|
BỒ TÁT HẠNH
- Ý Nghĩa
- Vía Phật -
Bồ Tát Trong Năm
- ---o0o---
-
- BỒ TÁT DI LẶC
- Thích Nữ Tuệ Như
- --o0o--
-
- A.
DẪN NHẬP
- Nhìn qua các
cuộc bể dâu, người ta lo sợ trước cuộc sống. Sống là đi lần vào
cõi chết, hay sống để suy tư tìm kiếm hạnh phúc. Phật giáo phân
biệt có hai thứ hạnh phúc. Hạnh phúc với nhục dục ngũ trần và
hạnh phúc siêu thoát sanh tử. Trong kinh Phật cũng có câu:
“Chúng sanh đa bệnh, y dược đa phương”. Nếu chúng sanh có nhiều
chứng bệnh thì y dược cũng có nhiều cách để điều trị. Nếu chúng
sanh có đến 84.000 trần lao phiền não thì Phật cũng có 84.000
pháp môn để cứu độ chúng sanh. Ngoài ra Đức Phật Thích Ca còn
giới thiệu Đức Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Địa Tạng, Ngài Di Lặc
v.v… Đặc biệt Ngài Di Lặc có một hình tượng rất đẹp, rất vui,
một vị Bổn Tôn tu pháp, mà còn là một giá trị mỹ học tuyệt vời.
Người ta có thể khó phân biệt được các vị Bồ Tát Quán Thế Âm với
Đại Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền, nhưng với hình tượng Di Lặc,
dù là người không biết đạo nhìn vào cũng biết ngay đó là Ngài
với nụ cười hoan hỷ giải thoát, khiến nhiều người thích chiêm
ngưỡng.
- Nhân đây
chúng tôi xin trình bày sơ lược về những điều tìm hiểu về tiểu
sử, truyền thuyết liên hệ đến Ngài Di Lặc Bồ Tát, một vị đạo sư
gương mẫu giáo hóa chúng sanh đi vào con đường hiền thiện, minh
triết, an lạc thụ hưởng hạnh phúc siêu thế.
- B. NỘI
DUNG
- 1. Tiểu
sử
- Hai chữ Di
Lặc xuất phát từ tiếng Phạn Maitreya (Pàli: Metreya). Hán dịch
là Từ Thị, A Dật Đa (Ajita), Vô Năng Thắng. Đây là vị Bồ Tát
Nhất sinh bổ xứ được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật ở
tương lai. Bồ Tát Di Lặc người Nam Ấn, sanh trong gia đình Bà La
Môn, sau quy y Phật tu hành chứng duy thức tánh xả báo thân
trước Phật Thích Ca. Bồ Tát Di Lặc sanh về cung trời Đâu Suất sẽ
trụ trên đó bốn ngàn năm (4.000) – Tính theo năm tháng ở thế
gian là sáu mươi ức bảy ngàn muôn năm (607.000.000) sau đó sanh
xuống thế giới này tu hành ở trong vườn Hoa Lâm, dưới cội cây
Long Hoa thành Phật, hiệu Di Lặc. Theo huyền ký vị Bồ Tát này
sanh thân người từ lúc mới phát tâm đã không ăn thịt chúng sanh.
Còn theo Đại Phật kinh sớ quyển 1 thì Từ Thị là lấy chữ Từ trong
Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật là đầu. Tâm từ đó sinh
ra từ chủng tánh Như Lai, có năng lực làm cho tất cả thế gian
không đoạn dứt Phật chủng, cho nên gọi là Từ Thị (Thị là tộc
chủng, là họ). Từ Thị nghĩa là chủng tánh Từ Bi và hoan hỷ. Hai
chữ Di Lặc đôi lúc đã biến thành một hình dung từ, để diễn tả
niềm vui hay sự hoan hỷ, như Xuân Di Lặc, nụ cười Di Lặc, cái
bụng Di Lặc, có lúc Di Lặc là Bố Đại Hòa Thượng, do đeo bị túi
vải; Người ta tạc tượng Ngài khắp nơi. Như thế để biết tín
ngưỡng Di Lặc thịnh hành như thế nào ?
- Tông Duy Thức
Pháp Tướng Tôn Ngài làm sơ tổ. Theo Hoà Thượng Thích Quảng Liên,
người biên soạn quyển Duy thức học, thiền viện Quảng Đức xuất
bản năm 1972: Vào khoảng thế kỷ V, Bồ tát Vô Trước, Thiên Thân
nối tiếp công trình duy thức của Ngài, khéo léo dùng tài hoa
sáng tác những bộ luận rất có giá trị làm căn bản cho tông Pháp
Tướng, các Ngài thành công trong nhiệm vụ triết học hóa tư tưởng
duy thức qua sự trình bày tâm pháp, tâm sở hữu pháp, sắc pháp…
năng duyên sở duyên, chủ thể khách thể, đối tượng. Phân tách tâm
lý, vậy lý, cũng như sinh lý, kết quả do từ tâm thức tác động và
phân biệt, chúng tử sanh hiện hành, hiện hành huân chủng tử.
- -Những bộ
luận do Ngài Di Lặc trước tác gồm có:
- 1- Du Già Sư
Địa Luận (yogacaryabhuni) được Huyền Trang Pháp Sư dịch ra Hán
văn.
- 2- Đại thừa
trang nghiêm kinh luận (Mahayanasutra Lamkara-Sastra).
- 3- Thập Địa
Kinh Luận (Dababhumikasutra Sastea)
- 4- Biện Trung
Luận (Madhymita – Vibhaga).
- - Kim Cang
Bát Nhã luận.
- 2. Ý
nghĩa biểu trưng
- Vào trong
chùa Phật giáo Bắc tông, ở giữa chánh điện có chùa thờ theo thế
Tam Thế Phật, Đức Thích Ca ngự ở giữa, bên phải Đức Thích Ca là
Phật Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc, Phật A Di Đà là Phật quá
khứ, Phật Di Lặc là Phật tương lai, và Đức Thích Ca là Phật hiện
tại. Theo lối thờ này thì đức Phật Di Lặc ngự trên tòa sen cũng
là một ý nghĩa tượng trưng tốt. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho
đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất nơi ao hồ
nước đọng mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính
không thể tìm được trong các loài hoa khác. Ngài Di Lặc cũng
sống trong cảnh đời nhiều màu sắc, tiếng động mà Ngài vẫn tu
hành siêu thoát an lạc.
- Tông pháp
tướng chủ trương chuyển thức thành trí vô cấu nhiễm gọi vô thức,
như câu nói trứ danh của Bồ Tát Di Lặc, do Hám Sơn Đại Sư thần
du Đâu Suất Thiên nghe ngài thuyết giảng ghi lại: “phân biệt là
thức, vô phân biệt là trí. Dựa vào thức là nhiễm, dựa vào trí là
tịnh,. Nhiễm tức có sinh tử, tịnh chẳng có chư Phật.”
- Ngài có đôi
mắt hồn nhiên, nụ cười hoan hỷ, vui vẻ, thân hình mập phệ biểu
hiện sự tự tại an lạc giữa cuộc đời. Cuộc đời vốn đã đau khổ,
nước mắt và tiếng khóc quá nhiều và rắc rối lắm rồi! Trầm trọng,
căng thẳng, khúc mắc làm gì, cứ mỉm cười nhẹ nhàng hỷ xả trước
cuộc sống đó cũng là hạnh phúc.
- Rồi cũng có
hình tượng một vị Hòa thượng mập mạp, miệng cười toe toét, mặc
áo phơi ngực, bày cái bụng to tướng, chung quanh có 6 đứa trẻ
quấy nhiễu. Đây là y cứ vào điển tích Bố Đại Hòa Thượng.
- Bố Đại Hòa
Thượng xuất hiện vào đời nhà Lương ở Trung Hoa, Ngài mặc áo xốc
xếch, đi đâu thường mang cái bị lớn, ai cho món gì thì thu nhận
món ấy dồn vào bị, gặp những bọn trẻ đem ra phân phát và dạy
chúng niệm Phật làm hiền. Chúng thích Ngài lắm! Hôm sắp tịch,
Ngài ngồi trên tảng đá bên chùa Nhạc Lâm nói bài kệ:
- Di Lặc chơn
Di Lặc
- Phân thân
thiên bách ức
- Thời thời thị
thời nhơn
- Thời nhơn tự
bất thức
- Dịch:
- Di Lặc thật
Di Lặc
- Phân thân
trăm ngàn ức
- Luôn luôn
hiện vì đời
- Người đời tự
chẳng biết.
- Hình ảnh Ngài
Di Lặc có cái bụng bự phình ra tượng trưng cho tâm trống rỗng,
năm đứa trẻ bu quanh Đức Di Lặc tượng trưng cho năm trần: sắc,
thanh, hương,vị, xúc, (lẽ ra sáu trần, nhưng do pháp trần không
có hình tướng nên không biểu hiện được ở đây). Sáu trần như là
sáu tên giặc, đứa móc mắt, đứa móc tai… khêu gợi sáu thức, vực
dậy chủng tử nghiệp mê lâm, “Kiến nhãn tâm động” nơi tàng thức
tâm của người tu Phật, tượng trưng cho phiền não khởi lên do
ngoại trần quấy nhiễu, nhưng không quấy phá được nụ cười an
nhiên tự tại của “Người rỗi việc”. (Liễu sự nhân). Đó là nét
biểu hiện đặc sắc của hình tượng này.
- Về mặt đời
thường cười bao giờ cũng hay hơn khóc. Giữa biết bao điều hệ lụy
của kiếp nhân sinh, những lần được cười thoải mái, cười thanh
thản, cười vui tươi… dẫu cho đó chỉ là những phút giây ngắn ngủi
cũng hạnh phúc lắm rồi. Từ trước tới nay, người ta đã nghiên cứu
trạng thái tâm lý của từng kiểu cười khác nhau.
- - Nhà văn
Victor Hugo viết: “Nụ cười xua tan mùa đông ra khỏi khuôn mặt
con người”.
- - Nhà văn
Léon-Tolstoi thì nói: “Không có gì làm con người xích lại gần
nhau bằng nụ cười hiền lành”.
- - Nhà văn
Dostoevsyky đã nêu một ý kiến rất thú vị: “Nếu bạn muốn xét đóan
và nhận biết tâm hồn một người nào thì bạn hãy tìm hiểu. Không
phải cách anh ta im lặng, nói năng, khóc lóc hay đang xúc động
bởi những ý tưởng cao thượng, tốt nhất hãy nhìn anh ta đang
cười”.
- Trong Phật
Giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ
cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống
chúng ta luôn trao đổi với nhau bằnng nụ cười vô nhiễm thì đời
sống này sẽ an lạc biết bao.
- 3.
Tâm lý hiện thực:
- Hình ảnh của
Ngài Di Lặc là căn cứ vào hóa thân Bồ Tát, vừa hàm chứa ý nghĩa
sâu xa, nên có người làm thơ hỏi:
- “Đảnh lễ thưa
cùng Phật Di Lặc
- Bụng chứa
những gì con muốn biết
- Cười rằng tâm
ấy vốn như như
- Thảy là không
không, vượt sanh tử”.
- Qua hình
tượng Phật Di Lặc tiêu biểu là nụ cười an nhiên tự tại. Phật tức
tâm, tâm ấy là tâm chơn như vượt lên mọi chi phối của căn-
trần-thức, tức là đã hàng phục được các thứ giặc trong ngoài. Do
đã thấy các pháp do nhơn duyên sanh khởi, không thật, chỉ có giả
sanh, nên tâm không chấp các pháp, dù sinh diệt bất hoại vẫn
không thấy mất còn tăng giảm. Một hôm, Hoà Thượng Bảo Phước gặp
Hoà Thượng Bố Đại liền hỏi:
- - Đại ý Phật
Pháp là thế nào ?
- Bố Đại buông
bị lớn rơi xuống đất, đứng khoanh tay.
- Hỏi tiếp:
- - “Chỉ là như
vậy, hay lại có việc hướng thượng khác” ?
- Bố Đại mang
bị lên vai, đi.
- Qua hành động
trên, chúng ta thấy biểu hiện của Ngài là Hỷ, Xả, đại ý Phật
Pháp là buông bỏ tất cả nhục dục ngũ trần cho tâm thanh tịnh,
còn đeo đẳng còn chấp chặt thì không thể nào thấu đạt được Phật
Pháp. Nhưng, xả bằng cách gắng gượng, xả mà vẫn còn luyến tiếc
thì cái xả ấy cũng chưa thật xả. Phật xả bằng cách vui vẻ thích
thú, thì cái xả ấy mới thật làm cho tâm khinh an.
- Cho đến câu
hỏi thứ hai Ngài mang bị lên vai đi. Do vui mà xả, cũng do xả
nên được vui: Vì thế, Ngài vui cười mãi dù bất cứ hoàn cảnh nào.
Đến như 5 đứa bé chơi đùa nghịch ngợm, đứa móc miệng, đứa chỉ
tay vào mắt, đứa ngoáy lỗ tai, đứa chọt vào mũi, đứa đâm vô
ngực, đứa lói vào hông, mà Ngài vẫn nở nụ cười tự tại, chuyển
hóa chúng thành các đồng tử dể thương; đó là diệu dụng của tâm
hướng thượng đại giác ngộ.
- 4.
Tâm linh thông thường
- Chúng ta học
theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã
pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não
loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành
quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở
thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông,
thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tạân thông).
- Biết như vậy
chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng
chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô
nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một
đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ,
như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được
rổng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu
vết !
- 5. Ý
nghĩa đời Ngài với cuộc sống nhân sinh
- Trong nhân
sinh quan Phật giáo thì thời gian vô lượng, không gian vô cùng.
Hơn nữa đã là Phật thì nơi nào cũng có Phật. Thời gian dẫu trong
mỗi sát na thì cũng có sinh – trụ – dị – diệt – xuân sanh, hạ
trưởng, thu liểu, đông tàn; Ngày mồng Một Tết Âm lịch là ngày
vía Đức Di Lặc. Đó là ý nghĩa của sự sống vui đẹp, hạnh phúc,
đồng cảm với tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
- Một ngày mới
người ta nhìn lại qúa khứ, hướng đến tương lai với bao hy vọng
cho nhau những điều tốt đẹp nhất. Do đó chọn ngày kỷ niệm Phật
Di Lặc vào thời điểm ấy bằng hình tượng hoan hỷ, được đảnh lễ
chiêm bái Ngài thật là hân hạnh và lạc quan. Tin tưởng, hy vọng
để làm chất liệu bổ sung năng lượng cho cuộc sống là rất cần.
Trong kinh Di Lặc Thượng Sanh Đức Phật nói: “Những ai chuyên tâm
tu hành chân chính, tạo nhiều quả phúc tốt đẹp cho mình, cho
người thì: “Trong đời vị lai tất nhiên được gặp Đức Di Lặc Phật
phù hộ, độ trì, vào hội Long Hoa thính pháp chứng quả xuất thế”.
- 6. Bồ
Tát Di Lặc đản sinh
- Một nhà
nghiên cứu là ông Phạm Công Thiện đã nói: “Lý tưởng là ảo
tưởng”, chỉ cho lý tưởng đó không có cơ sở dẫn đến thực tế. Nơi
đây lý tưởng Bồ tát Di Lặc sanh lên trời Đâu Suất, hạ xuống nhân
gian thành Phật có ghi trong kinh tạng Nguyên thỉ (Kinh Tuyết
Bổn, Trung A Hàm), được giáo lý Đại Thừa phát triển minh họa
truyền bá phổ thông.
- Trong Đại
Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh điển chính thức nói về việc
sanh lên cõi trời Đâu Suất, từ cõi trời Đâu Suất, giáng sanh
xuống cõi Diêm Phù Đề, thành Phật, quốc độ, thời tiết nhân
duyên, chủng tộc, xuất gia, thành đạo và chuyển pháp luân của Bồ
tát Di Lặc.
- Chúng ta chỉ tìm hiểu hai hệ
thống chính liên quan đến lý tưởng đản sanh của Ngài mà thôi.
-
· Lý tưởng thượng
sanh (Kinh Di Lặc thượng sanh Đâu Suất thiên)
- Tín ngưỡng thượng sanh cho rằng
hiện nay Bồ tát Di Lặc đang nói pháp trên cung trời Đâu Suất.
Các Kinh điển thượng sanh diễn tả tỉ mĩ về cõi trời này. Đây là
tầng trời thứ tư trong sáu tầng trời cõi dục. Tuy là cõi dục,
nhưng cõi trời này có những cái ưu việt mà các tầng trời khác
không có. Thiên cung Đâu Suất có hai phần nội viện và ngoại
viện. Thiên chúng ở ngoại viện vẫn hưởng thú vui ngũ dục nên để
bị đoạ lạc chỉ có tại nội viện, nơi Bồ tát Di Lặc đang thuyết
pháp thì gần giống Tịnh độ là nội viện thiên cung Đâu Suất,
người nhất tâm giữ giới thập thiện hành thiền định tu sau khi
mạng chung sẽ được thăng thiên như ý, Bồ tát Di Lặc không tiếp
dẫn, nhưng ai đạo lực đủ sức thì đến, Ngài và thánh chúng tiếp
nhận hoan hỷ.
- Lý tưởng Bồ
tát Di Lặc thượng sanh có rất sớm ở Ấn Độ, ở Trung Quốc có Ngài
Đạo An (314-385) Đạo Kiếu, Ngài Huyền Trang, Ngài Khuy Cơ (đời
Đường) Đàm Phó, Đàm Võ, các bậc danh tăng ấy cùng hoằng dương
tín ngưỡng thượng sanh Đâu Suất và trở thành truyền thống của
tông Pháp tướng.
- Trong các bộ
sám văn được trứ tác thời kỳ này như: Từ Bi Thủy Sám, Tam muội
Thủy Sám, Lương Hoàng Sám, chúng ta thấy nói nhiều đến tín
ngưỡng thượng sanh. Nhưng từ đời Diêu Tần về sau, khi
Kinh Di Đà được dịch sang Trung Quốc thì có rất nhiều người phát
nguyện sanh về tây phương Tịnh Độ, do Đức Phật A Di Đà và thánh
chúng phương tây có tiếp dẫn người niệm Phật nhất tâm.
-
· Lý tưởng hạ sanh
(Kinh Di Lặc sanh thành Phật)
- So với lý
tưởng thượng sanh, lý tưởng hạ sanh rất phổ biến. Lý tưởng cho
rằng tương lai Bồ tát Di Lặc giáng sinh cõi Diêm Phù Đề, thành
Phật dưới cội Long Hoa và thuyết pháp ba hội để hóa độ chúng
sanh. Do đó có thuyết “Long Hoa tam hội”. Nếu chúng sanh tu tạo
nhân duyên phước báo, trụ sanh ở Diêm Phù Đề. Khi Di Lặc Bồ tát
giáng sanh sẽ được trực tiếp giáo hóa.
- Đời Tống, vua
Minh Đế (465-471) soạn Long Hoa Thệ nguyện văn, ngài Nam Nhạc
Hụê Tư soạn Lập Thệ nguyện văn… Đều nói về thuyết Di Lặc hạ
sanh.
- Do lý tưởng
hạ sanh được vua chúa Trung Hoa tôn sùng nên việc khắc tạo tượng
Phật Di Lặc ở Trung Quốc cực thịnh và ảnh hưởng nhiều đến các
nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam…
- Nói chung tín
ngưỡng hạ sanh được nhiều người tin tưởng không đi sâu vào Duy
thức học, đưa đến vài tệ đoan đáng tiếc trong lịch sử phát triển
Phật giáo như kẻ gian ngụy tạo Kinh điển, tự xưng Bồ tát Di Lặc
giáng sanh để phục vụ mưu đồ xấu, hay cho rằng sắp tận thế, gần
đến Hội Long Hoa, để thủ lợi dân chúng không lo làm ăn tu tập,
cứ mơ mộng hảo huyền, nghèo đói bệnh tật; đói thiếu cơm ăn, đau
không thuốc uống !
- 7. Tín
ngưỡng Di Lặc Bồ tát
- Bao giờ đến
Hội Long Hoa ? Câu hỏi đó đã có từ hàng ngàn năm trước, càng trở
thành cấp bách ở những năm cuối thế kỷ 20. Bây giờ chúng ta bước
qua thế kỷ 21, người ta vẫn còn thì thầm bàn tán về Hội Long Hoa
xuất hiện Đức Phật Di Lặc ra đời cứu vớt những người tu phước
hành thiện, còn kẻ ác sẽ bị quả báo xấu !
- Đến nay “Đức
Phật Di Lặc” vẫn còn ở tận nơi đâu ! Trời chưa sập, đất chưa
tan; nhưng niềm tin của con người vẫn còn đó. Đã có nhiều người
nản lòng thối thất đạo tâm !
- Từ đời Đường năm 689, Võ Tắc
Thiên đã lợi dung danh nghĩa, tự xưng mình là đức Di Lặc tái
sanh. Năm 613, Tống Tử Hiền và Hướng Hải Minh tự xưng là Di Lặc
xuất thế để tập hợp dân chúng làm loạn v.v…
- Thực ra
thuyết Di Lặc hạ sanh cũng có những giá trị tích cực, nhằm
khuyên người tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ để mình và người
cùng lợi lạc. Song nếu không khéo tìm hiểu, thì mù quáng ngụy
tạo văn kinh thì đó là người kém trí hụê suy xét. Phật đã dạy:
“Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”.
- Việc Bồ tát
Di Lặc hạ sanh như đã nói tính ra phải đến 57 tỷ 60 triệu năm
nữa Phật Di Lặc mới ra đời thuyết kinh hóa chúng. Đây chính là
lời huyền ký của đức Phật Thích ca
- Đời sống vốn ngắn ngủi, đêm vô
minh huyền ảo, dầy đặc chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói, môi
trường nhiểm ô; Mọi thứ khổ não đe dọa như lưỡi hái tử thần treo
lơ lửng trước mạng sống con người. Sống trong nhiều nỗi khổ đau
và sợ hãi lo âu, con người thì yếu đuối, nên người ta cần một
điểm tựa tinh thần, một chốn quay về, một nơi ủy thác. Ở đó hứa
hẹn một sự an lạc trường thọ, hoan hỷ, không có cướp bóc lường
gạt. Có phải đó là một thiên đường không tưởng ? Không ! Nó vẫn
có đó ! Ở đâu ? Ở ngay trên nụ cười Di Lặc.
- Từ bi hỷ xả
là Tịnh Độ Di Lặc, trụ nơi vô sở trước (Tâm không dính mắc, an
trú chánh niệm, buông xả) là ngồi yên nơi cội Long Hoa, hành trì
Giới, Định, Huệ, là lắng nghe ba hội thuyết pháp, và chính cái
tâm trí tụê vô nhiễm là Đức Phật tại thế. Sáu mươi tỷ năm cũng ở
tại bây giờ, đợi chờ chi, tìm kiếm gì, khi pháp giới hiện ra nơi
tâm tõ ngộ Phật tánh.
- Mỗi vị Phật chủ về một hạnh, như
đức Di Đà chủ hạnh trang nghiêm, đức Thích Ca chủ hạnh thanh
tịnh, cũng vậy đức Di Lặc chủ về hạnh hỷ xả. Qúi vị tín ngưỡng
Di Lặc ? Hãy có tâm thương yêu và hỷ xả. Nếu như hiện tại Đức Di
Lặc có ra đời mà tâm ta sân hận, phiền não, tạo nghiệp tam đồ
thì làm sao dự vào pháp hội Long Hoa !
- C.
KẾT LUẬN
- Sống trong
thế giới này người giác ngộ tu tiến có cuộc sống tự tại giải
thoát, dù ở đâu chăng nữa cũng được hồn nhiên hạnh phúc với Phật
tánh hằng hữu. Tại sao người ta mơ ước viển vông, không lo tu
tập như Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm học đạo trí huệ
với Ngài Văn Thù Bồ Tát, học hạnh Quán Âm lắng nghe tiếng kêu
đau thương của chúng sanh xem xét cứu khổ… Được Di Lặc Bồ Tát
khảy móng tay 3 lần mở cửa lầu các Tỳ Lô Giá Na, thấy chư Phật
ba đời lợi ích chúng sanh. Tỳ Lô Gia Na tiêu biểu cho pháp thân
Phật thanh tịnh. Người tu sĩ công phu tự hiển lộ pháp thân thanh
tịnh mới được Bồ tát Di Lặc cho thấy Phật Tỳ Lô Giá Na, Di Lặc
Bồ Tát là người giữ Tỳ Lô Giá Na lầu các, tức Ngài sử dụng được
chơn tâm thông với Phật và chúng sanh, xứng đáng được tôn là Tổ
sư Duy thức học.
- Pháp sư Đạo
An đời Đông Tấn khai thủy, Pháp sư Huyền Trang, Khuy Cơ đời
Đường; Thời cận đại, Thái Hư đại sư, Ngài Từ Hàng viên tịch ở
Đài Loan đều phát nguyện sinh Trời Đâu Suất gặp Bồ tát Di Lặc.
Trước khi được sanh lên các Ngài tu theo hạnh Bồ Tát Di Lặc làm
rạng rỡ Phật giáo một thời.
- Chúng ta được
hành hạnh Từ bi hỷ xả như Bồ Tát Di Lặc còn gì hạnh phúc bằng
khi xuân đến giữa đất trời mênh mông, dưới Phật đài, trong mái
chùa thân thương đầm ấm với lời kinh tiếng mõ… Xảõ bỏ sầu tư
trĩu nặng. Sẽ nhận thức được nụ cười Di Lặc Bồ tát làm rúng động
Tam thiên và tô thắm cho hoa mai, hoa cúc, hoa đào mãi mãi xinh
tươi giữa mùa xuân đại thể.
-
- SÁCH THAM
KHẢO
- 1. Bách Pháp
Minh Môn Luận – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
- 2. Duy Thức
Tam Thập Tụng – Thích Thiện Hoa dịch, NXB Tp. Hồ Chí Minh 1992.
- 3. Duy Thức
Học – Thích Quảng Liên, Thiền Viện Quảng Đức, Sài Gòn Xuất bản
1972.
- 4. Giảng Luận
Buy Biểu Học – Thích Nhất Hạnh, Lá bối XB 1996.
- 5. Kinh Di
Lặc Thượng Sanh Đâu Suất Thiên.
- 6. Kinh Di
Lặc Hạ Sanh Thành Phật.
- 7. Kinh Trung
A Hàm, Đại Tạng Kinh Việt Nam.
- 8. Lược Giải
Kinh Hoa Nghiêm – HT. Thích Trí Quảng, NXB. Tp. Hồ Chí Minh 1996
PL. 2453.
- 9. Niệm Phật
Sanh Tịnh Độ – Thích Thánh Nghiêm – Thích Chân Tính – NXB Tôn
Giáo Hà Nội, PL. 2543.
- 10. Thiền
Đạo Tu Tập (The Parctice of zen), Chang Chen chi – Như Hạnh,
Kinh Thi, Sài Gòn XB, 1972.
--o0o--
|
|