không có tâm niệm nào mà Ngài không thông và không có tiếng tăm nào mà Ngài không hiểu.
            Kinh “Ngũ Bách Danh” cho biết Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có tất cả 500 danh hiệu đều là hoá thân của Ngài. Vì chứng được lục căn hỗ dụng (nghĩa là sáu căn có thể thay thế lẫn nhau, như mắt có thể nghe, tai có thể thấy và lưỡi có thể ngửi.vv)
Phổ Đà Lạc già thường nhập định,
Tuỳ duyên phó cảm mị bất châu.
Tầm thinh cứu khổ độ quần mê,
Thị tắt danh vi Quán Tự Tại 
            Tạm dịch.
Trên núi Phổ Đà Thường nhập định,
            Tuỳ duyên ứng hiện khắp gần xa.
 Tầm thinh cứu khổ độ quân mê,
            Vậy nên gọi là Quán Tự Tại.
          II. SỰ TÍCH 
            Về sự tích của Bồ Tát Quán Thế Âm thì nhiều kinh sách tường thuật tiền thân của Ngài như sau.
            Nguyên Ngài là một vị Cổ Phật vì nguyện lực Đại Bi mà thị hiện làm Bồ Tát trải qua vô lượng vô số kiếp để cứu độ chúng sanh đâu thương trong biển khổ trầm luân.
Trong kinh Lăng Nghiêm chính Ngài cũng nói: “Tôi nhớ về vô số kiếp như các sông hằng về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm Như Lai. Lúc bấy giờ tôi phát Bồ Đế tâm trước đại hội, Như Lai liền dạy tôi nên từ tam học “Văn, Tư, Tu” mà chứng nhập “chánh định” Sau cùng đức QuánThế Âm Như lai khen ngợi tôi khéo chứng được pháp môn”Viên Thông” và thụ ký cho tôi tên là Quán Thế Âm, vì tôi nghe tiếng trong mười phương được thông suốt.
Kinh “ Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm” ghi rằng: “Thuở đời quá khứ, từ vô lượng kiếp nhẫn lại đay, Quán Thế Â m Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực đại bi nên hiện thân Bồ Tát tu tập không biết bao nhiêu pháp môn Đà La Ni để tiêu tai giải ách và tăng trưởng phúc huệ cho chúng sanh. Lúc đức Thiên Quang  Vương Tịnh Trụ Như Lai ra đời có thuyết chú Đại Bi, Đức Quán Thế Âm nhờ nghe thần chú mà đương ở bậc sơ địa Bồ Tát, vượt chứng lên Bát địa Bồ Tát, thân tâm hoan hỷ,phát nguyện rộng lớn thọ trì thần chú, độ thoát chúng sanh, nhơn từ đó tự thân sanh ra ngàn tay ngàn mắt. Vì thế chú Đại Bi mà chúng ta hằng ngày trì tụng có tên là “Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”
Kinh Bi Hoa thuật rằng: Hằng hà sa số kiếp về trước. Ngài là Thái Tử Bất Thuấn ( có nơi nói là Bất Huyến) con Vua Vô Tránh Niệm. Thời ấy có Đức Bảo Tạng Như Lai tại thế, vua và Thái Tử nghe Phật thuyết pháp am hiểu giáo lý cao siêu hoan hỷ phát nguyện tu hành. Sau vua Vô Tránh Niệm thành Phật A Di Đà và Thái Tử Thành Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Cực Lạc.
            Theo kinh Quán Thế Âm Bồ Tát thụ ký, thì vô lượng kiếp sau khi Phật A Di Đà nhập diệt, cõi Cực Lạc sẽ đổi tên là “Nhất Thiết Chân Bửu Sở Thành Tựu” càng thêm tốt đẹp hơn trước. Và Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ thành Phật hiệu là “Biết Xuất Thế Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai”
Lại nữa, trong kinh Quán Âm tam muội Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng: Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Cổ Phật và xưa kia chính Đức Thế Tôn đã từng làm đệ tử của vị Cổ Phật ấy.
Vài đoạn lịch sử trên chi là một phần nhỏ trong kinh sách. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết đã nói về sự tích của Ngài được chuyền bá phổ cập trong nhân gian, như truyện:
Quán Âm Thị Kính
Quán Âm Diệu Thiện. Vv.
III- HẠNH NGUYỆN
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật bổ xứ. Ngài se thay thế đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc. Cũng như Bồ Tát Di Lặc sẽ thay thế Đức Phật Thích Ca giáo hoá chúng sanh trong cõi Ta Bà về tương lai.
Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưnh cho đức tánh Đại Bi , cũng như:
            * Bồ Tát Di Lặc tượng trưng cho đức tánh Đại Từ.
            * Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho đức tánh Đại Trí,
            * Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho đức tánh Đại Hạnh,
            * Bồ Tát Thế Chí tượng trương cho đức tánh Đại Hùng. 
Tất cả hạnh nguyện của Đức Quán Thế Âm  đều xuất phát ở lòng Đại Bi là một thể có hai dụng:
1-Độ thoát chúng sanh khổ não
2-Phát sanh trí giác Bồ Đề.
Ngài là một pháp thân đại sĩ đã nhập thể Đại Bi, Ngài là hiện thân của Đại Bi, Ngài là vị Đại Bi giáo chủ, phát nguyên rộng lớn phước tướng trang nghiêm như bốn câu kệ sau đã tán duơng. 
Khể thủ Quán Âm Đại Bi chủ
Nguyện lực hồng thâm tướng hoả thâm
Thiên tý trang nghiêm phổ hộ trì
Thiên nhãn Quang Minh biến quán chiếu
Tạm dịch: 
Kính lạy Đức Đại Bi Quán Âm
Nguyện lực hồng thâm tướng hảo thân
Ngàn tay trang nghiêm khắp hộ trì
Ngàn mắt sáng ngời khắp soi xét
            Do nhân tu pháp “Nhĩ Căn Viên thông” Đức Quán Thế Âm nhập thể Chân Như chứng  được chân tâm thanh tịnh sáng suốt viên mãn khắp mười phương thế giới, nên được hai món công đức thù thắng:
1 Trên hiệp với đức từ độ sanh của chư Phật,
2 Dưới hiệp với lòng bi ngưỡng mộ của chúng sanh trong sáu đường
Nhờ chứng được đồng thể với chư phật, Ngài hiện ra 32 ứng hoá thân để tuỳ thuận theo chúng sanh mà hoá độ.
Nhờ chứng được đồng thể với chứng sanh, mà Ngài ban cho muôn loài 14 món vô uý (tức là 14 món không sợ hãi).
            Ngoài ra đứcQuán Thế Âm Bồ Tát còn được 4 món bất tư nghì vô tát diệu lực (tức là bốn đức màu vô tát diệu lực không thể nghĩ bàn)
1- Hiện nhiều đầu, nhiều tay và nhiều mắt để cứu độ chúng sanh, khiến cho đặng tự tại.
3- Hiện hình nói thần chú để bố thí không sợ.
4- Khiến chúng sanh bỏ tâm tham lam mà bố thí cúng dường
5- Khiến chúng sanh cầu chi được nấy(vợ con, trường thọ, chánh định, Niết Bàn).
 Nguyên Ngài là một vị Cổ Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì thương sót chúng sanh chìm đấm trong bể khổ, nên Ngài dùng phương tiện hiện thân thành Bồ Tát, thệ nguyện rộng lớn độ tận chúng sanh khắp mười phương thế giới, từ địa ngục lên cung trời, từ Ta Bà sang Cực lạc, từ Cực Lạc sang thế giới Tịnh Lưu Ly. Đâu đâu cũng có hoá thân của Ngài dưới mọi hình tướng cứu độ muôn loài.
Phổ môn thị hiện khắp,
Cứu khổ tầm thinh độ thế gian.
Một niệm từ bi năng thuyết pháp,
Vớt người thoát khỏi chốn mê tân.
Tuỳ cơ cảm ứng thân hình hoá,
Tứ hải chúng sanh đặng độ an.
Ách nạn khổ nguy thường cứu giải,
Đời đời chẳn vướng tám tai nàn.
Hình tượng của Ngài thường thờ hoá thân phụ nữ. Biểu hiện lòng từ bi quảng đại của Ngài đối với chúng sanh mẹ hiền thương con vậy. Khi thấy Ngài một tay cầm nhành dương liễu, một tay bưng bình cam lồ, đó là hình ảnh tượng trưng Bồ Tát luôn luôn tế độ quần sanh rẩy nước cam lồ dặp tắt lửa hiền não, đem lại an lạc cho muôn loài. 
Pháp Bồ Tát cao siêu huyền diệu
Quán Thế Âm diệu lực hoá thân
Nhành dương quét sạch phược trần
Tịnh bình cam lộ giải tan não phiền. 
Khi chiêm ngưỡng hình ảnh đức Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi nhập định nơi pháp toà tại rừng trúc núi Phổ Đà, hình ảnh ấy cho biết rằng tuy tuỳ duyên thuyết pháp để hoá độ chúng sanh nhưng Ngài vẫn không rời Pháp toà chánh định.
            Lại có thấy Bồ Tát đi trên hoa sen giữa biển cả ba đào, hình tượng ấy biểu hiện biển đời đau khổ đầy sống gió, nhưng Ngài vẫn tự tại luôn luôn và hoan hỷ cứu vớt muôn loài, không bao giờ từ bỏ một chúng sanh nào trong hiểm nghèo.
Trí tuệ rộng sâu đại biện tài
Ngự toà sen báu tuyệt trần ai
Hào quang chiếu phá muôn ngàn bệnh
Cam lồ tiêu trừ vạn kiếp tai
Bi tâm của Ngài rộng lớn vô cùng, phương tiện của Ngài thiện sảo vô tận. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không ngớt tán thán hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm trong phẩm phổ môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa một bộ kinh đại thừa cao siêu bật nhất nói về Nhất thừa thật tướng lý nghĩa nhiệm màu, khai quyền hiển thật, thể dụng viên dung, tánh tướng dung nhiếp.
            IV- ẢNH HƯỞNG.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm cao cả vô cùng, bi tâm của đấng từ mẫu cứu khổ rộng lớn vô tận, cho nên hầu hết các nước Phật Giáo điều tôn thờ hình tượng tranh ảnh của Ngài và tán dương công đức thù tắng của Ngài.
Riêng tại Việt Nam, một nước mà tư tưỏng đã thắm nhuần Phật giáo trên 2000 năm nay, triết lý nhà Phật đã in sâu vào trí não, đã ăn đậm vào tâm hồn tổ tiên chúng ta qua biết bao nhiêu thế hệ cho nên ngày nay, mặt dầu sanh vào thời mạt pháp nhưng chúng ta cũng gặp được chánh pháp đó là một phần lớn nhờ hồng ân Tam Bảo, nhưng cũng một phần nào thừa hưởng quí  bấu của tổ tiên trong huyết quản.
Thắm nhuần tư tưởng nhà Phật tức thấm nhuần tư tưỏng từ bi mà Bồ Tát Quán Thế Âm, là tượng trưng hùng hồn cho đức tánh cao đẹp ấy.
Chúng ta chiêm ngưõng hình tượng của Ngài thì cảm thấy
1.Bầu không khí ấm áp an lành
2.Ánh sáng Đại Bi toả chiếu khắp thân hình
3.Tâm hồn hiền lành êm dịu, lòng càng thương người mến vật.
4.Niềm an ủi vỗ về như trẻ thơ bên cạnh mẹ hiền
5.Tánh tình bạo dạn hơn, lòng trở nên vững chắc thêm, không sợ tà ma ác quỷ, không sợ tai nạn nguy biến.
6.Ý chí cương quyết, tinh tấn tu niệm, lòng càng tin tưởng vào Phật pháp màu nhiệm đem lại an lạc cho muôn loài.
 Ngoài ra ảnh hưởng của Quán Thế Âm Bồ Tát không phải là ít.
Nhìn qua nền văn hoá dân tộc Việt Nam không biết bao nhiêu truyện tích, thi ca, nhạc kịch, phim ảnh, hội hoạ.vv… đều nhất tề ca ngợi hạnh nguyện hồng thâm và tán dương oai lực thần thông quảng đại của Ngài. 
            Các tác phẩm ấy tuy không diễn đạt hoàn toàn đầy đủ tinh thần đại bi nhưng cũng biểu lộ một phần nào lòng ngưỡng mộ đức mẹ hiền cứu khổ.
            V. LÝ DO CẢM ỨNG.
Tại sao có lòng ngưỡng mộ đặt biệt như thế? Chẳn qua ngoài uy đức lẫy lừng của Quán Thế Âm Bồ Tát và lý do cảm ứng hiển nhiên không thể trối cải được.
Bi tâm của Bồ Tát luôn luôn hưởng ứng với khổ tâm của chúng sanh đang kêu cầu, vì có cảm tất có ứng theo luật”đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” nghĩa là những vật cùng một thứ tiếng thì ứng nhau( cũng như một con gà gáy thì cả bày gà đều gáy theo) những vật cùng một khí thì tìm nhau ( như nam châm hút sắt.vv.)
Vậy mỗi khi chúng sanh lâm nạn mà niệm danh hiệu của Ngài cầu cứu thì Bồ Tát liền hiện thân cứu độ.
Sự hiện thân của Ngài chỉ là một công dụng của Đại Bi.
Vậy cho nên khi người nào chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài tức là người ấy đã chuyên chú niệm đức tánh từ bi của họ. Đồng thời tin tưởng của họ cũng đã nhập vào đức tánh từ bi của Ngài giao cảm với đức tánh từ bi của người ấy.
 Ví như hai luồng ánh sáng tương tiếp giao hoà với nhau thì ánh sáng toả khắp rộng ra giữa không gian.
Nói cách khác khi tâm tánh của chúng ta đã thanh tịnh một phút nào đó tức thì lúc đó chúng ta cảm nhận được ánh sáng từ quang của Ngài chiếu vào tâm tánh của chúng ta vậy. Như biển lặng sống ngừng thì in rõ nền trời xanh vào lòng biển cả, nước hồ thu trong thì ánh trăng thanh chiếu rọi vào.
            Trăng kia vẫn bình yên và thản nhiên chiếu, nhưng nước đục thì không thấy trăng, chứ không phải trăng không  soi đến hồ nước đục. Trời xanh vẫn hiển hiện vào lòng biển cả, nhưng biển cả sống dồi thì sao thấy được trời xanh quang đãng ấy.
Lòng từ bi Ngài không bỏ một ai, nhưng vì ai đó sống lòng còn giao động, tâm tánh còn thiên tà không tin tưởng Tam Bảo, không xưng niệm đấng từ bi, Người ấy không thấy đức từ bi, không thoát được khổ luỵ, bị tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến nhận chìm xuống biển khổ.
Để làm sáng tỏ thêm lý do cảm ứng xin dẫn ra một thí dụ nữa. Những làn sóng trên không gian thường chuyển đưa tin tức do các đài phát thanh phát ra giữa vũ trụ, những ai có máy thu thanh tốt và đài phát thanh mạnh thì bất cứ ở đâu cũng nhận được tin tức. Máy thu thanh là nhân, đài phát thanh là duyên, đầy đủ nhân duyên thì tin tức phát hiện.
            Ở đây lòng khẩn xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát là nhân, Bi nguyện độ sanh của Ngài là duyên. Nhân duyên gặp gỡ tức thì cảm ứng đạo giao khó nghĩ bàn, hoặc mộng thấy Ngài hiện thân chỉ bảo, hoặc thấy hào quang Ngài chiếu sáng, hoặc thấy các điềm lành khác như chuyển hoạ thành phước, tật bệnh tiêu trừ, tai nạn qua khỏi.vv… Chỉ có người chí tâm thành kính, xưng niệm danh hiệu mới cảm thấy rõ sự cảm ứng ấy, cũng như chỉ những máy thu thanh tốt mới bắt được tin tức rõ ràng. Hơn nữa người nào thường làm việc phước thiện không tham lam mà bố thí, không giận giữ mà nhẫn nhục, không ghen ghét mà tuỳ hỷ, không hẹp hoài mà bao dung hay thương sót kẻ đau khổ, cứu giáp kẻ lâm nạn người đó là hình ảnh của từ bi, của Bồ Tát, của Phật Đà, người đó thường hưởng được phước lạc và cầu nguyện gì cũng được mãn nguyện. Trái lại người nào tư tưởng tà vậy, ngôn ngữ bất chánh, cử chỉ hung tợn, có tật chấp nê, có tánh đố kỵ, hay nghét kẻ hơn mình, thường khinh rẻ kẻ bần cùng, hất hủi kẻ tàn tật, người đó là hình ảnh của tàn bạo của Dạ Xoa, của La Sát, người ấy thường chịu quả báo đau khổ, và lúc lâm nạn không gặp ai cứu vớt.
Vậy muốn thoát khổ được vui thiết tưởng đừng gây nghiệp ác, mà tạo nghiệp lành, phải bỏ lối sống vị kỷ, nếp sống hẹp hòi, nẻo sống thiển cận mà tập sống vị tha, sống rộng, sống sâu, sống với bác ái, sống với từ bi và sống theo gương đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
            VI- LỢI ÍCH XƯNG NIÊM.
            Bồ Tát Quán Thế Âm xưua kia là một vị Cổ Phật đã tu vô lượng kiếp để tế độ quần sanh. Vì muốn cứu vớt muôn loài trằm luân trong biển khổ, Ngài không ngại hoà quang đồng trần, hạ mình torng tam đồ lục đạo.
 Ngài hoan hỷ thị hiện Bồ Tát thực hành đại nguyện, đại bi tầm thanh cứu khổ, độ thoát chúng sanh khắp trong hoàn vũ, nơi nào có người đau khổ, nơi đó có Ngài hiện thân cứu độ. Ai thành tâm xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì.
1- Thoát khỏi tam tai bát nạn.
            2- Xa lìa tam độc (tham, sân, si)
            3- Các điều nguyện cầu điều được mãn nguyện. 
Xưng niệm danh hiệu của Ngài là un đúc hạt giống từ vào tâm địa chúng ta và cũng là một phương pháp khai thát những năng lực tìm tàng trong thân tâm của chúng ta ra cứu khổ trừ mê, diệt tai nạn và ban vui cho muôn loài. Nghĩa là giờ phút nào hướng về từ bi, tức là giờ phúc ấy dẹp tan ma quân tàn ác làm hại chúng ta. Nên trọn đời cứ nhất tâm cuơng quyết xưng niệm danh hiệu”Nam Mô QuánThế Âm Bồ Tát” thì trọn đời diệt sạch đau khổ sẽ được an vui hoàn toàn.
Vì vậy xưng niệm danh hiệu Ngài có nhiều lơiï ích thực tế. Cũng như hạt giống từ bi một khi đã được gieo và tâm địa, danh hiệu của Ngài đã lọt vào tai thì kiếp kiếp nó thành giống Bồ đề, hiện tại nó là một năng lực tiêu trừ nghiệp chướng phúc đức càng cao như thuỷ triều dâng lên vô tận, tội lỗi tiêu trừ như sương mai tan rã dưới ánh bình minh.
            Phẩm Phổ Môn dạy rằng: “Người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cho đến lễ bái cúng dường Ngài một thời được phúc đức bằng kẻ thọ trì danh hiệu 62 ức hằng hà sa Bồ Tát và trọn đời cúng dường các thức ăn uống, áo quần, gường ghế, thuốc thang, phước đức ấy trãi qua trăm ngàn vạn ức kiếp không bao giờ cùng tận.
Vì thọ trì danh hiệu Ngài được vô lượng vô biên phước đức lợi ích như trên, nên đức Phật Thích Ca khuyên chúng ta thường xuyên niệm danh hiệu “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, xưng niệm danh hiệu Ngài tức tưởng nhớ đức tánh từ bi, hỷ cả, vô ngã, vị tha, tán dương hạnh  nguyện cứu khổ và thần phúc oai linh thâm diệu của đức Quán Thế Âm Bồ tát.
            Công đức của Ngài vô lượng, thần thông của Ngài vô cùng, trí tuệ của Ngài vô biên, thì công đức phước báu của người xưng niệm danh hiệu Ngài cũng vô tận.
            Hơn nữa, Khi xưng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm có được 10 điều lợi ích như sau.
1.Ngày đêm thường được các vị đại lực thần tướng của các cõi trời ẩn mình ủng hộ
2.Thường được Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và các vị Bồ Tát khác hộ trì.
3..Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thưòng phóng ánh quang minh  mà nhiếp thọ người niệm danh hiệu Ngài.
4..Hết thẩy các loài ác quỉ, rắn độc, thuốc độc, không thể hại đuợc người nhất tâm xưng niệm danh hiệu Ngài.
5..Không mắc phải các nạn nước, lửa, đao, binh, hoạch tử, lao ngục.
6..Những tôi lỗi đã làm từ trước được tiêu trừ.
7..Đêm nằm chiêm bao không thấy các điều dữ, thường thấy Phật và Bồ Tát, hào quang hoa sen.
8.Tâm thường được vui mừng và làm việt gì cũng đuợc kiết lợi.
9.Thường được mọi người thương mến và cung kính cúng dường.
10. Lúc gần thác lòng không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, tự mình thấy phật và Bồ Tát phóng quang tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
            VII- KẾT LUẬN
Qua những sơ lược trình bày ở đoạn trên người Phật tử phải làm gì để ghi  ơn đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngoài việc dâng hương hoa ngào ngạt lẫn với hương lòng thành kính, tụng kinh phẩm phổ môn, trì chú đại bi và nhất là thành khẩn niệm danh hiệu “ Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” để ôn lại ý nghĩa hồng danh lừng lẫy, sự tích vẻ vang và hạnh nguyện cao đẹp của “Đại Sĩ Thí Vô Uý” đồng thời biểu lộ lòng tri ân vô tận đối với đấng từ mẫu cứu khổ.
Sự biết ơn ấy sẽ giúp chúng ta noi gương theo Ngài để phát lòng Đại Bi, gieo rắc tình thương khắp trong quần sanh. Sự biết ơn ấy sẽ đưa chúng ta đến gần Ngài hơn, hầu mong được Bồ Tát từ bi gia hộ cho chúng ta trên bước đường tu tập đầy trong gai chướng ngại. Sự biết ơn ấy là chìa khoá mở rộng tâm hồn giúp chúng ta khai thác những công năng trong thân tâm đem ra ứng dụng để cứu độ nhân thế.
Vậy hãy nên thành tâm khẩn cầu Ngài rưới nước cam lộ, rửa sạch mọi oán thù, chiếu hào quang rọi sáng mọi tâm hồn, ngõ hầu đưa thế giới đến hoà bình, chúng sanh đế an lạc
Quán Âm Đại Sĩ, phổ hiệu viên thông.
Thập nhị đại nguyện thệ hoàng thâm.
Khổ hải phiếm từ phông
Phổ tế tâm dung, sát sát hiện vô cùng.
Tạm dịch:
Kính lạy Đại Sĩ Quán Thế Âm
Viên thông lừng lẫy, tiếng tâm xa gần
Mười hai nguyện lớn vô ngần
Mênh mông biển khổ thổi cơn gió lành
Một lòng độ khắp quần sanh
Nơi nơi ứng hiện cảm linh khôn cùng.
--o0o--