|
BỒ TÁT HẠNH
- Ý Nghĩa
- Vía Phật -
Bồ Tát Trong Năm
- ---o0o---
-
TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA
-
(Bodhidharma)
-
Thích An Hải
-
--o0o--
-
-
1. Tiểu sử
-
Nếu tính từ Tổ Sư
Maha Ca Diếp đời thứ nhất truyền xuống Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma là vị
tổ thứ 28, sang Trung Hoa, ngài là vị tổ thứ nhất Thiền Tông,
ngài xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XI, khoảng 1000 năm sau Phật
Niết bàn.
-
Ngài là người của
nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (De-Khan), Ấn Độ, con thứ
ba của vua Hương Chí dòng Sát Đế Lợi, thuở nhỏ ngài có ý chí
siêu việt và đặc tài hùng biện.
-
Nhân khi vua Hương
Chí thỉnh tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La vào hoàng cung cúng dường.
Trong số phẩm vật có viên bảo châu, Tổ hỏi ba vị hoàng tử:
-
-Trên đời này còn có
vật gì quí bằng hạt châu này chăng?-Vương tử Nguyệt Tịnh Đa La,
và con thứ của vua là Công Đức Đa La đều đồng ý cho rằng: “Hạt
châu ấy quí giá cùng tột, không phải trong nhà vua thì khó có
được”. -Bồ Đề Đa La thưa: “Châu này của thế gian chưa đủ làm cao
hơn hết, nếu so vơí Pháp bảo, nó chỉ cứu nghèo đói, không cứu
được khổ sinh tử. Aùnh sáng trí tuệ hơn hẳn ánh sáng bảo châu,
vì có trí tuệ người ta mới nhận ra quí báu của châu. Trong các
thứ trong sạch chỉ có tâm trong sạch là hơn hết, như tâm tổ sư
trong sạch sáng tỏ báu kia liền hiện. Những ai có đạo đức thì
tâm cũng quí báu như thế.”
-
Tổ Sư khen ngợi tài
biện luận của Bồ Đề Đa La và hỏi tiếp:
-
-Trong các vật, vật
gì không tướng?
-
-Trong các vật, chẳng
khởi là không tướng.
-
-Trong các vật, vật
gì là tối cao?
-
-Trong các vật, nhơn
ngã là tối cao
-
-Trong các vật, vật
gì tối đại?
-
-Trong các vật, pháp
tánh là tối đại.
-
Tổ vui lòng biết đại
pháp sẽ có người xứng đáng nối dõi truyền bá lợi ích chúng sinh.
Một hôm vua Hương Chí hỏi tổ:-“Tôi thấy các thầy đều tụng kinh,
tại sao Tôn Giả không tụng?”-Tổ đáp:-“Tôi thở ra chẳng tiếp các
duyên, hít vào không ở trong ấm giới, thường tụng kinh này trăm
ngàn muôn ức quyển.”
-
Vua Hương Chí băng hà
hoàng cung đều vang lên tiếng khóc, duy có Bồ Đề Đa La điềm
tỉnh, ngồi nhập định chỗ hoàn linh cửu cha suốt bảy ngày. An
táng nhà vua xong, Bồ Đề Đa La, xin phép mẹ và hai anh đi xuất
gia. Thấy cơ duyên thuần thục, Tổ Bát Nhã độ ngài cho làm đệ tử,
thỉnh chư tăng làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc, tổ bảo:
-
-Đối với các pháp con
đã được thông suốt, nên đổi hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Từ đấy ngài
được thân cận hầu hạ bên thầy.
-
Bodhidharma :Bồ Đề là
đạo chính giác: Đạo thông suốt, giác là ngộ chân chính, giác ngộ
pháp tính. Đạt Ma là pháp, qui tắc, quỹ trì. Qui tắc là khuôn
mẫu, phép tắc; quỹ trì là duy trì tư tưởng, nắm giữ ý tứ. Bồ Đề
Đạt Ma, là nắm giữ phép tắc, ý tứ đạo giác ngộ của chư Phật.
-
Một hôm Tổ Bát Nhã Đa
La gọi ngài đến truyền pháp yếu và phó chúc:
-
- Chánh pháp nhãn
tạng của Đức Như Lai lần lược truyền trao, nay trao lại cho
ngươi khéo truyền bá đừng cho đoạn dứt, nghe ta nói kệ:
-
Tâm địa sanh như
chủng,
-
Nhơn sự phục sanh lý.
-
Quả mãn Bồ Đề viên.
-
Hoa khai thế giới
khởi.
-
Dịch:
-
Đất tâm sanh các
giống,
-
Nhơn sự lại sanh lý.
-
Quả đầy Bồ Đề tròn,
-
Hoa nở thế giới sanh.
-
Khi lãnh thụ bài kệ
nói pháp và y bát, ngài Bồ Đề Đạt Ma trở thành vị tổ thứ 28
Thiền Tông, một pháp tử chân truyền, Tổ Bát nhã dặn dò:
-
-Con tạm giáo hóa ở
nước này, sau sang Trung Hoa, mới là duyên lớn. Song đợi ta diệt
độ 60 năm sau sẽ đi. Nếu đi sớm, có điều không tốt.
-
Những việc kiết hung
về sự giáo hoá ở Trung Hoa, ngài cầu xin tổ chỉ dạy, Tổ dùng
những lời sấm ký tiên đoán, xong rồi hiện các thứ thần biến thị
tịch. Ngài và các đệ tử quyến thuộc làm lễ trà tỳ nhục thân sư
phụ, lượm xá lợi, xây tháp cúng dường.
-
Vâng lời tổ dạy, ngài
ở tại nước nhà giáo hoá chúng sinh, vị huynh đệ với ngài là Phật
Đại Tiên cùng chung sức với việc hoằng pháp độ sinh. Người ta
nói: “Hai ngài là hai vị hoạt Phật mở cửa cam lồ tấm mát thế
gian nhiệt não!”
-
Vua Nguyệt Tịnh băng,
con vua là thái tử Dị Kiến nối ngôi, không bao lâu sau vua lại
tin theo ngoại đạo bài bác Phật giáo. Ngài cho đệ tử là Ba La Đề
đến cung vua nhiếp hóa. Sau khi trở về phật giáo, vua Dị Kiến
mới biết Ba La Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh
ngài về hoàng cung giáo hóa một thời gian; thấy cơ duyên sang
Trung Hoa đã đến, ngài đem lời huyền ký của Tổ Bát nhã Đa La
thuật lại cho vua biết. Vua không thể can ngăn, đành sắm một
chiếc thuyền buôn cho thủy thủ đưa ngài vượt biển sang Trung
Hoa; vua và quần thần, đệ tử tiển đưa ngài đến cửa biển: ngài ở
trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng Châu, nhằm
đời Lương, niên hiệu phổ thông năm thứ nhất (520 sauTC),ngày
21/09 năm canh tý, quan Thứ Sử tỉnh này ra đón tiếp ngài, dâng
sớ về triều tâu lên Lương Vũ Đế, vua được sớ sai sứ lãnh chiếu
chỉ thỉnh ngài về Kim Lăng ( kinh đô nhà Lương) cúng dường, vua
Vũ Đế hỏi:
-
-Trẩm từ lên ngôi đến
nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng rất nhiều, vậy có công đức gì
không? Sư đáp: “đều không có công đức, tại sao ? Bởi vì những
việc vua làm là nhân hữu lậu, chỉ có tiểu quả trong vòng Nhân -
thiên như ảnh tuỳ hình, tuy có phúc đức nhưng không phải thật.”
Vua hỏi:
-
-Thế nào là công đức
chân thật?-Sư đáp: Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng,
như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc xây
chùa, chép kinh, độ tăng cầu được. - Vua hỏi
-
-Thế nào là Thánh Đế
Đệ Nhất Nghĩa? - Sư đáp:
-
-Một khi đã tỉnh rõ,
thông suốt rồi, không có chi gọi là Thánh
-
( Quách Nhiên Vô
Thánh).
-
-Ai đang đối diện với
trẩm đây?
-
-Tôi không biết.
-
Vua Võ Đế không lãnh
ngộ được, lòng không vui, lui về nghỉ, sư biết tâm vua không kết
hợp pháp mình, vì vậy đến ngày 19/10 năm ấy, sư qua Giang Bắc,
đến 23 tháng 11, sư sang Lạc Dương. Đến đời Hậu Ngụy, vua Hiếu
Minh, năm Thái Hòa thứ 10, sư lên Tung Sơn, vào chùa Thiếu Lâm,
ngồi ngó vách, trọn ngày làm thinh. Người đời không hiểu gì cả,
gọi sư là “Bích Quán Bà La Môn”, nghĩa là ông Bà La Môn ngó
vách.
-
Về sau vua Lương Võ
Đế được Chí Công Hòa thượng, một cao tăng đắc đạo, cho biết Bồ
Đề Đạt Ma là Quán Âm Đại Sĩ truyền tâm ấn Phật, lời thầy nói là
chân lý, vua Vũ Đế cho sứ đến chùa Thiếu Lâm thỉnh cầu, thì Tổ
Sư Đạt Ma đã nhập thất. Mẫu đối thoại kỳ đặc trên được Đức Lục
Tổ quyết Nghi cho Vi Thứ Sử, Pháp Bửu Đàn Kinh, phẩm III như
sau: “....cất chùa, chép kinh, độ tăng bằng cách đãi chay làm
phước là phước đức, công đức phải thấy trong bản tánh mình.
Phước đức và công đức khác nhau”, rõ là vua Lương Vũ Đế không am
tường phật lý.
-
Có vị tăng tên Thần
Quang, học thông các kinh sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh
ngài tìm đến yết kiến. Thần Quang đã đủ lễ nghi mà ngài vẫn ngồi
im lặng ngó vào vách. Quang nghĩ: “Người xưa xả thân cầu đạo,
nay ta chưa được một trong muôn phần của các ngài”. Hôm ấy nhằm
tiết mùa đông ( mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả,
Thần Quang vẫn đứng yên ngoài trời chấp tay hướng về ngài. Đến
sáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, gương mặt Thần Quang vẫn thản
nhiên. Ngài thương tình xoay ra hỏi:
-
- Ông đứng suốt đêm
trong tuyết, ý muốn cầu việc gì ?
-
Thần Quang thưa:
-
- Cúi mong Hoà thượng
từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng sinh.
-
- Diệu đạo của chư
Phật, dù nhiều kiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, nhẫn
được việc khó nhẫn, còn không thể đến thay, huống là dùng chút
công nhỏ này cầu làm sao được pháp chân thừa ?
-
- Thần Quang nghe sư
quở, tự lấy dao bén chặt đứt cánh tay trái, để tỏ lòng thành
khẩn cầu đạo, Tổ sư biết đây là pháp khí (một khí dụng tốt để
truyền bá chánh pháp) nên nói:
-
- Chư Phật ban sơ
phát tâm cầu đạo dám bỏ thân, ông nay chặt tay trước mặt tôi,
vậy ông muốn cầu gì ?
-
- Pháp ấn của Chư
Phật con có thể được nghe chăng?
-
- Pháp ấn của Chư
Phật không thể từ người khác mà được.
-
- Tâm con chưa an,
xin thầy dạy pháp an tâm.
-
- Ngươi đem tâm ra
đây ta an cho.
-
- Con tìm tâm không
thể được.
-
- Ta đã an tâm cho
ngươi rồi.
-
- Thần Quang nhơn đây
được giác ngộ, ngài đổi tên Thần Quang là Huệ Khả. Từ đây kẻ
tăng người tục đua nhau yết kiến ngài, tiếng tâm vang dậy. Vua
Hiếu Minh Đế nước Ngụy sai sứ ba phen cầu thỉnh, ngài đều từ
chối. Nhà vua càng kính trọng, sai sứ đem lễ vật cúng dường: Một
cây tích trượng, hai y kim tuyến, một bình bát,.....thấy vua có
lòng thành ngài phải nhận. Ngài mở cửa phương tiện nói pháp để
giáo hóa môn đồ, người người cảm mến qui y Tam Bảo.
-
Chín năm trôi qua, kể
từ khi đến Trung Quốc, sư có ý muốn hồi hương, nên gọi các đệ tử
đến nói:
-
- “Giờ ta ra đi sắp
tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình.
-
Đạo phó ra bạch:
-
-“Theo chỗ thấy của
con, muốn thấy đạo, phải chẳng chấp văn tự, cũng chẳng lìa văn
tự.
-
Sư đáp:
-
- Ông được lớp da của
tôi rồi.
-
Tổng Trì Ni nói:
-
- “Chỗ giải của con,
như Tổ A-Nan mừng vui thấy nước Phật A Súc Bất động được một
lần, sau không còn thấy lại nữa. - Sư nói: - Bà được phần thịt
của ta!
-
Đạo Dục thưa:
-
- Bốn đại vốn không,
năm uẩn chẳng phải thật có, chỗ của con không một pháp nào khá
được.
-
Sư nói:
-
- Ông được bộ xương
của tôi rồi !
-
Sau cùng, tới phiên
Huệ Khả, Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng im lặng ngay tại chỗ, không
bạch, nói gì cả. Sư bảo:
-
- Ông được phần tuỷ
của tôi.
-
Ngài gọi Huệ Khả đến
dặn dò:
-
- Xưa Như Lai trao
“chánh pháp nhãn tạng” cho ngài Ca Diếp, từ đó Chánh pháp được
liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ông, ông khá nắm
giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một
việc ông nên khá biết.- Huệ Khả bạch:
-
- Xin thầy từ bi chỉ
bảo mọi việc.
-
Tổ bảo:
-
- Trong truyền tâm
ấn để khế hợp chỗ tâm chứng, ngoài trao cà sa để định tông chỉ.
Đời sau có người cạnh tranh nghi ngờ, họ nói: “Ta người Ấn, ông
là người Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy gì để minh
chứng?”Ông gìn giữ pháp y này đem ra làm biểu tín, thì sự giáo
hoá không bị trở ngại. Hai trăm năm sau ta diệt độ, y bát dừng
không truyền, vì lúc đó Phật pháp thạnh đấu tranh, người hiểu
đạo nói lý rất nhiều, người hành đạo và thông lý rất ít. Tuy
nhiên người thầm thông lặng chứng cũng có, vậy ông nên cố xiển
dương đạo pháp, đừng khinh người chưa ngộ. Hãy nghe ta nói kệ:
-
Ngô bổn lai tư thổ
-
Truyền pháp cứu mê
tình
-
Nhất hoa khai ngũ
diệp
-
Kết quả tự nhiên
thành
-
Nghĩa:
-
Ta sang đến cõi này
-
Truyền pháp cứu mê
tình
-
Một hoa nở năm cánh
-
Nụ trái tự nhiên
thành
-
Sư lại nói thêm: “Ta
có bộ kinh Lăng Già 4 cuốn, nay cũng giao luôn cho ông, đó là
đường vào tâm giới, giúp chúng sinh mở được kho tri kiến của
Phật. Ta từ Nam Ấn đến phương đông này, thấy Xích Huyện Thần
Châu (Trung Quốc), có đại thừa khí tượng, nên vượt qua nhiều
nơi, vì pháp tìm người. Nay được ông để truyền thọ y pháp, chí
ta đã toại ! Nói xong, sư cùng đệ tử đến chùa Thiên Thánh, lưu
lại ba hôm. Có người tên Thành Thái, tự Dương Huyễn Chi, sớm mộ
phương tu thành phật đến hỏi:
-
- Nghe sư bên Tây
Thiên, thừa tiếp pháp Ấn làm tổ, vậy xin dạy cho con biết đường
đưa đến tổ vị như thế nào ?
-
Sư đáp:- Sáng tỏ Phật
tâm, nói làm phù hợp đó gọi là tổ.
-
- Ngoài ra còn gì
không ?
-
- Nên sáng tâm người,
biết rành kim cổ, chẳng chán có không, đối đáp chẳng nắm, chẳng
hiền, chẳng ngu, không mê không ngộ; giải được như thế đáng xưng
là tổ.
-
Thành Thái lại hỏi:-
Đệ tử thành tâm quy y Tam bảo đã mấy năm rồi, nhưng trí tuệ còn
mù mờ, chân lý chưa rõ. Cúi xin Sư từ bi khai mở đường tu cho
gần với Phật tổ. Ngài vì ông nói kệ:
-
Diệc bất đổ ác nhi
sanh hiềm
-
Diệc bất quán thiện
nhi cần thố
-
Diệc bất xả trí nhi
cận ngu
-
Diệc bất phao mê nhi
tựu ngộ
-
Đạt đại đạo hề quá
lượng
-
Thông phật tâm hề
xuất độ
-
Bất dữ phàm thánh đồng triền
-
Siêu nhiên danh chi
viết tổ.
-
Dịch nghĩa:
-
Cũng đừng thấy dữ mà
sanh chê
-
Cũng đừng thấy lành
mà ái mộ
-
Cũng đừng bỏ trí mà
gần ngu
-
Cũng đừng vứt mê cầu
ngộ
-
Được vậy thì:
-
Đến đại đạo to vô
lượng
-
Thông phật tâm muốn
cứu độ
-
Chẳng cùng phàm thánh
sánh vai
-
Vượt trên đối đãi gọi
đó là tổ
-
Thành Thái, nghe kệ
nửa vui nửa xót bạch:
-
- Xin Sư ở lâu nơi
thế gian để hoá độ chúng hữu tình.
-
Sư nói:- Ta sắp đi
đây, không thể ở lâu; người đời căn tánh muôn sai, ta đã gặp
nhiều hoạn nạn rồi.
-
Thành Thái:
-
- “Ai làm hại sư, xin
cho biết, đệ tử nguyện trừ.”
-
Tổ nói:
-
- Ta đã đem bí mật
của Phật ra truyền để lợi ích chúng sanh, nay hại người để mình
an, làm sao có lý ấy đặng ?
-
- Sư chẳng nói thì
lấy gì tiêu biểu cho sức thông biết khắp cùng của sư ?
-
Sư đọc một bài kệ sau
đây có tính cách như một bài sấm:
-
Giang tra phân ngọc
lãng
-
Quản cự khai kim toả
-
Ngũ khẩu tương cộng
hành
-
Cữu thập vô bỉ ngã
-
Dịch:
-
Thuyền lướt, chia
sóng ngọc
-
Đuốc nêu, mở khóa
vàng
-
Năm miệng ta cùng khứ
-
Chín, mười hết ta,
chàng.
-
Thành Thái không hiểu
gì cả, chỉ gắn ghi vào lòng rồi tạ từ lui gót.
-
Bài sấm của sư đương
thời không ai độ được, nhưng về sau có phần ứng nghiệm. Dưới
thời nhà Ngụy kẻ anh tài chống lại Thiền môn rất nhiều, nào là
Quan Thống Luật Sư, Lưu Chi Tam Tạng ... thấy Sư lấy tâm làm
trọng, các vị đã cùng Sư luận nghị mấy phen nhiệt liệt, trong
khi ấy xa gần, sư đều cho nổi lên một trận huyền phong và đổ
xuống một trận mưa pháp, chan hòa ban rảii khắp nơi, sự thành
công vẻ vang này kích thích kẻ ác gia tâm làm thuốc độc hại sư.
-
Trên thực tế, sư đã
bị thuốc 5 lần, đến lần thứ 6, thấy sứ mệnh hoằng hóa đã hoàn
thành, công việc truyền pháp cũng đã có người, sư không tự cứu
nữa, ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng 10 năm
Bính Thìn, nhằm niên hiệu Đại Thông năm thứ 2, nhà Lương ( 529
TC), ( năm Thái Hòa thứ 19, đời Hiếu Minh Hậu Ngụy). Đến ngày 28
tháng chạp cùng năm, nhục thể của Sư được nhập tháp tại chùa
Định Lâm, núi Hùng Nhĩ. Đúng như lời sấm của sư, câu “Ngũ khẩu
tương cộng hành”, vì ghép chữ ngũ (五)
trên chữ khẩu (口),
thành chữ ngô (吾),
câu này có nghĩa là “Ta sẽ đi”. Còn câu chót “Cửu thập vô bĩ
ngã”. Sư nói trước ngày viên tịch: mồng 9 tháng 10.
-
Ba năm sau, Tống Vân
qua nhà Ngụy, đi sứ Tây Vức về, gặp Sư Đạt Ma tại ngọn núi Thông
Lãnh, thấy Sư tay cầm một chiếc dép, một mình đi mau như bay,
Tống Vân hỏi:
-
- Sư đi đâu đó ?
-
Sư đáp: -Ta về Tây
phương - Sư lại nói thêm
-
- Chủ của ông đã
chán đời rồi.
-
Tống Vân sững sờ, từ
giã ngài về phục mạng thì ra vua Minh Đế đã băng hà, Hiếu Trang
Đế lên ngôi, ông đem việc ấy tâu lại, vua lệnh mở cửa tháp dở
nấp quan tài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc
dép. Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu Lâm. Đến đời
Đường niên hiệu Khai Nguyên năm thứ 15, nhằm năm Đinh Mão (728,
sau TC) môn đồ đòi chiếc dép về chùa Hoa Nghiêm, đến nay không
biết còn mất ở đâu.
-
Vua phong ngài hiệu
Viên Giác Thiền Sư, pháp hiệu Không Quán.
-
Theo truyền thuyết,
Ngài vượt sông Dương Tử trên một lá lau, tích này về sau trở
thành một chủ đề ưa thích của hội họa thiền.
-
Tác phẩm của ngài:
-
- Đạt Ma Hoà Thượng
Tuyệt Quán luận
-
- Nam Thiên Trúc, Bồ
Đề Đạt Ma Thiền Sư quán môn (Đại thừa pháp luận)
-
- Thiếu thất lục môn
tập
-
- Thích Bồ Đề Đạt Ma
vô tâm luận
-
- Thiền Môn Nhiếp yếu
-
-Thiếu Thất Dật
thư..vv..
-
Từ điển Phật học Huệ
Quang:- “Theo sự khảo cứu các tư liệu đào được ở Đôn Hoàng, các
học giả cho rằng: Trong các tác phẩm để lưu truyền học thuyết
của Đạt Ma xưa nay hình như chỉ có Luận Nhị Nhập tứ hạnh là bộ
luận mang tư tưởng chân chính của Bồ Đề Đạt Ma”.
-
2. Hình ảnh biểu
trưng
-
Nói đến Bồ Đề Đạt Ma,
là người ta nghĩ ngay đến một vị Sư hình tướng dậm vỡ, mặc áo
tràng màu đen, quần nâu, trên vai quảy một chiếc gậy treo tòn
ten một chiếc dép, mặt mày nghiêm khắc, râu ria xồm xàm, đôi mắt
sáng quắc tinh anh, đứng trên một lá lau phiêu diêu trên sóng
gió. Hình tượng này được thờ kính trang nghiêm nơi hậu tổ phía
sau chính điện thờ Phật của đại đa số chùa chiền Việt Nam, Trung
Hoa, Nhật Bản..vv..biểu tượng ngài là một vị tổ sư quan trọng
trong các vị tổ được truyền y bát thay Phật hoằng hóa chúng
sinh.
-
Sông biển là môi
trường sinh sống của các loài thủy tộc hiền và dữ, nơi có sóng
to gió lớn đe dọa mạng sống con người. Theo Kinh Đại Bát Nhã,
phẩm Thường Đề bồ Tát, “Sông biển cũng thường phát sanh châu
ngọc. Châu ngọc không từ đâu đến, cũng không đi về đâu, chân tâm
thanh tịnh của Phật và chúng sanh cũng thế.” Cây bồ đề giác ngộ
phải bám sâu vào mãnh đất khổ đau mới đứng vững giữa cuộc đời
nhiều giông gió hứng chịu nắng mưa che bóng mát cho người. Ngài
đứng trên sóng gió oai nghi hùng dũng, điểm tựa là cành lau nhỏ
bé nói lên người giác ngộ giải thoát thân thể nhẹ nhàng, như hoa
sen tự tại trên ao hồ tỏa ngát hương thơm. Chiếc gậy tượng trưng
cho thiền pháp, gậy thiền. Một chiếc dép tượng trưng cho giáo lý
không hai, chúng sanh là Phật.
-
Nhà họa sĩ, điêu khắc
kết hợp ý nghĩa biểu trưng, việc ngài mới đến Trung Hoa, vua
Lương Vũ Đế, một đại cư sĩ xây cất nhiều chùa, độ nhiều chúng
tăng, hiểu giáo nghĩa uyên bác, giảng pháp hay đến chư Thiên
rắc hoa cúng dường, mà chưa thật chứng, nên bái thỉnh tổ sư giải
đáp câu hỏi:- “Thế nào là đệ nhất nghĩa thánh đế? -Sư đáp:- Một
khi đã tỉnh rõ thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”.
(Quách nhiên vô thánh). Vua Vũ Đế không lãnh hội được, lòng
không vui. Sau đó Tổ sư đứng trên một lá lau vượt sông Dương Tử
vào đất Ngụy lên núi Thiếu thất, ngồi nhìn vách chùa Thiếu Lâm
đến chín năm. Đoạn cuối đời sau khi ngài thị tịch khoảng ba năm,
sứ giả Tống Vân thấy sư ở núi Thông Lãnh tay cầm một chiếc dép
đi về hướng tây như bay. Biểu tượng ấy nói lên tư tưởng ngài
nhất quán, trước sau như một là: “Thiền tổ sư truyền ngoài giáo
điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
-
3. Ý nghĩa hiện thực
-
Ước mơ lớn nhất của
đời người là sống an tâm hạnh phúc. Qua sự giải đáp khai thị cho
sư Thần Quang Huệ Khả về yếu chỉ của Thiền Tông Tâm ấn, chúng ta
thấy rõ hiện thực tâm lý của Phật giáo đồ trưởng thành là an tâm
trong sinh tử. Lịch sử con người từ thuở hồng hoang đến nay văn
minh tiến bộ, có phải luôn luôn khủng hoảng trong hòa bình và
trong chiến tranh ! Chiến tranh thì sợ nghèo đói huỷ diệt sinh
mạng, của cải. Kẻ thắng kiêu hãnh, người bại hổ người. Hòa bình
thì tranh giành địa vị, khủng bố tâm lý cạnh tranh sang hèn vinh
nhục. Chung quy cũng vì sự tham muốn hưởng thụ quá đáng của một
số người ích kỷ. Tám điều khổ của Diệu Đế thứ nhất, phàm nhân
không ai tránh khỏi.
-
Muốn hết khổ được an
tâm người ta thực hiện nhiều phương cách kinh tế, khoa học, văn
chương, triết học, tôn giáo, chính trị, quân sự.vv..nhưng được
gì?- khổ đau, hoảng loạn, bất an vẫn tồn tại trong cuộc sống.
Trong đạo Phật, các phương pháp tu hành của nhiều tông phái,
cuối cùng cũng đến an tâm trong sinh tử. Riêng ý của Tổ sư Bồ Đề
Đạt Ma là phải nhìn xuyên thấu tâm mình. Tâm chúng sinh có chơn
và vọng. Biết được chơn vọng thực tướng, thực tính vẫn là
“không”, siêu khỏi nhận thức này thì thành Phật. “ Chẳng cùng
phàm thánh sánh vai, vượt lên trên mới gọi là tổ”. Tổ hiểu biết
như Phật, an tâm hạnh phúc.
-
4. Ý nghĩa tâm linh
-
Ngài sinh ra đã có
túc nghiệp tốt. Phúc đức lớn được sinh vào cung vua làm Hoàng
Thái Tử, sống trên nhung lụa học hành chu đáo, được bái kiến Tổ
sư Bát Nhã Đa La, cúng dường nghe pháp buổi đầu tiên là trí tuệ
phát sáng. Tiến trình tư tưởng tâm linh ngài trong suốt nhạy bén
từ thuở còn niên thiếu khi bàn về giá trị bảo châu và trí tuệ:-
“Có trí tuệ người ta mới nhận ra bảo châu quý báu. Trong các thứ
trong sạch chỉ có tâm trong sạch là hơn hết. Như tâm Tổ sư trong
sạch sáng tỏ báu kia liền hiện”. Rồi ngài so sánh vật có tướng
và vô tướng:- “Tâm chẳng khởi là vô tướng”. Cuối cùng Bồ Đề Đa
La cũng giải được câu hỏi tối yếu của Tổ sư:- “Trong các vật
pháp tánh là tối đại”. Nghiên cứu qua đoạn tiểu sử này chúng tôi
có cảm nghĩ ngài đã ngộ đạo trước khi xuất gia được truyền tâm
ấn Phật !
-
Ngài cũng là người
con chí hiếu. Khi phụ hoàng qua đời khác, ngài nhập định nâng đở
thần thức cha sinh vào cõi lành đến 7 ngày đêm, không mời thỉnh
chư tăng tụng kinh niệm Phật cầu siêu theo lẽ thường trong phật
giáo tín ngưỡng.
-
Nhận thức rõ nỗi khổ
của chúng sanh và tâm an lạc xuất thế, ngài không lưu luyến ngai
vàng ngôi báu, quyết chí xuất gia tu học, xứng đáng được truyền
tổ vị, lãnh thọ Y bát làm chứng tín truyền pháp độ sanh.
-
Tâm lý ngài được biểu
lộ siêu thoát khẳng định qua mẫu đối thoại với vua Lương Vũ Đế:
“Một khi đã tỉnh rõ, thông suốt rồi, không có chi gọi là thánh”.
Đối với Thần Quang, ngài không luận giải “tính không” mà chỉ
thẳng chân không diệu hữu là như thế: “Ngươi hãy đem tâm ra đây
ta an cho – Con tìm tâm không thể được – Ta đã an tâm cho ngươi
rồi”. Nét đặc sắc của Bồ Đề Đạt Ma qua sự khai thị giáo huấn là
như thế đó. Vì phân biệt, luận giải, chứng minh dễ làm người
nghe rơi vào thiên chấp, không thể lãnh hội làm sao sống với tâm
linh siêu việt như Phật. Mà tâm linh này ai cũng có, sở dĩ
người ta cam phận làm chúng sinh vì không chịu học hỏi, khai
thác, sử dụng mà thôi.
-
5. Tiểu sử đời Ngài
rất có ý nghĩa soi gương
-
Đối với người muốn
tìm kiếm hạnh phúc siêu thế. Ngài đã tìm được hạnh phúc ấy và
sống như thực suốt cả cuộc đời trên nhân gian này.- Đã xuất thế
ly trần, ngài vẫn còn quan tâm đến người cháu là Dị Kiến, làm
vua không chánh kiến ảnh hưởng xấu đến quốc dân, nên tìm cách
giáo hoá. Tám mươi tuổi còn lên thuyền vượt biển sang Trung Hoa
tìm mảnh đất tốt cho hạt giống bồ đề nẩy nở. Nhờ công đức truyền
bá của ngài và những truyền nhân nối tiếp, ngày nay khắp nơi
trên thế giới ít nhiều gì cũng có người tu tập thiền pháp sống
an tâm hạnh phúc. Tâm từ bi trí tuệ của ngài biểu hiện rõ nét
khi nghe Thành Thái nguyện trừ kẻ làm hại sư -Sư nói: “ Ta đã
đem bí mật của Phật ra truyền để lợi ích chúng sinh, nay hại
người để mình an, làm sao có lý ấy đặng!”
-
Trong số các tác phẩm
của ngài lưu thông xưa nay, được dịch ra nhiều thứ tiếng Anh,
Pháp, Việt, Nhật..vv..Phổ thông nhất là bản pháp luận Nhị Nhập
Tứ Hạnh, cũng gọi là Nhị Chủng Nhập, hai yếu tố chính nhập đạo
thiền, tổng quan được các pháp tu của Phật giáo như sau:
-
- Lý nhập:
là mượn giáo để
ngộ vào Tông, tâm Tông. Tin sâu tất cả chúng sanh đều cùng một
chân tánh, vì khách trần bên ngoài, vọng tưởng bên trong che lấp
nên chân tánh không hiển lộ được. Nếu bỏ vọng về chân, tinh thần
ngưng trụ như vách đá, không phân biệt ta-người, thánh phàm một
bậc như nhau; cũng không lệ thuộc văn giáo, ngầm hợp với lý vô
vi vắng lặng hồn nhiên gọi lý nhập.
-
- Hạnh nhập:
Cũng gọi Tứ hạnh
nhập: 1- Báo oán hạnh:- Người tu hành gặp khổ không buồn.
Dù hiện tại mình không có lỗi, lãnh quả khổ là do sai lầm nhiều
kiếp trước. Chấp nhận nương theo đó tu gọi là Hạnh trả oán.
2-Tuỳ duyên hạnh:- Chúng sanh do nghiệp chuyển thành, chẳng
có cái tôi tự chủ, nên gió vui chẳng động, lặng lẽ tùy thuận
hành đạo. Gọi Tùy duyên hạnh. 3- Vô sở cầu hạnh:- Mê đắm
tham trước gọi là cầu. Kinh nói: “Còn cầu còn khổ, hết cầu mới
được vui”.Bậc trí ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, tâm an
trụ vô vi, thân hình tùy nghi vận chuyển, gọi hạnh Không cầu
mong. 4- Xứng pháp hạnh:- Lý thanh tịnh của tự tánh gọi
là pháp. Tin hiểu được lẽ ấy, mọi hình tướng hóa thành không;
hết nhiễm trước, hết chấp hai bên. Kinh nói: “Pháp không có
chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu, pháp không có tướng ngã, hãy
lìa ngã cấu”. Bậc trí tin hiểu như thế tùy xứng theo pháp hành
động, gọi Xứng pháp hạnh.”
-
Lý nhập liên quan đến
đốn ngộ, hạnh nhập là nội dung của tiệm tu. Tiệm tu đốn ngộ, đốn
ngộ tiệm tu bao gồm Yếu chỉ Thiền tông tâm pháp. Pháp thiền này
nhiều thành phần xã hội trong các quốc gia trên thế giới ai cũng
có thể tu được!- Có một số người biết ngài chín năm ngồi nhìn
vách đá (cữu niên diện bích), cho rằng oai nghi lẫm liệt ấy khó
tu theo là thiếu nghiên cứu, tư tưởng ngài rất thoáng tùy theo
căn cơ hướng dẫn chúng sanh tu tiến đến nơi an lạc nội tâm.
-
6. Nhận xét
-
Tôn giáo nào trên thế
giới cũng có giáo điều, tín ngưỡng, thần thoại. Đạo Phật cũng
thế, nhưng Tổ sư Đạt Ma, truyền nhân trứ danh của đức Phật, pháp
tu của ngài luôn được trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật soi sáng một thứ
nội lực kỳ đặc phá tan các chướng ngại tri kiến, phiền não;
khẳng định đạo Phật là một tôn giáo không tôn giáo. Kể từ khi
ngài xuất gia tu học, nhận lãnh y bát, truyền bá phật pháp đến
khi viên tịch, trí tuệ siêu nhân toả sáng qua phong cách hành sử
giản dị, uy đức tự tại.
-
Nếu nói tín ngưỡng,
Phật giáo đồ tin tưởng ngưỡng mộ ngài là người tu hành nghiêm
túc, thẳng thắng, hiền thiện minh triết.- Thần thoại, việc ngài
qua sông trên một lá lau, bị đầu độc sáu lần không chết, sau khi
viên tịch thân xác vùi sâu trong lòng đất còn hiện thân tướng
quảy một chiếc dép nơi đầu gậy Thiền gác trên vai đi như bay
trên ngọn thông lãnh..vv..Đối với một tu sĩ Phật giáo có thâm độ
công phu phát triển thần thông không phải là chuyện lạ. Nhưng
các nhà viết truyện, làm phim thấy lạ tô vẽ gần như hoang tưởng-
Giáo điều, ngài không để lại một điều răn cứng ngắt nào ngoài
những bản pháp luận khuyến tu dạy tu. Nhưng truyền thống Phật
giáo tu Thiền hay tu pháp môn nào cũng có giới pháp. Thọ trì
giới pháp cũng do tự nguyện.
-
Tuy khẩu hiệu của
Ngài như một lá cờ phất thẳng là: “Giáo ngoại biệt truyền, trực
chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Ngài không rơi vào cực đoan
thiên chấp, những thiền bản của ngài rất thích hợp với kinh điển
Phật giáo, nhất là kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật, Lăng Già Tâm Ấn
.v.v…
-
Tóm lại, thân thế, sự
nghiệp, tư tưởng, phong cách của ngài rất xứng đáng cho người có
hoài bão lớn soi gương sống thiền an tâm hạnh phúc cho bản thân,
thân quyến và chúng sinh nhân loại hoàn thiện tư cách hiền
thiện, minh triết, an lạc.
-
Tham khảo
theo:
-
- Pháp Bửu Đàn
Kinh - HT Minh Trực. THPG. HCM. 1994
-
- Sử 33 Vị Tổ Thiền
Tông Ấn Hoa - HT. Thanh Từ. Tu viện Chơn Không xb.1971
-
- Sáu cửa vào Động
Thiếu Thất - Bản dịch Trúc Thiên. THPG. HCM.1997
-
- Từ Điển Phật học
Huệ Quang tập I - NXB. TP Hồ Chí Minh. 2002
-
- Từ Điển Phật Học
Hán Việt - NXB. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội 1998
-
- Từ Điển Minh Triết
Phương Đông - NXB. Khoa Học Xã Hội. Hà Nội 1997 (Bouddhisme -
Hindonissme - Taoisme - Zen. Robert lafont - Paris 1991)
-
- Tiểu sử sơ tổ Bồ Đề
Đạt Ma - Chánh Trí
--o0o--
|
|